Michael Saylor, CEO của công ty chuyên mua Bitcoin Strategy (trước đây là MicroStrategy), cho biết việc các tổ chức công bố bằng chứng dự trữ (proof-of-reserves) on-chain là “ý tưởng tồi” có thể gây ra rủi ro về bảo mật.

bitcoin Michael Saylor
Michael Saylor – CEO Strategy

“Cách phổ biến hiện nay để công bố bằng chứng dự trữ là không an toàn. Thực tế, điều đó làm suy yếu tính bảo mật của tổ chức phát hành, các bên lưu ký, sàn giao dịch và cả nhà đầu tư. Đó không phải là một ý tưởng tốt, mà là ý tưởng tồi”, Saylor trả lời khi được hỏi về việc các tổ chức áp dụng biện pháp minh bạch này tại một sự kiện bên lề hội nghị Bitcoin 2025 diễn ra ngày 26 tháng 5 tại Las Vegas.

Khi được Mitchell Askew, Trưởng nhóm phân tích tại Blockware Solutions, hỏi liệu Strategy có công bố bằng chứng dự trữ của công ty hay không, Saylor đã không đưa ra câu trả lời.

Bằng chứng dự trữ rất phổ biến ở các sàn giao dịch và được dùng để xác minh công ty đang nắm giữ đủ lượng tài sản kỹ thuật số để bảo đảm cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra, các tổ chức khác – chẳng hạn như quỹ ETF theo dõi tiền điện tử – cũng có thể sử dụng loại hình này để xác nhận đang nắm giữ lượng crypto cần thiết.

Saylor thừa nhận ngành cần rút ra nhiều bài học từ thảm họa sụp đổ của các sàn giao dịch như FTX và Mt. Gox, nhưng bằng chứng dự trữ không phải là biện pháp phù hợp cho các tổ chức.

“Không một chuyên gia bảo mật cấp tổ chức hay doanh nghiệp nào nghĩ rằng công bố tất cả địa chỉ ví – để mọi người có thể truy vết qua lại – là ý tưởng hay. Hãy dùng AI, bật chế độ tư duy sâu và hỏi nó: những vấn đề bảo mật nào phát sinh khi công bố địa chỉ ví? và việc đó có thể làm suy yếu bảo mật của công ty như thế nào theo thời gian? Nó sẽ viết ra 50 trang các vấn đề bảo mật”, Saylor nói thêm

Bằng chứng dự trữ được áp dụng nhiều hơn sau vụ sụp đổ FTX

Nhiều sàn giao dịch, đơn vị lưu ký (custody) và các tổ chức phát hành quỹ ETF đã bắt đầu công bố bằng chứng dự trữ sau sự sụp đổ của FTX vào tháng 11 năm 2022, nhằm thiết lập tính minh bạch và chứng minh họ nắm giữ đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản tiền gửi của khách hàng.

Các sàn giao dịch như Binance, Kraken, OKX và công ty quản lý tài sản crypto Bitwise nằm trong số những đơn vị của ngành đã áp dụng biện pháp minh bạch này.

Tuy nhiên, Saylor lưu ý rằng bằng chứng dự trữ thường chỉ cho thấy một phía – tức là những gì công ty đang nắm giữ – mà không thể hiện những gì họ đang nợ.

Công ty Strategy của Michael Saylor hiện là doanh nghiệp nắm giữ Bitcoin lớn nhất thế giới, có 576.230 Bitcoin trị giá 62,6 triệu đô la trong bảng cân đối kế toán, theo dữ liệu từ BitcoinTreasuries.NET. Đứng thứ hai là công ty khai thác Bitcoin MARA Holdings, với 48.137 Bitcoin.

Hiện có hơn 110 công ty đại chúng trên toàn thế giới đã mua và đang nắm giữ Bitcoin.

Minh Anh

Theo Tapchibitcoin

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *