Công ty ngân hàng đầu tư Houlihan Lokey đã xác định công ty công nghệ thanh toán và đơn vị phát hành XRP Ripple là một trong những đối thủ tiềm năng của mạng lưới thanh toán ngân hàng toàn cầu Swift. Trong báo cáo cập nhật thị trường từ tháng 4/2024, công ty đã đề cập đến Ripple và một số công ty công nghệ tài chính là đối thủ cạnh tranh của Swift trong danh mục thanh toán xuyên biên giới.

Mặc dù báo cáo đã được công bố vài tháng, nhưng KOL XRP WrathofKahneman gần đây đã nêu bật điều này, lưu ý rằng nhiều công ty công nghệ tài chính được liệt kê là đối thủ tiềm năng cũng sử dụng công nghệ Ripple hoặc XRP. Điểm nổi bật này thậm chí còn quan trọng hơn khi xét đến việc Cơ quan dịch vụ tài chính Dubai (DFSA) gần đây đã chấp thuận các dịch vụ Ripple nói chung.

ripple

Nguồn: WrathofKahneman

Bản cập nhật thị trường thanh toán lưu ý danh mục thanh toán xuyên biên giới sẽ có quy mô thị trường là 190 nghìn tỷ đô la hàng năm vào năm 2023, tương đương 520 tỷ đô la mỗi ngày. Báo cáo xác định SWIFT Network là đơn vị lớn nhất trong danh mục này nhưng cũng chỉ ra một số thách thức, chẳng hạn như phân mảnh, thiếu khả năng tương tác và phí cao do nhiều bên trung gian.

Ripple có thể giải quyết vấn đề hiện tại của thanh toán xuyên biên giới

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng công nghệ blockchain có thể giải quyết các vấn đề đang gây khó khăn cho giao dịch xuyên biên giới. Những công ty như Ripple, Airwallex, Wise, Nium và các mạng lưới ngân hàng khác đang cạnh tranh với SWIFT thông qua công nghệ này và cải tiến khác.

Báo cáo cho biết:

“Công nghệ blockchain cung cấp thời gian thanh toán nhanh hơn, chi phí thấp hơn và bảo mật được cải thiện, tạo điều kiện thực hiện các giao dịch quốc tế hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn”.

Tuy báo cáo không đi sâu vào các giải pháp thanh toán xuyên biên giới sáng tạo của Ripple, nhưng công ty đã định vị mình là một công ty công nghệ thanh toán, thu hút một số đối tác từ các công ty công nghệ tài chính và các tổ chức tài chính truyền thống.

Dịch vụ cốt lõi của Ripple là dịch vụ thanh toán phi tập trung được gọi là Ripple Payments Direct (RPD), cho phép các đối tác tận dụng công nghệ blockchain của Ripple để thực hiện giao dịch xuyên biên giới liền mạch mà không cần phải mua XRP.

Một số công ty công nghệ tài chính được đề cập trong báo cáo như Airwallex và Nium đã tích hợp công nghệ Ripple cho các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới của họ từ năm 2017 và 2020. Gần đây hơn, các tổ chức tài chính, bao gồm PNC Bank có trụ sở tại Pittsburg, đã tích hợp công nghệ Ripple.

Trong khi đó, Ripple không phải là công ty duy nhất khai thác công nghệ blockchain cho các giải pháp thanh toán xuyên biên giới. SWIFT cũng đã thử nghiệm sử dụng công nghệ blockchain và gần đây tiết lộ họ đang nghiên cứu giải pháp cho phép tương tác giữa hệ thống blockchain và tổ chức tài chính truyền thống, cho phép sử dụng các hình thức tiền tệ được quản lý để giao dịch tài sản được token hóa.

OI XRP đạt 1 tỷ đô la khi ngày ra mắt RLUSD đến gần

Hợp đồng mở (OI*) trong hợp đồng tương lai XRP đạt 1 tỷ đô la vào cuối tuần, theo dữ liệu của CoinGlass, trước khi giảm còn 845,57 triệu đô la vào hôm nay. OI cho các sản phẩm phái sinh thường biểu thị dòng tiền chảy vào tài sản. Gia tăng OI XRP làm nổi bật tâm lý của các nhà đầu tư về Ripple do những diễn biến trong hệ sinh thái của nó.

Một trong những diễn biến quan trọng là stablecoin RLUSD, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm beta riêng tư. Khả năng ra mắt dự kiến đã thu hút sự chú ý của nhiều người trong cộng đồng tiền điện tử, đặc biệt là với các lần đúc tiền gần đây cho thấy công ty có thể đang có kế hoạch mở rộng phạm vi thử nghiệm.

Tuy nhiên, Ripple đã cảnh báo người dùng hãy cẩn thận với các vụ lừa đảo, lưu ý họ vẫn chưa ra mắt stablecoin này một cách công khai vì chưa nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Do đó, vẫn chưa có sẵn để giao dịch hoặc mua mặc dù có một số bài đăng giả mạo mô tả điều ngược lại.

Trong khi đó, quyết định chờ phê duyệt của cơ quan quản lý trước khi ra mắt RLUSD của Ripple cho thấy cách công ty này tìm cách xây dựng hình ảnh tuân thủ quy định bất chấp vụ kiện của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và sự thiếu rõ ràng về quy định tại Hoa Kỳ, nơi công ty đặt trụ sở. Điều này cho phép công ty thu hút các khách hàng tổ chức, vốn là mục tiêu chính của công ty

Cho đến nay, công ty đã có 55 giấy phép và phê duyệt từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu, trong đó có Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), Ngân hàng Trung ương Ireland (CBI) và Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS) là những cơ quan đã phê duyệt hoạt động của công ty.

*OI (hợp đồng mở) là thước đo tổng giá trị của tất cả các hợp đồng tương lai đang lưu hành hoặc “chưa thanh toán” trên các sàn giao dịch, và đồng thời là một chỉ báo về sự tăng giá thị trường cũng như tâm lý của trader xung quanh một loại tài sản cụ thể.

 

 

Minh Anh

Theo Cryptopolitan

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một nhà đầu tư Tiền mã hoá và giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *