Developers are one step closer to activating restaking on Solana with the Jito Foundation’s latest code release.
On July 25, the Jito protocol published its first code base for unlocking staking and restaking platforms on Solana (SOL). Although the code hasn’t been edited, it could potentially enable any Solana-native protocol to secure decentralized apps with any cryptocurrency.
The move would also extend to actively validated services, commonly called AVS.
Restaking took off last year when protocols like Ethereum’s EigenLayer (EIGEN) allowed users and protocols to deploy staked digital assets on multiple networks. EigenLayer effectively advanced staking utility and economic security beyond the confines of blockchains or dapps where users originally locked their cryptocurrencies.
Jito piggybacked off this idea but veered away from EigenLayer’s restrictions. Where EigenLayer supports only Ether (ETH), EIGEN, and ETH derivatives, Jito hopes to include a wider array of assets.
“Jito Restaking is fundamentally multi-asset, capable of leveraging staked base assets such as JitoSOL, other liquid staking tokens, or any other SPL token,” the blog post read.
The concept of restaking has set Solana’s ecosystem abuzz for months, with several teams and developer groups reportedly working on the mechanism.
At the time of publication, Jito seems to lead the pack with its restaking code. Nothing indicates that Jito has deployed its idea on-chain yet, but releasing the code suggests that it may come soon. Jito’s native token, JTO, grew 8.5% in 24 hours following the news while a downswing swept the broader crypto market.
Merlin Chain is bringing the much-anticipated decentralized finance (DeFi) opportunities to Bitcoin holders, thanks to a suite of innovative integrations and its proof-of-stake (PoS) mechanism.
Bitcoin Layer-2 blockchain Merlin Chain has seen more than billion worth of Bitcoin (BTC) bridged in the last 45 days. Now its eyeing further growth as it bring more benefits for BTC holders. In this case, the platform wants to be the game-changer for staking rewards and yield-generation on Bitcoin.
It’s goal is enable greater access to DeFi for BTC holders, opening up lucrative opportunities beyond hodling.
Merlin Chain aims to revolutionize Bitcoin’s DeFi landscape
Despite being one of the best-performing assets in the world over the past decade or so, Bitcoin holders have still missed on numerous earning avenues, Merlin Chain founder Jeff said.
“We are therefore delighted to finally grant BTC investors and hodlers concrete incentives to not just HODL, but earn and participate in the exciting DeFi ecosystem!” he noted.
Among these opportunities, which Ethereum currently dominates, are yield-generating prospects such as staking, liquidity mining and yield farming. Merlin Chain is unlocking these and other use cases that mirror “Ethereum’s mature DeFi ecosystem,” Jeff added.
The most notable aspect however, is that Bitcoin’s robust security and scarcity power the BTC DeFi ecosystem. It’s a scenario that also seeks to tap into an ecosystem with one of the most ardent user base in crypto.
Stake BTC to earn rewards
Users can earn yield on their BTC by bridging via Merlin Bridge.
When a holder locks their coins on the layer-1, they receive gas BTC that they can stake to generate a wrapped Bitcoin asset M-BTC. Like stETH, holders of M-BTC earn staking rewards.
Other opportunities that come with M-BTC include liquidity provision for yields, lending, borrowing, and derivatives. Users can stake M-BTC on Solv Protocol or bridge SolvBTC on Linea among other DeFi integrations.
Over 0 million in rewards distributed
Merlin Chain’s growth as a top Bitcoin L2 for yield is clear given the billion worth of assets bridged to and from the network.
More than that, the network has seen over 0 million in BTC distributed from the platform to Layer-2 networks that offer complementary rewards.
Merlin Chain, which currently has over .2 billion in total value locked (TVL) has partnered with some of the leading digital asset custodians and institutions to enhance its activities. These include Fireblocks, Cobo, Ceffu, and Antalpha, a subsidiary of Bitmain.
Tokenomics là gì? Tokenomics bao gồm những gì và đóng vai trò như thế nào trong việc quyết định đầu tư vào dự án? Tìm hiểu tại đây!
Tokenomics – một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất khi đầu tư crypto nhưng mấy ai hiểu nó là gì. Một cụm từ vừa dễ hiểu trên mặt lý thuyết nhưng lại rất phức tạp khi phân tích chuyên sâu.
Chính vì thế trong bài phân tích và research ngày hôm nay, mình sẽ giúp anh em hiểu tường tận nhất về Tokenomics và giải đáp những câu hỏi phía dưới đây:
Tokenomics là gì và một số phân loại của chúng.
Tokenomics có vai trò như thế nào trong thị trường crypto nói chung và DeFi nói riêng?
Góc nhìn và phương thức đánh giá Tokenomics.
Những “cấu tạo” bên trong Tokenomics hoàn chỉnh.
Vai trò của Tokenomics đến hiệu suất hoạt động của dự án.
Case study của Tokenomics hiệu quả và Tokenomics chưa hiệu quả.
Bài viết sẽ có rất nhiều thông chuyên sâu, mình gợi ý anh em có thể chuẩn bị giấy bút để tiện note lại những thông tin hữu ích cho bản thân.
Disclaimer: Bài viết này được viết với mục đích cung cấp thông tin và góc nhìn cá nhân của người viết và không được xem là lời khuyên đầu tư.
Tokenomics là gì?
Tokenomics là thuật ngữ được ghép từ hai từ Token(Tiền mã hóa) và Economics (Kinh tế học). Chính vì thế, Tokenomics có thể xem là nền kinh tế của tiền mã hóa, cách chúng được xây dựng và áp dụng vào mô hình hoạt động của dự án đó.
Tại sao Tokenomics quan trọng?
Đọc đến đây có lẽ anh em sẽ thấy khá nhàm chán. Token cũng chỉ là một tài sản được giao dịch trên sàn. Vậy thì tokenomics có gì đặc biệt chứ? Trước khi trả lời câu hỏi này, anh em hãy cùng mình trải qua một quiz nhỏ để tăng kịch tính nhé!
Anh em hãy nhìn vào ảnh phía dưới đây và tưởng tượng thị trường crypto như một ván bài có nhiều bên tham gia, trong đó sẽ có:
Developer: Andre Cronje, Vitalik Buterin,…?
Market Maker: CZ Binance, Sam FTX,…?
Quỹ đầu tư lớn: a16z, Multicoin, ParaFi,…?
Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Đa số anh em (trong đó có mình).
Vậy ai là những người ngồi gần bàn cờ nhất, ai là những người điều khiển ván game? Nhìn vào ảnh phía trên anh em sẽ thấy, ngay cả Justin Sun còn không thể tiếp cận ván bài, thì chắc những nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người đang đứng ngoài sòng bạc nghe ngóng kết quả ván bài.
Ai là người điều khiển ván bài crypto?
Thực tế đúng là như vậy, chúng ta đang chơi một cuộc chơi được tạo ra bởi những Market Maker, những Builder/Developer và những quỹ đầu tư lớn. Từ trend ICO, IEO, IDO cho đến NFT, GameFi trên các hệ sinh thái.
Vậy họ sẽ điều kiển cuộc chơi qua nhân tố nào? Đó chính là token, là thứ mà anh em mua bán và đặt niềm tin vào nó. Nhưng token lại là thứ được xây dựng bởi những developer, builder, market maker sừng sỏ. Trong ngắn hạn, thị trường crypto là Zero-sum game, tất cả đều muốn kiếm tiền, vậy ai sẽ là người mất?
Nếu như muốn kiếm tiền và hiểu được Market Maker đang làm gì, anh em cần hiểu được sự vận hành của Token, hay nói cách khác, đó chính là TOKENOMICS.
Chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu về cách những ông trùm vận hành Tokenomics!
Yếu tố tạo nên một Token và Tokenomics
Phần này là phần khá dài, tuy nhiên nó sẽ có liên kết và bổ trợ những Insights hữu ích cho những phần sau, anh em đừng bỏ lỡ nhé. Trước khi đi sâu vào phân tích ứng dụng và giá trị của token đối với dự án, mình sẽ cùng anh em đi từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó sẽ có:
Coin/Token Supply
Trước đây, Total Supply và Circulating Supply là hai khái niệm được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, cả Coingecko và CoinMarketCap đã bổ sung thêm khái niệm mới là Max Supply – đây là khái niệm dễ bị nhầm lẫn với Total Supply.
Mình sẽ giải thích chi tiết 3 khái niệm của Token Supply và đưa ra ví dụ minh họa giúp anh em dễ hiểu hơn trong phần này.
Các thông số cơ bản của một coin/token.
1. Total Supply (Tổng cung) được định nghĩa là tổng số lượng coin/token đang lưu thông và đang bị khóa trừ đi số lượng coin/token đã bị burn. Ban đầu, Total Supply sẽ là con số được thiết kế bởi đội ngũ phát triển dự án sao cho phù hợp với mô hình vận hành nhất.
Chi tiết hơn, Total Supply sẽ có những dạng sau:
Tổng cung cố định là số lượng coin/token được định sẵn ban đầu và không thể thay đổi. Ví dụ: Tổng cung của Bitcoin là 21 triệu BTC, Tổng cung của Uniswap là 1 tỷ UNI,…
Tổng cung không cố định là số lượng coin/token có thể thay đổi tùy thuộc vào hoạt động của dự án, và được chia thành các nhóm sau:
Tổng cung tăng dần do được mining ra thêm. Ví dụ: Số ETH trên thị trường sẽ phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của mạng lưới Ethereum, CAKE sẽ được mint khi người dùng Farm trên Pancakeswap,…
Tổng cung giảm dần do bị burn. Ví dụ: Binance Coin có tổng cung ban đầu là 200 triệu BNB và được burn dần còn 100 triệu BNB,…
Tổng cung thay đổi liên tục do cơ chế Issue-Burn. Ví dụ: Chủ yếu là các Stablecoin như Algorithmic Stablecoin (FEI, AMPL,…), Crypto-backed Stablecoin (DAI, VAI,…), Centralized Stablecoin (USDT, USDC,…).
2. Circulating Supply (Cung lưu thông) là khái niệm đề cập đến số lượng token đang được lưu thông trên thị trường.
3. Max Supply (Cung tối đa) sẽ xác định lượng số lượng token tối đa sẽ tồn tại, bao gồm cả những token sẽ được khai thác hoặc có sẵn trong tương lai.
4. Đọc vị Token Supply
Đọc vị Token Supply với 3 token/coin khác nhau.
Phía trên là thông số Token Supply của 3 coin/token khác nhau:
ETH: Ethereum là token không có tổng cung (No Max Supply) và sẽ được mint ra thêm khi có nhu cầu sử dụng của mạng lưới. Sau khi được mint, ETH sẽ được lưu thông mà và không bị khóa bởi tổ chức nào (Circulating Supply = Total Supply).
SRM:Serum được thiết kế với số lượng lớn nhất là 10 tỷ SRM (Max Supply). Ở thời điểm hiện tại, số SRM có thể đạt cao nhất là 161 triệu SRM (Total Supply), tuy nhiên số lượng lưu hành thực tế chỉ có 50 triệu SRM (Circulating Supply).
NEAR: Token Supply của Near Protocol là loại cơ bản nhất và thường gặp nhất. Tổng cung và Số lượng token được thiết kế ban đầu sẽ bằng nhau (Max Supply = Total Supply), được mở khóa dần cho đến khi đạt 1 tỷ NEAR (Circulating Supply).
Market Cap & Fully Diluted Valuation
Đọc vị Market Cap và FDV của một token/coin.
Market Cap là vốn hóa của dự án với số lượng token lưu thông trong thị trường tại thời điểm đó. Từ Circulating Supply, chúng ta sẽ tính ra được Market Cap.
Market Cap = Circulating Supply * Token Price
Fully Diluted Valuation (FDV) là vốn hóa của dự án nhưng được tính với tổng số lượng token đang lưu thông và cả chưa được unlock của dự án. Từ Total Supply, chúng ta sẽ tính ra được FDV.
FDV = Total Supply * Token Price
Tại sao vốn hóa ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng hơn giá?
Hiện tại, giá của token phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài Fundamental Analysis (Phân tích cơ bản) thì còn phụ thuộc vào Tổng cung ban đầu của token. Ví dụ một dự án với token A có Market Cap là $10,000,000:
Nếu dự án phát hành 10,000,000 A token ⇒ Mỗi A token = $1.
Nếu dự án phát hành 10,000,000,000 A token ⇒ Mỗi A token = $0.001.
Số lượng token được phát hành có thể dao động chục nghìn đến vài tỷ token tuy nhiên vốn hóa mới là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng tăng trưởng của token.
Ví dụ: Đặt trường hợp Aave và Compound là hai dự án có tiềm năng về phân tích cơ bản ngang nhau trong lĩnh vực Lending. Chính vì thế, Compound có thể đạt tới Market Cap của Aave.
Xét về giá, mỗi COMP có giá cao hơn AAVE, nhưng COMP lại có tiềm năng tăng trưởng cao hơn vì Compound chưa đạt mức “trần”. Nếu như Compound đạt Market Cap như Aave, mỗi COMP có thể đạt $735.
Lầm tưởng về giá và market cap.
Token Governance
Hiện tại trên thị trường có khoảng 10,000 coin và token. Tuy nhiên không phải bất cứ token nào cũng theo cơ chế Decentralized như Bitcoin, sẽ có những token/coin được quản trị theo cơ chế Centralized. Mình sẽ phân ra 3 loại cơ bản:
Token Governance của của một số coin trên thị trường.
Decentralized (Token Phi tập trung) là những coin/token có cơ chế quản trị hoàn toàn do cộng đồng quyết định và không bị áp lực quản trị bởi bất kỳ tổ chức nào. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum,…
Centralized (Token Tập trung) là những coin/token có cơ chế quản trị do một tổ chức đứng đầu quyết định, họ có quyền tác động lên tính chất của coin hoặc dự án mà token đó đại diện cho. Thường đây là những dự án Full-backed stablecoin như Tether, TrueUSD; các token của sàn giao dịch như Huobi, FTX, hoặc các dự án có mô hình quản trị Centralized như Ripple,…
Từ Centralized đến Decentralized: Ngoài ra cũng có những coin/token được xây dựng với cơ chế quản trị ban đầu là Centralized, sau đó được phân quyền dần cho cộng đồng.
Ví dụ: Binance Coin ban đầu được quản trị hoàn toàn bởi Binance. Tuy nhiên sau một thời gian ra mắt Binance Smart Chain và chương trình “Validator Spotlight”, Binance đã dần phi tập trung hóa mạng lưới BSC và BNB token cho người dùng kiểm soát.
Token Allocation
Trước khi đầu tư vào một token, Token Allocation sẽ giúp anh em biết được tỷ lệ phân bổ token giữa các nhóm Stakeholder (nhóm có liên quan) có hợp lý hay chưa, cũng như sự tác động của chúng đến tổng quan dự án.
Token allocation của một số coin/token trên thị trường.
1. Team
Đây là phần token dành cho đội ngũ phát triển dự án. Trong đây sẽ bao gồm lượng token của những thành viên đóng góp giá trị cho dự án như founder, developer, marketer, advisor,… Con số lý tưởng nhất thường là khoảng 20% tổng cung.
Nếu tỷ lệ này quá thấp, đội ngũ dự án sẽ không có động lực để phát triển dự án lâu dài.
Nếu tỷ lệ này quá cao, cộng đồng sẽ không có động lực hold token của dự án đó, vì token đang bị chi phối quá nhiều bởi một thực thể. Điều này gây ra một số vấn đề như tập trung quyền lực, khả năng bị làm giá cao.
2. Foundation Reserve
Reserve là khoản dự trữ của dự án để phát triển sản phẩm hoặc các tính năng cho tương lai. Đây là khoản token không có quy định số lượng cụ thể, thông thường nó sẽ chiếm từ 20-40% tổng cung.
3. Liquidity Mining
Liquidity Mining là Allocation xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, nhất là sau khi các dự án DeFi phát triển mạnh mẽ từ hồi tháng 9/2020 cho đến nay. Liquidity Mining chính là khoản token được mint ra như phần thưởng cho những người dùng cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi.
4. Seed / Private / Public sale
Đây là số lượng token dành cho các đợt mở bán huy động vốn để phát triển sản phẩm. Thông thường dự án sẽ có ba đợt mở bán là Seed sale, Private sale và Public sale (chi tiết trong mục Token Sale).
5. Airdrop / Retroactive
Để dự án thu hút được người dùng ban đầu, họ thường sẽ airdrop cho người dùng một phần rất nhỏ token allocation của dự án. Thông thường sẽ chiếm khoảng 1-2% tổng cung.
Khoảng năm 2019 trở về trước, để nhận được Airdrop, người dùng chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản như Like, Follow, Retweet các post trên trang Twitter của họ.
Tuy nhiên từ năm 2020, các điều kiện để nhận Airdrop khó hơn khá nhiều, yêu cầu người dùng phải “skin in the game”, sử dụng sản phẩm để có thể nhận Airdrop hay Retroactive. Một số Retroactive điển hình có thể kể đến như Uniswap (UNI), 1Inch Network (1INCH),…
6. Other Allocation
Tùy theo mỗi dự án mà họ sẽ có một phần Allocation dành cho một trường hợp cụ thể, đó có thể là Marketing, Strategic Partnership,… Thông thường Allocation tỷ trọng nhỏ và có thể bao gồm trong Foundation Reserve.
Điểm khác biệt qua hai chu kỳ:
2017-2018: Public Sale chiếm hơn 50%, Insider chiếm ít. Ví dụ: ADA, ETH, XTZ, ATOM,…
2019 trở đi: Public Sale chiếm từ 20 – 30%, Insider chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ví dụ: NEAR, AVAX, SOL,…
Trong đó:
Public Sale là lượng token được mở bán cho cộng đồng.
Insider bao gồm đội ngũ phát triển, các quỹ đầu tư,…
Điều này có thể giải thích vì trước đây, token của các dự án không được ứng dụng nhiều trong hệ sinh thái và họ cần có nguồn vốn để có thể phát triển dự án. Còn ở thời điểm hiện tại, thị trường đã có sự xuất hiện của quỹ đầu tư lớn và token được ứng dụng nhiều trong nền tảng. Chính vì thế Insider và Foundation sẽ chiếm lượng lớn token có trên thị trường.
Sự khác nhau vê token allocation của các coin/token được sáng lập trước 2018 và sau 2018. Nguồn: Messari.
Token Release
Token Release là kế hoạch phân phối token ra thị trường lưu thông của một dự án. Tương tự như Token Allocation, Token Release ảnh hưởng rất lớn đến giá của token cũng như động lực hold token của cộng đồng. Hiện tại trên thị trường có 2 kiểu phân bổ token:
1. Phân bổ token theo lịch trình định sẵn
Mỗi dự án khác nhau sẽ có token release schedule khác nhau, tuy nhiên mình có thể phân loại thành các quãng thời gian như sau:
Token release của một số token phổ biến trên thị trường.
Dưới 1 năm: Các dự án có tốc độ release 100% token dưới 1 năm thể hiện đội ngũ của dự án không đồng hành lâu dài với sản phẩm họ xây dựng, và không thể tạo ra nhiều giá trị cho nền tảng cũng như token đó.
Từ 3 – 5 năm: Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất để release 100% token, bởi vì thị trường crypto có tốc độ thay đổi rất nhanh. Kể từ khi được “Mainstream” vào năm 2017 cho đến nay, thị trường crypto cũng mới chỉ trải qua khoảng thời gian 5 năm.
Trong mỗi năm, thị trường đã chứng kiến sự đào thải của nhiều dự án không hiệu quả và sự ra mắt của nhiều dự án tiềm năng hơn. Chính vì thế 3 – 5 năm là con số lý tưởng nhất để thúc đẩy động lực phát triển của team, cũng như động lực hold token từ cộng đồng.
Trên 10 năm: Ngoại trừ Bitcoin, thì các dự án có token release schedule lên đến 10 năm sẽ khó tạo động lực cho holder, bởi vì họ chịu sự lạm phát của token lên đến 10 năm và không ai đảm bảo rằng đội ngũ sẽ hoạt động hiệu quả trong khoảng thời gian đó.
Như vậy, số lượng token release phải được thiết kế để có thể cân bằng giữa 2 yếu tố sau:
Quyền lợi của token holder khi hold token của nền tảng đó.
Giá trị của số token được release mỗi ngày (lạm phát).
Nếu như số lượng token bị release quá nhanh so với hiệu suất hoạt động của dự án, giá token sẽ có xu hướng giảm do người dùng không có động lực để nắm giữ token.
2. Phân bổ token theo hiệu suất và nhu cầu sử dụng
Để giải quyết vấn đề lạm phát xảy ra quá nhanh so với kế hoạch ban đầu. Một số dự án đã chọn release token theo một tiêu chí cụ thể chứ không theo thời gian định sẵn nữa. Đây là cơ chế khá hay vì nó sẽ giúp ổn định giá của token hơn nếu như được áp dụng một cách hợp lý.
Ví dụ: MakerDAO cũng không có thời gian bổ token cụ thể. Tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế trên nền tảng mà số lượng MKR sẽ được phân bổ một cách hợp lý ⇒ Có hoạt động Lending hoặc Borrowing thì MKR token mới được release.
Token Sale
Token sale có thể xem là hình thức huy động vốn thông qua việc mở bán cổ phần tương tự các công ty trong thị trường truyền thống. Tuy nhiên, ở thị trường crypto, cổ phần sẽ được thay thế bằng token.
Nếu như các công ty truyền thống có khoảng 5 đợt gọi vốn, thì các dự án trong Crypto sẽ có khoảng 3 đợt mở bán token để gọi vốn. Thông thường giá trị định giá của công ty sẽ không cụ thể đối với từng ngành nghề, khu vực và quy mô. Tuy nhiên ở Series C, các công ty lớn mạnh hoàn toàn có thể định giá bản thân từ 100 triệu đô trở lên.
Traditional Company: Pre-seed, Seed, Series A, Series B, Series C.
Crypto Project: Seed Sale, Private Sale, Public Sale.
Đối với thị trường crypto, mức định giá trung bình sẽ thấp hơn vì đây là thị trường còn tương đối mới và có marketcap nhỏ hơn nhiều so với thị trường cổ phiếu của một số nước lớn.
Quá trình coin/token được mở bán từ Seed đến Public sale.
1. Seed sale
Seed sale là đợt mở bán token đầu tiên của dự án. Trong đợt mở bán này, đa số dự án đều chưa hoàn thiện sản phẩm. Có một số dự án mở bán token xem như hình thức gọi vốn để triển khai.
Các quỹ đầu tư vào Seed sale đa số là những quỹ đầu tư mạo hiểm, họ chấp nhận rủi ro cao nhưng cũng sẽ được phần thưởng xứng đáng nếu như dự án thành công.
2. Private sale
Nếu như Seed sale chủ yếu là những quỹ đầu tư mạo hiểm, thì Private sale sẽ có sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư lớn và có tiếng hơn. Thông thường ở giai đoạn này, các dự án đã ra mắt sản phẩm và chứng minh được một phần thành tích của mình sau khi đã gọi vốn ở vòng Seed sale.
3. Public sale
Public sale là đợt mở bán token cho cộng đồng. Dự án có thể launch token dưới hình thức ICO như năm 2017, hoặc launch token nhờ vào những bên thứ ba dưới hình thức IEO hoặc IDO.
4. Fair token distribution
Tuy nhiên cũng có nhiều dự án không mở bán thông qua bất kỳ hình thức nào, mà sẽ được phân phối thông qua các hoạt động như Testnet, Airdrop, Staking, Liquidity Providing,… Điều này giúp dự án trở nên “bình đẳng” hơn đối với cộng đồng quan tâm và tiếp cận được người dùng nhiều hơn.
Một số Fairlaunch Project nổi bật có thể kể đến như: Uniswap (UNI), Sushiswap (SUSHI), Yearn Finance (YFI),… Họ không mở bán token dưới bất kỳ hình thức nào để raise fund trước mà sẽ phân phối token cho những người dùng thực sự của nền tảng.
Một số ưu & nhược điểm của cơ chế này:
Ưu điểm: Token được phân phối cho những người đóng góp giá trị cho dự án, giảm tình trạng “dump” sâu do người người mua Seed sale và Private sale “xả” token.
Nhược điểm: Dự án “bỏ lỡ” một phần vốn có thể gọi từ cộng đồng để phát triển dự án.
5. Tác động của Token Sale đến Tokenomics
Không có một quy định cụ thể hoặc mức chuẩn cho sự chênh lệch giá bán giữa các đợt token sale. Đối với một dự án giá Public sale có thể gấp đôi giá Private Sale, giá Private Sale có thể gấp đôi Seed Sale. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào dự án.
Tuy nhiên, họ sẽ giữ mức chênh lệch hợp lý. Bởi vì nếu như giá bán mỗi đợt có sự chênh lệch quá cao, những nhà đầu tư đến trước sẽ có xu hướng chốt lời sớm, ngược lại, những nhà đầu tư ở vòng sau sẽ không có động lực tham gia mở bán.
Chính vì thế, các dự án sẽ áp dụng thêm cơ chế release token để phân bổ quyền lợi hợp lý giữa các nhà đầu tư. Nếu như mức chênh lệch giá bán của mỗi đợt cao, những nhà đầu tư đến trước phải chịu thời gian lock lâu hơn. Ngược lại, những nhà đầu tư mua với giá cao hơn sẽ được unlock token sớm hơn.
Token Use case
Token Use Case là mục đích sử dụng của token, đây làyếu tố quan trọng nhất của một tokenomics giúp anh em có thể định giá một token trên thị trường, dựa trên quyền lợi mà token mang đến cho holder.
Hiện tại, Series “How It Works – Phân tích mô hình hoạt động” giúp anh em có thể phân tích được mô hình hoạt động của dự án cũng như phân tích giá trị của token.
Chức năng của một số token/coin trên thị trường.
Thông thường Token sẽ có những chức năng sau:
1. Staking
Hiện tại đa số các dự án đều hỗ trợ Staking đối với các native token của mình. Điều này tạo động lực cho người dùng nắm giữ token vì được phân phối thêm token như phần lãi. Nếu như không có cơ chế Staking, token holder sẽ phải chịu sự lạm phát vì mỗi ngày đều có một số lượng token mới được mint ra cung lưu thông.
Ngoài ra, Staking cũng có thêm một lợi ích là giúp số lượng token lưu thông trên thị trường giảm đi, điều này làm giảm đi áp lực bán giúp giá dễ tăng trưởng hơn. Đối với các mạng lưới dùng cơ chế Proof-of-Stake, số lượng token được stake tăng lên cũng giúp mạng lưới trở nên phi tập trung hơn và an toàn hơn.
Ví dụ: Cardano (ADA) là tăng trưởng từ $0.2 lên $2 (tăng trưởng 1,000%) kể từ đầu năm 2021. Theo lý thuyết, để tăng trưởng được như thế, lượng vốn hóa đổ vào Cardano phải gấp 10 lần.
Tuy nhiên, trên thực tế lại không như vậy, con số vốn hóa đổ vào Cardano thấp hơn rất nhiều. Điều khiến Cardano tăng trưởng mạnh thế đến là do 75% số Cardano đang lưu hành đã được Stake, điều này giúp áp lực bán ADA trên thị trường thấp, tạo động lực cho ADA tăng trưởng.
2. Liquidity Mining (Farming)
Đối với các DeFi token xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Người dùng có thể sử dụng chúng để cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi, ngược lại họ sẽ được thưởng native token của dự án.
Ví dụ: Cung cấp thanh khoản cho Uniswap để nhận UNI, …
3. Phí mạng lưới (Transaction fee)
Để thực hiện một giao dịch, người dùng cần phải trả phí cho mạng lưới, cụ thể hơn là các Validator để họ xác nhận giao dịch giúp mình. Mỗi mạng lưới blockchain sẽ có một native token riêng dùng để trả phí cho mạng lưới (thường là các dự án hoạt động trong lĩnh vực blockchain platform). Ví dụ:
Ethereum sử dụng ETH.
Binance Smart Chain sử dụng BNB.
Solana sử dụng SOL.
Polygon sử dụng MATIC.
4. Governance
Phần này mình đã đề cập phía trên, các nền tảng có thể được quản trị theo cơ chế Centralized hoặc Decentralized tùy vào nhà phát triển dự án. Tuy nhiên, đa số các nền tảng DeFi hiện tại đều được quản trị theo cơ chế Decentralized.
Điều này đồng nghĩa các token holder sẽ có thể đề xuất và biểu quyết để tạo nên những sự thay đổi cho nền tảng họ tham gia. Các đề xuất có thể liên quan đến phí giao dịch, tốc độ release token, hoặc những vấn đề lớn hơn như đề xuất cho đội ngũ phát triển dự án để mở rộng sang blockchain mới.
Hiện tại các nền tảng DeFi nổi bật như Uniswap, Sushiswap, Compound,… đều đã áp dụng cơ chế Decentralized Governance cho phép người dùng có thể tham gia quản trị. Tuy nhiên, phần lớn cộng đồng chỉ dừng lại ở quyền hạn Voting (Biểu quyết), chứ chưa thể tạo ra Proposal (Đề xuất) cho nền tảng, vì số lượng token cần để tạo Proposal thường có giá trị rất cao.
5. Quyền lợi khác (Launchpad,…)
Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp token được lưu thông và tạo động lực lớn để người dùng nắm giữ token. Các dự án Launchpad thông thường sẽ yêu cầu người dùng stake token để có thể tham gia vào các đợt mở bán. Hoặc được quyền lợi tham gia chương trình bốc thăm giải thưởng NFT,…
Ví dụ:Polkastarter yêu cầu hold POLS, DAO Maker yêu cầu hold DAOS,…
Case study về Tokenomics
Disclaimer: Đây là góc nhìn cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư dưới mọi hình thức.
Lưu ý: Để đánh giá một dự án có tiềm năng tăng trưởng hay không, Tokenomics là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, giá của token cũng như tiềm năng của dự án còn được đánh giá thông qua nhiều yếu tố khác. Tokenomics không phải là yếu tố duy nhất tác động đến tiềm năng tăng trưởng của giá.
Phía dưới đây mình sẽ đề cập đến một số dự án có tokenomics hiệu quả và không hiệu quả để anh em có thể dễ dàng hình dung.
Tokenomics hiệu quả
1. Binance Coin (BNB)
Token Supply
Tổng cung ban đầu: 200,000,000 BNB.
Thời gian unlock: 5 năm (đã unlock 100%).
Kèm theo cơ chế burn cho tới khi Circulating Supply còn 100,000,000 BNB.
⇒ Giúp giảm phát, tạo động lực tăng giá và tạo động lực hold cho BNB holder.
Token Use Case
Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính giúp BNB có sự tăng trưởng vượt trội trong thời gian vừa qua. Điểm sáng nhất đối với BNB chính là việc thiết kế token use cases cho phép BNB được ứng dụng triệt để ở sàn Binance và mạng lưới Binance Smart Chain.
Sàn Binance: Giảm phí giao dịch, Tham gia Launchpad, Staking, Thế chấp & Vay, Giao dịch phái sinh…
Binance Smart Chain: Phí mạng lưới, Đơn vị tiền tệ chính, Staking, Farming (BNB được sử dụng như tài sản chính để tạo cặp thanh khoản, tương tự ETH ở hệ Ethereum và đây là nhân tố chính khiến buy demand của BNB tăng trưởng mạnh).
Hiện tại, Binance đang có kế hoạch phát triển Binance Pay, và BNB hoàn toàn có thể trở thành một đơn vị thanh toán phổ biến bất cứ lúc nào nếu như được Binance áp dụng thành công. Sự thành công của BNB đã được thể hiện qua biểu đồ tăng trưởng vượt bật trong năm nay.
Kết quả: BNB tăng trưởng trong khoảng giá tích lũy $20 lên đỉnh điểm khoảng $650 (+3,250%) và đang duy trì ở mức $300 (+1,500%).
Cơ chế đốt coin giảm nguồn cung của BNB.
2. Pancakeswap (CAKE)
CAKE là native token của nền tảng AMM DEX Pancakeswap trên hệ sinh thái Binance Smart Chain.
Token Supply
CAKE không có tổng cung (Không có số CAKE giới hạn).
530,000 CAKE được phân phối mỗi ngày thông qua Syrup Pool, Farming Pool và Lottery Pool.
CAKE sẽ được burn khi user sử dụng BẤT KỲ sản phẩm của Pancakeswap.
Token Use Case
CAKE được thiết kế để ứng dụng toàn diện trong các sản phẩm của Pancakeswap, bao gồm Syrup Pool (Staking), Staking để tham gia IFO, Phương tiện thanh toán trong Lottery và Prediction.
⇒ Mặc dù không có tổng cung nhưng Pancakeswap kiểm soát rất tốt cung lưu thông của CAKE, giúp kiểm soát cân bằng giữa Token Release và Token Burn. Pancakeswap đã rất khéo léo trong việc tăng ứng dụng của CAKE token trong nền tảng để tạo Buy Demand cho CAKE, cũng như duy trì Incentive cho CAKE holder. Chính vì thế CAKE đã có mức tăng trưởng rất mạnh kể từ khi được launch.
Kết quả: CAKE tăng trưởng từ $0.4 lên đỉnh điểm $40 (+10,000%) và đang duy trì ổn định ở mức $14 (+3,500%).
CAKE được ứng dụng triệt để cho tất cả sản phẩm trong Pancakeswap.
Tokenomics không hiệu quả
Pangolin (PNG)
PNG là token được sử dụng trong AMM DEX Pangolin của mạng lưới Avalanche. Mặc dù có chức năng tương tự CAKE trong AMM DEX như cung cấp thanh khoản cho sàn,… nhưng theo góc nhìn cá nhân của mình, Pangolin có tokenomics gặp rất nhiều vấn đề và không hoạt động hiệu quả.
Token Supply không hợp lý
Điều đầu tiên là PNG có tổng cung là 538,000,000 PNG, mỗi 4 năm số lượng PNG phân phối ra thị trường sẽ giảm đi 1 nửa. Đây là cơ chế tương tự Bitcoin, điều này khiến tổng thời gian để PNG được unlock lên đến 36 năm.
Tuy nhiên, Bitcoin là tài sản đã được cộng đồng tin tưởng, còn PNG lại là token rất mới, không điều gì có thể đảm bảo đội ngũ của Pangolin sẽ hoạt động để phát triển sản phẩm trong khoảng thời gian 36 năm đó, chưa kể tuổi đời của thị trường crypto chỉ vừa hơn 10 năm.
Không thể cân bằng giữa Revenue và Token Release Value
Điều thứ 2, ở thời điểm hiện tại Pangolin đang unlock 175,000 PNG/ngày (giá trị $197,500/ngày). Nhưng doanh thu của Pangolin chưa đến $30,000/ngày. Điều này khiến PNG holder không còn động lực hold token của dự án vì không nhận được những lợi ích xứng đáng.
Chính vì thế khi đầu tư vào một token, anh em cần phải có góc nhìn đa chiều. Bên phía dự án có thể “vẽ” ra nhiều viễn cảnh khi đạt được những thành tựu, nhưng anh em cần xác thực lại với số liệu thực tế. Liệu doanh thu của dự án đó có đạt được như kỳ vọng hay không?
⇒ Không hợp lý ở Token Release Schedule, không ứng dụng được PNG trong nền tảng Pangolin. “Viễn cảnh” của tokenomics không phù hợp với số liệu thực tế.
Kết quả: Sau khi đạt đỉnh ở giá $15, PNG đã tuột giá không phanh về mức giá hiện tại khoảng $1.2/PNG (chia 12 lần). Thậm chí khi thị trường tăng trưởng mạnh vào khoảng tháng 4 – 5/2021, giá PNG tăng trưởng rất yếu.
Trong tháng 9 này, các token của hệ Avalanche cũng đã tăng trưởng rất mạnh như AVAX, SNOB, XAVA,… nhưng PNG vẫn đi có mức tăng trưởng rất chậm. Mặc dù là AMM được backed bởi Avax Labs nhưng Pangolin cũng đã hụt hơi so với Trader Joe.
Tokenomics không hợp lý của Pangolin khiến người dùng không có động lực hold PNG.
Góc nhìn về Case Study
Như mình đã phân tích ở phía trên, cách thiết kế tokenomics sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố nào. Tùy nào mô hình hoạt động và thị trường mà dự án đó đang ngắm đến, đội ngũ sẽ có cách thiết kế tokenomics sao cho hợp lý.
Khi đánh giá về một tokenomics, anh em không chỉ phải đánh giá về ứng dụng của chúng mà còn phải phân tích thị trường mà dự án đó đang ngắm đến.
Liệu thị trường mà dự án đang ngắm đến có quy mô lớn không, có nhiều người dùng không, cách thiết kế tokenomics như thế có cân bằng giữa tính ứng dụng cho dự án và quyền lợi cho token holder không?
Ví dụ như Pancakeswap (CAKE), ngay từ đầu họ đã xác định thị trường hoạt động là hệ sinh thái Binance Smart Chain – hệ sinh thái có DeFi TVL lớn thứ 2 của thị trường và đã có một lượng người dùng lớn.
Chính vì thế họ sẽ thiết kế Tokenomics dành phần lớn cho Liquidity Mining Reward để thu hút được lượng lớn User ngay từ ban đầu. Sau đó, để tăng buy demand cho CAKE, đội ngũ Pancakeswap đã tăng tính ứng dụng cho CAKE trong tất cả các tính năng của Pancakeswap.
Tổng kết
Trong bài phía trên, mình đã phân tích cụ thể giúp anh em có thể hiểu được cấu tạo và vai trò của một tokenomics trong thị trường. Dưới đây là một số Recap quan trọng:
Tokenomics là tập hợp của nhiều yếu tố bên trong như Token Supply, Token Application, Token Sale, Token Release,…
Tokenomics là yếu tố quan trọng nhưng không thể tách rời với mô hình hoạt động để có thể đánh giá chính xác hiệu quả và mức độ tăng trưởng của token.
Tokenomics có thể được “biến tấu” với nhiều cách thiết kế khác nhau. Nhưng anh em hãy tập trung vào doanh thu của nền tảng và cách dự án capture value cho token (có thể tham khảo trong các bài Phân tích mô hình hoạt động).
Hi vọng với bài viết trên, anh em sẽ có những thông tin hữu ích để phục vụ quá trình đầu tư của bản thân. Nếu như có bất kỳ câu hỏi hoặc suggest về một tokenomics mà anh em cần phân tích, anh em vui lòng để lại phía dưới comment.
Ethereum 2.0 staking tăng vọt sau khi nâng cấp Shanghai thành công, đưa giá ETH lên mức cao nhất năm 2023 là 2.120 đô la vào ngày 17 tháng 4. Dữ liệu onchain kiểm tra mối tương quan tiêu cực giữa tiền gửi hợp đồng thông minh và giá ETH.
Bản nâng cấp rất được mong đợi Shanghai đã ra mắt vào ngày 12 tháng 4, đánh dấu quá trình chuyển đổi hoàn toàn của Ethereum sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS). Khi động lực của thị trường tiền điện tử hạ nhiệt trong quý 2, những người nắm giữ ETH bắt đầu stake coin để có thu nhập thụ động thay vì thực hiện hoạt động giao dịch DeFi hiệu quả.
Bây giờ, sau 4 tháng, có vẻ như hoạt động ETH 2.0 staking – diễn ra với quy mô chưa từng thấy – đã bắt đầu tác động tiêu cực đến giá Ethereum.
ETH 2.0 staking đã tăng lên mức chưa từng có
Quá trình chuyển đổi của Ethereum sang cơ chế đồng thuận PoS đã kích thích sự gia tăng đáng kinh ngạc trong hoạt động ETH staking. Theo dữ liệu từ Glassnode, khoảng 37,8 triệu ETH (31,4% tổng nguồn cung lưu thông) hiện đã bị khóa trong các hợp đồng thông minh DeFi.
Thông thường, staking tăng lên thường có xu hướng tăng giá. Nhưng đáng lo ngại, với hơn 30% nguồn cung ETH hiện đã bị khóa, biểu đồ dưới đây minh họa một tác động bất lợi đang nổi lên.
Từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 10 tháng 8, nguồn cung Ethereum trong Hợp đồng thông minh trên danh nghĩa đã tăng từ 31,08% lên 31,4%. Điều này khiến 432.547 ETH khác trị giá khoảng 800 triệu đô la tạm thời bị xóa khỏi nguồn cung thị trường toàn cầu.
Ngược lại, giá Ethereum vẫn tương đối trì trệ, lơ lửng giữa ranh giới giá 2%, khoảng $1.850 và $1.890, trong khoảng thời gian đó.
Nguồn cung ETH trong hợp đồng thông minh. Nguồn: Glassnode
Nguồn cung trong hợp đồng thông minh theo dõi tổng tỷ lệ phần trăm nguồn cung lưu hành của tài sản hiện bị khóa trong các giao thức DeFi staking. Trong ngắn hạn, việc tăng lượng coin được stake có thể là xu hướng tăng giá, vì nó bảo vệ mạng và tạm thời thu dọn nguồn cung dư thừa trên thị trường.
Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của nhà đầu tư trong dài hạn. Theo dữ liệu chính thức từ Ethereum mainnet, 22,9 triệu hay 60,58% trong tổng số 37,8 triệu ETH đã stake hiện đang được gửi vào các hợp đồng ETH 2.0 staking.
Dữ liệu staking ETH 2.0, tháng 8 năm 2023. Nguồn: Ethererum.org
Điều này mô tả một sự thay đổi đáng kể trong hành vi của các nhà đầu tư Ethereum. Với APR hiện tại là 4,3%, các nhà đầu tư hiện có vẻ thích staking ETH 2.0 hơn so với các giao thức DeFi.
Điều này thực sự có nghĩa là các nhà đầu tư vô tình tước đi thanh khoản và tài trợ rất cần thiết của các giao thức DeFi được xây dựng trên mạng Ethereum. Nếu xu hướng này tiếp tục, giá ETH có thể bị đình trệ trong một vòng luẩn quẩn của sự sụt giảm tiện ích.
Hoạt động giao dịch Ethereum đã giảm dần
Hơn nữa, khối lượng hoạt động giao dịch trên mạng Ethereum đã giảm kể từ tháng 3 năm 2023. Điều này cũng xác thực các tác động tiêu cực mới nổi của hoạt động Ethereum 2.0 staking đối với giá ETH.
Biểu đồ Santiment bên dưới cho thấy Khối lượng giao dịch ETH đã giảm trong tháng 8. Từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 6 tháng 8, nó đã giảm 62% từ 2,53 triệu ETH xuống còn 955.000 ETH được giao dịch.
Mặc dù sau đó nó đã phục hồi nhẹ để đạt 1,77 triệu ETH vào ngày 9 tháng 8, nhưng con số này vẫn còn cách xa mức cao nhất của tháng trước là 3 triệu ETH được giao dịch vào ngày 14 tháng 7.
Khối lượng giao dịch ETH, tháng 8 năm 2023. | Nguồn: Santiment
Khối lượng giao dịch đánh giá những thay đổi trong hoạt động kinh tế tổng thể trên mạng blockchain. Nó thường kéo theo giá giảm khi khối lượng giảm liên tục trong một thời gian dài, như đã quan sát ở trên.
Tóm lại, có vẻ như hoạt động ETH 2.0 staking tăng cao đã gây ra sự suy giảm trong hoạt động kinh tế tổng thể trên mạng Ethereum. Nếu mô hình này vẫn tiếp diễn, giá ETH có thể ngày càng khó tăng theo thời gian.
Dự đoán giá ETH: Biến động lớn khó xảy ra
Xem xét các tác động tiêu cực của hoạt động ETH 2.0 staking được xác định ở trên, hành động giá ngắn hạn của ETH có thể vẫn ở mức trung lập.
Dữ liệu Tiền vào/ra (IOMAP) cho thấy sự phân bổ của hodler ETH hiện tại trong phạm vi giá 20%. Nó cũng chứng thực dự đoán rằng giá Ethereum có thể tiếp tục dao động dưới mức 1.900 đô la.
Tại khu vực đó, 8,94 triệu ví đã mua 36,16 triệu ETH với mức giá tối thiểu là 1.904 đô la. Nếu họ quyết định thoát khỏi vị trí của mình sau khi hòa vốn, giá ETH có thể sẽ giảm trở lại.
Dữ liệu IOMAP tháng 7 năm 2023 | Nguồn: IntoTheBlock
Ngược lại, phe gấu sẽ đấu tranh để buộc giá giảm xuống dưới 1.700 đô la. Như đã thấy ở trên, một nhóm gồm 7,32 triệu chủ sở hữu đã mua 9,8 triệu ETH với mức giá tối đa là 1.841 đô la.
Họ có thể xây dựng một bức tường mua hỗ trợ đáng kể để tránh rơi vào tình trạng lỗ ròng. Nhưng nếu mức hỗ trợ đó không thể giữ được, ETH có thể giảm xuống còn 1.650 đô la.
Sui Network đã tiết lộ bản nâng cấp mạng mới nhất của mình, giới thiệu chức năng cho phép staking thanh khoản trong blockchain Layer 1. Sự phát triển quan trọng này thúc đẩy mô hình dữ liệu lấy đối tượng làm trung tâm để tạo layer cơ sở hạ tầng hoạt động hiệu quả hơn cho Web3, mở ra những khả năng mới trong hệ sinh thái DeFi đang phát triển của mạng.
Staking thanh khoản là ưu tiên hàng đầu của cộng đồng Sui và bản nâng cấp này hiện cho phép các nhà phát triển cung cấp dịch vụ cho phép hodler nhận token phái sinh tỷ lệ thuận với giá trị SUI đã stake của họ. Tính năng mới này dự kiến sẽ mang lại nhiều ưu đãi hơn cho việc staking và cuối cùng là nâng cao tính bảo mật của mạng.
Việc triển khai staking trên Sui Network là một minh chứng cho sự phát triển dựa vào cộng đồng của mạng. Các thay đổi được hình thành dựa trên Đề xuất cải tiến Sui (SIP) #6, được tạo ra bởi một nhóm năng động trong cộng đồng Sui. Sự chấp thuận của cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi chạy SIP #6 trên mạng Sui, nhấn mạnh tính chất phi tập trung và toàn diện của nền tảng.
Điều làm nên sự khác biệt của công thức staking thanh khoản của Sui với các mạng khác là kiến trúc độc đáo của nó. Trong khi các mạng khác dựa vào các giao thức staking thanh khoản của bên thứ ba cho cả việc phát hành các công cụ phái sinh và ủy quyền các token đã stake cho các trình xác thực cụ thể, thì cách tiếp cận của Sui giữ cho hai khía cạnh này trở nên khác biệt. Điều này cho phép staker có quyền kiểm soát và tính linh hoạt cao hơn vì họ có thể stake token ban đầu của mình với bất kỳ trình xác thực nào họ chọn trên mạng.
Staking thanh khoản bao gồm hai khía cạnh chính trên Sui Network. Thứ nhất, gói Move của bên thứ ba phát hành token phái sinh, chẳng hạn như stSUI, với số lượng tương đương với token đã stake. Token phái sinh này có thể được sử dụng miễn phí cho các mục đích khác như giao dịch hoặc cho vay, cung cấp tính thanh khoản nâng cao cho các nhà đầu tư. Thứ hai, token ban đầu vẫn được stake và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo mật mạng thông qua quy trình đồng thuận.
Staking thanh khoản có nhiều lợi thế. Nó khuyến khích sự phân cấp bằng cách cung cấp cho các nhà đầu tư tiện ích lớn hơn và tăng cường khuyến khích tham gia vào việc bảo mật các mạng blockchain. Tuy nhiên, một số giao thức staking thanh khoản của một số mạng hạn chế sự lựa chọn trình xác thực của staker, điều này có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực. Cách tiếp cận của Sui tránh được cạm bẫy này, thúc đẩy một mạng lưới phi tập trung và linh hoạt hơn.
Greg Siourounis, Giám đốc điều hành của Sui Fund, bày tỏ lòng biết ơn đối với sự cống hiến và khéo léo của cộng đồng Sui trong việc tạo và phê duyệt SIP #6. Ông tin rằng chức năng mới sẽ cho phép nhiều thành viên cộng đồng hơn tham gia vào việc bảo vệ Sui Network mà không phải hy sinh thanh khoản. Điều này biểu thị cam kết của nhóm Sui và cộng đồng của họ trong việc tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ và thân thiện với người dùng.
Sui Network là nền tảng hợp đồng thông minh và blockchain Layer 1 đầu tiên được thiết kế để giúp mọi người sở hữu tài sản kỹ thuật số nhanh chóng, riêng tư, an toàn và có thể truy cập được. Dựa trên ngôn ngữ lập trình Move, nó cho phép thực thi song song, độ chính xác dưới giây và hỗ trợ các tài sản onchain phong phú. Khả năng lưu trữ và xử lý có thể mở rộng theo chiều ngang của nền tảng đảm bảo tốc độ và hiệu quả chi phí vô song cho nhiều ứng dụng.
Nền tảng staking Lido Finance (LDO) hiện đang nắm giữ hơn 6 triệu ETH, với lượng tiền nạp tăng vọt kể từ đợt nâng cấp quan trọng Shanghai.
Lido thu về thêm 6 triệu ETH tiền gửi sau Shanghai
Sự kiện nâng cấp Shanghai của Ethereum ngoài việc cho phép validator rút staking của mình từ 2020, sự kiện cũng thúc đẩy lượng lớn dòng tiền trở lại blockchain thông qua các giao thức staking, nổi bật nhất là Lido Finance.
Theo dữ liệu từ Dune Analytics, Lido đã ghi nhận dòng tiền gửi vào đạt 105.644 ETH trong tuần trước, tương đương khoảng 199 triệu USD, nâng tổng số tiền gửi staking lên 6.018.080 ETH. Với khoảng 188 nghìn người staking, nền tảng đang nắm giữ khoảng 12 tỷ USD tài sản của nhà đầu tư.
Dù Lido vẫn là giao thức staking hàng đầu với 79% thị phần, nhưng nó đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ mới nổi như Frax Finance và Rocket Pool, hai giao thức đã có tổng cộng 367 triệu USD tiền gửi vào trong tuần qua, theo Nansen.
Lido đã thông báo trước rằng những người staking ETH có thể sẽ không được rút tiền liền sau Shanghai, mà sẽ đợi đến khi bản nâng cấp của Lido được triển khai vào giữa tháng 5. Lý do được dự án đưa ra là nhằm đảm bảo giao thức vượt qua các bài kiểm tra bảo mật. Đây cũng là thời gian xa nhất so với các bên khác như Binance, Coinbase, Kraken,… vốn đã mở rút ETH vài ngày sau Shanghai. Nước đi này cũng nhằm để chờ mạng lưới bình ổn hơn.
Hiện đã có hơn 2 triệu ETH được rút ra và đưa lưu thông trở lại vào thị trường kể từ khi Shanghai kết thúc ngày 13/04, theo dữ liệu Beaconcha.in. Thông lượng truy cập cao để rút tiền vào thời điểm đó đã khiến các validator có lúc phải chờ đến 17 ngày để rút tài sản của mình.
Song, gần đây Ethereum cũng đang chứng kiến lượng ETH gửi vào stake tăng áp đảo lượng bị rút, được xác định là từ những validator chủ động rút staking ETH để rồi lại nạp vào những giao thức Liquid Staking để có thêm sự linh hoạt trong thanh khoản.
Lượng tiền gửi và rút ETH tính đến ngày 05/05/2023. Nguồn: Nansen