Chuyên mục lưu trữ: Kiến thức

Kiến thức về cách sử dụng Sàn giao dịch, Công cụ và kinh nghiệm Đầu tư tiền mã hoá. Hướng dẫn sử dụng các sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu như: Binance, OKX, Kucoin, MEXC…Với các bước: Mở tài khoản, chọn phương thức thanh toán và bắt đầu giao dịch.

Đầu tư tiền mã hoá là một trong những xu hướng kiến thức được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hoạt động đầu tư này cũng đi kèm với rủi ro rất lớn. Nếu như chưa có kinh nghiệm, nhiều vốn thì chuyên mục này sẽ giúp bạn. 

Layer 2 là gì? Toàn tập về Layer 2 và cơ hội “mỗi năm một lần”

Khi các mua Airdrop đang diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, người người đi tìm cho mình một Hidden Gem cực tiềm năng và sự chú ý dồn hẳn vào các Layer 1 mới nổi như Aptos hay Sui mà quên đi rằng Layer 2 cũng là một mảng tiềm năng không hề yếu kém so với các Layer 1. Tuy nhiên, để thật sự hiểu rõ Layer 2 là gì và đưa ra quyết định đầu tư thì hãy cùng TienMaHoa tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây nhé!

Đầu tiên chúng ta cần biết Layer 1 là gì?

Theo một cách hiểu đơn giản thì Blockchain Layer 1 là một nền tảng cơ sở hạ tầng và là nơi dùng để xác thực và hoàn thiện giao dịch mà không bị ảnh hưởng hưởng bởi một blockchain khác.

Một ví dụ cụ thể: Ethereum và Bitcoin đều là blockchain layer 1 bởi vì nó đáp ứng điều kiện là: 

  • Đây là một blockchain cơ sở mà các Dapp hoặc các Layer 2 có thể được xây dựng trên.

Vậy để đáp ứng được nhu cầu của Dapp và các Layer 2 thì bản thân là Layer phải đáp ứng và xử lý được các giao dịch và nhu cầu sử dụng của người dùng khi tương tác và tích hợp với Layer 1.

Ngoài ra, đặc điểm chính của Layer 1 là có:

  • Một mạng lưới các node để bảo mật và xác thực.
  • Một mạng lưới của block producers.
  • Một blockchain sở hữu lịch sử của dữ liệu giao dịch.
  • Một blockchain sở hữu cơ chế đồng thuận riêng.

Vậy Layer 2 là gì?

Blockchain Layer 2 hay gọi tắt là Layer 2 là tên gọi chung cho các giải pháp được phát triển trên Layer 1 nhằm mở rộng mạng lưới nhưng không thay đổi những đặc tính tốt trên Layer 1 mà nó phụ thuộc.

Mặc dù Layer 2 đều có thể triển khai trên bất kỳ blockchain nào nhưng tại thời điểm hiện tại chỉ có các Layer 2 thuộc hệ sinh thái của Ethereum mới thật sự thu hút được các nhà đầu tư và sự quan tâm của người dùng.

Tại sao Layer 2 lại chỉ tập trung phát triển trên Ethereum mà không phải là một blockchain khác như BNB Chain, Solana, Avalanche?

Bởi vì tổng giá trị mà toàn hệ sinh thái của Ethereum lớn hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái còn lại.

Cách mà Layer 2 giải quyết các vấn đề của Layer 1

Vấn đề chung của Layer 1

Không thể phủ định rằng mặc dù các Layer 1 là một nền tảng cho các Dapp xây dựng nên phải đảm bảo lấy sự bảo mật và tính phi tập trung của blockchain nên khả năng mở rộng là một vấn đề rất lớn đối, đặc biệt là với Ethereum blockchain.

Nguyên nhân gây ra sự hạn chế này là do mỗi giao dịch trên blockchain cần có sự xác thực của những node đang được vận hành, giao dịch được thông qua khi node cho phép. Nhưng khi số lượng lớn người dùng cùng sử dụng nền tảng mà số lượng node xác thực có hạn thì sẽ gây ra hiện tượng nghẽn mạng và gia tăng phí giao dịch.

Trên thực thế thì không chỉ riêng blockchain Layer 1 Ethereum gặp vấn đề với việc mở rộng với tốc độ xử lý giao dịch khoảng 25 giao dịch/giây, còn Bitcoin cũng chỉ có thể xử lý khoảng 7 giao dịch/giây. Các chain khác như BNB Chain, Avalanche,… cũng thường xuyên bị tắt nghẽn do khối lượng giao dịch tăng đột biến, và cũng do nghẽn mạng nên việc phí tăng là điều không tránh khỏi.

Tất cả những vấn đề được nêu trên làm tăng nhu cầu phát triển các giải pháp giúp mở rộng mạng lưới và Layer 2 được phát triển để đáp ứng nhu cầu đó.

Cách mà Layer 2 mang lại giải pháp cho Layer 1

Theo định hướng phát triển của các Layer 2 đều có những điểm chung như sau:

  • Tăng khả năng xử lý giao dịch nhằm mở rộng băng thông, giảm tắc nghẽn mạng lưới.
  • Giảm chi phí cho người dùng bằng nhiều phương pháp khác nhau.
  • Bảo lưu lại khả năng bảo mật và phi tập trung từ Layer 1 và gia tăng khả năng mở rộng hơn.

Theo dự định thì các Layer sẽ đáp ứng được các nhu cầu nhưng trên thực tế thì các vấn đề này vẫn còn chưa giải quyết triệt để.

Ví dụ: Về vấn đề bảo mật thì cơ chế Optimistic Rollups của Optimism vẫn còn là một vấn đề khá lớn, và tốc độ giao dịch của ZK-Rollups còn chậm so với nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, hai giải pháp này vẫn nhận được sự chú ý nhất tại hiện tại của cộng đồng. Điều này cho thấy quá trình để Layer 2 trở nên hoàn mỹ vẫn còn là một quãng đường dài.

Điều thứ hai là sự di chuyển tài sản giữa các Layer 2 (chỉ Layer 2 trên Ethereum) vẫn còn hạn chế rất lớn, cụ thể là thời gian di chuyển tài sản và phí giao dịch.

  • Nếu không sử dụng Bridge thì người dùng cần sử dụng Ethereum như một trạm trung chuyển tài sản của bạn, nhưng điều này sẽ tốn kha khá thời gian và tiền bạc của bạn dù Ethereum đã giảm đi phần nào phí giao dịch.
  • Nếu sử dụng các công cụ như Bridge hoặc các sản phẩm tương tự, bạn sẽ không tốn thời gian, chi phí sử dụng cũng giảm nhưng so với một giao dịch thông thường thì nó vẫn khá là lớn.

Điều này dẫn đến kết quả là dòng tiền từ Ethereum đi qua Layer 2 và chảy ngược về Ethereum chứ không di chuyển sang các Layer 2 khác vì tính hạn chế trong thời gian và chi phí giao dịch. Cũng bởi vì thế, nếu hệ sinh thái của một Layer 2 nào đó không còn hấp dẫn sẽ dẫn đến vấn đề thanh khoản yếu dần và biến mất. Nếu xảy ra những việc như vậy thường xuyên thì cơ sở hạ tầng của DeFi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các giải pháp Layer 2

Mặc dù có những điểm yếu như được nêu trên, nhưng không thể phủ định sự cố gắng thay đổi và tiến bộ công nghệ của những giải pháp Layer 2 qua thời gian. 

Ngoài ra, Ethereum đã cập nhật EIP-4844 và bản cập nhật này có thể giúp giảm thiểu được lượng phí gas tiêu tốn trong hệ sinh thái Ethereum, đặc biệt là với các giải pháp Rollups. Bên cạnh đó, các giải pháp ZK-Rolups thậm chí còn làm tốt hơn khi có mức gas thấp hơn 40-100 lần so với Layer-1 của Ethereum.

Cũng bởi vì bản cập nhật EIP-4484 nên sự chú ý của các nhà đầu tư phần lớn sẽ tập trung vào các Layer 2 sử dụng cơ chế Rollups và đặc biệt là zk-Rollups bởi vì hầu hết các dự án sử dụng phương pháp zk-Rollups vẫn chưa có token và dự kiến sẽ có những đợt airdrop “khủng”.

Optimistic Rollups

Mô tả mô hình hoạt động của Rollups

Tổng quan

Optimistic Rollups là một giải pháp đầy tiềm năng dành cho các mục đích mở rộng các hợp đồng thông minh trên Ethereum trong thời gian ngắn. Optimistic Rollups sở hữu Optimistic Virtual Machine (OVM) cho phép những gì làm được trên Ethereum đều có thể làm được trên OVM.

Đặc điểm:

  • Bởi vì Optimistic Rollups tuân thủ EVM và Solidity, nên cung cấp cho các nhà phát triển chức năng tương tự như Ethereum Layer 1.
  • Layer 1 có nhiệm vụ lưu trữ tất cả dữ liệu giao dịch, làm cho nó trở thành một giải pháp an toàn và phi tập trung.

Dự án nổi bật bao gồm:

Optimism

Optimism là một giải pháp layer 2 mở rộng cho Ethereum được phát triển nhằm giúp người dùng giảm phí giao dịch và tăng tốc độ giao dịch để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Optimism được xây dựng dựa trên công nghệ Optimistic Rollups.

Arbitrum

Arbitrum là một giải pháp layer 2 được thiết kế để cải thiện các hợp đồng thông minh Ethereum mà cụ thể là giúp tăng tốc độ và khả năng mở rộng của chúng, đồng thời bổ sung các tính năng bảo mật bổ sung để khởi động. 

  • Airdrop: Đã hoàn thành.

ZK-Rollups

Cơ chế hoạt động của ZK-Rollups. Nguồn: CoinMarketCap

Tổng quan

Giải pháp Zero-knowledge hay còn gọi là ZK-Rollups có khả năng “Rollups” hàng trăm giao dịch ra off-chain và tạo ra các bằng chứng mật mã SNARK. Đây được coi là bằng chứng hợp lệ và được lưu trên Layer 1 – Ethereum.

Đặc điểm:

  • ZK-Rollups giảm lượng dữ liệu cần thiết để xác thực khối, cho phép hoàn thành nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.
  • Không có sự chậm trễ trong việc chuyển tiền từ Layer 2 sang Layer 1 bằng ZK-Rollups. Điều này là do hợp đồng ZK-rollup trước đây đã xác minh tính hợp pháp của tiền thông qua bằng chứng hợp lệ.
  • Các cuộc tấn công, hack sẽ không thể ảnh hưởng đến ZK-rollups.
  • Vì dữ liệu vẫn được giữ ở Layer 1 nên mạng vẫn giữ được trạng thái phi tập trung và an toàn.

Dự án nổi bật bao gồm:

zkSync

zkSync là giải pháp layer-2 thuộc nhóm zk-Rollups và được phát triển bởi đội ngũ của Matter Labs. Triển khai mainnet từ tháng 06/2020, zkSync đã giúp xử lý 4 triệu giao dịch (tính đến thời điểm bài viết).

StarkNet: 

StarkNet là một giải pháp Layer-2 được xây dựng và phát triển từ năm 2018, mục tiêu là mở rộng và khắc phục những điểm yếu của Ethereum.

  • Airdrop: Airdrop cho những người chạy node giai đoạn đầu của dự án.

Giải pháp Layer 2 khác

Plasma

Plasma là framework xây dựng DApps có thể mở rộng trên Ethereum được đề xuất bởi Vitalik Buterin và Joseph Poon.

Plasma Chain là blockchain hoàn toàn riêng biệt nhưng lại “được neo” vào Ethereum Mainnet nhưng các giao dịch sẽ được thực hiện off-chain với cơ chế hoàn toàn khác biệt với Ethereum.

Cấu trúc của Plasma cho phép tạo ra vô số các chuỗi khối con (child chain) có khả năng hoạt động độc lập, giao tiếp, tương tác với chuỗi khối gốc Ethereum bằng cách kết hợp các hợp đồng thông minh và Merkle-Tree.

Cơ chế Merkle-Tree cho phép tạo ra vô số các lớp các Child chain này có thể hoạt động và tạo ra ra các Child chain nữa giảm tải băng thông từ các Parent Chain (bao gồm Ethereum Mainnet). Tuy nhiên, dù các chain này có được một số bảo mật từ Ethereum (thông qua các bằng chứng gian lận – fraud proofs), tính bảo mật và hiệu quả của blockchain này bị ảnh hưởng bởi một số hạn chế về thiết kế

Các dự án sử dụng giải pháp Plasma hiện có là Loom Network và OMG Network. Tuy nhiên nhìn chung giai đoạn này những dự án sử dụng cơ chế Plasma không có qua nhiều ấn tượng nổi bật để thu hút ánh nhìn từ cộng đồng nhà đầu tư.

Channel

State Channel  có thể được hiểu là một giao thức ngang hàng (P2P Protocol). Giao thức dạng này sẽ cho phép 2 hoặc nhiều người tham gia vào việc giao dịch và đưa kết quả giao dịch cuối cùng lên Blockchain.

Trong quá trình giao dịch, họ sẽ sử dụng Multisig wallet hoặc Multisig contract để quản lý.

Hai giao dịch này bao gồm:

  • Giao dịch đầu tiên mở ra kết nối giữa blockchain layer 1 và Channel Layer 2
  • Giao dịch thứ hai là giao dịch đóng kết nối giữa Blockchain Layer 1 và Layer 2

Từ đó Channel có thể loại bỏ hầu hết phần lớn các dữ liệu giao dịch không cần thiết ra khỏi Blockchain Layer 1 để tăng khả năng lưu trữ mỗi khối và tiết kiệm phí giao dịch.

Các dự án sử dụng cơ chế này là Bitcoin Lightning Network và Celer Network.

Validium

Validium là một giải pháp mở rộng khá tương tự với giải pháp zk-Rollups nhưng lại không có lưu dữ liệu giao dịch trên Ethereum Mainnet.

Mặc dù có rất nhiều nghi ngờ về tính khả dụng và độ tin cậy của phương pháp này, nhưng  vẫn không thể phủ định rằng phương pháp Validium có thể dẫn đến những cải tiến lớn về khả năng mở rộng với ~ 9.000 giao dịch trên một giây.

Immutable X là một dự án nổi bật trong mảng này.

Tạm kết

Tại thời điểm như hiện tại, các sự kiện như EIP-4844 đã diễn ra, zkSync sắp Mainnet, StarkNet delay phát hành token, Arbitrum công cố snapshot và liên tục cập nhật Role trong Guild.xyz, Optimism sắp Airdrop đợt 2.

Tất cả những sự kiện trên tất cả như đều tập trung về mảng Layer 2 trên Ethereum như báo hiệu một sự kiện gì đó sắp bùng nổ mạnh mẽ trong thị trường Crypto này. Vậy nên, có lẽ cơ hội sẽ tập trung quanh các dự án Layer 2, đặc biệt là các giải pháp Rollups mới sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư nhất.

Mọi thông tin trong bài viết đều là những thông tin do TienMaHoa tổng hợp nghiên cứu và không được cấu thành lời khuyên đầu tư. TienMaHoa không chịu trách nhiệm với bất kỳ rủi ro trực tiếp và gián tiếp nào. Chúc các bạn thành công!

Theo Brian

Coin68

Top các trang web về tiền mã hoá mà nhà đầu tư cần biết

Thị trường tiền mã hoá (cryptocurrency) là nơi có rất nhiều cơ hội hấp dẫn và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Đối với những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường, nếu không tỉnh táo sẽ mất tiền như chơi.

Dù là newbie mới vào hay các trader đã có kinh nghiệm, nếu muốn sống sót trong thị trường này bạn cần trang bị cho mình đủ kiến thức và kỹ năng để không trở thành mồi cho “cá mập”.

Nhận thức được nhu cầu đó, hôm nay TienMaHoa muốn chia sẻ tới các bạn những website về crypto cực hữu ích, cung cấp thông tin và kiến thức từ bao quát đến chi tiết về thị trường để bạn có thể tự tin đầu tư và biến rủi ro thành cơ hội, thậm chí là cơ hội đổi đời cho mình nhé!

Website về tin tức tiền điện tử với Coindesk

Nếu bạn đã từng chơi hoặc ít nhất là tìm hiểu về chứng khoán thì sẽ biết tin tức (News) đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với giá của chúng. Crypto cũng vậy và thậm chí là còn nhạy hơn.

Mỗi thông tin từ luật pháp, các tổ chức tài chính lớn cho tới hành động của các cá voi (whales – người sở hữu lượng lớn token/coin), dòng tiền,… đều ảnh hưởng trực tiếp đến biến động giá.

Do đó, để sống sót trong thị trường này bạn cần phải trang bị cho mình sự “nhạy” về News.

Coindesk là trang web về tiền điện tử chuyên các thông tin về Bitcoin và tiền kỹ thuật số, bao gồm cả dữ liệu về giá. CoinDesk mang tới bạn tất cả tin tức tài chính mới nhất liên quan tới tiền điện tử. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tìm thấy bảng tỉ giá, tính năng lập biểu đồ và thông báo dành riêng cho BitcoinEthereum. Mặc dù vậy, điểm tuyệt nhất của CoinDesk vẫn là mảng tin tức.

Giao diện Coindesk

Vì là trang tin tức nước ngoài nên ngôn ngữ được sử dụng trên Coindesk là tiếng Anh. Nếu bạn không thạo tiếng anh thì có thể sử dụng Google Dịch nhé!

Truy cập vào trang news của Coindesk tại: coindesk.com/news

Website về dữ liệu giá trong Crypto 

Cho dù bạn là người cũ hay người mới tìm hiểu về crypto thì cũng nên thường xuyên cập nhật tình hình biến động về giá cả, khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua và giá trị vốn hóa của thị trường tiền điện tử.

Sau khi đã có kiến thức và tham gia trade, những người mới sẽ có xu hướng lên các sàn họ đang sử dụng để kiểm tra giá. Tuy nhiên nếu sàn không list coins & token đó thì liệu bạn sẽ check như thế nào? Vì vậy mình muốn giới thiệu tới bạn một số trang web cơ bản mình thường dùng để check giá: 

CoinMarketCap

Coinmarketcap là 1 website uy tín và lâu đời nhất, cập nhật thống kê liên tục giá trị vốn hóa của thị trường tiền điện tử. Bạn có thể dùng nó để check biến động giá lên, xuống của đồng coin/token. 

Giao diện CoinMarketCap

Ngoài ra, 3 yếu tố bạn cần để ý trên CoinMarketCap vì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều là: 

  • Total Market Cap: Total Market Cap là tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền điện tử. Điều này sẽ cho bạn biết độ lớn hiện tại của toàn bộ thị trường tiền điện tử.
  • Volume 24h: 24h Vol cho bạn biết tổng khối lượng giao dịch của toàn bộ thị trường tiền điện tử trong một ngày và được tính theo USD. Đồng thời, khi nhìn vào volume giao dịch của một đồng coin bất kỳ, bạn sẽ biết được tính thanh khoản của đồng coin đó là cao hay thấp.
  • BTC Dominance: Là chỉ số thể hiện ưu thế, tầm ảnh hưởng của Bitcoin so với toàn thị trường. Đồng thời nó cũng cho bạn biết được dòng dịch chuyển nguồn vốn hóa thị trường.

Truy cập vào CoinMarketCap tại: coinmarketcap.com

CoinGecko

Tương tự như CoinMarketCap, CoinGecko là website/ứng dụng cho phép người dùng theo dõi giá cả, biến động trong thị trường Crypto một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Ra đời sau CoinMarketCap, CoinGecko được nâng cấp thêm một số tính năng giúp người dùng có được thông tin với độ hiển thị chính xác nhất.Website về crypto dùng để check giá – CoinGecko

Hiện tại giá hiển thị trên CoinGecko được đánh giá khá chính xác với thời gian thực. Giao diện người dùng của website này cũng khá thân thiện và dễ sử dụng. Vì vậy đây cũng là một sự lựa chọn tốt cho bạn.

Truy cập vào CoinGecko tại: coingecko.com/vi 

Website về biểu đồ giá trong Crypto 

Nếu phân tích cơ bản bạn dựa vào các dữ liệu về dòng tiền, vốn hóa và dự án thì biểu đồ giá đóng vai trò quan trọng, giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình phân tích kỹ thuật.

Biểu đồ giá giúp bạn theo dõi được sự dịch chuyển của giá token trong nhiều khoảng thời gian. Một số trang web cho phép người dùng quan sát biểu đồ đó là:

Tradingview

Tradingview là nơi cho phép bạn theo dõi biểu đồ của tất cả token và là công cụ tích hợp các chức năng hỗ trợ bạn trong quá trình phân tích kỹ thuật chuyên sâu. Ngoài ra, nó còn là một mạng xã hội mà tại đó các trader sẵn sàng chia sẻ, cập nhật liên tục các biến đổi của thị trường tiền điện tử cũng như chứng khoán cho nhau.

Công cụ biểu đồ Tradingview

Truy cập vào Tradingview tại: tradingview.com

DexGuru

DexGuru là một nền tảng giao dịch dành cho các trader. Nó kết hợp phân tích on-chain (trên chuỗi) và cho phép giao dịch trực tiếp trên nền tảng.

Vì vậy, thay vì phải dùng 1 website để xem chart (biểu đồ), 1 website dành cho dữ liệu on-chain và 1 cái khác cho giao dịch thì DexGuru là sự lựa chọn 3 trong 1. Nếu bạn ưa thích sự tiện lợi thì không nên bỏ qua nền tảng này nhé.

Truy cập vào DexGuru tại: dex.guru

Website về các dữ liệu on-chain của Crypto 

Dữ liệu on-chain là những dữ liệu được ghi nhận trên blockchain. Nói một cách dễ hiểu là những dữ liệu liên quan đến dòng tiền, phí gas, chi tiết về những giao dịch, địa chỉ ví và các hoạt động tương tác với smart contract.

Dữ liệu on-chain là những dữ liệu trung thực và rõ ràng nhất nên bạn sẽ có được những thông tin chính xác nhất đang diễn ra trên thị trường. Bạn cũng có thể biết được thói quen, suy nghĩ của các nhóm đối tượng bao gồm Cá voi, Cá mập, trader nhỏ lẻ,… Từ đó đoán được hành vi của họ trong tương lai và đưa ra quyết định đầu tư cho chính mình.

Các trang web về dữ liệu on-chain khá phổ biến trong giới crypto: 

Santiment

Santiment là một nguồn cấp dữ liệu tiền điện tử cho các nhà đầu tư một cách khách quan, giúp họ phân tích tình trạng và hoạt động của Blockchain. 

Nếu bạn muốn tìm kiếm dữ liệu về các Altcoin, đặc biệt là các dự án được phát triển trên Ethereum thì Santiment là nơi bạn không nên bỏ qua. Bởi nó cung cấp thông tin của hầu hết tất cả các Altcoin trên thị trường. Các thông tin đó thường bao gồm: Tổng nguồn cung và phân phối, các Cá voi, holder dài hạn, định giá mạng lưới,…

Truy cập vào Santiment tại: santiment.net

Giao diện Santiment

Lưu ý: Bạn cần phải đăng ký trả phí nếu muốn sử dụng đầy đủ các tính năng phân tích của Santiment.

Glassnode

Glassnode là nhà cung cấp thông tin, dữ liệu blockchain uy tín và tập trung chủ yếu vào phân tích dữ liệu Bitcoin (BTC).

Cũng vì nó tập trung vào ít đồng coin hơn nên nó bao gồm rất nhiều chỉ số để phân tích. Bao gồm từ tổng địa chỉ hoạt động, số dư, dòng tiền ra/ vào, các giao dịch phái sinh, tổng lời/lỗ, miner, phí giao dịch, tổng nguồn cung,…

Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể biết được tâm lý và hành vi thị trường đối với tài sản kỹ thuật số lớn nhất là Bitcoin theo từng thời kỳ sẽ như thế nào.

Giao diện Glassnode thân thiện với người dùng, thông tin được hiển thị rõ ràng dễ hiểu. Nếu thật sự quan tâm nhiều đến BTC thì đây là một nơi đáng tin cậy dành cho bạn.

Glassnode cho phép bạn sử dụng miễn phí một số tính năng phổ biến, tuy nhiên để sử dụng các chỉ số và công cụ nâng cao thì bạn cũng cần đăng ký và trả phí.

Giao diện Glassnode

Truy cập vào Glassnode tại: studio.glassnode.com

CryptoQuant

Nếu Glassnode tập trung vào BTC, Santiment tập trung Altcoin thì CryptoQuant là nơi tập trung vào phân tích coin top được nhiều người quan tâm.

CryptoQuant cung cấp dữ liệu toàn diện về các giao dịch tiền điện tử. Nó bao gồm dữ liệu thị trường, dữ liệu on-chain, các chỉ báo ngắn hạn/dài hạn Bitcoin, Ethereum, stablecoin và token ERC20.

Giao diện CryptoQuant

Tính năng chính của CryptoQuant là cung cấp dữ liệu in flow, out flow và net flow trên các sàn giao dịch và dữ liệu liên quan tới Cá voi, miner và hoạt động tiền điện tử của họ.

Điều đặc biệt ở CryptoQuant đó là cung cấp hoàn toàn miễn phí cho tất cả các dịch vụ. Nhưng cũng vì thế mà dữ liệu ít hơn, phù hợp với các phân tích cơ bản hơn là phân tích chuyên sâu.

Truy cập vào CryptoQuant: CryptoQuant.com

Dune Analytics

Một cái tên khác cũng vô cùng nổi bật với người dùng crypto và thích các số liệu on-chain đó là Dune Analytics. Đây là công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu on-chain cực kì hiệu quả. Bạn có thể tìm kiếm, tạo và chia sẻ các phân tích dữ liệu Ethereum blockchain một cách miễn phí. Sau này khi các blockchain khác phát triển, Dune Analytics chắc chắn sẽ mở rộng thêm phạm vi phân tích của mình.

Theo mình thì nhược điểm mà website này có đó là sự hạn chế dữ liệu khi chỉ tập trung vào blockchain Ethereum. Tuy nhiên chính vì tập trung chuyên sâu nên sẽ có đa dạng dữ liệu hơn cho người dùng cùng việc tham khảo ý tưởng sáng tạo mà người dùng khác chia sẻ trên nền tảng. Quan trọng hơn là bạn được sử dụng free mà không mất bất kỳ chi phí phát sinh nào.

Truy cập vào Dune Analytics tại đây: https://duneanalytics.com/home

Giao diện Dune Analytics

Theo Alice

MarginAtm

SINSO là gì? Tìm hiểu thông tin dự án SINSO

Xu hướng mà chúng ta sẽ chứng kiến ​​là Internet cuối cùng sẽ đến với người dùng. Trong kiến ​​trúc web 2.0, cơ sở dữ liệu back-end, lưu trữ đám mây và logic mã được triển khai một cách tập trung.

SINSO là gì?

HTTP là một giao thức không trạng thái, tức là máy chủ không giữ lại bất kỳ trạng thái nào tại thời điểm giao dịch với máy khách. thế giới Web 3.0 là một thế giới mà người dùng có quyền kiểm soát tài sản dữ liệu của họ và thế giới được tạo ra một cách chủ động. Ví dụ, trong Brave Browser , khi người dùng lướt Internet, trình duyệt sẽ giới thiệu quảng cáo cho người đọc và đồng thời sẽ trả lại một phần doanh thu cho người đọc. Nó tiêu thụ dữ liệu của người dùng và tạo ra doanh thu cho người dùng cùng một lúc.

SINSO là một cơ sở hạ tầng Filecoin layer2 + dựa trên hệ sinh thái Web 3.0. Sau khi năng lực của mạng Filecoin được xây dựng, một loạt phần mềm trung gian và các cơ sở hạ tầng khác nhau cần được phát triển cho các ứng dụng DAPP để thực hiện chuyển đổi hoàn toàn sang web 3.0, vốn vẫn chưa hoàn chỉnh trong hệ sinh thái Filecoin. SINSO cho phép các nhà phát triển ứng dụng xây dựng các ứng dụng trong hệ sinh thái Filecoin một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời cộng tác với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để thúc đẩy sáng kiến ​​Filecoin plus.

Mục tiêu dự án

Về cơ bản, SINSO đang làm việc với cơ sở hạ tầng của lớp giữa của Filecoin , là lớp 2 của Filecoin. Việc hoàn thành việc xây dựng năng lực của mạng Filecoin (mô hình kinh tế đã vượt qua “đường cơ sở” vào tháng 4 năm nay) đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên bùng nổ phát triển hệ sinh thái ứng dụng. Do Filecoin vẫn còn thiếu rất nhiều công cụ trung gian chất lượng , và Filecoin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chung của các DAPP về mặt hiệu quả và hiệu suất, việc chuyển đổi từ Web2.0 sang Web3.0 vẫn còn một chút khó khăn, và đó là lý do sự không hoàn hảo của hệ sinh thái Filecoin mang lại cho Sinso một cơ hội lớn.

Ưu điểm dự án

SINSO cung cấp 4 thành phần sản phẩm chính.

SINSO Getway

SINSO Getway cung cấp giao diện API tiêu chuẩn thu thập dữ liệu, bao gồm giao diện giao thức truyền thông dành riêng cho ngành, xử lý trước dữ liệu và mô-đun tính toán quyền riêng tư thông qua API tiêu chuẩn cho việc trao đổi dữ liệu cá nhân và tổ chức. SINSO Getway đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu và làm cho quá trình thu thập hiệu quả hơn. Nhóm SINSO cũng sẽ cung cấp thêm tài nguyên LDN (giới hạn dữ liệu lớn) đã được áp dụng và chia sẻ với các thợ đào để đẩy nhanh việc triển khai các ứng dụng khai thác dữ liệu hiệu quả.

Để có thể cải thiện hiệu quả của SINSO Getway, chúng tôi cũng cung cấp lớp bộ nhớ đệm dữ liệu nóng phân tán để xây dựng Khai thác dữ liệu nóng để những người xây dựng DAPP không cần phải bận tâm đến việc xây dựng các nút đầy đủ IPFS gần đó không an toàn.

Sử dụng SINSO Getway, chúng tôi có thể xây dựng các ứng dụng lưu trữ phân tán chuyên nghiệp. SINSO gần đây đã phát hành thành phần Filecoin Lớp 2 đầu tiên dựa trên SINSO Getway và chúng tôi đã phát triển ứng dụng đầu tiên của mình dựa trên SINSO Getway: DicomNetwork. Đây là dự án mã nguồn mở y tế dựa trên Filecoin đầu tiên cho mạng lưu trữ toàn cầu và nền tảng chẩn đoán cho bác sĩ và bệnh nhân. DicomNetwork hoạt động dựa trên web3.storage của Filecoin, có thể đạt được để xây dựng các ứng dụng web và cung cấp cho người dùng quyền truy cập miễn phí vào mạng Filecoin để lưu trữ dữ liệu và truy xuất dữ liệu.
DicomNetwork là một nghiên cứu điển hình tuyệt vời dựa trên Filecoin layer2 – SINSO Getway – DicomNetwork có thể hoàn thành các tương tác với Filecoin một cách hiệu quả dựa trên sự hỗ trợ mạnh mẽ từ SINSO Getaway. SINSO DicomNetwork đang thực hiệnnhững thứ có giá trị nhất theo khái niệm MOOM (y học trực tuyến mở rộng rãi). Giao thức truyền thông Dicom 3.0 được đóng gói bởi SINSO Getway về mặt lý thuyết có thể đưa dữ liệu y tế trị giá hàng chục tỷ đô la vào hệ sinh thái Filecoin.

SINSO DAPP cube

SINSO DAPP cube là phần mềm trung gian của ứng dụng. Mô-đun tư vấn trực tuyến SINSO DAPP là trường hợp ứng dụng của khối lập phương SINSO DAPP. SINSO DAPP cũng cung cấp một phần mềm trung gian theo FHIR (Fast Health Interoperability Resources) FHIR là một giao thức truyền thông tin y tế được tiêu chuẩn hóa để truyền điện tử giữa các ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực y tế. nó có thể nhanh chóng giao tiếp với các hệ thống thông tin y tế chính thống nhất trên thế giới.

Mạng lưới các nhà tài trợ SINSO

Mạng lưới các nhà tài trợ SINSO là một mô hình nền kinh tế khuyến khích dựa trên mô hình phân tích dữ liệu kiểu hình sâu sắc và một hệ thống phần mềm trung gian để giao dịch dữ liệu. Tự động hóa việc đối sánh những người mua dữ liệu và cung cấp các ưu đãi cho những người khai thác lưu trữ và những người đóng góp có liên quan. NFT cung cấp nhiều mẫu dữ liệu ngành khác nhau và tổng hợp tài nguyên của người mua dữ liệu, cho phép người dùng, tổ chức nghiên cứu và những người khác tận dụng và hiện thực hóa tài sản dữ liệu tốt hơn.

SINSO DAC

SINSO DAC là một khuôn khổ hợp đồng để quản trị và khuyến khích cộng đồng, và sự kết hợp của SINSO DAC và SINSO Donors Network cho phép tạo ra các công ty chỉ số dữ liệu trong tương lai dựa trên các bộ sưu tập NFT. SINSO DAC là một công cụ cần phải có để xây dựng các thực thể kinh doanh phân tán do cộng đồng quản lý nhằm khai thác giá trị to lớn từ các tài sản dữ liệu theo cách thức tập thể.

Lộ trình

Thông số kỹ thuật

Mã thông báo SINSO được sử dụng cho hệ sinh thái dữ liệu Web3.0. Là một phương tiện thanh khoản để sản xuất, lưu trữ, giao dịch, khuyến khích, kiểm toán, lưu thông tài sản dữ liệu và NFT, nó cũng có thể được sử dụng cho các quyền và lợi ích dịch vụ và chiết khấu, cam kết thanh khoản, khai thác, v.v.

Số liệu Token

  • Tên mã thông báo: SINSO
  • Mã: Đang cập nhật…
  • Blockchain:  BSC
  • Tiêu chuẩn mã thông báo: BEP 20
  • Hợp đồng: Đang cập nhật…
  • Loại mã thông báo:   Tiện ích, Quản trị
  • Tổng cung:  100.000.000
  • Nguồn cung đang lưu hành: Đang cập nhật…

Phân bổ Token

Bán Token

Đang cập nhật…

Lịch trình phát hành Token

Đang cập nhật…

Trường hợp sử dụng Token

Đang cập nhật…

Thị trường và cộng đồng

Thị trường

Filecoin là hệ sinh thái web 3.0 quan trọng nhất thế giới, với hơn 10 EB công suất được xây dựng, hơn 10 tỷ đầu tư vào cơ sở phần cứng và một hệ sinh thái gồm hơn 90 dự án – ứng dụng, công cụ dành cho nhà phát triển và cơ sở hạ tầng có thể được xây dựng trên web; Hơn 200 dự án mới tham gia hệ sinh thái thông qua hackathons và bàn đạp ga.

Chúng ta có thể coi Filecoin như một nền kinh tế hải đảo, nơi những người tham gia cùng nhau sản xuất hàng hóa và dịch vụ được lưu trữ có giá trị và xuất khẩu chúng đi khắp thế giới. Điều này tạo ra một mô hình kinh tế rất độc đáo, nơi các nhà phát triển và tổ chức thương mại có thể lấy những gì họ cần từ một “nền kinh tế hải đảo”, nơi mọi sáng tạo đều có thể dựa trên cơ sở hạ tầng do những người khác xây dựng và nơi các ứng dụng đẳng cấp thế giới có thể được xây dựng nhanh chóng với việc tái sử dụng công cụ và tài nguyên.

Cộng đồng

Những người ủng hộ

Đội

Nhóm SINSO được thành lập vào tháng 10 năm 2020. Là nhà cung cấp dịch vụ đám mây SaaS hình ảnh y tế hàng đầu, các thành viên cốt lõi đã phục vụ hơn 500 tổ chức y tế và hơn 80.000 bác sĩ hình ảnh y tế .

Người dùng / tổ chức thu thập dữ liệu thông qua SINSO Getway, truyền dữ liệu liên quan đến sức khỏe / y tế vào NFT trong SINSO DAPP, thực hiện các giao dịch tại Mạng lưới các nhà tài trợ SINSO và nhận ra giá trị chuyển giao của dữ liệu y tế.

SINSO xây dựng hệ sinh thái SINSO DAC dựa trên công nghệ WEB3 và cùng thúc đẩy xã hội loài người bước vào kỷ nguyên chăm sóc y tế phi tập trung.

Đối tác & Nhà đầu tư

Kết luận

Nhiều sản phẩm như thế này sẽ xuất hiện trong tương lai, cho phép người dùng tham gia vào hoạt động của công ty. Trong quá trình nâng cấp và lặp lại nền kinh tế chia sẻ, ranh giới của công ty đang bị xóa nhòa và chúng tôi sẽ xây dựng một tổ chức kinh doanh phân tán với kiến ​​trúc là DAO và DAC. Bất kỳ ai cũng có thể xây dựng công việc kinh doanh lâu dài của riêng mình bất cứ lúc nào dựa trên mạng phân tán và lưu trữ nguồn cung ứng cộng đồng ẩn danh của các thợ đào. Là một mạng lưu trữ và phân phối dữ liệu mới, sứ mệnh của mạng Filecoin là tạo ra một nền tảng phân tán, hiệu quả và mạnh mẽ cho thông tin của con người. SINSO có thể là một dự án rất hứa hẹn cho những người nắm giữ lâu dài vì dịch vụ dữ liệu là cốt lõi của web 3.0 trong tương lai.

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này.

5 chỉ báo mà các trader có thể sử dụng để biết khi nào thị trường gấu Bitcoin kết thúc


Thị trường tăng giá đã biến mất và mùa đông tiền điện tử kéo dài chắc chắn đang khiến các trader phải rùng mình. Giá Bitcoin đã giảm xuống mức thấp thậm chí hơn cả mong đợi của phe gấu và một số nhà đầu tư có thể đang vò đầu bứt tai, tự hỏi làm thế nào để BTC sẽ quay trở lại sau đợt sụt giảm nghiêm trọng này.

Giá đang giảm hàng ngày và câu hỏi hiện tại trong tâm trí của mọi người là:

“Khi nào thị trường chạm đáy và thị trường gấu sẽ kéo dài bao lâu?”.

Mặc dù không thể dự đoán chính xác thời điểm thị trường gấu kết thúc, nhưng nghiên cứu các xu hướng giảm trước đó cung cấp một số thông tin chi tiết về giai đoạn này.

Dưới đây là 5 chỉ báo mà các trader sử dụng để biết khi nào mùa xuân sắp đến.

Ngành công nghiệp tiền điện tử bắt đầu phục hồi

Một trong những dấu hiệu cổ điển cho thấy mùa đông tiền điện tử bắt đầu suy yếu trên toàn hệ sinh thái là các công ty tìm cách cắt giảm chi phí để tồn tại trong thời gian ngắn sắp tới.

Các tiêu đề tin tức trong suốt năm 2018 và 2019 ngập tràn thông báo sa thải từ những người chơi lớn trong ngành, bao gồm các công ty công nghệ như ConsenSys và Bitmain, cũng như sàn giao dịch như Huobi và Coinfloor.

Gần đây, đã xuất hiện nhiều thông báo tương tự như Coinbase giảm 18% nhân viên và Gemini giảm 10% đang được quan tâm. Tuy nhiên, do thị trường gấu hiện tại chỉ mới bắt đầu, các quyết định sa thải nhiều khả năng tăng cao. Như vậy, sẽ còn quá sớm để coi số liệu này là bằng chứng cho thấy thị trường gấu đang suy giảm.

Một dấu hiệu tốt báo hiệu mùa xuân đang về là các công ty bắt đầu thuê lại và dự án mới ra mắt với nhiều thông báo tài trợ đáng chú ý. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ các quỹ đang bắt đầu quay trở lại hệ sinh thái và thời kỳ tồi tệ nhất của thị trường gấu đã qua.

Theo dõi SMA 200 tuần của Bitcoin lật thành kháng cự hoặc hỗ trợ

Một phát triển kỹ thuật đã nhiều lần báo hiệu kết thúc thời kỳ giảm giá trong lịch sử của Bitcoin là khi giá trượt dưới đường trung bình động đơn giản (SMA) 200 tuần và sau đó tăng trở lại trên nó.

Biểu đồ BTC 1 tuần | Nguồn: Twitter

Như được hiển thị trong các khu vực đánh dấu bằng mũi tên màu tím trên biểu đồ, các trường hợp giá BTC giảm dưới đường SMA 200 tuần (màu xanh lam nhạt) và sau đó tăng trở lại trên đó xảy ra trước xu hướng tăng trên thị trường.

Giá BTC phục hồi vững chắc trở lại trên giá thực tế (là tổng giá mua tất cả Bitcoin và được thể hiện bằng đường màu xanh lá cây trong biểu đồ trên) cũng có thể được sử dụng để xác nhận bổ sung xu hướng thị trường đang chuyển biến tích cực.

RSI là vua dự đoán đáy

Một chỉ báo kỹ thuật khác có thể cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm đạt các mức thấp nhất của thị trường gấu là chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).

Cụ thể hơn, những thị trường gấu trước đây đã chứng kiến RSI của Bitcoin rơi vào vùng quá bán và giảm dưới điểm 16 vào khoảng thời gian BTC thiết lập mức thấp.

Biểu đồ Bitcoin 1 ngày | Nguồn: TradingView

Dựa vào hai trường hợp được đánh dấu ở trên bằng các vòng tròn màu cam, xác nhận mức thấp nhất sẽ không xảy ra cho đến khi chỉ báo RSI leo trở lại trên 70 vào vùng quá mua, báo hiệu gia tăng nhu cầu một lần nữa quay trở lại thị trường.

Giá trị thị trường so với giá trị thực

Giá trị thị trường so với giá trị thực (MVRV) Z-score là một chỉ báo được thiết kế để “xác định các giai đoạn mà Bitcoin được định giá quá cao hoặc quá thấp so với “giá trị hợp lý” của nó”.

MVRV Z-score | Nguồn: LookIntoBitcoin

Đường màu xanh lam trên biểu đồ đại diện cho giá trị thị trường hiện tại của Bitcoin, đường màu cam đại diện cho giá thực tế và đường màu đỏ là Z-score “test độ lệch chuẩn giúp rút ra các điểm cực trong dữ liệu giữa giá trị thị trường và giá trị thực”.

Như đã thấy trên biểu đồ, các thị trường gấu trước đây trùng với Z-score dưới 0,1, được đánh dấu bằng dải màu xanh. Khởi đầu xu hướng tăng mới sẽ không được xác nhận cho đến khi chỉ báo tăng trở lại trên mốc 0,1.

Dựa trên hiệu suất lịch sử, số liệu này cho thấy Bitcoin có nhiều bất lợi hơn trong tương lai gần, kéo theo sau đó là một khoảng thời gian dài của hành động giá đi ngang.

Hệ số nhân trung bình động trong 2 năm

Một số liệu cuối cùng có thể cung cấp cách đơn giản để các nhà đầu tư Bitcoin biết khi nào thị trường gấu kết thúc là hệ số nhân trung bình động 2 năm. Chỉ báo này theo dõi đường trung bình động (MA) 2 năm và nhân 5x MA 2 năm với giá Bitcoin.

Hệ số nhân MA 2 năm | Nguồn: LookIntoBitcoin

Bất cứ khi nào giá BTC giảm dưới đường MA 2 năm, thị trường sẽ đi vào lãnh thổ gấu. Một khi giá tăng trở lại trên đường MA 2 năm, xu hướng tăng sẽ xảy ra sau đó.

Mặt khác, giá leo lên trên đường MA 2 năm x5 báo hiệu thị trường bò toàn diện và cho thấy thời điểm thích hợp để chốt lời.

Các trader có thể sử dụng số liệu này để tìm kiếm thời điểm tích lũy tốt (đánh dấu bằng các khu vực bóng mờ màu xanh) hoặc có thể đợi cho đến khi giá BTC vượt trên MA 2 năm như một tín hiệu cho thấy thị trường gấu kết thúc.

Cho dù trader chọn áp dụng các chỉ báo nêu trên theo cách nào, điều quan trọng cần nhớ là không có chỉ báo nào là hoàn hảo và luôn có rủi ro giảm giá nhiều hơn.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Bẫy gấu trong giao dịch tiền điện tử là gì và làm thế nào để tránh nó?


Bẫy gấu là gì?

Là tiền đề dẫn đến short-squeeze, bẫy gấu (bear trap) là một hình thức bán có sự thông đồng của các trader nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát để giảm tạm thời giá của một tài sản.

Thông thường, các trader mới rất nhạy với biến động giá khi giao dịch trên những thị trường như cổ phiếu, hàng hóa, trái phiếu hoặc thậm chí tiền điện tử.

Mặc dù thường có những lời khuyên nên tiếp tục đầu tư trong dài hạn để vượt qua những đợt biến động như vậy, nhưng giá đảo chiều có thể gây bối rối cho thậm chí cả trader giàu kinh nghiệm nhất. Điều quan trọng là phải xác định các dấu hiệu đảo chiều giả, thay đổi hướng giá nhất thời, trước khi tiếp tục xu hướng cơ bản để tránh trở thành nạn nhân của chúng.

Biến động gia tăng thậm chí có thể bẫy các trader ngắn hạn thực hiện nhiều giao dịch để cố gắng bắt kịp thị trường, dẫn đến hầu hết bị lỗ sâu và gây mất niềm tin vào tài sản.

Trong một thị trường đang có xu hướng đi lên, động thái giảm đột ngột có thể kích hoạt biến động và buộc những người tham gia phải thanh lý các khoản nắm giữ dài hạn hoặc Short tài sản với hy vọng kiếm được một khoản tiền nhanh chóng. Động thái đảo ngược nếu do một nhóm nhà đầu tư bán tháo gây ra thì có thể là tạm thời và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian cần thiết để họ mua lại những tài sản đã bán với giá thấp hơn.

Được gọi là bẫy gấu, hình thức thao túng thị trường này đánh lừa những người tham gia bi quan tin rằng giá đảo chiều cho thấy bắt đầu xu hướng giảm nhưng thực tế thì giá sẽ khôi phục xu hướng tăng mạnh mẽ trước đó sau khi giảm.

Short là một hình thức bán tài sản để mua lại sau đó với giá thấp hơn, có tính chất cực kỳ đầu cơ trong những giai đoạn biến động như vậy và khiến các trader theo hướng giảm giá phải chịu rủi ro cực lớn. Vì bẫy gấu thường xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn nên các nhà đầu tư dài hạn cũng có thể chịu áp lực bán tạm thời và mất một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận của họ.

Bẫy gấu hoạt động như thế nào trong thị trường tiền điện tử?

Tương tự về cơ chế như với các loại tài sản khác, bẫy gấu trong thị trường tiền điện tử thu hút cả vị thế giảm và tăng giá, thường kèm theo rủi ro không tương xứng.

Bẫy gấu được sử dụng để mô tả cả cơ chế và đảo chiều ngắn hạn chỉ ra sự bắt đầu của một xu hướng giảm không đúng. Trong thị trường tiền điện tử, nó được xem là hình thức thao túng thị trường do một nhóm các trader nắm giữ số lượng coin phối hợp thực hiện.

Theo đó, xu hướng bán tập trung vào một token khiến giá của nó giảm xuống và ảnh hưởng đến những người tham gia bán lẻ khác tin rằng xu hướng tăng đã kết thúc. Hệ quả là nhiều nhà đầu tư gấp rút bán coin của họ, dẫn đến giá giảm mạnh hơn nữa trong vài giờ hoặc vài ngày cho đến kết thúc.

Thông thường, ngay khi giá phá vỡ dưới mức thấp được giữ trước đó, các nhóm trader đứng sau tất cả sẽ tiến hành mua lại số lượng đã bán với mức thấp hơn và điều này kích hoạt động thái tăng mạnh, bẫy hàng loạt vị thế giảm giá.

Để hạn chế thua lỗ, các trader có vị thế Short sẽ đổ xô mua. Theo đó, động lực mua càng lớn thì giá sẽ pump càng mạnh hơn nữa. Vì vậy, bằng cách bán ở mức giá cao hơn và mua lại tất cả các vị thế đã bán ở mức giá thấp hơn, nhóm trader hoặc những người đặt bẫy gấu dự định thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch mà không ảnh hưởng đến số lượng tiền kỹ thuật số họ đã nắm giữ trong thời gian dài.

Bẫy gấu và short-sell

Short-sell tiền điện tử hoặc tạo các vị thế Short thông qua công cụ thị trường khác là tiền đề để hình thành bẫy gấu.

Giống với các loại tài sản khác như những cổ phiếu được giao dịch thường xuyên, các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin có thể bị Short bằng nhiều cơ chế khác nhau như short-sell, giao dịch margin (ký quỹ) hoặc giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn của coin. Những cách này thường được các trader có nhiều kinh nghiệm và nhà đầu tư tổ chức sử dụng để bảo vệ vị thế của họ trên thị trường thứ cấp và có thể bảo vệ khoản đầu tư trong trường hợp đảo ngược thị trường hoặc xu hướng.

Do đó, short-sell hoặc Short bằng bất kỳ phương tiện nào có sẵn là một thực tế phổ biến nhưng diễn ra với khối lượng chỉ bằng một phần nhỏ khối lượng giao dịch token chính. Tuy nhiên, khi được thực hiện trên quy mô lớn, Short một loại tiền điện tử như BTC có thể tạo ra áp lực giảm đáng kể lên giá của nó do làm tăng tâm lý sợ hãi trên hầu hết thị trường.

Các chỉ báo kỹ thuật như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) có thể cho biết một loại tiền điện tử bước vào lãnh thổ gấu, sau đó kích hoạt bán tháo rộng rãi hơn do các nhà đầu tư bán lẻ ít hiểu biết muốn loại bỏ rủi ro. Nếu tâm lý này duy trì và giá trượt dưới các mức hỗ trợ chính, nó có thể thu hút nhiều nhà đầu tư giảm giá đặt lệnh Short. Điều này sẽ trở thành cơ hội sinh lợi cho nhiều tổ chức giao dịch lớn và dẫn đến bẫy gấu gây thiệt hại cho các vị thế Short ban đầu.

Do đó, bẫy gấu bắt đầu bằng short-sell từ một loạt các nhà đầu tư có số lượng token lớn và kết thúc khi họ đóng các vị thế phái sinh, mua lại vị thế đã Short hoặc kết hợp cả hai.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu vị thế Short hoặc short-sell nhưng việc thông đồng với những người tham gia khác để thao túng giá bị coi là bất hợp pháp ở các thị trường như Hoa Kỳ và có thể bị nhiều cơ quan trung ương khác nhau trừng phạt.

Bẫy gấu là tăng hay giảm giá?

Bằng cách bao gồm cả động thái giảm xuống và tăng lên, bẫy gấu có thể được các trader giao dịch giảm giá và tăng giá bằng cách sử dụng các chiến lược hoàn toàn khác nhau, tạo ra các kết quả khác nhau.

Theo nghĩa đúng nhất, bẫy gấu khiến trader và những người tham gia thị trường như ngồi trên chảo lửa, vì nó liên quan đến việc tài sản thay đổi động lực trái ngược với xu hướng tăng chính trước khi nhanh chóng đảo chiều một lần nữa để tiếp tục hành trình đi lên.

Nếu sau đó giá của tài sản tiếp tục vượt khỏi mức kháng cự liền kề, đó có thể là một dấu hiệu tích cực và được hiểu là tín hiệu mua của trader lạc quan. Ngoài ra, những người có lập trường tăng giá có thể áp dụng chiến lược đồng thời bán quyền chọn mua và quyền chọn bán ở các mức giá quan trọng để mang lại lợi nhuận trong một phạm vi giá rộng.

Đối với một trader theo hướng giảm giá, đảo ngược xu hướng đầu tiên có thể được hiểu là một dấu hiệu để bán, yêu cầu phân tích phần thưởng rủi ro hợp lý và cực kỳ thận trọng phải để tránh mất vốn. Điểm vào lệnh để thực hiện một vị thế Short cần phải được tính đúng thời điểm nên việc giao dịch bẫy gấu trở nên rất khó đối với trader theo xu hướng giảm giá.

Bất kỳ sai sót nào trong việc nhận diện tiếp tục xu hướng tăng giá có thể là thảm họa đối với các vị thế giảm, đặc biệt nếu chúng được short-sell hoặc sử dụng đòn bẩy.

Làm thế nào để xác định và tránh bẫy gấu?

Là một bài toán khó đối với các trader mới bắt đầu, bẫy gấu có thể được nhận ra bằng cách sử dụng các công cụ biểu đồ có sẵn trên hầu hết các nền tảng giao dịch và cần phải thận trọng.

Trong hầu hết các trường hợp, nên sử dụng nhiều chỉ báo giao dịch và công cụ phân tích kỹ thuật như RSI, các mức Fibonacci, chỉ báo khối lượng để xác định bẫy gấu. Chúng có khả năng xác nhận xu hướng đảo chiều sau một thời gian giá đi lên nhất quán là đúng hay chỉ đơn thuần để mời gọi Short.

Bất kỳ xu hướng giảm nào cũng phải được khối lượng giao dịch cao thúc đẩy để loại trừ khả năng thiết lập bẫy gấu. Nói chung, nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm giá thoái lui ngay dưới mức hỗ trợ quan trọng, không đóng dưới các mức Fibonacci quan trọng và khối lượng thấp là những dấu hiệu cho thấy bẫy gấu đang hình thành.

Đối với các nhà đầu tư tiền điện tử có nhu cầu rủi ro thấp, tốt nhất nên tránh giao dịch trong thời gian đảo chiều giá đột ngột và không có cơ sở trừ khi hành động giá và khối lượng xác nhận đảo ngược xu hướng dưới mức hỗ trợ quan trọng.

Hodl trong thời gian như vậy là hợp lý và tránh bán trừ khi giá trượt dưới mức mua ban đầu hoặc mức stop-loss. Ngoài ra, sẽ rất hữu ích nếu hiểu được cách tiền điện tử và toàn bộ thị trường phản ứng với tin tức, tâm lý hoặc thậm chí là tâm lý đám đông.

Bắt tay vào thực hiện những điều này có thể khó hơn nhiều so với tưởng tượng, đặc biệt là khi hầu hết các loại tiền điện tử đều biến động mạnh hiện nay.

Mặt khác, nếu bạn muốn thu lợi nhuận từ động thái đảo ngược xung lực, tốt hơn là nên tham gia hợp đồng quyền chọn bán thay vì short-sell hoặc trở thành long seller. Điều này là do short-sell hoặc bán quyền chọn mua có thể khiến trader gặp rủi ro không giới hạn nếu tiền điện tử tiếp tục xu hướng tăng, ngược lại với vị thế quyền chọn bán.

Trong chiến lược thứ hai, các khoản lỗ được giới hạn ở mức phí chênh lệch đã trả và không liên quan đến bất kỳ vị thế tiền điện tử Long nào được giữ từ trước đó. Đối với các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm lợi nhuận mà không muốn rủi ro cao, tốt hơn hết là nên tránh giao dịch trong thời kỳ bẫy gấu.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Minh Anh

Theo Cointelegraph

5 sai lầm phổ biến cần tránh trong thị trường gấu


Dưới đây là 5 trong số những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải trong thị trường gấu tiền điện tử. Bạn đã phạm sai lầm nào chưa?

Thị trường gấu có thể tàn bạo đối với các nhà đầu tư mới nếu không có đủ kinh nghiệm. Mức độ biến động giá thường mạnh hơn rất nhiều so với các thị trường cổ phiếu truyền thống và không có gì lạ khi một số coin giảm 90% (hoặc nhiều hơn) so với giá trị cao nhất mọi thời đại của chúng.

Không có đủ kiến thức hoặc trải nghiệm thị trường gấu lần đầu tiên có thể khiến nhà đầu tư mắc nhiều sai lầm. Với suy nghĩ này, học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm ở các chu kỳ trước, cũng như xác định những sai lầm này có thể hạn chế thua lỗ và các rào cản tâm lý.

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhất mà giới trader và nhà đầu tư thường mắc phải trong thị trường gấu tiền điện tử và cách phòng tránh.

Bán hoảng loạn

Hoảng loạn đương nhiên là tồi tệ. Điều này là do khi chúng ta hoảng sợ, tâm lý sẽ trở nên sợ hãi và lo lắng dữ dội. Nó thường là phản ứng đối với mối nguy hiểm hiện có. Khi điều này xảy ra, chúng ta có xu hướng dễ bị mất kiểm soát và đưa ra các quyết định không hợp lý, thiếu logic.

Trong lĩnh vực giao dịch và đầu tư, bán hoảng loạn đề cập đến hành động bán tháo tiền điện tử trên diện rộng vì sợ hãi, tin đồn hoặc nói chung là một phản ứng thái quá thay vì phân tích lý do và lập kế hoạch cẩn thận.

Đầu tư vào tiền điện tử là một hành động nên dựa trên các số liệu hợp lý, khách quan hơn là cảm xúc. Ví dụ, Bitcoin phần lớn được coi là vàng kỹ thuật số – kho lưu trữ giá trị và được đánh giá cao trong thời gian tồn tại. Nhiều người đầu tư vào nó với mục đích duy trì sức mua cho tiền của họ, đặc biệt là trong thời điểm lạm phát cao khi các loại tiền fiat có xu hướng mất giá với tốc độ nhanh hơn. Nếu đây là lý do chính cho khoản đầu tư, có thể họ sẽ ưu tiên khung thời gian dài hạn và lý do duy nhất để bán là các yếu tố cơ bản thay đổi hoặc Bitcoin không làm tròn vai trò của nó.

Tuy nhiên, những gì chúng ta thấy trong thực tế là nhiều người bắt đầu bán BTC trên thị trường khi giá chớm giảm. Họ quên (hoặc không thừa nhận ngay từ đầu) rằng nhiều người coi BTC là tài sản rủi ro và hầu hết hết đồng ý như vậy, ít nhất là tại thời điểm viết bài. Do vậy, trong thời kỳ kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thanh lý BTC trước khi thanh lý các tài sản khác mà họ cho là an toàn hơn, đẩy giá giảm xuống.

Trong những đợt bán tháo rầm rộ, nhiều nhà đầu tư hoảng sợ. Đây là điều hoàn toàn bình thường nhưng cũng có khả năng là sai lầm phổ biến nhất.

Hãy nhớ rằng không có tài sản nào đi lên theo đường thẳng vì sẽ có nhiều va chạm trong suốt cuộc hành trình.

Dưới đây là biểu đồ Bitcoin trong 10 năm qua:

Nguồn: CoinMarketCap

Đúng vậy, Bitcoin dễ biến động hơn rất nhiều so với S&P 500, nhưng đã tăng trưởng với tỷ lệ lịch sử. Tuy nhiên, điều chỉnh cũng thảm khốc không kém và quan trọng là không được làm mất đi lý do chính mà nhà đầu tư tham gia từ đầu.

Cố chấp HODL

Mặc dù nên tránh bán hoảng loạn, nhưng không có nghĩa là không bao giờ bán. Chấp nhận việc đầu tư nhầm nơi và gạt bỏ cái tôi của mình sang một bên cũng quan trọng không kém. Rất nhiều người “cố chấp HODL”, nghĩa là họ hình thành cảm xúc gắn bó với khoản đầu tư cũng như lý do trước đó bất kể sự thất bại đang cận kề.

Đây là điều đã xảy ra với nhiều người vào năm 2017 và 2018 – khi bùng nổ ICO đạt đến đỉnh điểm. Nhiều nhà đầu tư tham gia từ đầu đạt được lợi nhuận đáng kể, nhưng không nhận ra chúng có tham vọng theo đuổi ROI thậm chí còn cao hơn. Sau đó, khi tiền điện tử của họ bắt đầu sụp đổ, họ cố chấp không bán vì tin vào khả năng phục hồi.

Thực tế, rất nhiều altcoin mất hơn 90% giá trị kể từ ATH không có khả năng quay lại các mức này. Đừng sợ cắt lỗ và rời đi.

Giao dịch quá nhiều

Điều này cũng liên quan nhiều đến việc xử lý sai cảm xúc. Giao dịch quá nhiều thường là hậu quả của một số trường hợp như hối tiếc vì đã đọc sai luận điểm đầu tư, bỏ lỡ cơ hội, mong muốn bù lại các khoản lỗ trước đó…

Điểm chung của tất cả những điều trên là thúc đẩy trader ra quyết định dựa trên cảm xúc. Hãy nhớ rằng thị trường không quan tâm đến cảm xúc của bạn, các biểu đồ chỉ trình bày trực quan thông tin và việc diễn giải thông tin này như thế nào là tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, đây là một quá trình dựa trên sự khách quan và không có chỗ cho cảm xúc phát triển.

Ngoài ra, bạn phải trả thêm phí giao dịch khi tham gia và thoát khỏi giao dịch. Nếu bạn không quản lý đúng cách, mức chi trả có thể tăng lên khá nhanh.

Cố gắng tính thời gian giá chạm đáy

Cố gắng tính thời gian giá chạm đáy là sai lầm phổ biến khác mà những người mới thường mắc phải. “BTC vẫn còn chỗ để giảm giá, tôi sẽ mua sau đó” không phải là câu nói hiếm gặp trên thị trường. Sau đó, một trong hai điều dưới đây sẽ xảy ra:

1. Bitcoin giảm giá, nhưng họ không bao giờ mua, (một lần nữa) nghĩ rằng còn nhiều dư địa để giảm.

2. Bitcoin không bao giờ giảm giá và họ không mua vì nghĩ “giá sẽ giảm lần cuối”.

Nhưng cần cân nhắc điều này. Hãy tưởng tượng Bitcoin đang giao dịch ở mức 10.000 đô la và bạn nghĩ nó sẽ giảm xuống 8.000 đô la trong đợt sụp đổ 20% tiếp theo. Bạn không mua và sau đó Bitcoin tiếp tục tăng giá theo đường parabol, đạt 100.000 đô la. Bây giờ hãy tự hỏi bản thân – 20% đó có đáng không?

Trong đợt sụp đổ do Covid vào tháng 3/2020, khi BTC trượt dưới 4.000 đô la, nhiều người cho là điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra khi thế giới đang đứng trước bờ vực thảm họa kinh tế do đóng cửa toàn cầu và bùng phát đại dịch. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, BTC tăng vọt, đạt mức cao nhất 69.000 đô la 1 năm sau đó.

Vấn đề là không ai biết thị trường sẽ đi đến đâu tiếp theo, tất cả chỉ là những phỏng đoán qua phân tích. Do đó, nếu bạn không phải là trader chuyên nghiệp, một trong những chiến lược tốt nhất có thể sử dụng là Trung bình chi phí đô la (DCA).

Cụ thể, hãy chia nhỏ số tiền dự định đầu tư thành nhiều đợt và đầu tư thường xuyên – ví dụ: 2 tuần 1 lần hoặc 1 tháng 1 lần. Theo đó, giá mua sẽ ở mức trung bình và giảm thiểu rủi ro.

Không chú ý đến sức khỏe tinh thần

Từ tất cả những điều trên, rõ ràng tinh thần là điều tối quan trọng. Không có số tiền nào đáng để bạn phải hy sinh sự vui vẻ của mình. Giờ đây, tiền điện tử đã phần nào bước vào các phương tiện đầu tư chính thống và phải nâng cao điều này khi ngày càng có nhiều người tham gia giao dịch cũng như đầu tư vào tiền điện tử.

Một trong những điều dễ dàng có thể làm là đầu tư lâu dài nếu có niềm tin tiền điện tử sẽ mãi tồn tại. Nếu bạn nghĩ Bitcoin là vàng kỹ thuật số và sẽ thay thế vàng truyền thống, tại sao lại lo lắng khi giá tăng hoặc giảm 10%?

Nếu bạn nghĩ Ethereum sẽ là nền tảng phổ biến trên toàn thế giới được hàng trăm nghìn nhà phát triển và người dùng sử dụng trên khắp thế giới, liệu bạn mua nó với giá 1.000 hay 1.100 đô la có quan trọng không?

Trong thị trường gấu, giá có xu hướng giảm đến mức cực đoan và mọi người thường thấy lợi nhuận trên giấy của họ giảm dần. Nếu đúng như vậy, chắc chắn sẽ rất đau khi mất đi số tiền đổi đời nhưng hãy nhớ không có số tiền nào xứng đáng với sức khỏe của bạn.

Trên đây là một số sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải trong thị trường gấu, nhưng không phải là lời khuyên tài chính. Mục đích của nội dung này chỉ là để giải trí và cung cấp sự hiểu biết. Đầu tư vào tiền điện tử có rủi ro thua lỗ vốn rất cao. Bạn có thể mất tất cả những gì bạn đã đầu tư. Do đó, đừng bao giờ bỏ vào số tiền nhiều hơn mức bạn sẵn sàng và có thể mất.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Minh Anh

Theo CryptoPotato

Tất tần tật về thanh lý tiền điện tử


Trong vài tháng qua, thanh lý là chủ đề được nhắc đến thường xuyên nhất trên các mặt báo khắp không gian tiền điện tử. Bài viết này sẽ giải thích thanh lý là gì trong khung cảnh crypto, bao gồm cách thức xảy ra và làm sao để tránh gặp phải tình trạng như vậy.

Thanh lý tiền điện tử là gì?

Thanh lý là việc trader hoặc người cho vay tài sản buộc phải đóng toàn bộ hoặc một phần vị thế margin (ký quỹ) ban đầu. Thanh lý xảy ra khi trader không thể đáp ứng phân bổ cho vị thế đòn bẩy và không có đủ tiền để duy trì hoạt động của giao dịch.

Vị thế đòn bẩy đề cập đến việc sử dụng tài sản hiện có để thế chấp cho một khoản vay, sau đó sử dụng tiền gốc đã cầm cố cùng số tiền vay để mua các sản phẩm tài chính nhằm tạo ra lợi nhuận lớn hơn.

Hầu hết các giao thức cho vay, chẳng hạn như Aave, MakerDAO và Abracadabra, đều có chức năng thanh lý. Vào ngày 18/6, khi giá ETH giảm, đã có 13 sự kiện thanh lý trên thị trường DeFi. Cùng ngày, các giao thức cho vay thanh lý 10.208 ETH, với số tiền thanh lý là 424 triệu đô la.

Giá trị ETH thanh lý theo giao thức | Nguồn: Footprint Analytics

Số lượng ETH thanh lý theo giao thức | Nguồn: Footprint Analytics

Theo đó, các tổ chức hoặc nhà đầu tư lớn có thể mua tài sản thanh lý với giá chiết khấu và bán chúng trên thị trường để kiếm chênh lệch.

Tại sao lại xảy ra thanh lý tiền điện tử?

Trong DeFi, stake lending (cho vay stake) là khi người dùng cầm cố tài sản vào giao thức cho vay để đổi lấy tài sản đích và sau đó đầu tư lại lần thứ hai để kiếm thêm thu nhập. Về bản chất, đó là một hình thức phái sinh. Để duy trì sự ổn định lâu dài của hệ thống, giao thức cho vay sẽ thiết kế cơ chế thanh lý để giảm rủi ro cho giao thức.

Ví dụ, MakerDAO hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau như ETH, USDC và TUSD làm tài sản thế chấp để đa dạng hóa rủi ro của tài sản trong giao thức và điều chỉnh cung, cầu của DAI. MakerDAO đã thiết lập stake rate (tỷ lệ stake – được thế chấp vượt mức) là 150%. Tỷ lệ này xác định yếu tố kích hoạt thanh lý.

Cụ thể, khi giá ETH là 1.500 đô la, người vay stake 100 ETH vào MakerDAO Protocol (trị giá 150.000) và có thể vay đến 99.999 đô la DAI với stake rate 150% do nền tảng đặt ra. Tại thời điểm này, giá thanh lý là 1.500 đô la.

Nếu giá ETH giảm dưới 1.500 đô la, ETH sẽ đạt stake rate và dễ bị nền tảng thanh lý. Nếu vị trí bị thanh lý, nó tương đương với việc một người vay mua 100 ETH với giá 99,999 đô la.

Tuy nhiên, nếu người vay không muốn bị thanh lý nhanh chóng, có một số cách để giảm rủi ro.

– Vay dưới 99.999 đô la DAI.

– Trả lại DAI đã vay và các khoản phí trước khi kích hoạt thanh lý.

– Tiếp tục stake thêm ETH trước khi kích hoạt thanh lý, giảm tỷ lệ stake rate.

Ngoài việc đặt ra tỷ lệ cầm cố 150%, MakerDAO cũng đặt ra quy tắc phạt 13% khi thanh lý. Nói cách khác, những người vay đã bị thanh lý sẽ chỉ nhận được 87% tài sản nạp vào. 3% tiền phạt sẽ được chuyển cho người thanh lý và 10% cho nền tảng. Mục đích của cơ chế này là khuyến khích người vay theo dõi tài sản đảm bảo của họ để tránh bị thanh lý và bị phạt.

Thanh lý ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

Khi thị trường tiền điện tử thịnh vượng, các vị trí cao cấp và nặng ký của tổ chức và người dùng quy mô lớn là “liều thuốc trấn an” cho tất cả các nhà đầu tư. Trong xu hướng giảm hiện tại, những người thúc đẩy thị trường tăng giá trước đây trở thành những con thiên nga đen, nắm giữ các tài sản phái sinh có thể bị thanh lý bất cứ lúc nào. Điều đáng sợ hơn nữa là trong một hệ thống on-chain minh bạch, có thể thấy số lượng tiền điện tử bị thanh lý trong nháy mắt.

Đối với các tổ chức

Một khi bị thanh lý hoàn toàn, nó có thể kích hoạt phản ứng theo chuỗi trên các giao thức, tổ chức liên quan và những bên khác, ngoài việc mang lại áp lực bán nhiều hơn. Bởi vì các giao thức, tổ chức này buộc phải gánh chịu chênh lệch thua lỗ giữa vị thế cho vay và tài sản thế chấp, đẩy họ vào vòng xoáy tử thần.

Ví dụ, khi stETH mất chốt, tổ chức CeFi Celsius đã bị ảnh hưởng rất nhiều, làm trầm trọng thêm các vấn đề thanh khoản và thúc đẩy lượng lớn người dùng rút tiền hàng loạt. Tổ chức đã buộc phải bán stETH để đáp ứng nhu cầu của người dùng và mua lại tài sản. Cuối cùng, họ không thể chịu được áp lực, dẫn đến phải tạm dừng dịch vụ rút và chuyển tiền. Đổi lại, Three Arrows Capital đã vay một khoảng lớn từ Celsius và khó khăn của Celsius trong việc tự bảo vệ chắc chắn sẽ làm căng thẳng tài sản tại Three Arrows Capital cho đến khi sụp đổ.

Đối với các giao thức DeFi

Khi giá của tiền tệ giảm và giá trị của tài sản mà người dùng stake trong nền tảng trượt dưới đường thanh lý (cơ chế thiết lập thanh lý sẽ khác nhau giữa các nền tảng), các tài sản staked sẽ bị thanh lý. Tất nhiên, người dùng sẽ nhanh chóng bán các tài sản rủi ro để tránh bị thanh lý trong thời kỳ suy thoái. Điều này cũng ảnh hưởng đến TVL (tổng giá trị bị khóa) trong DeFi, giảm 57% trong 90 ngày qua.

TVL DeFi | Nguồn: Footprint Analytics

Nếu giao thức không thể chịu được áp lực của bank run (rút tiền hàng loạt), nó cũng sẽ đối mặt với những rủi ro tương tự như tổ chức.

Đối với người dùng

Khi tài sản của người dùng bị thanh lý, ngoài việc mất tài sản nắm giữ, họ còn phải chịu phí hoặc hình phạt do nền tảng quy định.

Kết luận

Cũng như các thị trường tài chính truyền thống, tiền điện tử có tính chu kỳ tương đương. Thị trường bò không tồn tại mãi mãi và thị trường gấu cũng vậy. Ở mỗi giai đoạn, điều quan trọng là phải thận trọng và theo dõi tài sản để tránh bị thanh lý, có thể dẫn đến thua lỗ và vòng xoáy tử thần.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Minh Anh

Theo Cryptoslate

Tại sao nên đầu tư vào tiền điện tử trong suốt thị trường gấu?


Đầu tư vào tiền điện tử để phát triển thịnh vượng trong thị trường bò không quan trọng bằng việc tham gia vào thị trường gấu. Thị trường gấu tạo ra cơ hội làm giàu, trong khi thị trường bò chỉ mang lại nhiều tín hiệu nhiễu. Hầu hết các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực tiền điện tử trong thị trường bò không nhận ra đỉnh cao hơn và thấp hơn hạn chế tiềm năng lợi nhuận. Mặt khác, thị trường gấu thiết lập đáy thấp hơn và cao hơn, trở thành thời điểm thích hợp cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường tiền điện tử.

Dưới đây là lý do tại sao thị trường gấu có lợi cho nhà đầu tư và cách đánh giá cơ hội dài hạn thay vì lợi nhuận ngắn hạn.

Cơ hội tạo ra tài sản thế hệ?

Một câu hỏi mà mọi nhà đầu tư đều băn khoăn là “liệu có an toàn khi đầu tư trong thị trường gấu?” và câu trả lời ngắn gọn là có. Điều này không có nghĩa là đổ tiền một cách mù quáng vào bất kỳ coin nào. Trên thực tế, cần phải tuân theo các nguyên tắc đầu tư đã được kiểm nghiệm theo thời gian cùng với chiến lược quản lý danh mục đầu tư và rủi ro. Tuy không thể định thời gian cho thị trường nhưng với một số chiến lược cơ bản và kiến ​​thức kỹ thuật, trader có thể tận dụng tối đa thị trường gấu.

Chiến lược bình quân giá (DCA) là một trong những cách tiếp cận tuyệt vời để duy trì trong thị trường gấu. Cụ thể, nhà đầu tư liên tục đầu tư tiền với số lượng tương đương theo định kỳ. Cách tiếp cận này giúp cân bằng giá mua theo thời gian, tránh tình trạng trader đầu tư tất cả tiền vào crypto và giảm thiểu rủi ro thua lỗ lớn. Chiến lược khuyến khích tiết kiệm bằng cách tăng số dư danh mục đầu tư ngay cả khi giá đang giảm.

Một cách tiếp cận khác là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đa dạng hóa trong bối cảnh này đề cập đến việc danh mục đầu tư tiền kỹ thuật số tiếp xúc với hệ sinh thái DeFi. Đầu tư không chỉ giới hạn ở thị trường giao ngay trong khi hệ sinh thái DeFi cung cấp lợi nhuận trên nhiều loại coin, hay còn được gọi là yield farming (canh tác lợi nhuận). Ví dụ, nhà đầu tư có thể gửi ETH vào giao thức DeFi Aave và hưởng lợi nhuận cố định từ số tiền mà họ nắm giữ.

Thị trường gấu giống như “lửa thử vàng”. Mặc dù những thời điểm này rất khó có thể vượt qua, nhưng lịch sử cho thấy thị trường sẽ nhanh chóng phục hồi. Nếu một người đang đầu tư dài hạn, thị trường gấu sẽ là kỷ niệm đáng nhớ vì họ trở nên giàu có từ quá trình này.

Mặt lành mạnh của thị trường gấu

Mặc dù thị trường suy thoái thường gây đau đớn cho mọi người, nhưng chúng không ngăn cản sự phát triển. Ví dụ, thị trường gấu mới nhất rất khắc nghiệt, nhưng số lượng địa chỉ ETH mới không giảm đáng kể (chỉ -12%). Hơn nữa, blockchain layer 2 Arbitrum ghi nhận số lượng giao dịch on-chain hàng ngày cao hơn. Hoặc, siêu thị trường gấu năm 2017 đã sản sinh ra các giao thức DeFi hoạt động tốt nhất hiện nay.

Thị trường gấu cũng cho phép các nhà xây dựng tái tập trung xây dựng sản phẩm trở nên tốt hơn vì có ít dự án sở hữu yếu tố cơ bản kém đang làm chậm sự phát triển của không gian. Suy nghĩ cho dài hạn, lao động chăm chỉ và lập kế hoạch sẽ có nhiều cơ hội hơn để thống trị trong thị trường gấu khắc nghiệt. Tương tự như vậy, thị trường gấu loại bỏ các dự án yếu kém hoạt động cho có, gây xao nhãng hoặc lừa đảo thuần túy. Đồng thời, những khoảng thời gian khó khăn sẽ tìm ra nhà xây dựng đáng tin cậy và dự án mang lại lợi ích tuyệt vời.

Ví dụ, Umami là một dự án tiện ích đang được phát triển trong thị trường gấu này. Đây là giao thức DeFi cung cấp các kho tiền chiến lược tạo ra lợi nhuận dài hạn, được điều chỉnh theo rủi ro đối với các loại tiền điện tử cốt lõi như USDC, BTC và ETH. Exeno là một ví dụ khác về dự án cung cấp tiện ích thông qua nền tảng thương mại tiền điện tử. Nền tảng này là thị trường trực tuyến cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau và cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền kỹ thuật số. Nền tảng hoạt động dựa trên token gốc EXN, sẽ khả dụng thông qua IEO vào giữa tháng 9 và các nhà đầu tư có thể mua với giá chiết khấu.

Thị trường gấu là cửa ngõ tạo ra vận mệnh cho thị trường bò

Tóm lại, thị trường gấu cung cấp nhiều cơ hội hơn thị trường bò. Chỉ những người nhìn nhận nó qua lăng kính của một nhà đầu tư từng trải mới có thể tận dụng lợi thế. Cần phải phân tích rất nhiều yếu tố để tìm kiếm cơ hội. Để thực hiện thành thạo kỹ năng này, cần phải hiểu các nguyên tắc đầu tư cơ bản và nguyên lý của tiền điện tử. Thị trường gấu rất quan trọng, không chỉ để đầu tư mà còn để loại bỏ lừa đảo và dự án kém chất lượng. Ngoài ra, các nhân tài xây dựng và dự án thực tế sẽ có cơ hội chứng tỏ tiềm năng, giúp ngành công nghiệp tiền điện tử được công nhận xứng đáng. Nói cách khác, thị trường gấu là cửa ngõ duy nhất tạo ra vận mệnh cho thị trường bò.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Đình Đình

Theo FXStreet

3 cách để giao dịch Bitcoin và altcoin trong thị trường gấu


Hiện tại, thị trường rất đáng sợ và mặc dù nhiều khả năng xấu đi, nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà đầu tư phải ngồi ngoài và quan sát từ bên lề. Trên thực tế, lịch sử đã chứng minh rằng một trong những thời điểm tốt nhất để mua Bitcoin là khi không ai nói về nó.

Bạn có nhớ mùa đông tiền điện tử năm 2018–2020 không? Hầu như không ai còn nhắc lại, kể cả các phương tiện truyền thông chính thống nói về tiền điện tử theo cách tích cực hay tiêu cực. Chính trong xu hướng giảm và đi ngang kéo dài này, các nhà đầu tư thông minh đã tích lũy để chuẩn bị cho xu hướng tăng tiếp theo.

Tất nhiên, không ai biết “khi nào” đường parabol sẽ hướng lên, nhưng ví dụ này cho thấy rõ rằng tiền điện tử có thể đang ở trong thị trường gấu, nhưng vẫn có những chiến lược tuyệt vời để đầu tư vào Bitcoin.

Tích lũy thông qua chiến lược DCA

Sẽ rất hữu ích nếu bạn không quan tâm đến giá khi đầu tư vào tài sản trong dài hạn. Một nhà đầu tư bất khả tri về giá có khả năng miễn nhiễm với những biến động, xác định vài tài sản mà họ tin tưởng và tiếp tục thêm vào vị trí. Nếu dự án có nguyên tắc cơ bản tốt, trường hợp sử dụng tích cực, mạnh mẽ và mạng hoạt động lành mạnh, thì đầu tư theo chiến lược trung bình giá (DCA) sẽ có ý nghĩa hơn.

Lấy ví dụ từ biểu đồ dưới đây của DCA.BTC.

Kết quả DCA hàng tuần của Bitcoin | Nguồn: DCA.BTC

Các nhà đầu tư mua tự động 50 đô la BTC hàng tuần trong khoảng thời gian 2 năm vẫn có lợi nhuận vào hôm nay. Với DCA, không cần phải thực hiện giao dịch, xem biểu đồ hoặc chịu đựng áp lực tâm lý liên quan đến giao dịch.

Giao dịch theo xu hướng và Long ở các mức cực thấp

Ngoài chiến lược trung bình chi phí đô la ổn định, có quy mô hợp lý, nhà đầu tư nên tích lũy tiền và chờ đợi cơ hội mua thế hệ. Tham gia vào thị trường khi BTC đang bị quá bán sâu và tất cả các chỉ số ở mức cực đoan thường là một nơi tốt để mở lệnh Long giao ngay nhưng với ít hơn 20% số tiền bạn có.

Khi tài sản và các chỉ báo giá lệch chuẩn từ 2 mức trở lên, đã đến lúc nhà đầu tư bắt đầu thực hiện nghiên cứu. Một số trader đánh giá khung thời gian 3 ngày hoặc hàng tuần để xem khi nào tài sản điều chỉnh về mức hỗ trợ trong khung thời gian cao hơn hoặc mức cao nhất mọi thời đại trước đó như một dấu hiệu để đầu tư.

Đường trung bình động 200 tuần của Bitcoin | Nguồn: LookIntoBitcoin

Những người khác đánh giá khả năng BTC lật các đường trung bình động (MA) chính như DMA 118, WMA 200 và DMA 200 trở lại thành hỗ trợ. Những người cuồng tín phân tích on-chain thường theo dõi Puell Multiple, MVRV Score, chỉ báo Bitcoin Pi hoặc giá thực tế để xem khi nào đạt mức thấp nhất trong nhiều năm như một dấu hiệu về thời điểm mua.

Dù bằng cách nào, mở Long giao ngay trong thời gian bán tháo mạnh thường trở thành swing trade tốt hoặc thậm chí là điểm vào lệnh cho một vị thế dài hạn nhiều năm.

Không làm gì cả cho đến khi xu hướng thay đổi

Giao dịch trong thời kỳ thị trường gấu rất khó và việc bảo toàn vốn cũng như danh mục đầu tư là những ưu tiên hàng đầu. Vì lý do này, tốt nhất một số nhà đầu tư chỉ nên đợi xác nhận thay đổi xu hướng. Đã có người nói rằng “xu hướng là bạn”. Mọi người đều là thiên tài và trader xuất sắc trong thị trường bò, vì vậy hãy chờ đợi xu hướng tăng giá tiếp theo xảy ra và trở thành một thiên tài may mắn.

Xu hướng giảm, hợp nhất và thị trường gấu nổi tiếng là “chặt chém” các trader và giảm quy mô danh mục đầu tư. Vì vậy, sẽ không khôn ngoan nếu giao dịch ngược lại xu hướng trừ khi có phương pháp tích cực PNL để giao dịch trong xu hướng giảm và một số kỹ năng Short.

Đối với các nhà đầu tư crypto, điều quan trọng là không xa rời thế giới và luôn theo dõi thị trường chứng khoán. Nhiều trader có xu hướng chỉ tập trung vào thị trường tiền điện tử và đây là một sai lầm vì thị trường chứng khoán – giá BTC, ETH cho thấy tương quan chặt chẽ trong 2 năm qua. Trong bộ biểu đồ cần xem xét, sẽ là khôn ngoan nếu đặt các biểu đồ S&P 500, Dow Jones hoặc Nasdaq cùng với biểu đồ hàng ngày của BTC hoặc ETH.

Tương quan giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán | Nguồn: TheBlock

Trong lần đảo ngược xu hướng gần đây nhất, hành động giá BTC cho thấy dấu hiệu cảnh báo sớm rằng điều nguy hiểm đang đến gần khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ khuếch đại ý định tăng lãi suất. Rất dễ bị đánh lừa bởi những động thái nhỏ trên biểu đồ giá 4 giờ và hàng ngày của Bitcoin. Theo đó, nhiều người dễ bị thu hút vào một số vị trí khổng lồ dựa trên niềm tin BTC đang trên đà đảo chiều.

Theo dõi cấu trúc thị trường và hành động giá của các chỉ số chứng khoán lớn nhất sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức mạnh và thời gian của xu hướng tăng hoặc giảm của Bitcoin.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Minh Anh

Theo Cointelegraph