Chính phủ Mỹ đang đối mặt với sai lầm tài chính nghiêm trọng khi được cho là đã đánh mất khoảng 16,14 tỷ USD do bán sớm lượng Bitcoin (BTC) thu giữ từ các hoạt động phi pháp, theo dữ liệu mới được tài khoản theo dõi blockchain Lookonchain chia sẻ trên nền tảng X.

Tiết lộ này xuất hiện ngay sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp vào tháng 2/2025, thiết lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược quốc gia và cấm tuyệt đối việc bán bất kỳ Bitcoin nào được gửi vào quỹ này. Động thái này đánh dấu bước ngoặt lớn trong chính sách tiền điện tử của Mỹ, khi công khai ủng hộ công nghệ blockchain mở, đồng thời cấm phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Tuy nhiên, chính sách mới cũng vô tình “soi sáng” những quyết định sai lầm trước đó, khiến người dân Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD.

Sai lầm đắt giá từ việc quản lý Bitcoin

Theo phân tích từ Lookonchain dựa trên dữ liệu từ Dune Analytics, chính phủ Mỹ hiện đang nắm giữ 198.109 BTC, trị giá khoảng 16,92 tỷ USD theo giá thị trường hiện tại. Tuy nhiên, trước đó, chính phủ đã bán ra khoảng 222.684 BTC với giá trung bình chỉ 14.736 USD/BTC, thu về khoảng 3,28 tỷ USD thông qua các sàn giao dịch như Coinbase, Coinbase Prime và nhiều ví không xác định.

Nếu giữ lại lượng Bitcoin này đến nay, chính phủ Mỹ đã có thể thu về khoảng 19,42 tỷ USD, tương đương khoản lãi tiềm năng hơn 16,14 tỷ USD. Đây được xem là sai lầm đáng tiếc khi giá Bitcoin liên tục lập đỉnh mới, phần lớn nhờ làn sóng chấp nhận của các tổ chức lớn và môi trường pháp lý ngày càng cởi mở hơn, đặc biệt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Trump với chính sách thân thiện tiền điện tử.

Phần lớn số Bitcoin mà chính phủ Mỹ nắm giữ đến từ các vụ thu giữ liên quan đến tội phạm mạng, điển hình như vụ thu giữ 3,36 tỷ USD BTC từ Silk Road vào năm 2021. Việc bán sớm số Bitcoin này ở mức giá thấp khiến giới chuyên gia và cộng đồng tiền điện tử không khỏi chỉ trích, nhất là khi giá Bitcoin đã vượt mốc 85.000 USD vào đầu năm 2025.

Tin tức này đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội X. Một số người tỏ ra bất ngờ và chỉ trích chiến lược tiền điện tử của chính phủ Mỹ với những bình luận mỉa mai như: “Chỉ có kẻ ngốc mới bán Bitcoin” hay “Mỹ sẽ không mua thêm BTC nữa, điều này thật tiêu cực…”. Một số khác còn so sánh Mỹ với Đức – quốc gia cũng từng bị chỉ trích vì bán Bitcoin quá sớm.

Thay đổi chiến lược: Dự trữ thay vì bán tháo

Sắc lệnh mới của Tổng thống Trump không chỉ tạo lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược mà còn thể hiện tham vọng đưa Mỹ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp crypto toàn cầu. Việc ngừng bán Bitcoin trong quỹ dự trữ nhằm ổn định thị trường và khẳng định niềm tin dài hạn vào tài sản này.

Dù vậy, cú sẩy chân 16 tỷ USD vừa qua cũng là lời cảnh báo về những thách thức trong quản lý tài sản kỹ thuật số, đặc biệt khi phần lớn số Bitcoin này có được từ các cuộc điều tra tội phạm và bị ảnh hưởng lớn bởi biến động giá.

Vào tháng 7 năm 2024, Chính phủ Đức đã bán tháo khoảng 49.858 BTC thu giữ từ trang web phim lậu Movie2k.to, thu về khoảng 2,8 tỷ USD với giá trung bình khoảng 57.900 USD. Tất nhiên, việc bán sớm khiến Đức lỗ nặng khi giá Bitcoin tăng mạnh ngay sau đó. Động thái này vấp phải nhiều chỉ trích, trong đó có nghị sĩ Joana Cotar kêu gọi chính phủ ngừng bán BTC và giữ làm tài sản dự trữ.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

Thạch Sanh

@media only screen and (min-width: 0px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width:320px;
height: 100px;
}
}
@media only screen and (min-width: 728px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width: 728px;
height: 90px;
}
}

<!–

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9396f898-bdeb-47ae-a501-d2e9ad9db5c0”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9d2f13cb-6193-4689-a858-211e53c79360”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

–>

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *