Giao thức phát triển nhanh nhất trên Solana bị hack mất 1 triệu đô la


Sàn giao dịch phi tập trung dựa trên Solana Cypher đã mất gần 1 triệu đô la tiền điện tử vào thứ Hai sau khi bị hack.

Các hợp đồng của giao thức hiện đã bị đóng băng khi những người đóng góp cố gắng liên hệ với hacker để thương lượng về việc hoàn trả tiền.

Cypher là một trong những giao thức phát triển nhanh nhất trên blockchain Solana một phần là do chương trình khách hàng thân thiết – thưởng cho người gửi tiền và người giao dịch số điểm mà nhiều người dùng mong đợi là tiền đề cho một airdrop.

Vụ hack xảy ra trong sự kiện Hacker House mtnDAO được tổ chức hai năm một lần của Cypher, lần này tại Thành phố Salt Lake cùng với Marginfi – giao thức giao dịch Solana. Trong kênh Discord, Marginfi cho biết nó không bị ảnh hưởng bởi vụ hack.

   

Annie

Theo Coindesk

Các chính phủ muốn làm thân với Worldcoin để lấy dữ liệu


Động thái này nhằm củng cố sứ mệnh đầy tham vọng của Worldcoin là thiết lập “cộng đồng tài chính và danh tính lớn nhất” trên toàn thế giới.

Worldcoin

Các chính phủ muốn làm thân với Worldcoin để lấy dữ liệu

Worldcoin đang thu hút cơ sở người dùng ngày càng tăng, với 2,2 triệu cá nhân đăng ký sử dụng nền tảng này. Người dùng bị thu hút bởi lời hứa về token Worldcoin miễn phí và cung cấp ID kỹ thuật số duy nhất, sau khi cho phép quét mống mắt.

Tiện ích tiềm năng của công nghệ nhận dạng sinh trắc học của Worldcoin vượt ra ngoài tiền điện tử, hứa hẹn nhiều ứng dụng khả thi. Chúng bao gồm phân biệt con người với trí tuệ nhân tạo, tạo điều kiện cho các quá trình dân chủ toàn cầu và cũng có khả năng mở đường cho thu nhập cơ bản phổ quát.

Ricardo Macieira, tổng giám đốc Châu Âu tại công ty giám sát dự án Tools For Humanity, đã giải thích vai trò tiềm năng của công nghệ Worldcoin đối với thu nhập cơ bản phổ quát:

“Tôi nghĩ rằng chúng ta không sẽ trở thành những người tạo ra thu nhập cơ bản phổ quát. Nếu chúng tôi có thể có cơ sở hạ tầng cho phép chính phủ hoặc các tổ chức khác làm như vậy, chúng tôi sẽ rất vui”.

Hệ thống ID của Worldcoin có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các chính phủ. Ví dụ, tiện ích của nó mở rộng để đảm bảo các công dân không yêu cầu nhiều hơn phần họ được hưởng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Macieira trích dẫn ví dụ về một quán cà phê muốn mời mọi người cà phê miễn phí. Trong trường hợp như vậy, Worldcoin có thể đảm bảo mọi người không yêu cầu nhiều hơn một ly cà phê mà không cần thu thập dữ liệu cá nhân.

Mặc dù tiềm năng đổi mới của công nghệ Worldcoin là rõ ràng, nhưng nó cũng không tránh khỏi những lời chỉ trích. Các nhà vận động quyền riêng tư và cơ quan quản lý cũng bày tỏ lo ngại về việc thu thập và xử lý dữ liệu sinh trắc học. Worldcoin khẳng định dự án của họ “hoàn toàn riêng tư”. Họ cũng khẳng định dữ liệu sinh trắc học sẽ bị xóa hoặc lưu trữ ở dạng mã hóa dựa trên sở thích của người dùng.

Tuy nhiên, Michael Will, chủ tịch Văn phòng Giám sát Bảo vệ Dữ liệu của Bang Bavaria, nhấn mạnh sự cần thiết của tính minh bạch trong việc xử lý dữ liệu. Khi Worldcoin phát triển, câu hỏi đặt ra là liệu nó có thể đảm bảo sự an toàn và quyền riêng tư của dữ liệu người dùng hay không. Đồng thời, họ phải chứng minh có dịch vụ xác minh danh tính mạnh mẽ và đáng tin cậy.

AI được ưa chuộng khiến nhiều người lo ngại về việc bảo vệ quyền riêng tư

Xu hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hàng ngày cũng thu hút sự chú ý của những nhân vật nổi bật. Điển hình như nhà sáng lập Microsoft Bill Gates. Gates đã nhấn mạnh những rủi ro mà AI có thể gây ra cho nền dân chủ thông qua công nghệ deepfake và thông tin sai lệch:

“Ở quy mô lớn hơn, deepfake do AI tạo ra có thể được sử dụng để cố gắng làm sai lệch cuộc bầu cử. Tất nhiên, không cần đến công nghệ phức tạp để gieo rắc nghi ngờ về người chiến thắng hợp pháp trong cuộc bầu cử, nhưng AI sẽ giúp việc đó trở nên dễ dàng hơn”.

Công nghệ của Worldcoin có thể giúp chống lại những rủi ro như vậy bằng cách cung cấp cơ sở vững chắc để xác minh danh tính. Tuy nhiên, như Gates đã chỉ ra, điều quan trọng là phải duy trì sự cân bằng giữa đổi mới và đảm bảo công nghệ không gây hại.

Trong một thế giới mà các viễn cảnh về ngày tận thế của AI đang thu hút sự chú ý, ý định của Worldcoin là làm cho công nghệ quét mống mắt của mình trở thành nguồn mở. Tầm nhìn của họ cho phép mọi người xây dựng quả cầu và sử dụng để mang lại lợi ích cho cộng đồng. Dân chủ hóa công nghệ này có thể là đối trọng cần thiết chống lại việc lạm dụng tiềm ẩn. Nó cũng cho phép thế giới gặt hái những lợi ích của AI mà không khuất phục trước những cạm bẫy tiềm ẩn.

Vẫn còn phải xem các chính phủ và tổ chức sẽ sử dụng công nghệ này như thế nào và liệu họ có tôn trọng các mối quan tâm về quyền riêng tư hay không. Worldcoin có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của xác minh danh tính, trí tuệ nhân tạo và tiền điện tử.

  

Đình Đình

Theo Beincrypto

Chỉ số này cho thấy sức mua Bitcoin đang giảm dần


Tỷ lệ nguồn cung Stablecoin (SSR) – một chỉ số thị trường quan trọng, đã tăng đều đặn kể từ đầu năm nay, cho thấy sức mua của stablecoin đang giảm.

SSR là một số liệu đưa cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về động lực cung và cầu giữa Bitcoin (BTC) và đô la Mỹ. Việc tính toán SSR liên quan đến việc chia tổng nguồn cung stablecoin cho vốn hóa thị trường của Bitcoin.

Khi SSR thấp, điều đó cho thấy sức mua của stablecoin cao. Điều này có nghĩa là đối với mỗi đô la được đại diện bởi stablecoin, sẽ có một phần vốn hóa thị trường lớn hơn của Bitcoin có sẵn để mua.

Mặt khác, SSR cao đồng nghĩa với sức mua của stablecoin thấp. Trong bối cảnh này, mỗi đô la được đại diện bởi stablecoin có thể mua một phần nhỏ hơn vốn hóa thị trường của Bitcoin.

Biểu đồ hiển thị SSR từ 2018 đến 2023. Nguồn: Glassnode

SSR là một chỉ báo quan trọng vì nó cung cấp thông tin nhanh về sức mua tiềm năng của stablecoin trên thị trường Bitcoin. Nó giúp các trader và nhà đầu tư nhận biết được liệu thị trường hiện đang bị chi phối bởi các hodler stablecoin được chốt bằng đô la hay là các hodler Bitcoin.

Từ đầu năm, chúng ta đã thấy SSR tăng từ 2,36 lên 4,65. Mức tăng mạnh này cho thấy sức mua của stablecoin đã sụt giảm đáng kể. Xu hướng này đã xảy ra song song với xu hướng tăng giá của Bitcoin.

Biểu đồ hiển thị SSR từ đầu năm tới nay. Nguồn: Glassnode

Với sự gia tăng gần đây của SSR, đáng chú ý là sự gia tăng rõ rệt về nguồn cung và sự nổi bật của một số stablecoin nhất định. Chẳng hạn như Tether (USDT)TrueUSD (TUSD) đã chứng kiến ​​nguồn cung lưu hành của chúng đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay.

Vào cuối tháng 7, nguồn cung của Tether đạt mức cao nhất mọi thời đại là 83,89 tỷ đô la, trong khi nguồn cung của TrueUSD đạt đỉnh 3,04 tỷ đô la. Hai loại stablecoin này đặc biệt quan trọng vì chúng chiếm phần lớn các cặp giao dịch tiền điện tử với stablecoin trên các sàn giao dịch tập trung.

Biểu đồ hiển thị nguồn cung lưu hành của USDT và TUSD tình từ đầu năm đến nay. Nguồn: Glassnode 

Ý nghĩa của việc SSR đang tăng lên này rất đa dạng và cần được phân tích cẩn thận. Một mặt, nguồn cung stablecoin ngày càng tăng cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với các tài sản này, thường được sử dụng làm nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ thị trường biến động.

Mặt khác, SSR tăng cho thấy sức mua của stablecoin so với Bitcoin đang giảm. Điều này có khả năng dẫn đến việc giảm nhu cầu về Bitcoin, do đó có thể gây áp lực giảm giá lên nó.

   

Itadori

Theo Cryptoslate

1,53 tỷ đô la stablecoin được mua lại trong một tháng giữa bối cảnh khối lượng giao dịch giảm


Trong khoảng thời gian ngắn từ ngày 12/7/2023 đến ngày 6/8/2023, nền kinh tế stablecoin ghi nhận khoản mất mát đáng kinh ngạc vượt 1,53 tỷ đô la về giá trị. Trong số 10 loại stablecoin hàng đầu, Pax Dollar (USDP) của Pax đã được mua lại 39% nguồn cung trong 30 ngày trước.

Thời kỳ bất ổn đối với stablecoin

Thị trường stablecoin tiếp tục đi xuống thấp hơn. Trong khung thời gian từ ngày 12/7/2023 đến ngày 6/8/2023, một lượng tài sản đáng kể đã di tản khỏi thị trường này. Theo báo cáo về tình hình nền kinh tế stablecoin vào ngày 12/7, 10 ngày trước đó đã chứng kiến cuộc di cư trị giá 890 triệu đô la. Khoảng thời gian 25 ngày tiếp theo duy trì xu hướng mua lại, dẫn đến 1,53 tỷ đô la được mua lại và biến mất hoàn toàn. Sáu trong số mười stablecoin hàng đầu theo định giá thị trường chịu tổn thất về nguồn cung trong 30 ngày qua.

Top 10 stablecoin hàng đầu theo vốn hóa thị trường

Tuy vậy, USDT đã thành công chống lại xu hướng mua lại số lượng lớn, duy trì nguồn cung lưu hành là 83,90 tỷ USDT vào ngày 6/8 và thậm chí còn tăng khoảng 0,3% nguồn cung trong 30 ngày. Ngược lại, stablecoin lớn thứ hai USDC giảm 5,6% nguồn cung so với tháng trước, trong khi nguồn cung của DAI giảm 5,9%, BUSD -16% và TUSD -1,6% nguồn cung.

Frax Dollar (FRAX) giảm 19,3% nguồn cung, trong khi ngược lại, USDD của Tron tăng khiêm tốn 2%. Tương tự như vậy, Pax Dollar (USDP) của Pax đã giảm 39% trong tháng trước và Gemini Dollar (GUSD) đã bị loại bỏ gần 36,1% nguồn cung. Tích cực hơn, Liquity Usd (LUSD) tăng 1,1% và stablecoin lớn thứ 11 theo định giá thị trường FDUSD mở rộng đáng kinh ngạc nguồn cung của mình lên con số khổng lồ 20.000% chỉ sau một tuần. Trong khối lượng giao dịch tiền điện tử toàn cầu với tổng trị giá 23,49 tỷ đô la, các stablecoin đã đóng góp 8,89 tỷ đô la, cho thấy các cặp giao dịch stablecoin chiếm 37,84% khối lượng giao dịch trên toàn thế giới vào chủ nhật.

Trong môi trường nhộn nhịp của các nền tảng giao dịch phi tập trung (DEX), stablecoin đóng vai trò tích cực, với USDC, DAI và USDT nổi bật là những stablecoin được sử dụng nhiều nhất trong các giao thức DEX hàng đầu hiện nay. Ví dụ, Uniswap v3 nổi bật với các cặp giao dịch như WETH/USDC, WETH/USDT và DAI/USDC. Ngoài Uniswap, stablecoin còn tham gia rất nhiều vào pool của Curve Finance và được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng khác như Pancakeswap, Trader Joe và Sushiswap.

Mặc dù tham gia vào các sàn giao dịch phi tập trung, nhưng stablecoin đã phải đối mặt với không chỉ sụt giảm đáng kể về nguồn cung mà còn cả khối lượng giao dịch. Như hiện tại, tương lai vẫn mờ mịt do sự không chắc chắn, khiến các nhà quan sát phải cân nhắc liệu suy thoái của stablecoin sẽ kéo dài hay cuối cùng sẽ đảo ngược tại một số thời điểm không lường trước được.

  

Đình Đình

Theo News Bitcoin

CEO Coinbase cáo buộc Binance bán tháo lượng khổng lồ USDC


Trong một cuộc họp báo gần đây công bố thu nhập quý 2 của Coinbase, CEO Brian Armstrong đã có tuyên bố bất ngờ liên quan đến stablecoin USD Coin (USDC), khiến nhiều người tò mò và sửng sốt.

Cụ thể, trong khi thảo luận về vốn hóa thị trường của USDC, Armstrong tiết lộ Binance đã chuyển danh mục quỹ của mình từ USDC sang một loại stablecoin khác. Hơn nữa, CEO Coinbase khẳng định rằng bất chấp áp lực bán đáng kể của Binance, giá trị vốn hóa thị trường của USDC vẫn ổn định.

Đáng chú ý, Binance trước đây đã nắm giữ lượng USDC dự trữ đáng kể. Tuy nhiên, dựa trên nhận xét của Armstrong, có vẻ như Binance do CZ lãnh đạo đã chuyển một phần đáng kể tài sản nắm giữ của mình sang các loại stablecoin khác.

Thật vậy, dữ liệu blockchain chỉ ra rằng Binance gần đây đã chuyển đổi lượng đáng kể USDC thành đô la. Nhiều nhà quan sát thị trường suy đoán rằng những khoản tiền này có thể được sử dụng để hỗ trợ stablecoin mới được ưa chuộng của Binance, First Digital USD (FDUSD).

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Binance chuyển đổi từ USDC sang các stablecoin khác. Vào tháng 9/2022, sàn giao dịch đã công bố tự động chuyển đổi tất cả USDC do người dùng nắm giữ sang Binance USD (BUSD), stablecoin do Paxos Trust Company phát hành. Vào thời điểm đó, Binance không tiết lộ liệu họ có kế hoạch bán hay chuyển dự trữ sang các loại stablecoin khác hay không.

Binance đã chính thức niêm yết First Digital USD vào ngày 26/7, cung cấp các cặp giao dịch FDUSD/BNB, FDUSD/USDT và FDUSD/BUSD, cùng với giao dịch maker miễn phí cho các cặp này. Thật không may, những khó khăn kỹ thuật đã tạm thời dừng các giao dịch FDUSD ngay sau khi niêm yết.

First Digital USD được First Digital Labs, một công ty con của First Digital Group có trụ sở tại Hồng Kông giới thiệu trên nền tảng Ethereum và BNB Chain. First Digital USD đã thu hút được sự chú ý đặc biệt từ Binance. Ngược lại, số phận của một stablecoin khác cũng được Binance ưu ái là BUSD dường như đang rẽ sang hướng khác. Thời gian gần đây đã chứng kiến việc hủy niêm yết dần dần đối với một số cặp giao dịch BUSD. Xu hướng này làm dấy lên lo ngại về tương lai của BUSD, đặc biệt khi xem xét những thách thức pháp lý mà nó phải đối mặt trong nửa đầu năm nay.

Những tiến triển này báo hiệu một bối cảnh năng động và không ngừng phát triển trong lĩnh vực stablecoin. Khi sự cạnh tranh giữa những người chơi lớn như Coinbase và Binance tiếp tục diễn ra, không thể đoán trước phản ứng của thị trường đối với những thay đổi chiến lược này. Các nhà quan sát cũng như trader đang theo dõi chặt chẽ những phát triển này, mong muốn xem cách chúng có thể định hình lại quỹ đạo của thị trường stablecoin trong những tháng tới.

  

Minh Anh

Theo AZCoin News

Dự báo giá Bitcoin (BTC): Phân tích các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng


Giá Bitcoin (BTC) đang giao dịch giữa các mức kháng cự và hỗ trợ chính lần lượt là $31.000 và $28.000. Bất cứ mức nào bị phá vỡ trước đều có thể xác định hướng của xu hướng trong tương lai.

Các chỉ số khung thời gian hàng tuần và hàng ngày đều không chắc chắn, không thể xác nhận hướng của đột phá.

Giá bitcoin tiếp cận mức quan trọng

Phân tích kỹ thuật từ khung thời gian hàng tuần cung cấp các kết quả khác nhau về BTC. Về mặt tăng giá, giá đã tăng cùng với đường hỗ trợ tăng dần kể từ đầu năm.

Trong thời gian này, nó đã tạo ra hai đáy cao hơn và tạo ra các bấc dài bên dưới khi phản ứng với đường hỗ trợ tăng dần. Cả hai đều được coi là dấu hiệu tăng giá mạnh. Đường hỗ trợ hiện ở mức $28.000.

Tuy nhiên, giá cũng đã tạo ra một nến giảm có bấc dài bên trên (biểu tượng màu đỏ) vào tháng Bảy. Điều này đã xác nhận vùng ngang $31.000 là mức kháng cự.

Ngoài ra, chỉ báo RSI hàng tuần đã tạo ra sự phân kỳ giảm giá đáng kể (đường màu xanh lá cây). Sự phân kỳ là một dấu hiệu giảm giá được tạo ra khi đà tăng không được hỗ trợ bởi động lượng. Nó thường dẫn đến các chuyển động đi xuống.

RSI là một chỉ báo động lượng mà các trader sử dụng để đánh giá các điều kiện thị trường và tâm lý xung quanh một tài sản, cho biết liệu nó đang bị quá mua hay quá bán.

Biểu đồ BTC/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Thông thường, chỉ số RSI trên 50 và có xu hướng tăng, cho thấy người mua có lợi thế. Mặt khác, chỉ số dưới 50 cho thấy điều ngược lại. Hiện tại, chỉ báo RSI đang trong xu hướng giảm và hướng xuống dưới mức 50, cả hai đều là dấu hiệu của xu hướng giảm. Vì chỉ số RSI vẫn chưa cắt xuống dưới 50 nên nó vẫn chưa xác nhận rằng xu hướng là giảm.

Điều đáng nói là Thị trưởng Miami Francis Suarez đã thông báo rằng ông sẽ chấp nhận BTC như một khoản quyên góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của mình. Điều này phù hợp với tầm nhìn của ông về Miami, được ví như một thủ đô tiền điện tử.

Dự đoán giá BTC: Giá sẽ bứt phá hay phá vỡ?

Tương tự như khung thời gian hàng tuần, khung thời gian sáu giờ cũng cung cấp số liệu không xác định. Giá BTC đã giảm kể từ ngày 13 tháng 7, trong một chuyển động được chứa bên trong một kênh song song giảm dần. Các kênh như vậy thường chứa các chuyển động điều chỉnh, nghĩa là giá sẽ bứt phá lên trên kênh trong phần lớn các trường hợp.

Thực tế là giá đang giao dịch ở phần trên của kênh khiến khả năng tăng cao hơn. Nếu điều đó xảy ra, một chuyển động tăng 7% đến vùng kháng cự $31.000 có thể xảy ra.

Tuy nhiên, đường kháng cự của kênh đã từ chối giá vào ngày hôm qua (biểu tượng màu đỏ). Nếu điều này bắt đầu một chuyển động đi xuống, giá dự kiến sẽ giảm xuống đường hỗ trợ của kênh ở $27.500. Điều này sẽ tương ứng với mức giảm 5,50% và sẽ đưa giá gần với đường hỗ trợ tăng dần dài hạn.

Biểu đồ BTC/USDT khung 6 giờ | Nguồn: TradingView

Do đó, dự đoán giá BTC trong tương lai sẽ được xác định bằng việc giá sẽ vượt qua vùng kháng cự dài hạn $31.000 hay giảm xuống dưới đường hỗ trợ tăng dần dài hạn.

Giá BTC có thể tăng lên $35.000 nếu trường hợp đầu tiên xảy ra, trong khi nó có thể giảm xuống $25.000 trong trường hợp sau.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo Cointelegraph

3 altcoin này cho thấy sức mạnh từ cuối tuần trước, đà tăng có tiếp tục?


Algorand (ALGO) và Dash (DASH) đã bứt phá lên trên các đường kháng cự quan trọng, một chuyển động có thể kích hoạt sự gia tăng mạnh trong tương lai gần. Dent (DENT) đang cố bứt phá lên trên đường kháng cự của chính nó.

Trong khi thị trường tiền điện tử hầu như đi ngang vào cuối tuần trước, ba tiền điện tử này đã thể hiện sức mạnh và có thể tăng cao hơn trong vài ngày tới.

Algorand (ALGO) bứt phá đường kháng cự giảm dần dài hạn

Giá ALGO đã giảm bên dưới đường kháng cự giảm dần kể từ ngày 25 tháng 6. Trong khi làm như vậy, nó đã giảm xuống dưới mức hỗ trợ Fib thoái lui 0,618 ở $0,11.

Mức Fib 0,618 thường đóng vai trò là đáy nếu mức giảm là điều chỉnh. Hơn nữa, tầm quan trọng của nó tăng lên do mức này cũng trùng với vùng hỗ trợ ngang.

Tuy nhiên, giá ALGO đã bứt phá lên trên đường kháng cự vào ngày 6 tháng 8 và hiện đang trong quá trình di chuyển lên trên vùng ngang $0,11. Nếu nó lấy lại mức này, điều đó có nghĩa là mức giảm trước đó là một độ lệch.

Đây sẽ là một dấu hiệu cực kỳ lạc quan khi kết hợp với sự bứt phá lên trên đường kháng cự. Trong trường hợp đó, giá ALGO có thể tăng tới ngưỡng kháng cự tiếp theo ở $0,13, tăng 17% so với mức hiện tại.

Biểu đồ ALGO/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Tuy nhiên, mức đóng cửa quyết định dưới vùng $0,11 sẽ có nghĩa là xu hướng vẫn đang giảm và có thể dẫn đến mức giảm 18% xuống còn $0,09.

DASH bật lên và bứt phá

Giá DASH đã giảm bên dưới đường kháng cự giảm dần kể từ ngày 1 tháng 7. Mức giảm đạt đỉnh điểm với mức thấp $30,35 vào ngày 5 tháng 8.

Giá bật lên sau đó và bứt phá lên trên đường kháng cự vào ngày hôm sau. Bên cạnh sự đột phá, sự phục hồi đã xác nhận vùng ngang $31 là ngưỡng kháng cự.

Nếu đà tăng tiếp tục do đột phá, mức kháng cự tiếp theo sẽ là $35,90, được tạo bởi mức kháng cự Fib thoái lui 0,618. Điều này sẽ dẫn đến một chuyển động tăng 10%.

Biểu đồ DASH/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Tuy nhiên, việc không duy trì được sự đột phá có thể dẫn đến việc kiểm tra lại vùng ngang $31, vùng này dự kiến sẽ cung cấp hỗ trợ. 

Giá DENT cố gắng vượt qua ngưỡng kháng cự

Giá DENT đã giảm bên dưới đường kháng cự giảm dần kể từ ngày 27 tháng 5. Trong thời gian này, nó đã thực hiện một số nỗ lực để bứt phá (biểu tượng màu đỏ). Tuy nhiên, chúng đều không thành công và dẫn đến việc tạo ra các bấc dài phía trên.

Đây được coi là dấu hiệu của áp lực bán, do người mua không thể duy trì mức tăng trước đó.

Tuy nhiên, giá DENT đang thực hiện một nỗ lực khác để bứt phá. Vì các đường trở nên yếu hơn mỗi khi chúng được chạm vào, nên cuối cùng sẽ có sự bứt phá lên trên đường này.

Biểu đồ DENT/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Nếu vậy, giá DENT có thể tăng 13% lên mức kháng cự tiếp theo là $0,0009. Tuy nhiên, việc giảm xuống vùng $0,0007 có thể sẽ xảy ra nếu giá bị từ chối. Đây sẽ là mức giảm 12%.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo AzcoinNews

Đây là vấn đề của staking Ethereum


Được phát hành trực tuyến trên mainnet Ethereum vào đầu năm nay, bản nâng cấp Shapella không ngừng tiến tới mục tiêu tăng cường staking ETH.

Theo một bản cập nhật gần đây của công ty phân tích on-chain Glassnode, tổng số ETH bị khóa trên mạng PoS lớn nhất đã đạt mức cao mới mọi thời đại (ATH) là 27,03 triệu. Con số này thể hiện mức tăng gần 40% kể từ khi triển khai Shapella.

Nguồn: Glassnode

Tăng cường stake

Shapella được xem như cột mốc kết thúc khoảng thời gian chờ đợi kéo dài 2 năm đối với những người dùng bắt đầu khóa các khoản nắm giữ ETH của họ với hy vọng kiếm được doanh thu thụ động.

Trên thực tế, không chỉ ETH đã stake mà bất kỳ ưu đãi staking nào kiếm được cũng có thể rút nhờ nâng cấp. Theo đó, bảng nâng cấp đánh dấu sự chuyển đổi hoàn toàn từ thuật toán PoW sang PoS.

Do vậy, những holder cá nhân do dự về việc gửi tiền trong khoảng thời gian mơ hồ bắt đầu dần stake nhiều hơn. Những holder này đã thử nghiệm cơ chế unstaking trong vài ngày đầu tiên sau khi nâng cấp, dẫn đến gia tăng đáng kể các yêu cầu rút tiền.

Tuy nhiên, kể từ đó, tiền gửi liên tục vượt xa số tiền rút. Theo công ty nghiên cứu blockchain Nansen, tổng số tiền bị khóa tại thời điểm viết bài tương đương với 21% nguồn cung lưu thông của ETH.

Nguồn: Nansen

Điều thú vị là gia tăng số tiền đã stake hoàn toàn trái ngược với nguồn cung ETH trên sàn giao dịch đang cạn kiệt. Kể từ Shapella, dự trữ của ETH trên các sàn tập trung giảm hơn 20% cho đến thời điểm viết bài. Nguồn cung thanh khoản chỉ chiếm 18% trong số tất cả các token ETH nằm trong tay công chúng.

Phân kỳ hấp dẫn này phản ánh khởi đầu của xu hướng dài hạn trên thị trường Ethereum. Ngày càng có nhiều người rút ETH ra khỏi thị trường và sử dụng nó như một khoản đầu tư để kiếm lợi nhuận. Mặc dù phần thưởng staking giảm dần trong 2 năm qua, nhưng nhu cầu staking vẫn tiếp tục tăng.

Nguồn: Nansen

Gia tăng staking thanh khoản

Ngoài việc thúc đẩy staking, Shapella còn mở ra những cánh cửa cơ hội mới cho token staking thanh khoản (LST). Các token phái sinh này cho phép người dùng tham gia staking đồng thời duy trì khả năng sử dụng chúng ở những nơi khác trong tài chính phi tập trung để mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn.

Các token như Lido Staked ETH (stETH) và rETH của Rocket Pool bắt đầu thay thế các token gốc làm tài sản thế chấp DeFi chính trên các mạng khác nhau.

Nhìn chung, các giao thức staking thanh khoản mở rộng sự thống trị kể từ Shapella và vượt trội so với các lựa chọn staking khác như sàn giao dịch tập trung (CEX) và staking pool.

Theo dữ liệu của Dune, staking thanh khoản chiếm phần lớn trong thị trường staking ETH, khoảng 36%. Từ một thực thể không tồn tại khi tính năng staking ETH được triển khai vào tháng 12/2020, danh mục này dần phát triển rộng hơn.

Nguồn: Dune

ChatGPT nghĩ gì về staking ETH?

Khi hỏi ChatGPT về tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của Ethereum: liệu nguồn cung ETH đã stake có vượt 30% tổng nguồn cung lưu thông hay không, câu trả lời đưa ra khá chung chung.

Nguồn: ChatGPT

ChatGPT đã trả lời rằng việc dự đoán những diễn biến tiếp theo trong staking ETH giống như “nhìn vào một quả cầu pha lê”. Tuy nhiên, nó vẫn khẳng định rằng staking sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mạng Ethereum.

Phần thưởng staking giảm đáng kể

Mặc dù staking ETH rõ ràng trở nên phổ biến trong những năm qua, nhưng trớ trêu thay, nó lại làm giảm lợi nhuận staking, để xem người dùng nào đã tham gia vào hoạt động này ngay từ đầu.

Theo mô hình PoS, phần thưởng có tỷ lệ nghịch với số lượng ETH được gửi trên mạng và số lượng staker tham gia. Nói một cách đơn giản, số lượng staker càng nhiều thì lợi nhuận được phân bổ càng ít.

Tổng số trình xác thực đã tăng hơn 50% kể từ Shapella. Tuy nhiên, lợi nhuận tài chính hàng năm trên mỗi trình xác thực đã giảm rõ rệt như được hiển thị bên dưới. Tại thời điểm viết bài, APR là 4,2%, theo Beaconcha.in.

Nguồn: Beaconcha.in

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

  

Minh Anh

Theo AMBCrypto

Phản hồi của Huobi về FUD gần đây


Những tiết lộ gần đây của nhà phân tích Adam Cochran đã làm xấu hình ảnh của Huobi, một sàn giao dịch nổi tiếng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các dòng tweet của Cochran dẫn đến những câu hỏi liên quan đến khả năng thanh toán của sàn giao dịch và hành động của nhà sáng lập Justin Sun tạo thêm sự bất ổn khác cho một thị trường vốn dĩ đã biến động.

Cuộc điều tra của Cochran đi sâu vào thực tế sụt giảm dự trữ USDT của Huobi, một loại stablecoin phổ biến gắn liền với đô la Mỹ. Sự sụt giảm này được cho là do Binance bán tháo USDT ồ ạt, gieo rắc mối lo ngại về khả năng duy trì sự ổn định tài chính của Huobi. Ngoài ra, Cochran đã chỉ ra nhiều cuộc điều tra đối với các nhà điều hành chủ chốt của cả Huobi và Tron – cũng là một nền tảng tiền điện tử do Justin Sun thành lập.

Mặt khác, stablecoin “stUSDT” mới được giới thiệu của Sun đã đạt mức lợi suất ấn tượng 4,29% từ trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, phát hiện của Cochran tiết lộ phần lớn các token stUSDT do Sun hoặc Huobi trực tiếp nắm giữ, dẫn đến nghi ngờ về tính xác thực của lợi nhuận theo tuyên bố.

Đáp lại những cáo buộc đáng báo động đó, Huobi đã phát hành một bài đăng trên blog giải quyết các lo ngại. Sàn giao dịch thừa nhận những thách thức mà họ phải đối mặt kể từ khi người dùng Trung Quốc rút tiền vào cuối năm 2021. Bất chấp những khó khăn đó, Huobi khẳng định cam kết phát triển của mình, nhằm giành lại vị trí trong số các sàn giao dịch hàng đầu. Sàn bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ mà họ đã nhận được từ người dùng đã sát cánh cùng Huobi trong suốt hành trình.

Bài đăng trên blog cũng giải quyết mô hình định kỳ của tâm lý tiêu cực và sự hoài nghi đối với sàn giao dịch. Huobi thừa nhận sự phổ biến của tin đồn và sự thiên vị trong ngành, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm đương đầu và bảo vệ trước những lời buộc tội vô căn cứ. Sàn giao dịch kêu gọi cộng đồng đoàn kết chống lại nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ (FUD) và khuyến khích người dùng dựa vào phán đoán của họ trong khi cùng nhau điều hướng bối cảnh tiền điện tử không ngừng phát triển.

Trái ngược với các cáo buộc, Huobi nhấn mạnh nền tảng của họ tiếp tục hoạt động trơn tru và tích cực tham gia với cộng đồng của mình. Sàn giao dịch nêu bật Primevote vòng thứ 7 đang diễn ra – chiến dịch bỏ phiếu để niêm yết như một minh chứng cho cam kết thu hút người dùng tham gia vào quá trình ra quyết định. Huobi không bận tâm với những điều tiêu cực trong quá khứ, thay vào đó họ tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm giao dịch thú vị cho người dùng.

Khi Huobi sắp kỷ niệm 10 năm thành lập, sàn giao dịch này nhận thức được vai trò của mình trong việc phục vụ hàng triệu thành viên cộng đồng trong thập kỷ qua. Nền tảng bày tỏ niềm tự hào về sự đóng góp của mình cho tiến bộ Web3 và sự phát triển của công nghệ internet. Lễ kỷ niệm sinh nhật sắp tới của Huobi tại Singapore vào ngày 13/9 nhằm mục đích đoàn kết cộng đồng để kỷ niệm một thập kỷ thành tựu và đổi mới.

Tóm lại, những tiết lộ gần đây xoay quanh Huobi đã làm dấy lên những lo ngại về khả năng thanh toán và tính minh bạch của sàn giao dịch. Các cáo buộc và phản hồi sau đó từ sàn giao dịch nêu bật nhu cầu tiếp tục xem xét kỹ lưỡng và đối thoại cởi mở trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Khi các nhà đầu tư và những người đam mê điều hướng bối cảnh phức tạp này, duy trì sự hoài nghi lành mạnh trong khi hỗ trợ các dự án hợp lệ vẫn rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của không gian tài sản kỹ thuật số. Số phận của Huobi và tiềm năng trở lại vị trí dẫn đầu thị trường tiền điện tử giờ đây phụ thuộc vào khả năng giải quyết những lo ngại này và lấy lại niềm tin của người dùng.

Dự trữ stablecoin của Huobi giảm 30%

Người phát ngôn của Huobi đang phủ nhận các báo cáo một số nhà điều hành đã bị bắt ở Trung Quốc khi dòng tiền chảy ra khỏi sàn giao dịch tăng lên. Cuối tuần qua, các phương tiện truyền thông tài chính ở Hồng Kông đã đưa tin một số nhà điều hành tại Huobi đã bị cảnh sát ở Trung Quốc bắt giữ.

Theo dữ liệu từ Nansen.ai, số dư stablecoin trên sàn giao dịch của Huobi đã giảm 33% trong tuần trước, với việc các trader rút 49 triệu đô la trong các tài khoản.

Trước đó, Colin Wu của Wu Blockchain cũng đã đăng rằng “số lượng lớn nhà điều hành cấp cao của các sàn giao dịch nước ngoài… đã bị cảnh sát Trung Quốc giam giữ và điều tra” mà không cho biết thêm chi tiết.

Dữ liệu từ DeFiLlama cho thấy Huobi hiện có số dư khoảng 2,5 tỷ đô la. Số dư này giảm từ 3,1 tỷ đô la vào đầu năm. Dữ liệu on-chain cũng thể hiện một số khoản nắm giữ lớn nhất của sàn giao dịch là từ các token được kết nối với các công ty và giao thức dưới quyền Justin Sun.

Nguồn: DeFiLlama

Dữ liệu cho thấy 26,5% lượng nắm giữ của sàn giao dịch là TRX – token của TRON và 20,32% lượng nắm giữ là HT – token của sàn giao dịch.

Theo dữ liệu của DeFi Llama, Huobi có khoảng 1 tỷ đô la tài sản có thanh khoản cao, bao gồm 886,92 triệu đô la Bitcoin, 48,27 triệu đô la USDT và 5,41 triệu đô la USDC.

Nguồn: DeFiLlama

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

  

Minh Anh

Theo AZCoin News

Exit mobile version