Tổng thống Donald Trump vừa ký Sắc lệnh hành pháp thành lập Quỹ Dự trữ Bitcoin Chiến lược, đánh dấu bước đi lịch sử đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu kho dự trữ Bitcoin cấp quốc gia. Đây được xem là động thái quyết đoán nhằm khẳng định vị thế của Mỹ trong cuộc đua toàn cầu về tiền điện tử và công nghệ blockchain.

Theo thông tin từ David Sacks – “Sa hoàng Crypto” của Nhà Trắng – Quỹ Dự trữ Bitcoin Chiến lược sẽ được cấp vốn bằng chính số Bitcoin mà chính phủ liên bang Mỹ đã thu giữ từ các vụ án hình sự và dân sự liên quan đến tài sản bị tịch thu. Điều này đồng nghĩa với việc người dân Mỹ không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào để hình thành quỹ dự trữ này.

Ước tính hiện tại, chính phủ Mỹ đang nắm giữ khoảng 200.000 BTC, tương đương hơn 18 tỷ USD theo giá thị trường. Sắc lệnh cũng yêu cầu tiến hành kiểm toán toàn diện để xác định chính xác khối lượng tài sản số mà liên bang đang sở hữu.

Đặc biệt, toàn bộ số Bitcoin chuyển vào Quỹ Dự trữ sẽ được bảo quản dài hạn như một tài sản lưu trữ giá trị, tương tự vàng tại Fort Knox, thay vì đem bán ra thị trường như trước đây. Theo Sacks, các thương vụ bán Bitcoin trong quá khứ đã khiến người nộp thuế Mỹ thiệt hại hơn 17 tỷ USD do bỏ lỡ mức tăng giá khổng lồ của tài sản này.

Hồi tháng 1, Bộ Tư pháp Mỹ từng được phép bán 198.000 BTC tịch thu từ Silk Road – chợ đen darknet bị đóng cửa từ năm 2013. Quyết định này bị cộng đồng tiền điện tử chỉ trích gay gắt vì tầm nhìn ngắn hạn, không tính đến giá trị lâu dài của Bitcoin.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn đang nắm giữ số Bitcoin tịch thu được và tương lai của khối tài sản này đã trở thành tâm điểm tranh luận kể từ khi Tổng thống Trump đắc cử hồi tháng 11.

Trump cam kết biến Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tiền điện tử và công nghệ blockchain, trong đó có việc lập quỹ dự trữ chiến lược và trao vị thế đặc biệt cho Bitcoin.

Giá Bitcoin đã phản ứng tiêu cực với tin tức trên, giảm mạnh từ $90.000 xuống chỉ còn $86.000, do đây chỉ là hành động đưa BTC có sẵn vào quỹ chứ không mua thêm, khiến trader hờ hững. Các altcoin lớn nằm trong danh mục dự trữ cũng bị bán tháo mạnh.

Biểu đồ giá BTC 1 giờ | Nguồn: TradingView

Không chỉ dừng lại ở Bitcoin, sắc lệnh của Tổng thống Trump còn thiết lập thêm Kho Dự trữ Tài sản số của Mỹ, bao gồm các loại tài sản kỹ thuật số khác ngoài Bitcoin, cũng thu được từ các vụ án tịch thu tài sản. Tuy nhiên, chính phủ sẽ không sử dụng ngân sách để mua thêm tài sản cho kho dự trữ này, mà chỉ quản lý số tài sản hiện có nhằm đảm bảo giá trị lâu dài.

Song song đó, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Mỹ cũng được giao nhiệm vụ xây dựng các chiến lược mua thêm Bitcoin theo hướng trung lập ngân sách, không làm phát sinh thêm chi phí cho người dân.

David Sacks khẳng định:

“Tổng thống Trump đã hứa sẽ thành lập Quỹ Dự trữ Bitcoin Chiến lược và Kho Dự trữ Tài sản số – và nay ông ấy đã thực hiện. Đây là cam kết mạnh mẽ của Tổng thống trong việc biến Mỹ trở thành thủ đô tiền điện tử của thế giới.”

Sắc lệnh này được ký chỉ ít giờ trước khi Nhà Trắng tổ chức hội nghị tiền điện tử đầu tiên với sự góp mặt của hơn 20 lãnh đạo ngành, bao gồm CEO Ripple Brad Garlinghouse, nhà sáng lập MicroStrategy Michael Saylor, và hai anh em nhà Winklevoss – đồng sáng lập sàn Gemini.

Giới quan sát nhận định việc Mỹ chính thức thiết lập Quỹ Dự trữ Bitcoin cấp quốc gia sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, đưa Bitcoin trở thành một phần trong chiến lược tài chính dài hạn của chính phủ, đồng thời củng cố vị thế Mỹ trên bản đồ tài chính toàn cầu trong thời đại tiền điện tử.

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

Thạch Sanh

@media only screen and (min-width: 0px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width:320px;
height: 100px;
}
}
@media only screen and (min-width: 728px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width: 728px;
height: 90px;
}
}

<!–

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9396f898-bdeb-47ae-a501-d2e9ad9db5c0”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9d2f13cb-6193-4689-a858-211e53c79360”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

–>

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *