Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã đưa ra cảnh báo về những kẻ lừa đảo giả vờ liên kết với các sàn giao dịch để đánh cắp tiền của người dùng.

Theo FBI, những kẻ lừa đảo đang liên hệ với mục tiêu thông qua các cuộc gọi hoặc tin nhắn và tự nhận mình là nhân viên của một sàn giao dịch. Bọn chúng sẽ thông báo về vấn đề của tài khoản của người dùng hoặc ai đó đang cố xâm phạm tài khoản sàn giao dịch của họ.

Những kẻ độc hại thường cố gắng làm các nạn nhân tiềm năng hoang mang và truyền đạt rằng người dùng phải hành động khẩn cấp để bảo vệ tài khoản của họ.

Tại thời điểm này, kẻ lừa đảo cố gắng yêu cầu người dùng cung cấp code truy cập, nhấp vào liên kết hoặc cung cấp thông tin nhận dạng. Điều này sẽ cho phép bọn chúng truy cập vào tài khoản của người dùng và đánh cắp tài sản kỹ thuật số của họ.

FBI cảnh báo người dùng không trả lời các cuộc gọi hoặc tin nhắn như vậy

FBI cho biết nếu người dùng nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn cho biết tài khoản có vấn đề thì hành động đầu tiên là “không phản hồi”. Cơ quan chính phủ yêu cầu người dùng thực hiện việc này ngay cả khi cuộc gọi hoặc tin nhắn có vẻ chính thức. FBI đã viết:

“Gác máy. Gọi đến số điện thoại chính thức của sàn giao dịch để xác minh xem có vấn đề gì không. Đừng sử dụng bất kỳ số điện thoại nào mà người gọi cung cấp”.

Hơn nữa, FBI yêu cầu người dùng không truy cập bất kỳ trang web nào hoặc nhấp vào liên kết mà người gọi gửi. Cơ quan này cho biết sẽ tốt hơn nếu điều hướng riêng đến sàn giao dịch chính thức.

Nếu người gọi yêu cầu chi tiết đăng nhập, FBI kêu gọi người dùng không cung cấp thông tin và tránh tải xuống các tệp đính kèm trên tin nhắn.

Cuối cùng, FBI yêu cầu nạn nhân báo cáo mọi hoạt động liên quan đến lừa đảo lên các kênh chính thức của họ. Cơ quan này cũng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin giao dịch liên quan đến vụ lừa đảo.

FBI cảnh báo về các công việc từ xa giả

Vào ngày 6/6, FBI đã phát hiện tình trạng gia tăng các quảng cáo lừa đảo về công việc giả mạo làm việc tại nhà. Kẻ lừa đảo sử dụng giao diện giả mạo để lừa người dùng nghĩ rằng họ đang kiếm tiền. Sau đó, họ sẽ yêu cầu người dùng thực hiện thanh toán bằng tiền điện tử để mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn. Tuy nhiên, thu nhập không có thật và tiền điện tử sẽ trực tiếp đến tay những kẻ lừa đảo.

 

Đình Đình

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *