Ngân hàng tiền điện tử Sygnum đang mở rộng nền tảng lưu ký (custody) của mình để bao gồm sàn giao dịch quyền chọn hàng đầu thế giới Deribit. 

Sygnum và Deribit hiện đang sử dụng dịch vụ “Off Exchange” của nhà cung cấp lưu ký tiền điện tử Fireblocks, cho phép trader “phản ánh” tài sản của họ được lưu ký trên một nền tảng giao dịch. Theo đó, trader giữ tài sản tại một ngân hàng hoạt động theo quy định trong khi tiếp tục truy cập vào thanh khoản sâu của Deribit. 

Các trader đã được cảnh báo về những rủi ro giữ tài sản trên sàn giao dịch vào tháng trước, khi nhóm Lazarus của Triều Tiên hack sàn Bybit gây thiệt hại 1,4 tỷ đô la. 

“Nhận thức về rủi ro đối tác trong lĩnh vực crypto diễn ra theo chu kỳ và vụ tấn công mạng nghiêm trọng gần đây đã kích hoạt một trong những làn sóng giảm rủi ro trên sàn giao dịch lớn nhất kể từ thảm họa FTX”, giám đốc sản phẩm của Sygnum, Dominic Lohberger, cho biết.

Sygnum, có trụ sở tại Zurich, đã đạt được mức định giá hơn 1 tỷ đô la sau vòng gọi vốn 58 triệu đô la vào tháng 1 và hiện được cấp phép tại Thụy Sĩ, cũng như ở Luxembourg và Singapore. 

Deribit là một trong những sàn giao dịch phái sinh hàng đầu thế giới, có khối lượng giao dịch hơn 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2024. Chỉ riêng khối lượng giao dịch quyền chọn đã đạt 743 tỷ đô la.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

Minh Anh

@media only screen and (min-width: 0px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width:320px;
height: 100px;
}
}
@media only screen and (min-width: 728px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width: 728px;
height: 90px;
}
}

<!–

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9396f898-bdeb-47ae-a501-d2e9ad9db5c0”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9d2f13cb-6193-4689-a858-211e53c79360”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

–>

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *