Trong một cuộc trao đổi gần đây trên X (trước đây là Twitter), Charles Hoskinson, nhà sáng lập Cardano, đã bình luận về những lời chỉ trích và hiểu lầm nảy sinh trong cộng đồng ADA. Đối với sự bực tức của người dùng trước những lời chỉ trích nội bộ rõ ràng, Hoskinson đã mạnh mẽ bảo vệ chiến lược và cam kết phát triển của IOG.
Nhà sáng lập Cardano hứa hẹn tăng trưởng
“Gần đây tôi dường như nhận thấy rất nhiều điều này. Nami, Midnight, v.v. Rất nhiều người tuyệt vời đang xây dựng và đưa người dùng, khả năng và trải nghiệm mới vào hệ sinh thái. IOG là một nhà xây dựng. Chúng tôi không khác với bất kỳ công ty DApp nào ở Cardano,” Hoskinson trả lời.
Ông bày tỏ sự bối rối trước những lời chỉ trích mà IOG phải đối mặt khi triển khai nguồn vốn đáng kể vào hệ sinh thái ADA, đặc biệt khi nhóm “luôn cởi mở, trực tiếp và minh bạch về các kế hoạch và dự án”.
Tuyên bố này được đưa ra sau các thương vụ mua lại và ra mắt gần đây của IOG, điều đã bị một số thành viên cộng đồng nghi ngờ. Ông giải quyết những lo ngại về các hành động gần đây của IOG, nói rõ:
“Chúng tôi có các sản phẩm và dịch vụ và ở đây để thu hút hàng triệu người vào hệ sinh thái. Tôi không hiểu tại sao khi chúng tôi bắt đầu làm điều đó và rót vốn hàng triệu đô la, một số lại tỏ ra thù địch.”
Hoskinson cũng bày tỏ sự thất vọng trước những hiểu lầm liên quan đến tính minh bạch của IOG về các kế hoạch của mình. Ông đặc biệt đề cập đến CIP 1694, mà ông cho rằng đã bị một số người hiểu sai là một nỗ lực nhằm thiết lập hệ thống phân cấp quyền lực. Nhà sáng lập Cardano đã kịch liệt phủ nhận điều này.
Ông cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thương vụ mua lại gần đây, nói rõ:
“Lace ở đây là ví tốt nhất trong toàn bộ không gian tiền điện tử và giúp tất cả người dùng Bitcoin và Ethereum tiếp cận với hệ sinh thái Cardano theo thời gian. Vậy khi chúng tôi mua Nami để giúp tăng tốc trải nghiệm người dùng đơn giản tuyệt vời, điều này có hại cho Cardano không? Midnight khiến Cardano trở thành người dẫn đầu về công nghệ bảo mật dữ liệu bằng cách nào đó lại là đang bỏ rơi Cardano!?”
Trong thông điệp tiếp theo của mình, Hoskinson đã cung cấp lộ trình chi tiết hơn cho sự phát triển của người dùng nền tảng.
“Midnight sẽ đưa hàng chục triệu người dùng vào hệ sinh thái Cardano, Lace sẽ giữ họ lại, tạo ra cho họ một không gian để trò chuyện với nhau, CIP 1694 mang lại cho họ tiếng nói trong tương lai. Vâng, đây chính xác là những gì đang xảy ra”, ông nói thêm.
Những tiến bộ mới nhất
Hai ngày trước, giao thức Cardano rất được mong đợi Midnight đã đưa nhóm những người tiên phong đầu tiên vào devnet của nó. Input Output Global (IOG) đã tweet về cột mốc quan trọng này, tiết lộ rằng họ đã chọn người tốt nhất cho devnet Midnight.
Midnight nhằm mục đích cung cấp sidechain bảo vệ dữ liệu được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các hợp đồng thông minh an toàn và tuân thủ quy định cũng như các ứng dụng phi tập trung (dApps). Hơn nữa, giao thức Midnight sẽ giới thiệu token của nó – DUST. Giai đoạn đầu của devnet dự kiến sẽ bao gồm khoảng 100 nhóm phát triển.
Trong một động thái quan trọng khác nhấn mạnh tham vọng của IOG trong việc mở rộng và củng cố hệ sinh thái Cardano, Nami, một ví độc lập hàng đầu được biết đến với các giao dịch ADA, đã được mua lại bởi input Output Global (IOG). Kể từ khi thành lập hơn hai năm trước, Nami đã được người dùng ADA yêu thích. Việc mua lại nó biểu thị một bước chiến lược của IOG nhằm nâng cao bộ sản phẩm và dịch vụ của mình trong vũ trụ Cardano.
Theo xác nhận của công ty vào thứ 6, OpenSea – startup thị trường NFT nổi tiếng đã sa thải khoảng một nửa số nhân viên của mình.
Đại diện công ty cho biết khoảng 50% nhân lực trên toàn công ty bị ảnh hưởng nhưng không nêu cụ thể số lượng.
Một phát ngôn viên cho biết:
“Hôm nay, chúng tôi đang thực hiện những thay đổi quan trọng về tổ chức và vận hành khi tập trung vào xây dựng một phiên bản OpenSea nhanh nhẹn hơn và cuối cùng là tốt hơn. Với những thay đổi này, chúng tôi có vị thế tốt hơn để phục vục cộng đồng, thực hiện các nỗ lực có tác động lớn và phù hợp với tốc độ phát triển của không gian này”.
Đồng sáng lập và CEO Devin Finzer của OpenSea đã trình bày chi tiết về tuyên bố này trên Twitter, nêu bật cách công ty sắp xếp hợp lý team của mình trong nỗ lực tung ra phiên bản thị trường thế hệ tiếp theo.
“Chúng tôi cũng đã nghe rõ phản hồi của bạn: đôi khi, OpenSea có cảm giác như một người theo sau chứ không phải dẫn đầu. Và đó không phải là điều mà chúng tôi hướng đến. Chúng tôi muốn di chuyển với tốc độ, chất lượng và niềm tin để đặt cược có ý nghĩa hơn.
Hiện nay, chúng tôi đang định hướng lại team xung quanh “OpenSea 2.0”, bản nâng cấp lớn cho sản phẩm của chúng tôi, bao gồm công nghệ cơ bản, độ tin cậy, tốc độ, chất lượng và trải nghiệm”.
Người phát ngôn cho biết thêm OpenSea sẽ chấp nhận cách tiếp cận tập trung vào tổ chức trong tương lai. Những nhân viên bị việc sa thải ảnh hưởng sẽ có tiền trợ cấp thôi việc trị giá 4 tháng, 6 tháng chăm sóc sức khỏe và dịch vụ sức khỏe tâm thần, cũng như thời gian nhanh hơn cho vesting (Quá trình nắm giữ, khoá và phát hành các token, nhằm tạo đòn bẩy để gia nhập thị trường) cổ phần.
OpenSea là thị trường lớn nhất trong thời kỳ bùng nổ thị trường NFT trong suốt năm 2021 và 2022, thường xuyên đạt được khối lượng giao dịch hàng tháng trị giá hàng tỷ đô la cho các tác phẩm nghệ thuật, ảnh hồ sơ và đồ sưu tầm được token hóa khác trong khoảng thời gian đó.
Startup này đã biến thành công đó thành nguồn tài trợ đáng kể, lần gần đây nhất huy động được 300 triệu đô la với mức định giá 13,3 tỷ đô la vào tháng 1/2022 cho vòng Series C của mình. Khoản tài trợ đó do Paradigm và Coatue đồng dẫn đầu.
Tuy nhiên, thị trường NFT bắt đầu mất đà vào giữa năm 2022 cùng với việc giá tiền điện tử giảm. Khi các thị trường đối thủ bắt đầu từ chối tiền bản quyền của người tạo hay nói cách khác là một khoản phí nhỏ từ việc bán trên thị trường thứ cấp được trả lại cho người tạo dự án, OpenSea đã bị chỉ trích gay gắt vào cuối năm ngoái vì xem xét động thái tương tự.
OpenSea đã quyết định không thay đổi chính sách tiền bản quyền của mình vào thời điểm đó, sau sự phản đối đáng kể từ những người sáng tạo, nhưng cuối cùng vào mùa hè này họ đã thông báo sẽ ngừng thực thi các khoản thanh toán tiền bản quyền bắt buộc đối với hầu hết giao dịch bán NFT kể từ ngày 31/8.
Vào thời điểm đó, OpenSea đã tụt lại phía sau thị trường dẫn đầu Blur về khối lượng giao dịch NFT, do các ưu đãi giao dịch dựa trên token của Blur, mặc dù OpenSea vẫn tự hào có nhiều trader nhất trên bất kỳ thị trường nào.
Theo dữ liệu từ Dune, OpenSea có hơn 32.000 ví duy nhất giữa thị trường tiêu chuẩn và Pro trong tuần qua, nhiều hơn gấp đôi so với Blur. Nhưng Blur đã chiếm khoảng 70% tổng thị phần doanh số NFT trong tuần qua với doanh thu trị giá hơn 51 triệu đô la.
OpenSea trước đó đã sa thải khoảng 20% nhân viên vào tháng 7/2022, Finzer viện dẫn “sự kết hợp chưa từng có giữa mùa đông tiền điện tử và sự bất ổn kinh tế vĩ mô trên diện rộng” trước “suy thoái kéo dài” tiềm tàng.
Bitcoin ngày càng phát triển và vượt trội lên hẳn kể từ mùa đông tiền điện tử 2022 – 2023 với tốc độ mạnh mẽ hơn hầu hết tài sản nào. Và có lẽ mọi người đang tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra với Bitcoin vào năm 2024?”, đáp lại chúng tôi sẽ chỉ trả lời: “Sự kiện Bitcoin Halving, giảm một nửa nguồn cung vào năm 2024”.
Bài viết ngày hôm nay, Tạp Chí Bitcoin sẽ chia sẻ về Bitcoin halving cùng những khái niệm và ý nghĩa liên quan, như thời gian diễn ra, sự kiện này có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực, liệu Halving có giúp Bitcoin tăng giá hay không và liệu sự kiện có thúc đẩy việc giảm nguồn cung BTC hay không…
Thông tin về Bitcoin Halving
Đâu tiên, để tìm hiểu sự kiện thì phải hiểu về Bitcoin. Bitcoin là cryptocurrency phi tập trung nên bất kỳ ai cũng có thể tạo ra nó thông qua quy trình khai thác số hoá. Điều này liên quan đến việc sử dụng các máy tính với những thuật toán tinh vi nhằm giải mã các vấn đề toán học phức tạp được được mã hóa thông qua Proof-of-Work (PoW) – thuật toán được sử dụng để xác minh giao dịch và thêm nó vào blockchain. Những người khai thác, hay còn gọi là thợ đào, thành công sẽ nhận được số tiền thưởng Bitcoin đã được thiết lập trước. Về bản chất, phần thưởng trợ cấp block mà người khai thác nhận được sẽ giảm 50% do sự kiện Halving.
Satoshi Nakamoto, bút danh của một người (hoặc một nhóm) đã phát triển Bitcoin, đã tạo ra sự kiện Halving để kiểm soát tỷ lệ lạm phát Bitcoin. Việc giảm phần thưởng khai thác sẽ làm giảm động lực khai thác nhiều hơn, làm tăng sự khan hiếm Bitcoin và tăng tỷ lệ lưu thông coin. Hơn nữa, việc tạo ra sự khan hiếm khiến BTC trở nên quý giá hơn, hỗ trợ việc duy trì và tăng giá trị theo thời gian, đặc biệt nếu nhu cầu tiếp tục tăng.
Chu kỳ của Bitcoin Halving
Lịch sử của sự kiện Bitcoin Halving
Khi mạng lưới Bitcoin đi vào hoạt động vào năm 2009, phần thưởng khai thác (hoặc có thể gọi là trợ cấp khai thác Bitcoin) ở mức 50 BTC cho một block. Satoshi Nakamoto đã nỗ lực xây dựng giao thức giảm phần thưởng cho người khai thác và thêm nó vào bộ mã Bitcoin như một phần cho chính sách tiền tệ của mình. Do đó, bộ mã giảm một nửa trợ cấp block sẽ tự động thực thi mỗi khi thợ đào hoàn thành 210.000 block. Ước tính việc cắt giảm phần thưởng được cấp cho người khai thác sẽ diễn ra cứ mỗi bốn năm một lần.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2009, đã có ba sự kiện Bitcoin Halving diễn ra, lần đầu tiên xảy ra vào năm 2012, tiếp theo là năm 2016 và lần gần đây nhất là vào năm 2020. Do đó, sự kiện Halving lần thứ tư sẽ xảy ra vào năm 2024 với độ cao block là 840.000, dự kiến lần thứ năm sẽ diễn ra vào năm 2028.
Lịch sự các lần diễn ra sự kiện Bitcoin Halving
Chu kỳ của Bitcoin Halving
Gần như không thể xác định ngày hoặc giờ chính xác mà sự kiện Halving sẽ diễn ra vì mọi thứ phải phụ thuộc vào việc hoàn thành xong 210.000 block. Vì việc xác nhận hoặc thêm một block mới vào mạng lưới Bitcoin mất khoảng 10 phút nên lịch trình cho Halving được ước tính khoảng bốn năm một lần.
Chu kỳ Bitcoin Halving rất có ý nghĩa, vì nó thúc đẩy sự đổi mới và khả năng phục hồi trong bộ mã tiền điện tử gốc, khiến nó trở nên khác biệt với tiền pháp định. Sự kiện năm 2024 này cũng mang lại ý nghĩa vô cùng lớn vì nó sẽ có tác động đến tốc độ đưa BTC mới lưu thông vào thị trường. Sự kiện này sẽ làm giảm phần thưởng từ 6,25 BTC xuống còn 3,125 BTC, có khả năng thúc đẩy các thợ đào nâng cao hiệu quả của họ. Để duy trì lợi nhuận, người khai thác phải tìm cách tối ưu hóa hoạt động của mình khi phần thưởng giảm dần. Điều này có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong phần cứng khai thác, dẫn đến việc tạo ra các giàn khai thác vừa tiết kiệm năng lượng hơn vừa mạnh mẽ hơn.
Chính sách cung cấp giới hạn của Bitcoin đảm bảo không có quá 21 triệu BTC có thể tồn tại, không giống như các loại tiền pháp định vốn không có giới hạn.
Ý nghĩa kinh tế của sự kiện Bitcoin Halving năm 2024
Các sự kiện Bitcoin Halving trong lịch sử đã gây ra sự khan hiếm tiền điện tử trên thị trường, gây áp lực tăng giá đồng thời cũng giải thích cho làn sóng tăng giá xuất hiện sau mỗi lần halving.
Dựa trên những lần xuất hiện trong quá khứ, bình luận gia kiêm chuyên viên truyền thông xã hội nổi tiếng BitQuant đã dự đoán rằng giá Bitcoin có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại trước hoặc sau sự kiện halving vào năm 2024. Khẳng định này hầu như không có gì đáng ngạc nhiên, vì tất cả các sự kiện trong quá khứ đều xảy ra trước mức giá cao nhất mọi thời đại của Bitcoin. BitQuant suy đoán rằng giá có thể đạt mức 250.000 USD – gấp 9 lần giá trị hiện tại.
Việc Bitcoin Halving vào năm 2024 cũng rất quan trọng vì đây là thời điểm sau mùa đông tiền điện tử năm 2022 và suy thoái kinh tế năm 2023. Bằng cách làm chậm quá trình tạo BTC, nó sẽ hạn chế nguồn cung Bitcoin theo thời gian. Sự khan hiếm này cũng giống như sự khan hiếm dành cho vàng. Tính giảm phát của Bitcoin sẽ thu hút các nhà đầu tư đang cố gắng giữ lại vốn của họ trong một thế giới, nơi mà lạm phát làm mất giá trị các loại tiền tệ truyền thống.
Các sự kiện Having được xác định trước, minh bạch và có thể dự đoán được, không giống như các phán quyết tùy ý của ngân hàng trung ương trong các hệ thống tiền tệ truyền thống. Nhà đầu tư yên tâm trước sự đều đặn này, đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó lường. Chính sách tiền tệ thắt chặt của Bitcoin, được thực thi bằng sự kiện Halving, sẽ thu hút những người đang lo ngại về hành động và sự thay đổi chính sách không rõ ràng, không có kế hoạch của các ngân hàng trung ương.
Nhiều người đam mê vàng coi Bitcoin là một tài sản có giá trị. Vàng luôn bảo vệ chúng ta khỏi lạm phát và là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Bitcoin, ở dạng kỹ thuật số, cũng có những đặc điểm tương tự. Các nhà đầu tư vàng thích sự kiện Bitcoin Halving vì chúng làm giảm nguồn cung, tương tự như hoạt động khai thác vàng. Khái niệm “vàng kỹ thuật số” cho thấy Bitcoin có thể đóng một vai trò tương đương trong kỷ nguyên số hoá. Sự kiện halving Bitcoin là điều đáng chú ý đối với các nhà đầu tư vàng dài hạn vì cả Bitcoin và vàng đều có tính chất giảm phát.
Tác động của chu kỳ Halving đến giá Bitcoin
Vì sự kiện Bitcoin Hakving làm giảm động lực khai thác Bitcoin nên nó tạo ra sự khan hiếm và từ đó cũng đặt ra câu hỏi thích hợp: Liệu sự kiện Bitcoin Halving có làm tăng giá BTC hay không?
Nhìn vào dữ liệu lịch sử, từ các sự kiện halving trong quá khứ sẽ mang lại cho chúng ta những hiểu biết có giá trị vì tất cả chúng đều tuân theo một mô hình tương tự. Điều này chủ yếu là do phần thưởng khai thác giảm và tính lạm phát cũng giảm khi số lượng BTC lưu thông vào thị trường sẽ được thắt chặt lại.
1. Giai đoạn tích lũy
Người dùng Bitcoin thường tích lũy BTC trước halving, gây ra tình trạng trì trệ hoặc ảnh hưởng đến giá BTC, gây ra xu hướng tăng giá nhẹ. Hiện tượng này xảy ra trước khi 3 lần Halving lần đầu tiên diễn ra, kéo dài từ 13 đến 22 tháng.
2. Giai đoạn tăng giá
Các sự kiện Halving trong quá khứ thường kích hoạt các giai đoạn thị trường tăng giá kéo dài từ 10 – 15 tháng, với mức giá tăng đều đặn và đều đạt mức cao nhất mọi thời đại sau đó. Chỉ một lần (vào năm 2016) Bitcoin phải chịu một đợt thoái lui ngắn hạn, nhưng nó đã phục hồi và đi theo quỹ đạo tăng giá đặc trưng.
3. Giai đoạn diễn ra thị trường gấu
Tất cả các đợt tăng giá trước đó đều kết thúc ở giai đoạn pullback hoặc điều chỉnh giá kéo dài khoảng 600 ngày, mặc dù đợt cuối cùng chỉ diễn ra trong khoảng một năm.
Thay đổi giá trước và sau sự kiện Bitcoin Halving
Tác động của sự kiện Bitcoin Halving đối với các thợ đào
Khai thác Bitcoin tiêu tốn nhiều tài nguyên và năng lượng. Theo một số ước tính, phải mất 1.449 kilowatt điện mỗi giờ để hoàn thành một giao dịch Bitcoin. Đó là lượng năng lượng mà một hộ gia đình Mỹ điển hình sẽ sử dụng trong 55 ngày. Việc giảm một nửa phần thưởng khi khai thác Bitcoin sẽ tác động đến các thợ mỏ vì chi phí khai thác vẫn cao trong khi phần thưởng lại giảm xuống.
Tiêu chuẩn để đo lường lợi nhuận trong ngành công nghiệp khai thác BTC là số đô la trên mỗi terahash (TH) trên mỗi giây. Con số này đề cập đến số tiền được tạo ra bởi một giàn khai thác tạo ra một nghìn tỷ hashrate mỗi giây. Người ta có thể sử dụng máy tính khai thác để tính hashrate và đánh giá lợi nhuận.
Trong khi giá Bitcoin không ổn định, hoạt động khai thác Bitcoin vào thời kỳ đỉnh cao vào năm 2017 đã kiếm được 3,39 USD mỗi TH/s, nhưng đến giữa năm 2022, nó đã giảm xuống còn 0,104 USD mỗi TH/s. Việc giảm một nửa phần thưởng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của thợ đào, vì vậy hầu hết bọn họ chỉ có thể hy vọng kiếm được lợi nhuận trong đợt tăng giá.
Bitcoin Halving là tốt hay xấu?
Bitcoin Halving có những ưu và nhược điểm riêng. Chẳng hạn, sự kiện Halving ảnh hưởng đến tỷ lệ phát hành BTC mới, tạo ra sự khan hiếm vốn có thể khiến giá BTC tăng cao. Điều này phải trả giá bằng sự biến động giá Bitcoin trong ngắn hạn, được thúc đẩy bởi tâm lý không chắc chắn và đua nhau tích trữ do sự kiện halving tạo ra.
Mặt khác, việc giảm một nửa Bitcoin sẽ làm giảm lợi nhuận, đồng nghĩa các công ty khai thác sẽ chỉ có được một nửa số tiền kiếm được để xác nhận các block mới trong khi họ phải chi tiêu cùng số tiền cho chi phí điện toán và năng lượng.
Việc giảm một nửa cũng có thể tác động tiêu cực đến an ninh mạng lưới Bitcoin, vì sẽ có ít thợ đào tiếp tục khai thác do lợi nhuận giảm. Về mặt lý thuyết, điều đó có thể khiến mạng lưới bị tấn công 51%, vì sức mạnh khai thác sẽ hợp nhất giữa ít người tham gia hơn.
Theo báo cáo on-chain do QuickNode công bố phối hợp với nền tảng phân tích blockchain Artemis, stablecoin là lĩnh vực tiền điện tử phổ biến nhất trong quý 3, với hơn 400.000 địa chỉ hoạt động hàng ngày, vượt xa các danh mục khác như DeFi, game và NFT.
Báo cáo tiết lộ địa chỉ hoạt động của stablecoin tăng 45% từ quý 1 đến quý 3, trong khi số lượng giao dịch tăng 41% trong cùng kỳ.
Số lượng giao dịch hàng ngày trên các lĩnh vực tiền điện tử | Nguồn: QuickNode
Mặt khác, các giao dịch và địa chỉ hoạt động hàng ngày của DeFi giảm mạnh. Cụ thể, giao dịch trung bình hàng ngày trên các giao thức DeFi giảm từ hơn 1 triệu địa chỉ trong quý đầu tiên xuống còn 786.000 vào quý 3.
Xem xét kỹ hơn báo cáo cho thấy USDT của Tether đang thống trị khi nó dẫn đầu các stablecoin khác về vốn hóa thị trường, địa chỉ hoạt động và giao dịch. Tuy nhiên, USDT vẫn chậm hơn so với đối thủ USDC về khối lượng on-chain, chứng kiến khối lượng giảm 62% sau cuộc khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ vào tháng 3.
Sự thống trị của stablecoin đã được củng cố vào tháng 7 khi các giao dịch của nó vượt qua giao thức DeFi trên những mạng blockchain được giám sát, bao gồm Ethereum, Arbitrum, Polygon, Optimism và các mạng khác.
Tại sao stablecoin đang phát triển?
Sự tăng trưởng của stablecoin trong các số liệu này là do tính ổn định vốn có và khả năng dự đoán giá trị mà nó mang lại. Theo QuickNode, điều này khiến chúng trở thành điểm vào hấp dẫn cho cả người dùng mới và người dùng dày dạn kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, sự gia nhập của các công ty thanh toán lớn như Visa và PayPal vào lĩnh vực này báo hiệu xu hướng sẽ tiếp tục.
“Các tập đoàn bước vào không gian không chỉ là chứng thực cho công nghệ này mà còn tạo ra cầu nối giữa thế giới tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung”.
DeFi và xã hội
Trong lĩnh vực DeFi, Uniswap là giao thức duy nhất có mức tăng trưởng đáng chú ý kể từ quý đầu tiên. Dữ liệu on-chain cho thấy địa chỉ trung bình hàng ngày của sàn giao dịch phi tập trung này đã tăng khoảng 15% trong khi số lượng giao dịch tăng 33% trong cùng thời gian.
Trên khắp các mạng xã hội phi tập trung, Friend.Tech – nền tảng xã hội Web3 trên mạng Base2 là người chơi thống trị. Họ ghi nhận mức cao nhất trong một ngày hơn 20.000 địa chỉ hoạt động cùng với hơn 400.000 tổng số lượng giao dịch.
Báo cáo nói thêm sự thành công của giao thức đã làm xuất hiện rất nhiều kẻ bắt chước đang cố gắng tái tạo thành công ban đầu của Friend.Tech trên các mạng blockchain khác.
“Phương tiện truyền thông xã hội đang thay đổi mô hình tiềm năng với sự xuất hiện của các nền tảng dựa trên blockchain…Các nền tảng xã hội hỗ trợ blockchain nâng cao sự riêng tư, quyền sở hữu dữ liệu và trao quyền cho người dùng, nên có khả năng thúc đẩy một môi trường kỹ thuật số công bằng hơn”.
Tổng tăng trưởng nguồn cung stablecoin cho thấy dòng vốn vào tăng lên
Tổng nguồn cung stablecoin tăng ngay sau khi đợt tăng giá Bitcoin gần đây bắt đầu một cách nghiêm túc.
Vào ngày 16/10, tin “vịt” quỹ Bitcoin ETF giao ngay được phê duyệt đã châm ngòi cho đợt tăng giá kéo dài nhiều tuần đối với tài sản kỹ thuật số lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Cùng ngày, dữ liệu thể hiện nguồn cung stablecoin tăng lên, với hầu hết các coin mới được đúc tập trung vào USDT.
Nguồn: The Block, Coin Metrics, Defillama
Theo các nhà phân tích tại Glassnode, tổng nguồn cung stablecoin tăng lên là tín hiệu cho dòng vốn ròng đổ vào toàn bộ lĩnh vực tiền điện tử.
“Stablecoin thể hiện nhu cầu của nhà đầu tư về vốn đầu cơ”, báo cáo của Glassnode nêu rõ.
Các nhà phân tích của Glassnode cho biết “chúng tôi hiện đang chứng kiến sự bứt phá trên Altseason Indicator của Glassnode, chỉ báo này cho thấy cả 3 tài sản BTC, ETH và các stablecoin nói chung đều tăng. Bitcoin đang dẫn đầu về dòng vốn vào ròng và stablecoin đã có dòng ra ròng cho đến rất gần đây”.
Cho đến gần đây, tổng nguồn cung stablecoin giảm trong suốt từ đầu năm đến nay, sau mức đỉnh điểm vào tháng 5/2022, ngay trước khi TerraUSD sụp đổ.
Các nhà phân tích của Glassnode cho biết thêm:
“Bây giờ, cả ba tài sản BTC, ETH và tổng stablecoin hiện đang ở trong vùng tích cực, tất cả đều tăng”.
Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy thị trường việc làm nước này co lại trong tháng 10. Số việc làm mới được tạo ra chỉ là 150.000, thấp hơn dự báo là 178.000.
Thị trường việc làm tại Mỹ
Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng lên 3,9% trong tháng 10. Trước đó, các nhà kinh tế học dự báo tỷ lệ này không thay đổi, tại 3,8%.
Các số liệu trên được đánh giá là đáng thất vọng, khiến nhu cầu mua vàng tăng cao. Kim loại quý này được coi là tài sản an toàn khi có biến động kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, theo các nhà kinh tế học, số liệu việc làm và tăng trưởng lương yếu sẽ càng củng cố dự báo của thị trường rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn thành việc nâng lãi suất.
“Bằng chứng thuyết phục nhất để Fed từ bỏ quan điểm thắt chặt là tăng trưởng lương vẫn đang chậm lại. Lương giờ chỉ tăng 0,2% mỗi tháng và lương năm chỉ tăng 4,1% – thấp nhất kể từ giữa năm 2021. Chúng tôi cho rằng thị trường lao động sẽ tiếp tục yếu đi và Fed sẽ giảm lãi suất trong nửa đầu năm sau”, Andrew Hunter – nhà kinh tế học tại Capital Economics cho biết trên Kitco.
Giá vàng thường diễn biến ngược chiều với lãi suất, do kim loại này không trả lãi cố định. Vì thế, nếu Fed không tiếp tục nâng lãi, vàng sẽ hưởng lợi.
Tháng này, giá vàng tăng mạnh do xung đột Israel – Hamas. Phiên 27/10, giá có lúc chạm 2.009 USD – cao nhất kể từ tháng 5. Tổng cộng, giá đã tăng 8%, tương đương gần 150 USD, kể từ khi xung đột tại Trung Đông nổ ra ngày 7/10.
Tuy nhiên, giá tuần này bắt đầu hạ nhiệt khi tâm lý lo sợ dần hạ nhiệt. Nguyên nhân là thị trường cho rằng xung đột giữa Israel và Hamas sẽ còn kéo dài.
Giá vàng thế giới tăng thẳng đứng
Mở cửa phiên Mỹ tối 3/11, giá vàng thế giới giao ngay tăng 18 USD chỉ trong nửa tiếng. Hiện mỗi ounce giao dịch quanh 2.003 USD.
Giá kim loại quý tăng mạnh sau khi Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố số liệu việc làm.
Giá vàng thế giới tăng vọt khi vào phiên Mỹ 3/11 | Nguồn: kito
Giá Bitcoin tăng đột biến đáp trả dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 10
Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) cũng công bố báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) rất được mong đợi vào thứ 6. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tạo thêm 150.000 việc làm, thấp hơn 30.000 so với kỳ vọng của những người tham gia thị trường.
Fed lấy dữ liệu NFP làm đầu vào cho quyết định tăng lãi suất hoặc duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Thị trường việc làm hạ nhiệt góp phần làm thay đổi tích cực quan điểm của Fed và nỗi lo ngại của các trader về việc tăng lãi suất có thể sẽ giảm bớt.
Số lượng Bảng lương phi nông nghiệp được bổ sung vào nền kinh tế Mỹ hàng tháng có ảnh hưởng chính đến đồng đô la và các tài sản rủi ro như Bitcoin, tiền điện tử. Fed xem xét kỹ lưỡng dữ liệu việc làm và lạm phát để xác định nhu cầu tăng lãi suất, do đó NFP cũng là chìa khóa cho quyết định của ngân hàng trung ương.
Lãi suất cao hơn khiến việc vay mượn trở nên đắt đỏ và điều này có tác động tiêu cực đến các tài sản như Bitcoin, nơi các trader sử dụng đòn bẩy để kiếm lợi nhuận. Do đó, dữ liệu NFP có xu hướng gây ra biến động giá Bitcoin và crypto. Tuy nhiên, tác động có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Dữ liệu NFP trong tháng 10 càng nhấn mạnh rằng Fed có thể loại trừ một đợt tăng lãi suất khác, vì điều kiện tài chính tương đối chặt chẽ đã làm suy yếu thị trường lao động trong khi lạm phát đang chậm lại.
Giá Bitcoin đang hướng trở lại mức 35.500 đô la thiết lập vào ngày 2/11. Tài sản này hiện đang đổi chủ ở mức 34.795 đô la.
Như đã thấy trong biểu đồ giá bên dưới, mức 34.466 đô la là ranh giới dưới của Khoảng cách giá trị hợp lý, có thể đóng vai trò là ngưỡng kháng cự tức thời đối với tài sản trong xu hướng tăng. Giá BTC có thể tìm thấy hỗ trợ tại Đường trung bình động hàm mũ 10 ngày (EMA) ở mức 34.325 đô la.
Biểu đồ giá BTC 5 phút | Nguồn: Tradingview
Giảm xuống dưới đường EMA 50 ngày tại 34.296 đô la có thể vô hiệu luận điểm tăng giá đối với Bitcoin.
Input Output Global (IOG), công ty mẹ của Cardano ADA, vừa giới thiệu một khuôn khổ mới được gọi là Partner Chain nhằm thúc đẩy những đổi mới trên mạng blockchain này. Partner Chain được công bố tại Cardano Summit 2023 ở Dubai. Theo Charles Hoskinson, đổi mới này đã sẵn sàng để cách mạng hóa cách ra mắt các blockchain mới trong Web3.0.
Partner Chain sẽ được ra mắt và vận hành thông qua kết hợp giữa “công nghệ blockchain module với tính bảo mật, thanh khoản và độ tin cậy đã được chứng minh của Cardano”. Mặc dù nó sẽ tương thích với hầu hết các blockchain, nhưng không có yêu cầu khóa cụ thể từ bất kỳ ngăn xếp công nghệ hoặc mạng nào trong quá trình hoạt động.
Cardano luôn đi đầu trong các đổi mới công nghệ liên quan đến layer 1. Được biết đến là có thứ hạng cao hơn các mạng tương tự khi nói đến GitHub Commits, việc giới thiệu Partner Chain nhấn mạnh cam kết luôn dẫn đầu cuộc chơi ngay cả khi năm sắp kết thúc.
Cardano mô tả Partner Chain là cách tiếp cận khả năng mở rộng và tương tác, 2 tính năng mà họ tập trung phát triển kể từ khi thành lập. Cụ thể, IOG đã xác nhận Partner Chain sẽ có quyền truy cập để tận dụng layer thanh toán Cardano (CSL) có thể mở rộng trong khi vẫn áp dụng các đổi mới của họ.
Sự bổ sung hoàn hảo cho Midnight Protocol
Khi Partner Chain đi vào hoạt động trong mạng Cardano, IOG đã xác nhận Midnight Protocol mới ra mắt gần đây sẽ là giao thức đầu tiên tận dụng những tiến bộ trong đổi mới này, được xem như sự bổ sung hoàn hảo cho dự án.
Midnight Protocol nắm bắt Partner Chain là lý tưởng cho Cardano, vốn dĩ đã theo đuổi khả năng mở rộng bấy lâu nay. Với việc Hydra Head vẫn là một trong những cải tiến cốt lõi nhằm theo đuổi khả năng mở rộng, Partner Chain sẽ đóng vai trò là nơi giới thiệu sâu sắc hơn về công nghệ module, là kết quả của hơn 4 năm nghiên cứu của team IOG.
ADA vẫn là một trong những altcoin hoạt động tốt nhất trên thị trường hiện nay khi các số liệu on-chain cho thấy tháng 11 tích cực.
CLO Ripple Stuart Alderoty đã bày tỏ lo lắng về những thất bại pháp lý gần đây của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) chống lại các công ty tiền điện tử. Trong khi đó, nhiều thành viên cộng đồng dường như nghi ngờ sứ mệnh cốt lõi của cơ quan quản lý là bảo vệ nhà đầu tư.
Stuart Alderoty – CLO Ripple
CLO Ripple lên tiếng về chuỗi thua kiện của SEC
Giám đốc pháp lý (CLO) Stuart Alderoty của Ripple đã bày tỏ mối quan ngại đối với những thất bại pháp lý gần đây của SEC trong các vụ kiện xoay quanh ngành công nghiệp tiền điện tử.
Trong bài đăng của mình, Alderoty tuyên bố chuỗi thua kiện của SEC Hoa Kỳ đang trở nên đáng lo ngại. Ông nhấn mạnh một vụ kiện gần đây do SEC đệ trình đã bị tòa án bác bỏ với phán quyết SEC hành động “tùy tiện”, như Tạp chí Bitcoin đã báo cáo.
SEC Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều vụ kiện chống lại các sàn giao dịch và công ty tiền điện tử trong nhiều năm nay. Một trong những trường hợp nổi bật nhất và vẫn đang diễn ra là cuộc chiến pháp lý với Ripple, Binance và Grayscale. Grayscale đã đệ đơn kiện ngược lại SEC sau khi cơ quan này từ chối đơn đăng ký Bitcoin ETF giao ngay của họ.
Cơ quan quản lý đã đệ đơn kiện Ripple vào tháng 12/2020. Quá trình tố tụng kéo dài 3 năm đã có một loạt thăng trầm, trong đó SEC phải đối mặt với tổn thất đáng kể sau khi Thẩm phán Analisa Torres ra phán quyết bán token XRP theo chương trình không vi phạm luật chứng khoán liên bang.
Ngoài ra, cơ quan quản lý gần đây đã gặp khó khăn sau khi cố gắng đưa ra quy định yêu cầu các công ty trong nước cung cấp thông tin cá nhân và chi tiết hơn về việc mua lại cổ phiếu.
Đáp lại, Tòa phúc thẩm đã bác bỏ quy tắc rằng việc thông qua luật đề xuất là không chính đáng và SEC nên rút lại để xem xét quy tắc đề xuất.
“SEC đã hành động tùy tiện và thất thường, vi phạm APA, khi không phản hồi ý kiến của người nộp đơn và không tiến hành phân tích chi phí – lợi ích phù hợp”.
Ripple cập nhật về vụ kiện với SEC
Ripple gần đây đã công bố báo cáo thị trường XRP hàng quý mới vào thứ 4. Báo cáo đã làm sáng tỏ tình hình hiện tại của cuộc chiến pháp lý với SEC Hoa Kỳ.
Theo báo cáo của Thị trường XRP quý 3, các vụ lừa đảo tiền điện tử, kéo thảm và hack giao thức gia tăng gây ra khoảng 686 triệu đô la thiệt hại trong quý 3. Ngoài ra, các sàn giao dịch lớn của Hoa Kỳ đã thu được lợi nhuận sau khi niêm yết XRP sau phán quyết của Thẩm phán Torres về việc bán theo chương trình.
Báo cáo cho thấy khối lượng giao dịch XRP trên XRP Ledger tăng đều đặn, hơn 3 lần trong quý 3. Tuy nhiên, chưa có thỏa thuận giải quyết nào liên quan đến việc SEC bác bỏ các cáo buộc chống lại CEO Ripple Brad Garlinghouse và đồng sáng lập Chris Larsen.
Công ty thanh toán tiền điện tử nổi tiếng đã tuyên bố trong một bài đăng X rằng báo cáo thị trường XRP quý 3/2023 đã được tiết lộ để cung cấp sự rõ ràng và minh bạch hơn về hoạt động và tình hình phát triển của công ty.
“Chúng tôi xuất bản Báo cáo thị trường XRP để cung cấp sự minh bạch và cập nhật thường xuyên quan điểm của công ty về những phát triển quan trọng của ngành và diễn biến thị trường tiền điện tử, tập trung vào các tin tức có liên quan đến XRPL và XRP”.
Luật sư về tiền điện tử:Ripple sẽ không từ bỏ XRP
John Deaton, một luật sư về tiền điện tử và ủng hộ Ripple, cho rằng “không đời nào Ripple” sẽ từ bỏ XRP.
Dựa trên đánh giá của Deaton, Ripple có “nghĩa vụ ủy thác” không dump coin này bất kể trạng thái của thị trường hay môi trường pháp lý mà công ty hoặc XRP gặp phải.
Trao đổi vào ngày 2/11, vị luật sư nhấn mạnh sự tăng trưởng của công ty trong những năm qua kể từ lần huy động vốn đầu tiên vào năm 2015. Sau đó, khi nhận được nguồn tài trợ từ Serie A, nó được định giá 128 triệu.
Năm 2020, Ripple được định giá 10 tỷ đô la trong vòng cấp vốn Serie C, công bố lần đầu tiên vào tháng 12/2019. Vòng cấp vốn này đã huy động được 200 triệu đô la, với sự dẫn đầu của Tegragon và SBI Holdings – một đối tác quan trọng của Ripple ở Đông Nam Á cũng tham gia. Giá cổ phiếu ở vòng này không được công khai. Một năm sau, vào tháng 12/2022, Ripple đã mua lại cổ phiếu Series C của mình với giá cao hơn 50%, theo ghi nhận của Deaton.
Luật sư đánh giá rằng quyết định mua lại cổ phiếu Series C của Ripple có nghĩa là công ty lạc quan về những gì sắp xảy ra bất chấp tình trạng của thị trường và những thách thức pháp lý tại thời điểm đó. Vào năm 2022, Ripple và SEC vẫn vướng vào một vụ án sau khi cơ quan quản lý đệ đơn kiện vào tháng 12/2020. Cơ quan này cáo buộc Ripple huy động hơn 1 tỷ đô la thông qua ICO bất hợp pháp, nơi họ phát hành tiền điện tử XRP – tài sản mà SEC khẳng định là chứng khoán chưa được đăng ký.
Liệu giá XRP có tăng vượt 1 đô la không?
Deaton ước tính Ripple sở hữu khoảng 48 tỷ XRP. Xem xét triển vọng và tình trạng pháp lý của XRP đã được làm rõ ở Hoa Kỳ, vị luật sư cho rằng việc từ bỏ XRP sẽ là “điên rồ”. Quan sát biểu đồ giá, XRP đang trong xu hướng tăng.
Xu hướng giá XRP tăng trên biểu đồ hàng ngày | Nguồn: TradingView
Coin này hiện tăng 32% so với mức thấp nhất vào tháng 9/2023. Tuy nhiên, nó vẫn đang có xu hướng bên trong phạm vi giao dịch từ ngày 13/7, thể hiện rõ trên biểu đồ hàng ngày. Vì phe gấu không ép giá xuống dưới 0,46 đô la nên xu hướng tăng vẫn tiếp tục và XRP cuối cùng có thể retest mức cao nhất trong tháng 7 ở mức 0,93 đô la, thậm chí tăng lên 1 đô la.
Giá ETH hoạt động trong giai đoạn hợp nhất khoảng 2 tháng nay, bị mắc kẹt từ 1.748 đến 1.591 đô la khi mối tương quan của nó với giá Bitcoin ngày càng trở nên tiêu cực. Sự lạc quan đối với các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) cho một trong hai tài sản là yếu tố chính truyền cảm hứng cho nêm khi những người tham gia tổ chức như Ark Invest thúc đẩy xem sản phẩm nào mà Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) sẽ phê duyệt trước tiên.
Dòng chảy ròng ETH đạt mức cao nhất trong 5 tháng
Dòng chảy ròng ETH đã đạt mức cao nhất trong 5 tháng, với số tiền lên tới 127.183 ETH chảy vào các sàn giao dịch. Số tiền này trị giá khoảng 233.380.805 đô la theo giá hiện tại. Dòng chảy ròng là chênh lệch giữa các token vào sàn giao dịch trừ đi các token rời khỏi, hay nói đúng hơn là tăng hoặc giảm ròng số lượng nắm giữ của sàn giao dịch theo thời gian.
Số có thể âm hoặc dương, tùy thuộc vào vị trí của nó so với giá trị trung bình. Khi dương, nó báo hiệu tăng giá, cho thấy các trader đang mua nhiều hơn bán. Mặt khác, kết quả âm thể hiện lượng bán nhiều hơn mua, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng giảm giá.
Dòng ròng ETH | Nguồn: IntoTheBlock
Triển vọng giá ETHkhi dòng ròng dươngtrên các sàn giao dịch
Giá ETH đang giao dịch hướng lên sau khi tăng 20% bắt đầu vào giữa tháng 10, trước khi bị từ chối từ vùng cung kéo dài từ 1.861 đến 2.004 đô la. Đáng chú ý, vùng cung là khu vực trên biểu đồ nơi giá có khả năng đảo chiều do lực đối kháng mạnh. Nó đại diện cho một khu vực có sự tập trung đáng kể của áp lực bán.
Đáp trả áp lực bán từ rào cản cung này, giá ETH đã điều chỉnh khoảng 3% xuống mức giá hiện tại là 1.796 đô la. Tuy nhiên, động lực vẫn mạnh, với Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) vẫn trên 50 và Awesome Oscillator (AO) nằm thoải mái trong vùng dương với các thanh biểu đồ màu xanh lá cây.
Triển vọng này, cùng với thực tế là thị trường rộng lớn hơn đang trong làn sóng tăng giá, cho thấy xu hướng tăng của ETH vẫn hợp lý. Tuy nhiên, để xác nhận bước tiến vững chắc về phía bắc, altcoin lớn nhất theo vốn hóa thị trường phải ghi lại nến hàng ngày đóng trên đường giữa của vùng cung ở mức 1.935 đô la. Phá vỡ và đóng trên mức này có thể khiến ETH kéo dài đến mức tâm lý 2.000 đô la.
Trong trường hợp rất lạc quan, mức tăng có thể kéo dài để lấy vùng cung thành rào cản tăng giá, chạm đỉnh phạm vi 2.029 đô la, cao hơn 13% so với giá trị hiện tại và các mức được test lần cuối vào ngày 19/4.
Biểu đồ giá ETH 1 ngày | Nguồn: Tradingview
Số liệu on-chain Ethereum hỗ trợ triển vọng tăng giá
Nền tảng phân tích hành vi Santiment ủng hộ triển vọng tăng giá của ETH, với Giá trị thị trường trên giá trị thực (MVRV) cho thấy giá vẫn chưa nằm trong vùng nguy hiểm nơi sắp xảy ra điều chỉnh. Điều này có nghĩa là vẫn còn nhiều chỗ để tăng giá.
Nguồn cung stablecoin USDT cũng đang tăng đáng kể, cho thấy dòng vốn đổ vào khi các nhà đầu tư tìm mua ETH. Hơn nữa, số lượng giao dịch cá voi di chuyển hơn 100.000 đô la đang gia tăng, thể hiện sự tham gia đáng kể từ những người chơi lớn và các nhà đầu tư có ảnh hưởng.
Nguồn: Santiment
Mặt khác, áp lực bán gia tăng và do đó bị từ chối khỏi vùng cung có thể đẩy ETH đi xa hơn về phía nam và mất mức hỗ trợ 1.748 đô la. Thậm chí, có khả năng trượt xuống vùng kéo dài từ 1.666 đến 1.733 đô la. Phá vỡ và đóng dưới đường giữa ở mức tâm lý 1.700 đô la sẽ xác nhận tiếp tục xu hướng giảm, với ETH có khả năng test dòng hỗ trợ 1.591 đô la hoặc tệ hơn là kéo dài đến swing low 1.536 đô la.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã bác bỏ kết luận của bồi thẩm đoàn liên quan đến cáo buộc Terraform Labs vi phạm và yêu cầu phán quyết tóm tắt về tất cả các khiếu nại.
Hồ sơ tòa án từ ngày 27/10 cho thấy SEC không muốn chấp nhận sự khoan hồng của bồi thẩm đoàn đối với Do Kwon và việc anh ta tham gia tạo điều kiện cho các vụ lừa đảo mà cuối cùng dẫn đến sụp đổ hệ sinh thái Terra. Hồ sơ gửi lên Tòa án Quận phía Nam New York Hoa Kỳ có nội dung:
“Không có bồi thẩm đoàn lý lẽ nào có thể kết luận Kwon không chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc Terraform vi phạm Đạo luật trao đổi Mục 10(b) và Quy tắc 10b-5 theo Mục 20(a) của Đạo luật trao đổi”.
“Bằng chứng” về các vi phạm do SEC cung cấp chỉ ra Kwon có liên quan trong việc đánh lừa nhà đầu tư bằng cách tạo và marketing Terra cũng như các token Terra nội bộ dưới dạng chứng khoán.
SEC yêu cầu phán quyết tóm tắt trong vụ Kwon và Terraform Labs | Nguồn: CourtListener
Cùng ngày, Kwon và Terraform Labs yêu cầu thẩm phán bác bỏ vụ kiện của SEC, lập luận rằng Terra Classic (LUNC), TerraClassicUSD (USTC), Mirror Protocol (MIR) và các tài sản “phản chiếu” (mAssets) không phải là chứng khoán như SEC cáo buộc .
Tuy nhiên, SEC khẳng định Kwon và Terraform Labs đã chào bán chứng khoán, bán LUNA và MIR trong các giao dịch chưa đăng ký, tham gia vào giao dịch liên quan đến mAssets và có hành vi gian lận.
Trong khi luật sư của đồng sáng lập Terra, Daniel Shin, đổ lỗi cho “hoạt động vô lý của Anchor Protocol và các cuộc tấn công bên ngoài do Do-hyung Kwon thực hiện” gây ra sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra, thì công ty gần đây lại đổ lỗi cho nhà tạo lập thị trường Citadel Securities về vai trò của họ trong một cáo buộc “nỗ lực có phối hợp, chủ ý” nhằm gây mất chốt giá stablecoin TerraUSD (UST) vào năm 2022.
Hồ sơ của Terraform thuyết phục Citadel cung cấp tài liệu bổ sung | Nguồn: CourtListener
Citadel Securities nói trong một tuyên bố:
“Hành động phù phiếm này dựa vào các bài đăng sai sự thật trên mạng xã hội và bỏ qua thông tin chúng tôi đã cung cấp để xác nhận chúng tôi không có vai trò gì trong vấn đề này”.