EigenDA, giao thức khả dụng dữ liệu của EigenLayer, hiện hỗ trợ restaking token gốc cho các mạng mở rộng layer 2, ngoài Ether và token EIGEN gốc của EigenLayer.

“Các nhóm hiện có thể restake token ERC-20 của mình để thiết lập một nhóm các node hoặc trình xác thực mà các nhóm rollup có thể tùy chỉnh để đảm bảo rằng rollup được bảo mật tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn, mở khóa lợi nhuận token cho hodler token”.

EigenDA là “layer khả dụng dữ liệu” hoạt động trên nền tảng restaking ETH của EigenLayer được thiết kế để giảm chi phí lưu trữ và truy cập dữ liệu onchain cho các giải pháp mở rộng layer 2 của Ethereum. Sứ mệnh của nó là tạo ra “tính khả dụng dữ liệu (‘DA’) đáng tin cậy, có thể mở rộng và an toàn”.

Chi phí lưu trữ và truy cập dữ liệu giao dịch an toàn là một nút thắt cổ chai nghiêm trọng đối với các chain mở rộng layer 2. Bản nâng cấp Dencun của Ethereum vào tháng 3 đã tìm cách giải quyết vấn đề này bằng các kho dữ liệu tạm thời offchain được gọi là “blobs“. Các giao thức khác, chẳng hạn như Celestia, cung cấp các giải pháp cạnh tranh.

Restaking liên quan đến việc sử dụng một token đã được stake — tức là đã được đăng ký làm tài sản thế chấp với trình xác thực để đổi lấy phần thưởng — và sử dụng nó để bảo mật các giao thức khác cùng một lúc. EigenLayer hiện đang quản lý gần 12,7 tỷ đô la tổng giá trị bị khóa (TVL).

EigenLayer TVL. Nguồn: DefiLlama

EigenDA là “dịch vụ được xác thực tích cực” (AVS) đầu tiên được ra mắt trên EigenLayer và cũng là dịch vụ lớn nhất. Dịch vụ này được bảo mật bằng 3,6 triệu ETH được restake và 71,5 triệu EIGEN do hơn 128.000 staker đóng góp.

Restaking token gốc trên EigenDA cho phép layer 2 tạo ra các cơ chế đồng thuận tùy chỉnh — hay “số lượng tối thiểu” — để lưu trữ và truy cập dữ liệu một cách an toàn. 

 

 

Annie

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *