Lưu trữ cho từ khóa: chu kỳ bitcoin

5 lý do tại sao chu kỳ Bitcoin này khác biệt so với quá khứ

Bản chất chu kỳ của Bitcoin là chủ đề được thảo luận và phân tích nhiều. Chu kỳ 4 năm do sự kiện halving quyết định dường như là câu chuyện chủ đạo trong lĩnh vực tiền điện tử.

Đặc biệt là vì hành động giá lịch sử và tâm lý nhà đầu tư có xu hướng tuân theo một mô hình: 2 năm tăng, 1 năm giảm và 1 năm tích lũy.

Tuy nhiên, mặc dù nhận ra tầm quan trọng của lịch sử và ý nghĩa cơ bản của halving liên tiếp, một số nhà phân tích đang cố gắng làm nổi bật sự khác biệt.

Nhà sáng lập Charles Edwards của Capriole Fund đã trình bày tính toán mới nhất về điều gì làm cho chu kỳ hiện tại của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác khác với các chu kỳ trước đó. Bài viết dưới đây sẽ phác thảo những nét đặc biệt của chu kỳ này và những sự kiện chưa từng xảy ra trước đây:

1. Hashrate phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại (ATH) trong thị trường gấu.

2. Nguồn cung trong tay holder dài hạn (LTH) đạt mức cao nhất mọi thời đại là 76,2%.

3. Chính phủ ở nhiều quốc gia đang khai thác BTC.

4. Lightning Network đạt hơn 150 triệu đô la.

5. Chấp nhận BTC đạt đến mức chưa từng có và ngày càng có nhiều công ty chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử

Hashrate của Bitcoin liên tục phá vỡ ATH trong thị trường gấu

Hiện tượng đầu tiên mà Charles Edwards chỉ ra là hashrate của Bitcoin. Chỉ báo mạng cơ bản này ước tính số lượng hash mỗi giây được các thợ đào mạng khai thác. Giá trị mà nó thể hiện càng cao thì về cơ bản mạng càng mạnh và an toàn hơn, theo đó sức mạnh tính toán liên quan đến việc khai thác BTC càng lớn.

Theo biểu đồ mà nhà phân tích công bố trong một bài đăng khác trên X, hashrate của Bitcoin “hiện rất điên rồ”. Chỉ cần so sánh các giá trị hiện tại khi BTC đang vật lộn ở mức 30.000 đô la với hashrate từ mức cao nhất mọi thời đại là 69.000 đô la vào tháng 11/2021.

Hiện nay, mạng Bitcoin có hashrate gấp khoảng 3 lần khi đạt ATH.

bitcoin

Hashrate của Bitcoin cao hơn gấp 3 lần so với ATH | Nguồn: X

Nhà phân tích nhấn mạnh thông thường trong thị trường gấu, hashrate giảm hoặc tăng chậm. Hiện tại, tốc độ tăng trưởng sức mạnh mạng Bitcoin là theo cấp số nhân. Anh kết luận:

“Đây là bước thay đổi trong công nghiệp hóa ngành khai thác. Các công ty năng lượng và chính phủ đều có mặt ở đây”.

Nguồn cung trong tay LTH đạt ATH

Yếu tố thứ hai khiến chu kỳ Bitcoin này trở nên kỳ lạ là niềm tin và hành vi của holder dài hạn. Trong một bài đăng khác, Charles Edwards chỉ ra chỉ báo on-chain quan trọng này đã vượt mức cao nhất lịch sử mọi thời đại vào giữa năm 2015.

Trong thị trường gấu 2 chu kỳ trước, nguồn cung trong tay LTH đạt khoảng 75%.

Kỷ lục này đã bị phá vỡ, với hodler dài hạn sở hữu tới 76,2% nguồn cung BTC đang lưu hành. Điều này cho thấy niềm tin chưa từng có vào tiềm năng tăng thêm của Bitcoin và triển vọng dài hạn của hầu hết những người tham gia thị trường.

“Nguồn cung ít thanh khoản hơn có nghĩa là cùng một người đang bid ít coin hơn”.

Kỷ lục nguồn cung BTC trong tay LTH | Nguồn: X

Chính phủ của nhiều quốc gia đang khai thác BTC

Một lập luận khác là hoạt động khai thác Bitcoin của các tổ chức chính phủ ở nhiều quốc gia. Thật vậy, cuộc cách mạng này đã không xuất hiện trong các chu kỳ thị trường trước đó, khi gánh nặng khai thác đè lên vai các tổ chức tư nhân hoặc thợ đào riêng lẻ.

Sự gia nhập của các tổ chức chính phủ vào thị trường khai thác Bitcoin và tiền điện tử không chỉ làm tăng gấp bội số tiền tiềm năng liên quan. Nó cũng giúp hợp pháp hóa việc khai thác tiền điện tử như một hoạt động kinh doanh khả thi và hợp pháp mà các quốc gia có thể dựa vào đó để xây dựng chiến lược kinh tế và tài chính dài hạn của họ.

Dưới đây là ví dụ về một số quốc gia có chính phủ tham gia khai thác Bitcoin:

– El Salvador: Sau khi chấp nhận Bitcoin là tiền hợp pháp ở El Salvador, chính phủ tuyên bố ý định bắt đầu các hoạt động khai thác BTC, bao gồm cả việc sử dụng năng lượng núi lửa.

– Iran: Chính phủ Iran đã cho phép khai thác crypto và có thể tham gia vào hoạt động này theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc hỗ trợ các công ty khai thác.

– Venezuela: Chính phủ Venezuela đã đầu tư công khai vào hoạt động khai thác tiền điện tử, đặc biệt trong trường hợp tiền điện tử Petro, do nhà nước Venezuela tạo ra và hỗ trợ.

– Nga: Có báo cáo về việc các tổ chức nhà nước của Nga tham gia vào hoạt động khai thác.

– Kazakhstan: Chính phủ Kazakhstan nổi tiếng là nước ủng hộ việc phát triển công nghệ blockchain và crypto, bao gồm cả việc khai thác.

– Bhutan: Vương quốc nhỏ bé Bhutan sở hữu và khai thác khá nhiều BTC. Theo các báo cáo gần đây, quốc gia này có thể chiếm tới 1% tổng công suất tính toán của mạng.

Lightning Network đạt hơn 150 triệu đô la

Sự phát triển của Lightning Network (LN – layer 2 của mạng Bitcoin) trong những năm gần đây thật đáng kinh ngạc. Các giao dịch LN tăng hơn 1.200% trong 2 năm qua.

Hơn nữa, sự phát triển này diễn ra bất chấp thị trường gấu và giá Bitcoin giảm sâu 77%, tính từ ATH đến đáy vĩ mô của chu kỳ hiện tại.

Đồng thời, Charles Edwards chỉ ra giá trị tài sản bị khóa trong LN hiện nay đạt 150 triệu đô la. Đây là những đỉnh chưa từng thấy trước đây.

Ngoài ra, quan sát dữ liệu on-chain và công suất LN, chúng ta thấy rằng nó đạt đỉnh vào quý 2/2023. Sau đợt điều chỉnh nhỏ, số liệu này đã trở lại mức kỷ lục ngày hôm nay.

Hơn nữa, biểu đồ thể hiện rõ ràng giá Bitcoin sụt giảm có mối tương quan nghịch với gia tăng công suất LN trong suốt thị trường gấu năm 2022 (mũi tên màu đỏ và xanh).

Giá BTC giảm so với mức tăng công suất của LN | Nguồn: Glassnode

Chấp nhận Bitcoin đạt đến tầm cao chưa từng có

Lý do cuối cùng được nhà phân tích đề cập tại sao chu kỳ Bitcoin này khác với các chu kỳ trước là tình hình chấp nhận tiền điện tử trên toàn cầu. Charles Edwards đưa ra ví dụ có thể mua bánh mì kẹp thịt ở McDonald’s bằng BTC, nhưng còn nhiều trường hợp như vậy nữa.

Trong thị trường bò của chu kỳ trước, ví dụ hoàn hảo vẫn là Tesla của Elon Musk. Công ty đã bắt đầu chấp nhận BTC làm phương tiện thanh toán cho ô tô của mình.

Tuy nhiên, theo thời gian và với lý do quan tâm đến môi trường, công ty đã rút lại phương án trên. Mặc dù vậy, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới này đã mở đường cho các công ty khác cởi mở hơn với tiền kỹ thuật số.

Dưới đây là một số ví dụ về các ngành và công ty đang chấp nhận thanh toán bằng BTC:

– Bán lẻ trực tuyến: Một số cửa hàng và nền tảng mua sắm trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Ví dụ: Overstock, Shopify (thông qua cổng thanh toán) và nhiều cửa hàng trực tuyến khác chuyên về phần cứng, đồ điện tử và quần áo.

– Game và giải trí: Ngành công nghiệp game và các nền tảng giải trí cung cấp tùy chọn thanh toán bằng Bitcoin. Ví dụ: Microsoft (thông qua dịch vụ Xbox), Steam và các trang web game trực tuyến khác nhau.

– Du lịch và đặt chỗ: Một số công ty trong ngành du lịch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho vé máy bay, đặt phòng khách sạn và các dịch vụ liên quan đến du lịch khác.

– Dịch vụ lưu trữ và công nghệ: Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, nhà cung cấp VPN và các công ty dịch vụ phần cứng cho phép thanh toán bằng Bitcoin.

– Nhà hàng và địa điểm ăn uống: Mặc dù không phổ biến nhưng một số nhà hàng và quán bar chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.

– Dịch vụ tài chính: Một số công ty trong lĩnh vực tài chính, chẳng hạn như văn phòng đổi tiền, cung cấp dịch vụ mua hoặc bán Bitcoin.

– Giáo dục trực tuyến: Nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến có thể cho phép thanh toán bằng Bitcoin để truy cập vào tài liệu giáo dục.

Minh Anh

Theo Beincrypto