Lưu trữ cho từ khóa: DeFi

Tin tức, công nghệ và dự án DeFi có liên quan

Lý do TVL DeFi giảm sâu xuống còn 38 tỷ đô la


Hơn một năm trước, số tiền điện tử trị giá hơn 150 tỷ đô la đã được nắm giữ trên nhiều giao thức của hệ sinh thái DeFi.

DeFi

Hiện nay, con số đó đã giảm xuống còn khoảng 38 tỷ đô la, theo dữ liệu từ DeFiLlama.

Số tiền này thấp hơn so với thời điểm ngay sau FTX sụp đổ vào mùa thu năm ngoái, khi tổng giá trị bị khóa (TVL) là khoảng 43 tỷ đô la.

Theo Barney Mannerings, đồng sáng lập Vega Protocol chia sẻ một phần của những gì đang xảy ra hiện nay là thay đổi từ “nền tảng DeFi truyền thống” sang các giao thức staking thanh khoản.

“Chỉ riêng Lido đã có TVL là 14 tỷ đô la. Sự chuyển đổi này đã góp phần làm giảm TVL trong hệ sinh thái DeFi”.

Mannerings tiếp tục nói rằng “bạn cũng có thể lập luận rằng staking thanh khoản là một phần của DeFi và nên được đưa vào tính toán”. Theo khuôn khổ đó, tổng TVL cho DeFi tăng lên, đạt khoảng 58 tỷ đô la.

Các nguồn tin trong ngành cho rằng những thay đổi tổng thể trên thị trường, cụ thể là khối lượng giao dịch sụt giảm dường như chủ yếu là nguyên nhân, cũng như những lo ngại kéo dài về sự an toàn của những tài sản đó do sự phổ biến của các vụ hack và tấn công khai thác nhằm vào các giao thức rõ ràng tỏ dễ bị ảnh hưởng.

Nhà sáng lập và CEO Ashton Addison của Crypto Coin Show, nói rằng TVL giảm gắn liền với giá của tiền điện tử giảm.

“Hãy xem xét ETH giảm từ gần 4.800 đô la vào thời điểm cao nhất xuống còn 1.600 đô la hiện tại, mất gần 70% giá trị, điều này sẽ làm giảm TVL của ETH đã stake mà thậm chí không có bất kỳ tài sản nào bị unstake”.

Addison lưu ý, trong đợt tăng giá năm 2021, những số liệu TVL tăng cao đó gắn chặt với các ưu đãi lợi nhuận không thể đạt được đối với các coin có thanh khoản thấp hơn.

“Khi giá tiền điện tử bắt đầu giảm, những người nhanh nhạy đã tìm cách rút và bán tài sản của nhà cung cấp thanh khoản để tránh thua lỗ do giá giảm, dẫn đến phần trăm APY giảm và rút thêm để tránh thua lỗ tạm thời. TVL tăng cao vào năm 2021 chỉ bền vững trong thị trường bò nơi giá tài sản tiếp tục tăng”.

Quan điểm này được Barney Mannerings, đồng sáng lập Vega Protocol chia sẻ, cho rằng lợi suất cao trước đây phần lớn là lạm phát giả tạo và không bền vững.

“Lợi suất thực của DeFi phụ thuộc vào phí giao dịch, nhưng khối lượng giao dịch giảm đã dẫn đến lợi suất thấp hơn. Với sự gia tăng của lãi suất phi rủi ro và bất ổn kinh tế phổ biến, việc các cá nhân thích lựa chọn đầu tư an toàn hơn so với lựa chọn rủi ro hơn trong không gian DeFi là điều tự nhiên”, Mannerings nói.

Mannerings cũng chỉ ra một loạt lỗ hổng bảo mật và vi phạm trong không gian DeFi. Đầu tuần này, giao thức thanh khoản Balancer đã nhận được một báo cáo về lỗ hổng nghiêm trọng liên quan đến pool v2 của nó và vào cuối tháng 7, nhà tạo lập thị trường tự động Curve đã phải hứng chịu một vụ tấn công khai thác thiệt hại 70 triệu đô la.  

Mannerings cho biết:

“Các vụ hack và vi phạm bảo mật gần đây trong lĩnh vực DeFi đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về bảo mật nền tảng, có khả năng dẫn đến giảm niềm tin và sự tham gia của người dùng vào nền tảng DeFi”.

Bất chấp những thách thức này, Mannerings cho biết ông vẫn lạc quan về lĩnh vực DeFi.

“Sự tăng trưởng tích cực đang diễn ra ở cả lĩnh vực phái sinh và tài sản trong thế giới thực (RWA), đây có thể là chất xúc tác tiềm năng cho đợt tăng giá DeFi tiếp theo. RWA đã tăng từ khoảng 50 triệu đô la vào đầu năm lên hơn 1 tỷ đô la”.

Theo Akash Mahendra, giám đốc của Haven1 Foundation, điều quan trọng là phải phân biệt giữa tổng số tiền on-chain so với số tiền trong giao thức DeFi.

“TVL trong các giao thức DeFi đã giảm đáng kể, nhưng các tài sản như stablecoin và ETH thuần túy chứng kiến ​​​​sự hiện diện on-chain của chúng tăng vượt xa mức năm 2021”.

Đưa ví dụ về stablecoin, Mahendra lưu ý hiện có vốn hóa thị trường là 124 tỷ đô la cho những tài sản này, mặc dù phần lớn chúng vẫn chưa được sử dụng trong các giao thức DeFi.

Bạn có thể xem giá các ở đây.

  

Minh Anh

Theo Blockworks

DeFi trên bờ vực gói cứu trợ thứ hai khi Venus thanh lý 30 triệu đô la


Lần thứ hai chỉ sau vài tuần, một giao thức DeFi đã thực hiện các biện pháp bất thường để ngăn ngừa rủi ro hệ thống liên quan đến vị thế cho vay.

Vào tối thứ 5, giao thức cho vay Venus trên BNB Chain thông báo một vị thế khét tiếng trị giá 250.000 đô la đã được team nòng cốt của BNB cứu sau khi thanh lý 33 triệu đô la BNB.

Vị thế này được tạo lần đầu tiên vào tháng 10/2022 sau một trong những vụ hack lớn nhất lịch sử tiền điện tử. Kẻ tấn công — hiện được nhiều người cho là Lazarus Group có liên quan với Bắc Triều Tiên — đã đánh cắp 2 triệu BNB trị giá hơn nửa tỷ đô la vào thời điểm đó từ cầu nối xuyên chain.

Sau khi có được “chiến lợi phẩm”, có lẽ hacker đã do dự bán tháo sẽ gây giảm giá BNB. Họ lo sợ về việc khôi phục chain hoặc một hành động trả đũa khác từ Binance. Thay vào đó, kẻ tấn công đã gửi hàng trăm triệu vào Venus làm tài sản thế chấp để vay lượng stablecoin khổng lồ trị giá 150 triệu đô la, phần lớn trong đó được kết nối với các chain khác và đổi lấy ETH. Chỉ một phần nhỏ đã bị Tether đóng băng. Không chắc kẻ tấn công đã từng có ý định trả món nợ này không.

Theo dữ liệu từ DeFiLlama, tại thời điểm xảy ra vụ tấn công, tiền gửi từ hacker chiếm gần 20% tổng giá trị bị khóa của Venus và thanh khoản hạn chế cho BNB có nghĩa là thanh lý vị thế có thể gây ra rủi ro sống còn cho Venus dưới dạng nợ khó đòi.

Do đó, vào tháng 11, team cốt lõi của BNB đã đề xuất thành công việc trở thành người thanh lý duy nhất chịu trách nhiệm về vị thế này thông qua quản trị của Venus.

“Vì thị trường rất biến động, nên có rủi ro tiềm ẩn là nếu bị thanh lý, số lượng lớn BNB này sẽ gây ra hiệu ứng thanh lý domino nhiều hơn và thiệt hại không cần thiết cho thị trường, đồng thời gây ra nhiều rủi ro hơn cho Venus, người dùng Venus, token BNB, BNB chain”, một đại diện team cốt lõi đã viết trong cuộc bỏ phiếu chính thức.

Sau đó, vị thế này phần lớn không hoạt động cho đến tháng 6/2023, khi giá BNB giảm xuống gần ngưỡng thanh lý. Để giải quyết mối đe dọa, 30 triệu đô la USDT đã được thêm vào địa chỉ của người thanh lý, thêm vào vị thế BUSD ban đầu trị giá 30 triệu đô la.

Đêm qua, trong bối cảnh diễn biến phức tạp trên toàn thị trường, BNB đã giảm dưới ngưỡng thanh lý khoảng 220 triệu đô la, khiến địa chỉ thanh lý của team cốt lõi BNB được chỉ định phải vào cuộc.

Nguồn: Tradingview

Trong một cuộc phỏng vấn, Trưởng nhóm Venus BD & cộng đồng “Danny” xác nhận: mặc dù có nhiều báo cáo thanh lý hơn 60 triệu đô la, nhưng thực tế team cốt lõi của BNB đã thu giữ 33 triệu đô la tài sản thế chấp BNB bằng cách thanh lý khoản nợ 30 triệu đô la USDT trong 3 giao dịch.

Ngay cả khi thanh lý, giao thức vẫn có rủi ro, vì Debank cho thấy tỷ lệ lành mạnh của vị thế này đang ở mức thấp một cách nguy hiểm và một đợt suy thoái khác có thể dẫn đến thanh lý thêm ở mức giá khoảng 210,8 đô la cho mỗi BNB. Sau khi thanh lý hôm nay, địa chỉ của người thanh lý còn lại 29,9 triệu đô la, so với 126 triệu đô la nợ còn lại.

“BNB Chain sẽ tiếp tục theo dõi và quản lý tình trạng của tài khoản khi cần thiết”, Danny nói.

Thị trường cho vay đang căng thẳng

Venus không phải là thị trường cho vay duy nhất gặp căng thẳng trong những tuần gần đây.

Vào ngày 31/7, sàn giao dịch phi tập trung Curve Finance đã bị hack 70 triệu đô la. Mặc dù phần lớn các thiệt hại sau đó đã được thu hồi hoặc tịch thu bởi các Whitehat, nhưng một trong những khoản thiệt hại lớn nhất là đối với pool CRV/ETH, vốn dĩ là trung tâm của thanh khoản onchain của CRV.

Độ sâu thanh khoản và giá của CRV nhanh chóng trở thành tâm điểm của cộng đồng DeFi, vì nhà sáng lập Curve, Michael Egorov, có khoản dư nợ trị giá lên tới 110 triệu đô la với các giao thức khác nhau sử dụng CRV làm tài sản thế chấp. Thanh lý các vị thế này mà không có nguồn thanh khoản CRV onchain có thể gây ra một loạt khoản nợ khó đòi và các đợt thanh lý trên toàn không gian.

Cuối cùng, Egorov đã xoay sở để trả hết các khoản nợ lớn của mình bằng cách bán lượng lớn CRV qua OTC cho một số đối tác.

Egorov vẫn còn hơn 45 triệu đô la nợ chưa thanh toán do các giao thức khác nhau.

  

Đình Đình

Theo Block Works

Rủi ro “Thiên nga đen” có thể đặt dấu chấm hết cho DeFi


Những lo ngại về việc bán một lượng đáng kể token Curve DAO (CRV) đã tạo ra nguy cơ cho một sự kiện thiên nga đen tiềm năng, được nêu trong một chủ đề của OlimpioCrypto trên Twitter.

“Có nguy cơ xảy ra sự kiện thiên nga đen trong DeFi. Theo Defillama, nếu CRV giảm xuống dưới 0,37 đô la, sẽ có 300 triệu CRV bị thanh lý trên Aave – hầu hết từ nhà sáng lập Curve. Vấn đề? Không có sàn giao dịch hoặc giao thức DeFi nào để bán số lượng CRV lớn như vậy”.

Thiên nga đen thường đại diện cho một sự kiện thị trường đột ngột và không lường trước được có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến giá cả, sự ổn định của thị trường hoặc toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử.

Nhà sáng lập của Curve đã đặt cược 300 triệu token CRV trị giá 750 triệu đô la làm tài sản thế chấp trong các giao thức cho vay khác như Aave và vay 60 triệu USDT. Ông đã chọn cách này thay vì phá giá thị trường, vì việc bán CRV trị giá 60 triệu trên thị trường mở sẽ khiến giá giảm mạnh.

“Liệu bạn có thể thanh lý 300 triệu CRV trên Aave một khi giá giảm xuống dưới 0,37? Câu trả lời là: bạn không thể. Hiện tại, thanh khoản không có. Nếu bạn không thể thanh lý một vị trí, thì giao thức sẽ bị nợ khó đòi“.

Tình hình của Curve đã trở nên trầm trọng hơn bởi một lỗ hổng gần đây trong Vyper, cho phép hacker tấn công một số Curve pool. Diễn biến này khiến giá CRV lao dốc, kéo theo những khoản vay được cho là lành mạnh về sát giá thanh lý.

Lachlan Feeney, nhà sáng lập kiêm CEO của Labrys, studio Web3 và blockchain lớn nhất của Úc, cho biết:

“Giá CRV đã giảm nhanh chóng và lãi suất tăng đột biến do những người cho vay chạy trốn khỏi hệ sinh thái khi họ cố gắng giảm thiểu rủi ro. Tất cả những điều này đang làm giảm giá trị tài sản thế chấp của Egorov, đẩy nó ngày càng tiến gần hơn đến việc thanh lý.”

Tính khả dụng hạn chế của thanh khoản CRV trên các sàn giao dịch phi tập trung và tập trung, chẳng hạn như Binance và OKX, càng gây ra vấn đề. Điều này đặt ra câu hỏi về việc 300 triệu CRV trên Aave sẽ bị thanh lý như thế nào nếu giá giảm xuống dưới ngưỡng quan trọng.

Tuy nhiên, không có một sàn giao dịch hoặc giao thức DeFi duy nhất nào có thể bán được một lượng lớn CRV như vậy.

Cộng đồng DeFi đang tích cực làm việc để giải quyết vấn đề này, với cả Curve và Aave đang cố gắng để tìm ra giải pháp. Feeney làm rõ thêm:

“Nếu thực sự cần phải thanh lý khoản nợ, thì đơn giản là không có đủ thanh khoản trong hệ thống để tạo điều kiện buộc phải bán số CRV trị giá 110 triệu đô la, buộc nợ xấu phải trả cho các nền tảng cho vay”.

Mặc dù sự kiện thiên nga đen không được coi là kết quả có khả năng xảy ra nhất, nhưng rủi ro khác đã thúc đẩy hành động khẩn cấp:

“Nếu một giao thức bắt đầu thanh lý tài sản thì sẽ có rủi ro đáng kể về việc thanh lý theo tầng trên không gian DeFi. Ở giai đoạn này, cộng đồng đang hy vọng tránh được bất kỳ sự thanh lý nào bắt đầu”.

“Curve bị tấn công. Rủi ro nợ xấu và thanh lý trong hệ sinh thái. Điều này có vẻ giống như một khoảnh khắc ‘nó đã kết thúc’, nhưng có lẽ đó chỉ là chu kỳ Thứ Năm Đen tối này – sự sụp đổ cuối cùng trước thị trường giá lên, với mọi thứ sẽ trở lại mạnh mẽ hơn gấp 100 lần”.

Tổng giá trị bị khóa trên các giao thức Ethereum DeFi đã giảm 3,55 tỷ đô la kể từ Chủ nhật sau các vụ khai thác trên pool Curve Finance.

TVL giảm 8% xảy ra vào thời điểm nhà sáng lập Michael Egorov đang bán CRV chiết khấu để lấy USDT nhằm ngăn chặn việc thanh lý khoản vay thế chấp của ông ta trên Aave.

Nguồn: Intotheblock

   

Ông Giáo

Theo CryptoBriefing

Giới phát triển DeFi nhận lương “kếch xù” trong suốt thời kỳ hỗn loạn


Những người làm việc trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) không chỉ vượt qua sóng gió mà còn bỏ túi những khoản lương kếch xù trong suốt thời kỳ hỗn loạn.

Ngành công nghiệp tiền điện tử, bao gồm cả lĩnh vực DeFi, đã đưa các nhà đầu tư tham gia tàu lượn siêu tốc trong suốt năm 2022. Sự thất bại của các stablecoin như TerraUSD và Luna và sự sụp đổ của FTX đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vào năm ngoái. Do đó, các giai đoạn “crypto winter”, khi giá trị của tiền điện tử giảm đáng kể, đã trở thành một hiện tượng được chấp nhận.

Bất chấp những thách thức này, những người làm việc trong lĩnh vực DeFi dường như tách biệt với phần còn lại của thị trường. Dữ liệu do Durlston Partners công bố vào ngày 3 tháng 7 cho thấy rằng, những chuyên gia trong thị trường DeFi vẫn đang kiếm được mức lương sáu con số – một minh chứng cho khả năng phục hồi và tiềm năng của lĩnh vực DeFi.

Trong suốt năm 2021 và 2022, mức lương trong lĩnh vực DeFi khá ổn định, với các kỹ sư trong lĩnh vực này kiếm được trung bình từ 100.000 bảng Anh (126.695 USD) đến 125.000 bảng Anh (158.369 USD) mỗi quý.

Ngay cả khi thị trường tiền điện tử đang gặp một chút khủng hoảng vào cuối năm 2022 — bao gồm một số công ty lớn phá sản — Durlston lưu ý rằng mức lương trung bình đã tăng lên tới 142.500 bảng Anh (180.541 USD).

Team đã thu thập dữ liệu này bằng cách nghiên cứu cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp blockchain toàn cầu, khảo sát công ty và nhà đầu tư, cùng với việc phỏng vấn các chuyên gia trong ngành.

Sự khan hiếm nhân tài ảnh hưởng đến mức lương trong DeFi

Có vẻ như mức lương hấp dẫn trong lĩnh vực DeFi là hậu quả trực tiếp của việc thiếu nhân tài chuyên môn.

“Sự khan hiếm nhân tài DeFi, do bộ kỹ năng chuyên môn cao cần thiết cho công việc, đã dẫn đến một bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nơi các nhà tuyển dụng đang đưa ra các gói đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu”, Durlston Partners cho biết trong báo cáo của mình. “Mặc dù niềm tin vào các công ty tiền điện tử giảm sút và thị trường đóng băng, nhưng các kỹ sư giàu kinh nghiệm đã chứng tỏ là không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh liên tục, dẫn đến mức lương ổn định trong lĩnh vực DeFi”.

Durlston chỉ ra rằng, thế giới DeFi đang trưởng thành và do đó, nhu cầu ngày càng tăng đối với những người có nhiều bí quyết và kinh nghiệm hơn. Điều này dẫn đến tiền lương tăng cao hơn.

Team nghiên cứu cho rằng xu hướng này sẽ giữ mức lương tăng ổn định cho đến năm 2023.

Meraj Bahram, đối tác quản lý tại Durlston Partners cho biết:

“Khi thị trường tiền điện tử phục hồi và các công ty lấy lại sự ổn định, các kỹ sư sẽ ngày càng trở nên khan hiếm và được săn đón nhiều. Chúng tôi kỳ vọng thời gian còn lại của năm 2023 sẽ cho thấy mức tăng lương ổn định, dựa trên đà của quý cuối cùng của năm 2022”.

Mức lương trong các công ty Web2 vs DeFi

Khi so sánh mức lương giữa ngành DeFi và các công ty Web2, sự khác biệt ở cấp độ đầu vào là không đáng kể. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, mức lương ở cả hai lĩnh vực có xu hướng tương đối giống nhau.

Theo Indeed, mức lương trung bình hàng năm cho các kỹ sư phần mềm tại Google là 146.985 đô la, trong khi tại Facebook lên tới 189.416 đô la.

Cơ hội việc làm trong DeFi

Theo DeFi Jobs, có rất nhiều vai trò mở như vậy trong ngành. Một là vị trí kỹ sư cấp cao cho nền tảng giao dịch lượng tử tại OKX, với mức lương lên tới 247.000 USD.

Một cơ hội khác dành cho kỹ sư cơ sở hạ tầng tại blockchain Layer-2 OAK Network, đưa ra mức lương lên tới 250.000 đô la.

Ông Giáo

Theo BlockWorks