Hệ sinh thái Ethereum – Hệ sinh thái lớn nhất trong thế giới Crypto

Ethereum luôn là một trong những hệ sinh thái có tốc độ phát triển nhanh và mạnh nhất trong thị trường crypto. Cùng tìm hiểu tổng quan về hệ sinh thái Ethereum ngay!

Ethereum luôn là một trong những hệ sinh thái có tốc độ phát triển nhanh và mạnh nhất trong thị trường crypto. Trong bài viết này, mình sẽ cùng anh phân tích từ tổng quan đến chi tiết về hệ sinh thái Ethereum, trong đó sẽ bao gồm:

  • Tình hình roadmap hiện tại và những gì Ethereum đã đạt được.
  • Phân tích tổng quan về hệ sinh thái Ethereum.
  • Phân tích từ mảnh ghép trong hệ sinh thái Ethereum.
  • Dự phóng và cơ hội đầu tư trong tương lai.

Tổng quan về Ethereum

Ethereum là gì?

Ethereum là một smart contract platform cho việc phát triển các ứng dụng phi tập trung (dapps). Đây được xem là nền tảng đầu tiên và cũng là nền tảng lớn nhất về hoạt động của các nhà phát triển ở thời điểm hiện tại.

Ethereum được khởi xướng bởi Vitalik Buterin vào năm 2013, sau khi ông nhận thấy những hạn chế trong chức năng của Bitcoin. Buterin đã xuất bản whitepaper của Ethereum vào cuối năm đó, mô tả một nền tảng điện toán phân tán để thực hiện các hợp đồng thông minh và xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps). Với tầm nhìn đó, Vitalik Buterin và các cộng sự đã huy động được 31,529 BTC (tầm $18M vào thời điểm đó) để phát triển giao thức cốt lõi và tăng trưởng hệ sinh thái Ethereum.

Cho tới thời điểm hiện nay, tất cả ứng dụng lớn của thị trường crypto đều bắt nguồn và phát triển trên Ethereum trước khi lan rộng ra những hệ sinh thái khác. Một số use case nổi bật mà các bạn có thể biết là DeFi & NFT.

Dữ liệu thống kê về Blockchain Ethereum

ETH Stats

  • Mcap: 287,072,270,425$.
  • Circulating: 119,707,403 ETH.
  • Max Supply: not fixed.

Ethereum Stats

  • Mainnet: 2015.
  • TPS: Around 15 TPS.
  • Block time: Around 15s.

Điểm nổi bật của Ethereum

Ethereum có những điểm nổi bật sau:

  • Ethereum Virtual Machine: Trung tâm của Ethereum được gọi là Ethereum Virtual Machine (EVM), là một phần của giao thức thực hiện các giao dịch. Nó là một máy ảo hoàn chỉnh Turing có ngôn ngữ cụ thể “EVM bytecode”, thường được viết bằng ngôn ngữ cấp cao gọi là Solidity.
  • Thư viện đầy đủ và nhiều công cụ hỗ trợ nhà phát triển: Ethereum mainnet năm 2015, trãi qua thời gian hoạt động lâu dài, cộng đồng nhà phát triển Ethereum đã phát triển thư viện đầy đủ và nhiều các công cụ hỗ trợ cho việc phát triển trên Ethereum cũng đã được ra phục vụ cho các nhà phát triển.
  • Ethereum 2.0: Ethereum 2.0 là kế hoạch mở rộng dài hạn cho Ethereum bao gồm việc chuyển đổi sang PoS và sử dụng công nghệ Sharding, với tầm nhìn được cung cấp bởi Ethereum 2.0, khiến Ethereum dù có nhiều hạn chế nhưng các nhà phát triển vẫn ở lại và tiếp tục xây dựng với nó. 

Tình hình hiện tại & Roadmap

Beacon Chain ra mắt vào 12/2020, nó chuẩn bị cho những cột mốc quan trọng tiếp theo của Ethereum bao gồm:

  • PoS staking: Beacon Chain đã giới thiệu bằng chứng cổ phần cho Ethereum. Đây là một cách mới để giúp bảo mật Ethereum. Trên thực tế, nó sẽ liên quan đến việc bạn staking ETH để kích hoạt phần mềm xác thực. Với tư cách là người xác thực, bạn sẽ xử lý các giao dịch và tạo các khối mới trong Ethereum blockchain. Staking và trở thành trình xác nhận dễ dàng hơn khai thác (cách mạng hiện được bảo mật). Với PoS, nhiều người hy vọng điều này sẽ giúp Ethereum an toàn hơn về lâu dài. Càng nhiều người tham gia vào mạng, nó sẽ càng trở nên phi tập trung và an toàn hơn trước các cuộc tấn công.
  • Thiết lập cho shard chains: Sau khi mainnet hợp nhất với Beacon Chain, bản nâng cấp tiếp theo sẽ đưa các shard chains vào mạng PoS. Các “shard” này sẽ tăng dung lượng của mạng và cải thiện tốc độ giao dịch bằng cách mở rộng mạng lên 64 blockchains. Beacon Chain là một bước quan trọng đầu tiên trong việc giới thiệu các shard chain, vì chúng yêu cầu việc staking để hoạt động an toàn.

Hiện tại, Ethereum mainnet hoạt động riêng biệt với Beacon chain. Trong năm 2022, nâng cấp mạng lớn tiếp theo mang tên The Merge đã “hợp nhất” với hệ thống bằng chứng cổ phần của Beacon chain và điều này sẽ đánh dấu sự kết thúc của bằng chứng công việc (PoW) cho Ethereum và quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang bằng chứng cổ phần (PoS).

Tổng quan hệ sinh thái Ethereum

Năm 2021 là năm bùng nổ của Ethereum, lớp ứng dụng đã phát triển mạnh mẽ và gây chú ý với công chúng. Thuật ngữ không mới là “web3” lại trở thành mốt khi thế giới bắt đầu hiểu tầm nhìn về một internet phi tập trung hơn được xây dựng trên Ethereum.

Để nhìn tổng quan bối cảnh của Ethereum chúng ta chỉ xem xét những phát triển nổi bật nhất của mạng Ethereum, bao gồm:

  • Layer 2 – sau nhiều năm phát triển, các giao thức L2 ra mắt mainnet và mở rộng dung lượng của Ethereum.
  • Nền kinh tế sáng tạo trở thành xu hướng chủ đạo – NFT ở khắp mọi nơi và các nghệ sĩ sử dụng Ethereum để kiếm hàng tỷ USD.
  • Các bản nâng cấp giao thức cốt lõi – cộng đồng R&D của Ethereum gửi nhiều bản nâng cấp, chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang Proof of Stake (PoS).
  • Sự phát triển của DeFi – Vài trăm giao thức DeFi đã và đang phát triển và hàng trăm tỷ $ đang lock trong các giao thức DeFi.

Sự phát triển của DeFi

Bùng nổ vào mùa hè năm 2020, Lĩnh vực DeFi của Ethereum tiếp tục phát triển mạnh, chúng là category có số lượng tài sản bị khóa lớn nhất trong cả thị trường Crypto.

Theo dữ liệu từ defillama, hiện tại đã có hơn 400 giao thức DeFi phát triển trên Ethereum với Total TVL hơn $136B. Tổng giá trị bị khóa này đã vượt quá tài sản dưới sự quản lý của Robinhood (80 tỷ đô la) và Bridgewater Associates (140 tỷ đô la).

Layer 2

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, các công nghệ mở rộng quy mô L2 cho Ethereum đã ra mắt vào năm 2021. Khả năng giao dịch của Ethereum không còn đơn giản là khả năng của Lớp 1 của Ethereum. Thay vào đó, khả năng giao dịch của Ethereum sẽ bằng dung lượng của L1 cộng với dung lượng của tất cả các giao thức L2 kế thừa bảo mật của Ethereum.

Trong hệ sinh thái Layer 2 có hai hướng tiếp cận phổ biến là Zk Rollup hoặc Optimistic Rollup.

Optimistic Rollup đã có những thành tựu nhất định với sự phát triển của Optimism, Arbitrum hay BoBa network, cả 3 rollup này đều tương thích với EVM. Người dùng có thể dễ dàng di chuyển các tài sản trên Ethereum sang chúng và các nhà phát triển có thể triển khai các hợp đồng và ứng dụng Solidity lên 3 rollup này một cách dễ dàng.

So với Optimistic thì Zk Rollup vẫn đang trong giai đoạn đầu, các ứng dụng vẫn còn đơn giản và nhiều hạn chế. Một số Zk Rollup nổi bật được xây dựng trên Ethereum:

  • Loopring đã ra mắt sàn giao dịch phi tập trung zkRollup vào năm 2020. Họ đã hoàn thành việc ra mắt phiên bản v2 của mình vào đầu năm 2021 và hỗ trợ thêm cho việc mint và giao dịch NFT vào tháng 8 năm 2021.
  • Matter Labs đã ra mắt bản tổng hợp thanh toán (zkSync) vào tháng 6 năm 2020, được tích hợp vào các ví như Argent và các ứng dụng như Gitcoin.
  • Aztec đã tung ra bản tổng hợp thanh toán riêng tư (zk.money) vào tháng 3 năm 2021, bổ sung hỗ trợ cho stablecoin DAI vào tháng 4.

Nhiều dự án được khởi chạy bằng nền tảng StarkEx của Starkware, bao gồm:

  • DeversiFi (một sàn giao dịch phi tập trung) ra mắt vào tháng 6 năm 2020 (validium).
  • ImmutableX (một sàn giao dịch NFT) ra mắt vào tháng 4 năm 2021 (validium).
  • dYdX (một nền tảng giao dịch defi) ra mắt vào tháng 4 năm 2021 (zk rollup).
  • Sorare (một dự án NFT bóng đá giả tưởng) ra mắt vào tháng 7 năm 2021 (validium).

Ethereum’s Creator Economy

Không chỉ DeFi, Ethereum’s Creator Economy đã tăng trưởng mạnh mẽ, ngày càng nhiều nghệ sĩ đang thử nghiệm các công cụ mà Ethereum cung cấp cho họ để nắm bắt giá trị công việc của họ.

Ethereum’s Creator Economy có thể hiểu là một tập hợp các công cụ, dịch vụ và thị trường cho phép những người sáng tạo trên khắp thế giới kiếm tiền từ công việc của họ bằng cách sử dụng Ethereum.

Cho đến nay, Creator Economy của Internet đã bị thống trị bởi các nền tảng tập trung lớn. Hầu hết trong số này sử dụng một mô hình tương tự, trong đó một nền tảng như YouTube hoặc Spotify kiếm doanh thu từ quảng cáo hoặc phí đăng ký, sau đó chuyển một phần nhỏ doanh thu đó cho creator.

Mô hình kinh doanh này đã biến Spotify thành một công ty trị giá 40 tỷ USD. Nhưng nó luôn không làm hài lòng phần lớn các nghệ sĩ, những người kiếm được một phần rất nhỏ từ mỗi lần stream. 

Trong năm 2021, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn và những người sáng tạo khác đã sử dụng Ethereum để kiếm được tổng cộng 3.5 tỷ đô la. Tổng số tiền này khiến Ethereum là một trong những nền tảng toàn cầu lớn nhất dành cho creators.

Nhìn xa hơn, mức nhận thức cao liên quan đến các tài sản NFT, sự quan tâm của người nổi tiếng và sự xuất hiện của Creator Economy trên Ethereum đánh dấu một cuộc cách mạng thầm lặng cho cộng đồng của chúng ta.

Nơi phần lớn lịch sử của ngành công nghiệp tiền điện tử, những người có thể kiếm sống bằng những công nghệ này chỉ thuộc về một số hạng mục: nhà đầu tư, nhà phát triển hoặc những người làm việc cho các công ty tiền điện tử, nhưng vào năm 2021, điều đó đã thay đổi.

Các nâng cấp giao thức cốt lõi

Trong năm 2021, công đồng nhà phát triển Ethereum đã đưa ra hai bản nâng cấp đáng kể cho mạng chính Ethereum là “Berlin” vào tháng 4 và “London” vào tháng 8. Những nâng cấp này bao gồm nhiều thay đổi. Đáng chú ý nhất là EIP-1559 và EIP-2929:

  • EIP-1559 đã cải cách phương thức thị trường phí Ethereum hoạt động.
  • EIP-2929 giúp cải thiện khả năng phòng thủ của Ethereum trước các cuộc tấn công DOS.

Ngoài ra, công đồng nhà phát triển Ethereum cũng đã nâng cấp mạng Altair lên Beacon chain để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo của Ethereum bao gồm PoS & Shading – Beacon Chain là chuỗi Proof of Stake đã chạy song song cùng với Ethereum mainnet kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2020.

Phân tích từng mảnh ghép trong hệ sinh thái Ethereum

Tính đến ngày 24/1/2022, hệ sinh thái Ethereum đã có hơn 400 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mảng DeFi đang là mảng được chú trọng và phát triển mạnh nhất.

DEX

Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho phép người dùng mua và bán tiền điện tử với nhau mà không cần đến các nhà môi giới chuyên nghiệp. Người dùng chỉ cần kết nối ví tiền điện tử của họ với DEX, chọn cặp giao dịch tiền điện tử mà họ chọn, nhập số tiền và hoán đổi giữa các tài sản với nhau.

DEX đóng vai trò trung tâm thanh khoản cho tài sản trong hệ sinh thái, vì vậy, đây cũng là sector có TVL hàng đầu trong thị trường DeFi trên Ethereum. Một số DEX lớn trên Ethereum:

  • Curve (CRV): Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM trên hệ sinh thái Ethereum, dành riêng cho các stablecoin (USDT, USDC, DAI,…) hoặc các asset tương tự nhau nhưng được biểu thị ở dạng khác nhau (renBTC, WBTC, pBTC,…). Curve đang là giao thức có TVL cao nhất trên Ethereum.
  • Uniswap (UNI): Uniswap là một giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM – Automated Market Maker), cho phép người dùng có thể swap bất kỳ token ERC20 nào, sử dụng pool thanh khoản thay vì sổ lệnh.
  • SushiSwap (SUSHI): Ra mắt từ Q3/2020, Sushiswap đã đi từng bước từ một fork của Uniswap v2 đến việc trở thành một trong những hệ sinh thái DeFi hàng đầu trong không gian Crypto. Tính đến hiện nay, hệ sinh thái của Sushiswap gồm nhiều sản phẩm riêng biệt hoạt động trong 3 category chính là DeFi, Metaverse, Launchpad. Tầm nhìn của Sushiswap là trở thành một DeFi “All-in-One” platform được vận hành và xây dựng bởi SushiswapDAO.

Stablecoin

Stablecoin là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong DeFi. Nếu không có stablecoin, tính thanh khoản sẽ gặp khó khăn trong việc luân chuyển trên thị trường tiền điện tử và tham gia các hoạt động DeFi. Hiện nay, tổng vốn hoá của Stablecoin đã trị giá hơn $100B bao gồm một số đồng stablecoin lớn như USDT, USDC, DAI, UST,….

Trong đó, Ethereum là blockchain có thị trường stablecoin màu mỡ nhất với vô số stablecoin thuộc nhiều loại. Trước hết, Ethereum có số lượng cung cấp USDT và USDC cao nhất, hai loại stablecoin được hỗ trợ bởi fiat phổ biến nhất tại thời điểm này.

Ngoài fiat backed stablecoin, chúng ta còn có các stablecoin phi tập trung hàng đầu đã ra đời như DAI (MakerDAO), MIM (Abracadabra), FEI (Fei Protocol),…. Trong khi hầu hết những người tham gia tiền điện tử chỉ sử dụng USDT và USDC, Ethereum đã chứng minh rằng các stablecoin phi tập trung thực sự có thể hoạt động trong DeFi.

Mặc dù các loại tiền ổn định phi tập trung có rủi ro mất peg riêng (đây là một vấn đề lớn trong thị trường biến động như tiền điện tử), nhưng chúng lại cho phép farming / staking với lợi suất cao tthông thường giao động là 20 – 40%.

Lending

Lending là mảng phát triển rất mạnh trên hệ sinh thái Ethereum, cùng với DEX, chúng là nền tảng cho nhiều giao thức DeFi khác xây dựng nên. Trong đó nổi bật nhất là Aave & Compound.

Trong năm 2022, cả Aave & Compound cũng đã có kế hoạch cho riêng mình, với Aave là Aave V3, với Compound là Compound Chain.

Aave V3 đi theo hướng tận dụng các cơ sở hạ tầng Cross Chain Bridge để đạt được khả năng tương tác xuyên chuỗi và hiệu quả sử dụng vốn. Hai tính chất này được làm nổi bật thông qua 3 tính năng chính của Aave V3:

  • Portal: Hỗ trợ cho vay & đi vay xuyên chuỗi.
  • Emode: Hỗ trợ người dùng có thể vay được số vốn nhiều nhất với tài sản thế chấp của họ.
  • Isolation Mode: Cho phép tạo ra các money market khác nhau với các tài sản mới. Đồng thời hạn chế một phần rủi ro của chúng.

Compound chain đạt được khả năng tương xác xuyên chuỗi bằng cách sử dụng Starport, một sản phẩm mà team Compound tự xây dựng. Ngoài ra, Compound Finance cũng rất tham vọng khi lựa chọn xây dựng một App Chain trên Polkadot, lựa chọn này mang lại cho một số ưu và hạn chế nhất định:

Ưu điểm: Tự chủ nhiều thứ như công nghệ, phương hướng phát triển sản phẩm.

Hạn chế:

  • Khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi trình độ và năng lực của team phải rất cao.
  • Phụ thuộc vào tiến độ phát triển Polkadot.
  • Gateway chain cũng sẽ rất centralized, điều này càng trầm trọng hơn khi họ chọn sử dụng đồng thuận PoA.
  • khả năng kết hợp và giao tiếp với các giao khác sẽ bị hạn chế vì họ không phải là EVM chain.

Yield aggregator

Các Yield aggregator protocol cung cấp các chiến lược khác nhau để tìm ra lợi suất tốt nhất từ các hoạt động farming & staking. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong DeFi vì nó giúp người dùng thu được một lượng lớn lợi nhuận, đây là một trong những lý do chính khiến bất kỳ ai cũng muốn tham gia vào DeFi.

Người đổi mới và tiên phong của không gian này thực sự là Yearn Finance. Là một trong những chất xúc tác chính cho DeFi Summer vào năm 2020, Yearn Finance đã thành công trong mô hình hoạt động của mình.

Tính tới thời điểm hiện nay, Yearn Finance hoàn toàn dominate phần lớn thị trường yield aggregator trên Ethereum với total TVL (Tổng giá trị bị khóa) của tất cả các sản phẩm Yearn trên Ethereum $2.76B. Bước qua 2022, Yearn Finance sẽ apply model token mới, hứa hẹn sẽ tích luỹ nhiều giá trị hơn cho native token của dự án là YFI.

Derivative

Trong thị trường tài chính truyền thống, thị trường phái sinh (Derivatives) là một trong những thị trường lớn và phát triển nhất trong tài chính truyền thống, nhưng trong thị trường crypto nói chung, thị trường Derivatives nói chung vẫn còn là một thị trường còn non trẻ trong thị trường DeFi.

Trên cả hệ sinh thái Ethereum, cả L1 & L2, Perpetual hiện là lĩnh vực phái sinh phát triển nhất trong category Derivative. Mặc dù có một số giao thức khác được thiết lập và hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng dYdX đang thống trị hoàn toàn.

Ngoài Perpetual, Option (quyền chọn) cũng là một mảng phát triển khá mạnh với sự thống trị của Dopex & Opyn. Mô hình hoạt động của 2 Option protocol này khá giống nhau, chúng đơn giản chính là kết nối bên bán Option và bên mua Option, thay thế vai trò của các trung gian trong tài chính truyền thống.

DAO

DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung) đã tồn tại từ lâu để phục vụ tầm nhìn phân quyền của blockchain. Tuy nhiên, nó từng chỉ xuất hiện ở cấp độ giao thức vì mọi giao thức DeFi phải giải quyết hệ thống quản trị của nó để đảm bảo rằng mạng vẫn được phân cấp.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, nhiều loại DAO hơn đã được thực hiện. Thay vì là một giao thức nhỏ, DAO giờ đây có thể là một sản phẩm riêng biệt. Các DAO như vậy đã cung cấp cho nhiều doanh nghiệp, cụ thể là DAO cấp vốn (Đầu tư), Service DAOs, Collector DAOs, …

Một ví dụ điển hình của loại DAO mới này là BitDAO. BitDAO hoạt động như một kho bạc phi tập trung do BIT holder đóng góp, đề xuất và bỏ phiếu về cách sử dụng kho bạc của nó. Bằng cách phát triển kho bạc của mình theo cách phi tập trung, giao thức có thể hoạt động và phát triển mà không thuộc sở hữu của bất kỳ con người cụ thể nào.

Tuy nhiên, quyền biểu quyết trong giao thức được xác định thông qua việc sở hữu BIT: Bạn càng có nhiều BIT, bạn càng sở hữu nhiều quyền biểu quyết. Đây là vấn đề với hầu hết các DAO hiện có: Người ta có thể tích lũy một số lượng lớn các governance token để giành được sự thống trị đối với một DAO.

Mặc dù các DAO trên Ethereum hiện tại vẫn còn nhiều sai sót, nhưng chúng có tiềm năng phát triển lớn. Ethereum không chỉ có mọi loại DAO mà còn có rất nhiều trong số chúng ở mỗi loại, từ Giao thức DAO (MakerDAO, BadgerDAO, KeeperDAO,…) đến DAO đầu tư (BitDAO, The LAO,…), và nhiều loại nữa.

NFT

Vào năm 2021, NFT đã bùng nổ, rất nhiều trong số chúng được bán với giá hàng triệu đô la và tất cả đều bắt đầu trên Ethereum với  NFT Collections như CryptoPunks, Bored Ape Yatch Club,…

Là nhà tiên phong của không gian NFT, Ethereum tập hợp hầu hết các hoạt động của NFT. So với các nền tảng blockchain khác, Ethereum vượt xa những nền tảng khác về Khối lượng giao dịch NFT, ngay cả với các blockchain chuyên dụng cho NFT như Flow.

Trong sự bùng bổ của NFT, các NFT marketplace là một trong những trọng tâm quan sát, vì chúng là nơi để mua bán các NFT. OpenSea được xem là NFT marketplace lớn nhất trên Ethereum, nó vẫn chiếm ưu thế trong phân khúc thị trường này.

Tương tự Uniswap và Sushiswap, đã xảy ra một cuộc vampire attack giữa Lookrare và Opensea. Người dùng được khuyến khích giao dịch NFT trên Lookrare để đổi lấy các phần thưởng có giá trị.

Tính đến nay, Opensea & Lookrare vẫn vượt xa các đối thủ khác như Magic Eden hay Solanart (Solana). Như đã nêu ở trên, điều này là dễ hiểu khi các bộ sưu tập NFT phổ biến và đắt tiền nhất đều nằm trên Ethereum.

Tuy nhiên, hầu hết các NFT được giao dịch trên thị trường Ethereum chỉ là đồ sưu tầm (collectibles) thay vì tương tác, có nghĩa là các NFT này không có trường hợp sử dụng. Ở một mức độ nào đó, điều này hạn chế sự tăng trưởng tiềm năng của các NFT hiện tại.

GameFi

GameFi là một usecase khác của NFT, nó là sự kết hợp giữa Game và Finance, là một thị trường tương đối mới đã bùng nổ mạnh mẽ gần đây. Tất cả bắt đầu với CryptoKitties vào năm 2017 – ứng dụng chơi game trên chuỗi đầu tiên. CryptoKitties là một trò chơi thông thường cho phép người chơi mua, nhân giống và buôn bán mèo ảo.

Không mất nhiều thời gian để CryptoKitties thu hút sự chú ý của người dùng tiền điện tử. Ngay sau khi ra mắt sản phẩm, trò chơi đã gây ra sự gia tăng lớn về khối lượng giao dịch trên Ethereum, và có thời điểm chiếm khoảng 25% tổng lưu lượng mạng trên Ethereum. Điều này đã làm cho Ethereum bị tắc nghẽn và tăng cao phí gas của mạng lưới, điều này có thể giải thích tại sao thành công của dự án không thực sự đáng kể và không thể kéo dài.

Tuy nhiên, nó lại là chất xúc tác cho sự bùng nổ của GameFi vào năm 2021, bắt đầu với Axie Infinity. Axie Infinity, với lối chơi và thiết kế tokenomic thông minh, Axie bắt đầu thu hút vô số người chơi với thuật ngữ mới: P2E – Play To Earn. Người dùng đã tham gia vào trò chơi và kiếm lợi nhuận chỉ bằng cách chơi nó.

Nhưng có vẻ thị trường GameFi đang phát triển quá nhiệt, cộng thêm sự ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chung các dự án GameFi nói chung đã có performance không quá tốt trong năm 2022.

Dự phóng tương lai hệ sinh thái Ethereum

Dựa vào các thông tin ở trên, dưới đây là một số dự phòng về tương lai của hệ sinh thái Ethereum:

  • Ethereum sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiêu điểm vẫn là DeFi. Mặc dù ngày càng có nhiều nền tảng blockchain xuất hiện với hệ sinh thái DeFi và công nghệ tiên tiến của riêng họ, nhưng rõ ràng là hầu hết các đổi mới của DeFi đều xảy ra trên Ethereum.
  • Trải nghiệm DeFi trên Ethereum sẽ được cải thiện đáng kể. Mặc dù Ethereum có rất nhiều ứng dụng, nhưng phí gas cao và tốc độ giao dịch chậm đã khiến mạng lưới gần như không sử dụng được, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Ethereum L2 và ETH 2.0 là những bước phát triển lớn tiếp theo của Ethereum.
  • Hầu hết đổi mới sẽ diễn ra trên hệ sinh thái Ethereum. Ethereum có thị trường thanh khoản nhất và bảo mật cao nhất, cho phép cả nhà đầu tư và nhà xây dựng tham gia một cách an toàn. Với cộng đồng nhà phát triển lớn, Ethereum sẽ tiếp tục sản xuất ngày càng nhiều giao thức sáng tạo hơn, cuối cùng sẽ thu hút nhiều người dùng và dòng tiền hơn vào hệ sinh thái.

Cơ hội đầu tư trên Hệ sinh thái Ethereum

Đầu tư vào token của hệ sinh thái Ethereum

Khi hệ sinh thái Ethereum phát triển, việc đầu tư vào các token trong hệ sinh thái Ethereum sẽ không còn mang lại lợi nhuận cao nữa, nhưng nó sẽ là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất mà bạn có thể thực hiện trong không gian này. Các tên tuổi lớn trên Ethereum đã trở nên đáng tin cậy không chỉ về bảo mật mà còn ở cách họ đang có các trường hợp sử dụng thực tế và doanh thu.

Một số tùy chọn có thể có để đầu tư vào Ethereum là:

  • Native token: ETH.
  • AMM: Uniswap (UNI), SushiSwap (SUSHI), Curve Finance (CRV),…
  • Lending: Aave (AAVE), Compound (COMP),…
  • Yield aggregator: Yearn Finance (YFI), Rari Capital (RGT),…
  • GameFi: Axie Infinity (AXS), Illuvium (ILV), Gods Unchained (GODS),…

Theo Vinh Võ C98

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *