Theo công ty quản lý tài sản VanEck, các bản nâng cấp giao thức sắp tới của Solana đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của mạng lưới, nhưng lại có thể giáng đòn mạnh vào lợi nhuận của các validator.

Trong tháng 3, các validator của Solana sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với hai đề xuất nâng cấp – được gọi là Solana Improvement Documents (SIMDs) – nhằm điều chỉnh phần thưởng cho những người staking và thay đổi tỷ lệ lạm phát của token SOL.

Cả hai đề xuất này đều gây ra “tranh cãi lớn” vì có khả năng khiến doanh thu của các validator sụt giảm tới 95%, đe dọa sự tồn tại của các đơn vị vận hành nhỏ hơn, theo chia sẻ ngày 4/3 trên X của ông Matthew Sigel, trưởng bộ phận nghiên cứu tài sản kỹ thuật số tại VanEck.

“Dù các thay đổi này có thể làm giảm phần thưởng staking, nhưng chúng tôi cho rằng việc hạ lạm phát là mục tiêu xứng đáng, giúp củng cố sự bền vững lâu dài của Solana,” ông Sigel nhận định.

Nguồn cung được đặt cược của SOL đã tăng kể từ năm 2023 | Nguồn: Coin Metrics

Phân phối lại phần thưởng cho staker

Đề xuất đầu tiên, SIMD 0123, nhằm triển khai cơ chế phân phối phí ưu tiên (priority fees) trong giao thức đến các staker của validator. Đây là khoản phí mà các trader trả thêm để ưu tiên xử lý giao dịch nhanh hơn.

Ông Sigel cho biết, phí ưu tiên chiếm khoảng 40% doanh thu của mạng lưới, nhưng hiện tại các validator không có nghĩa vụ chia sẻ khoản này với các staker, trong khi họ buộc phải phân phối các khoản thu khác như phần thưởng từ hoạt động bỏ phiếu.

Dự kiến được bỏ phiếu vào ngày 6/3, đề xuất này không chỉ gia tăng lợi nhuận cho các staker mà còn hạn chế các thỏa thuận giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) giữa trader và validator, qua đó củng cố tính minh bạch trên chuỗi (on-chain).

Staking trên Solana là việc khóa SOL làm tài sản thế chấp với một validator, đổi lại người dùng nhận về phần thưởng từ phí giao dịch và các khoản thu khác. Tuy nhiên, họ cũng đối mặt nguy cơ bị “slashing” (mất một phần tài sản thế chấp) nếu validator vi phạm các quy tắc của mạng lưới.

Doanh thu của mạng lưới Solana từ phí và tiền boa | Nguồn: Multicoin Capital

Điều chỉnh lạm phát

Đề xuất thứ hai, SIMD 0228, được đánh giá là “tác động mạnh mẽ nhất,” theo ông Sigel.

Đề xuất này sẽ điều chỉnh tỷ lệ lạm phát của SOL sao cho tỷ lệ này biến động ngược chiều với phần trăm nguồn cung token đang được staking. Điều này có thể giúp “giảm sự pha loãng và áp lực bán từ những người coi phần thưởng staking là thu nhập,” ông Sigel phân tích.

Tính đến tháng 2, tỷ lệ lạm phát của Solana ở mức 4%, đã giảm từ mức khởi điểm 8%, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu cuối cùng là 1,5%, theo dữ liệu từ Coin Metrics. Hiện tại, lạm phát của Solana giảm cố định 15% mỗi năm.

Theo ChainCatcher, SIMD 0228 chủ yếu được soạn thảo bởi Vishal Kankani từ Multicoin Capital – một quỹ đầu tư mạo hiểm sở hữu “vị thế lớn” tại Jito, nhóm staking pool lớn nhất của Solana.

Tính đến tháng 12, hơn 93% các validator Solana sử dụng phần mềm của Jito để tối ưu hóa lợi nhuận từ việc xây dựng block, theo Jito Labs.

Các đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh các công ty quản lý tài sản đang kêu gọi cơ quan quản lý Mỹ phê duyệt quỹ ETF cho SOL trên các sàn giao dịch tại Mỹ. Đồng thời, các nhà phát hành ETF cũng đang đề xuất cho phép staking tài sản tiền điện tử trong ETF để tăng lợi suất.

Bloomberg Intelligence dự báo khả năng các quỹ ETF cho SOL được thông qua trong năm 2025 đạt khoảng 70%.

Xem giá SOL tại đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

Vương Tiễn

@media only screen and (min-width: 0px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width:320px;
height: 100px;
}
}
@media only screen and (min-width: 728px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width: 728px;
height: 90px;
}
}

<!–

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9396f898-bdeb-47ae-a501-d2e9ad9db5c0”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9d2f13cb-6193-4689-a858-211e53c79360”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

–>

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *