Altcoin, viết tắt của “alternative coin”, là bất kỳ loại tiền mã hóa nào không phải là Bitcoin. Altcoin được xây dựng trên các công nghệ và giao thức blockchain khác nhau, cung cấp thêm nhiều tính năng và lợi ích khác biệt. Có rất nhiều Altcoin trên thị trường tiền mã hóa (crypto), một số Altcoin hàng hot bao gồm Ethereum, BNB, Ripple, Solana, Tether, v.v.
Altcoin là một phần đang phát triển của thị trường tiền mã hóa, với hàng nghìn đồng tiền khác nhau. Mặc dù đầu tư vào altcoin có thể là một vấn đề rủi ro cao, tuy nhiên lợi nhuận cũng không hề nhỏ, điều quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu của bạn và hiểu các rủi ro đó. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn, sử dụng các sàn tiền mã hóa đáng tin cậy và theo dõi các khoản đầu tư của mình, bạn có thể gặt hái được lợi nhuận từ altcoin.
Đã vài ngày kể từ khi giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) Curve Finance hứng chịu một cuộc tấn công lớn khiến 50 triệu đô la bị rút khỏi kho bạc và lần đầu tiên, token gốc CRV của nó đang trong đà tăng giá.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, CRV đang giao dịch ở mức giá 0,58 đô la sau khi tăng 7,2% lên mức cao 0,61 đô la trong ngày.
Nguồn: Coinmarketcap
Xu hướng tăng hiện tại của Curve DAO đã không thể bù đắp các khoản lỗ hàng tuần (WTD) honw 20% do vụ hack gây ra.
Vụ hack Curve DAO là một trong những vụ tấn công khai thác DeFi lớn nhất trong thời gian gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng hiện tại dường như cho thấy rằng giao thức cuối cùng có thể đã thoát khỏi nguy hiểm.
Nhà sáng lập Curve, Michael Egorov, đã ở trên trang nhất suốt cả tuần với những nỗ lực không ngừng để gây quỹ nhằm giúp khôi phục tính thanh khoản đã bị rút cạn khỏi nền tảng.
Theo nhà cung cấp dịch vụ phân tích tiền điện tử Lookonchain, giao dịch cuối cùng của Egorov là bán tổng cộng 72 triệu token CRV cho 15 tổ chức hoặc nhà đầu tư thông qua OTC với mức giá 0,4 đô la.
Sau những lần bán hàng này, Egorov đã nhận được số tiền 28,8 triệu đô la để trả một số khoản nợ mà anh ta phải gánh kể từ khi giao thức Curve bị hack.
Tại thời điểm này, anh ấy hiện có 374,18 triệu CRV (trị giá tổng cộng 220,4 triệu đô la) tài sản thế chấp và tổng số nợ 79 triệu đô la trên năm nền tảng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà sáng lập Curve có đủ thanh khoản để bù đắp các khoản vay của mình trong nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường cho nền tảng.
Một số nhà phê bình đã đổ lỗi cho thực tế là chỉ một người đàn ông có quyền truy cập tới một nửa tổng nguồn cung Curve đang lưu hành.
Stablecoin hồi chốt
Stablecoin phi tập trung crvUSD của Curve Finance đã trải qua một đợt giảm giá trị tạm thời, trượt tới 0,35% so với đồng đô la Mỹ. Việc giảm giá ngắn diễn ra sau hack, điều này đã đặt ra câu hỏi liên quan đến cơ chế ổn định của stablecoin.
Tại thời điểm viết bài, crvUSD ở mức 0,99 đô la.
crvUSD của Curve sử dụng thuật toán PegKeeper, một cơ chế để duy trì giá trị của nó bằng cách quản lý lãi suất và tỷ lệ thanh lý. Kể từ khi được giới thiệu vào tháng 5, crvUSD hầu như đã duy trì mức chốt cố định của nó, với sự giảm giá hiện tại là sự khởi đầu đáng kể đầu tiên.
Giá Bitcoin hiện đang bị giới hạn phạm vi dưới ngưỡng tâm lý 30.000 đô la. Cuộc khủng hoảng DeFi liên quan đến vụ hack các pool có liên quan đến Curve đã thúc đẩy sự biến động của AAVE và COMP trong số các token khác.
Hoạt động của cá voi, thường được coi là tăng giá đối với tài sản, đã tăng lên. Một số giao dịch có giá trị từ 10 triệu đô la trở lên đã xuất hiện. Tuy nhiên, với trạng thái của Bitcoin và hệ sinh thái DeFi, các token này có khả năng xảy ra pullback hoặc điều chỉnh.
Cá voi di chuyển hàng loạt AAVE, APE, COMP, IMX và LDO
Các nhà phân tích tại Santiment đã quan sát thấy sự gia tăng đáng chú ý trong các giao dịch ví lớn, trị giá 10 triệu đô la trở lên trên nhiều loại tiền thay thế khác nhau vào thứ Năm. Trong khi các nhà đầu tư cảm thấy nhàm chán khi chờ đợi sự biến động của các tài sản vốn hóa thị trường lớn như Bitcoin và Ethereum, thì các altcoin đã nổi lên như một giải pháp thay thế dễ biến động.
Hoạt động của cá voi thường liên quan đến việc tăng giá, tuy nhiên, việc các nhà đầu tư chốt lời có thể làm tăng áp lực lên các altcoin. AAVE (AAVE), ApeCoin (APE), Compound (COMP), Immutable (IMX), LidoDAO (LDO) và Measurable Data Token (MDT) là các altcoin ghi nhận hoạt động gia tăng.
Nguồn: Santiment
Mô hình giao dịch hàng đầu của Santiment đã ghi lại hoạt động đáng kể trong các altcoin này. Các trader săn lùng sự biến động đang theo dõi các altcoin này để tìm cơ hội chốt lời, vì một số sự di chuyển của cá voi là động thái lớn nhất được thấy vào năm 2023.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở DeFi, nơi các chuyên gia so sánh hành vi của nhà sáng lập Curve Finance, Michael Egorov, với những quan sát điển hình được thực hiện trong lĩnh vực tài chính truyền thống, hoạt động của cá voi khổng lồ trong các token như AAVE và COMP có thể được coi là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm sắp tới. Tìm hiểu thêm về vụ tấn công Curve Finance tại đây, cũng như những nỗ lực của nhà sáng lập nhằm tăng tính thanh khoản và bảo vệ giá của CRV khỏi sự sụt giảm thêm tại đây.
Tại sao hoạt động của cá voi altcoin là chìa khóa cho bước đi tiếp theo của Bitcoin
Có thể lập luận rằng cá voi có khả năng sẽ mua những altcoin này với giá thấp hơn trong đợt điều chỉnh đang diễn ra, tuy nhiên, điều quan trọng là tìm kiếm dòng vốn mới đổ vào tiền điện tử. Nhu cầu từ những người tham gia thị trường có khả năng xác định xu hướng giá của Bitcoin và các altcoin trong tương lai gần.
Những nỗ lực của nhà sáng lập Curve Finance, Michael Egorov, nhằm tăng cường tính thanh khoản cho CRV đã đưa vốn vào token DeFi và token DEX, tuy nhiên, hoạt động của cá voi trong các altcoin có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với các loại tiền điện tử thay thế.
Những người tham gia thị trường đang theo dõi chặt chẽ động thái tiếp theo của Bitcoin, hiện đang khó dự đoán với mức giá dưới mức 30.000 đô la.
Celo Foundation và Google Cloud đã bắt tay cho một mối quan hệ hợp tác mang tính đột phá, hứa hẹn sẽ củng cố tính bảo mật của mạng Celo đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ Web3. Trong một thông báo, Celo Foundation đã tiết lộ rằng Google Cloud hiện đang hoạt động với tư cách là trình xác thực trên nền tảng Celo, bổ sung vào bảo mật tổng thể của mạng.
Mối quan hệ hợp tác này được xây dựng trên nền tảng được đặt ra vào tháng 4 khi Google Cloud cam kết hỗ trợ các startup tập trung vào tính bền vững trong hệ sinh thái Celo. Sự hợp tác đã cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây để xây dựng và nhân rộng các ứng dụng Web3 đồng thời cung cấp hướng dẫn cho Founders Programs của Celo Foundation. Ngoài ra, Google Cloud đã đồng tổ chức các sự kiện và hội thảo nhằm thúc đẩy tính bền vững và đổi mới trong không gian Web3.
Kể từ khi tin tức về sự hợp tác được đưa ra, giá trị của CELO, tiền điện tử gốc của mạng Celo, đã tăng 12%. Hiện tại, CELO đang giao dịch ở mức 0,55 đô la, phản ánh tâm lý tích cực xung quanh mối quan hệ hợp tác với Google Cloud.
Nguồn: TradingView
Liên minh mới nhất này bổ sung Google Cloud vào danh sách các trình xác thực đa dạng trong hệ sinh thái Celo. Những người tham gia đáng chú ý bao gồm Deutsche Telekom, công ty hàng đầu trong ngành viễn thông và ImpactMarket, một giao thức tập trung vào trao quyền cho con người. Họ đang làm việc hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là mở rộng quy mô công nghệ blockchain để tiếp cận một tỷ người, do đó thúc đẩy việc áp dụng phổ biến.
Một sự phát triển quan trọng đã diễn ra vào thứ Hai khi cộng đồng Celo đã bỏ phiếu nhất trí ủng hộ đề xuất của cLabs – người đóng góp cốt lõi cho blockchain Celo – về việc chuyển đổi từ blockchain layer 1 độc lập sang giải pháp layer 2 của Ethereum. Động thái này nhằm tăng cường khả năng mở rộng, bảo mật và khả năng ứng dụng trong thế giới thực của hệ sinh thái Ethereum. Các tính năng kỹ thuật của bản nâng cấp này sẽ bao gồm một trình sắp xếp phi tập trung được cung cấp bởi bộ trình xác thực hiện có của Celo, cũng như tính khả dụng của dữ liệu off-chain thông qua EigenLayer.
Để đẩy nhanh và hợp lý hóa quá trình chuyển đổi sang hệ sinh thái Ethereum, cLabs sẽ tận dụng Công cụ node blockchain của Google Cloud. Dịch vụ lưu trữ node được quản lý hoàn toàn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động node tốn nhiều thời gian cho những người tham gia mạng Celo, đảm bảo chuyển tiếp giao dịch an toàn và đáng tin cậy mà không cần các node đồng bộ hóa. Sự tích hợp này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc liên kết Celo 2.0 với mạng Ethereum và cộng đồng sôi động của nó.
Hiện tại, hệ sinh thái Celo bao gồm hơn 1.000 dự án trải rộng trên hơn 150 quốc gia. Trong số đó có các dApp như GoodDollar, nhà phân phối thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) và Grassroots Economics, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tiền tệ hòa nhập cộng đồng (CIC). Các dApp này đang tạo ra tác động trong thế giới thực, với 80.000 và 20.000 người dùng đang hoạt động tương ứng trên 180 quốc gia.
Xochitl Cazador, Trưởng bộ phận Phát triển hệ sinh thái của Celo Foundation, bày tỏ sự phấn khích về mối quan hệ hợp tác này, đồng thời nhấn mạnh rằng cả Google Cloud và Celo Foundation đều có chung tầm nhìn về việc sử dụng công nghệ blockchain để thúc đẩy các giải pháp bền vững cho con người và hành tinh. Sự hợp tác với Google Cloud được coi là sự chứng thực cho cam kết của họ đối với việc áp dụng Web3 rộng rãi hơn và các giải pháp trong thế giới thực, có thể mở rộng.
Celo Foundation vẫn là một nhân tố quan trọng trong chương trình startup Web3 mới của Google Cloud, được công bố vào tháng Tư. Chương trình bao gồm khoản tín dụng Google Cloud lên tới 200.000 đô la được phân bổ trong hai năm và khoản tài trợ lên tới 1 triệu đô la do Celo Foundation cung cấp cho các dự án hướng đến sứ mệnh trong tương lai.
Aave, token quản trị của giao thức tài chính phi tập trung Aave, đã giảm 17% trong khoảng thời gian từ ngày 30/7 đến ngày 1/8, chạm mức 62 đô la.
Mặc dù mức hỗ trợ 62 đô la đã thể hiện khả năng phục hồi của nó, nhưng giá hiện tại là 64,5 đô la vẫn thấp hơn 12% so với mức đóng ngày 30/7. Các nhà đầu tư hiện đang đặt câu hỏi phải chăng chuyển động này là biểu thị cách tiếp cận thận trọng hơn đối với lĩnh vực hay có yếu tố khác đang gây áp lực lên giá token Aave?
Biểu đồ giá AAVE 4 giờ | Nguồn: TradingView
Một phần của chuyển động gần đây trong token AAVE có thể là do rủi ro thanh lý hàng loạt trên các giao thức DeFi sau vụ tấn công khai thác pool Curve Finance bắt đầu vào ngày 30/7. Tuy nhiên, giao thức thanh khoản phi tập trung của Aave đã sống sót thành công trong các kịch bản giống hệt trước đó và giao thức có một khoản tiền đáng kể 295,6 triệu đô la được gửi vào Safety Module của nó.
Đáng chú ý, Michael Egorov – nhà sáng lập Curve hiện đang nắm giữ khoản vay lên đến 76,6 triệu đô la được 357,3 triệu token Curve DAO (CRV) hỗ trợ trên ba ứng dụng DeFi, theo báo cáo của Delphi Digital. Con số này chiếm 40,5% toàn bộ nguồn cung lưu thông của CRV và gây rủi ro cho hệ sinh thái, gây lo ngại về hậu quả thanh lý tiềm ẩn đối với các giao thức chính, bao gồm cả Aave.
Theo dữ liệu của Delphi Digital, cụ thể là trên Aave, Egorov nắm giữ 267 triệu token CRV, hỗ trợ cho khoản vay 54,2 triệu USDT. Với ngưỡng thanh lý 55%, giá thanh lý hiện tại cho CRV là 0,37 đô la nên có vẻ tương đối an toàn vào lúc này. Tuy nhiên, cần lưu ý Egorov đang trả APY lên đến 50% cho khoản vay này.
Tình huống trên là bằng chứng cho thấy Aave và các giao thức DeFi hàng đầu khác hoạt động như dự định, không có các quy tắc hoặc gói cứu trợ đặc biệt, ngay cả đối với những nhà sáng lập dự án. Trong khi sự cố token Curve vẫn tiếp diễn, không có vấn đề gì thay đổi với giao thức Aave, ngoài việc những người chơi đáng chú ý thực hiện các hành động quyết đoán để đóng vị trí của họ.
Stablecoin Aave giao dịch dưới 1 đô la là đáng lo ngại
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất của AAVE là stablecoin GHO, giao dịch dưới mức 1 đô la kể từ khi ra mắt vào 16/7. Theo Tom Wan – nhà phân tích nghiên cứu và dữ liệu on-chain của 21Shares, khoản vay lãi suất cố định thấp của stablecoin là “con dao hai lưỡi”.
Việc thiếu tích hợp DeFi và cơ hội canh tác cho GHO không khuyến khích người vay giữ token, vì họ tìm kiếm lợi suất cao hơn trong các loại stablecoin khác. Wan nhấn mạnh áp lực bán làm mất chốt của GHO trên các sàn giao dịch phi tập trung.
Giao thức Aave hiện tự hào có tổng giá trị bị khóa (TVL) đáng kể là 5,1 tỷ đô la trên 6 chain, nhưng gần đây nó đã giảm 12,5% chỉ trong một tuần. Để so sánh, TVL của Uniswap và Compound vẫn tương đối ổn định ở mức tương ứng là 3,75 tỷ và 2,23 tỷ đô la.
Tổng giá trị bị khóa (TVL) | Nguồn: DefiLlama
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là doanh thu hàng năm của Aave là 12 triệu đô la, theo dữ liệu của DefiLlama, thấp hơn đáng kể so với 52 triệu đô la của Convex Finance và 20 triệu đô la của Radiant.
Xếp hạng doanh thu, lãi suất và nợ thế chấp của các giao thức cho vay | Nguồn: DefiLlama
Mặc dù vậy, một số người ủng hộ lập luận mức phí cao hơn của Aave so với các đối thủ cạnh tranh sẽ tạo cơ hội cho tăng trưởng doanh thu tiềm năng trong tương lai.
Các sự kiện gần đây dập tắt quan điểm của các nhà đầu tư trên Aave
Vào tháng 5/2023, phiên bản cũ hơn của giao thức Aave (v2) đã gặp lỗi khiến người dùng không thể rút tài sản trị giá 110 triệu đô la trên bản triển khai tại Polygon Network. Vấn đề phát sinh do một bản vá lãi suất vào ngày 16/5, nhưng nó đã được giải quyết nhanh chóng trong vòng 1 tuần và không có khoản tiền nào bị mất trong sự cố này.
Một sự kiện gây tranh cãi khác gần đây trên Aave diễn ra vào ngày 12/6 khi đề xuất được đưa ra để ngăn một tài khoản cụ thể — thực tế là của nhà sáng lập Curve Egorov — tích lũy thêm nợ. Động thái này đã gây ra các cuộc tranh luận giữa những người tham gia, với một số người cho rằng nó vi phạm nguyên tắc chống kiểm duyệt hoặc “tính trung lập” trong DeFi.
Bất chấp việc giá token AAVE giảm 17% gần đây và TVL giảm 12,5%, ứng dụng phi tập trung của Aave vẫn là một ứng cử viên nặng ký trong không gian DeFi. Với quỹ bảo hiểm và phí giao thức mạnh mẽ, giao thức được trang bị tốt để vượt qua những biến động của thị trường và những rủi ro tiềm ẩn.
Mặc dù doanh thu hàng năm của Aave có thể thấp hơn so với một số đối thủ cạnh tranh, nhưng mức phí cao hơn có khả năng mở đường cho tăng trưởng doanh thu trong tương lai. Nhìn chung, nền tảng vững chắc và TVL đáng kể của Aave báo hiệu khả năng phục hồi và tiềm năng thành công liên tục của Aave.
Theo một tuyên bố vào ngày 2 tháng 8, KuCoin có kế hoạch tạm dừng các pool khai thác Bitcoin (BTC) và Litecoin (LTC), có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8, cho đến khi có thông báo mới.
Sàn giao dịch cho biết quyết định xuất phát từ “chiến lược kinh doanh đang phát triển” và khuyên người dùng pool khai thác của họ chuyển đổi công cụ khai thác sang các lựa chọn thay thế trước thời hạn. Người dùng pool khai thác KuCoin có thời hạn đến ngày 27 tháng 8 để sao lưu và lưu giữ hồ sơ khai thác cũng như các dữ liệu khác của họ.
Các hoạt động khác không bị ảnh hưởng
Tuy nhiên, KuCoin đảm bảo với cộng đồng rằng việc đình chỉ hoạt động pool khai thác của họ không ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của dịch vụ, bao gồm cả hoạt động giao dịch và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, tài sản của người dùng vẫn an toàn trên nền tảng.
Các pool khai thác BTC và LTC của KuCoin, được công nhận là một trong những pool hoạt động hàng đầu, chiếm phần đáng kể trong các mạng tương ứng của họ. Tính đến thời điểm viết bài, pool BTC và LTC của sàn giao dịch lần lượt chiếm 8,51 EH/s và 2,67 TH/s trong tổng hashrate của mạng.
Tin tức được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi sàn giao dịch bác bỏ mọi cáo buộc về kế hoạch sa thải. Vào thời điểm đó, Giám đốc điều hành của sàn giao dịch, Johnny Lyu, cho biết công ty chỉ tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của mình để duy trì tính cạnh tranh và năng động.
Sự thay đổi trong chiến lược tại KuCoin có thể liên quan đến vụ kiện từ Tổng chưởng lý New York về cáo buộc không tuân thủ các quy tắc KYC. Đáp lại, KuCoin đã củng cố các thủ tục KYC của mình, dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động giao dịch và doanh thu.
Rekt Capital, chiến lược gia tiền điện tử nói rằng Chainlink (LINK) hiện có vẻ giảm giá sau khi không thể vượt qua ngưỡng kháng cự vĩ mô của xu hướng giảm.
“Xu hướng LINK gần đây nhất có nghĩa là giá đang tự định vị mức đóng cửa hàng tuần bên dưới xu hướng giảm vĩ mô, trì hoãn breakout”.
Theo Rekt Capital, breakout thất bại cho thấy LINK vẫn bị giới hạn phạm vi và trong trường hợp xấu nhất, nó có thể điều chỉnh xuống còn 6,13 đô la, tương ứng với giảm 16% so với giá hiện tại.
“Trường hợp xấu nhất đối với LINK là gì một khi đóng nến tháng dưới mức cao phạm vi đóng vai trò là kháng cự (đường màu đen)? Việc giảm xuống thấp phạm vi đóng vai trò là hỗ trợ tại 6,13 đô la như là một phần của quá trình hợp nhất giới hạn phạm vi của nó trong phạm vi hai đường màu đen”.
Nguồn: Rekt Capital/Twitter
Tại thời điểm viết bài, giá LINK giao dịch ở mức 7,62 đô la, dưới ngưỡng kháng cự cao của Rekt Capital trên khung thời gian hàng tháng.
Nhìn vào Bitcoin (BTC), Rekt Capital nói rằng nó đã mất cấu trúc thị trường tăng giá trên biểu đồ hàng tuần sau khi phá vỡ dưới mức đáy cao hơn ở 29.500 đô la. Tuy nhiên, ông nói rằng BTC vẫn đang cố gắng duy trì trên mức hỗ trợ ngang ở 29.245 đô la.
“Mức đáy cao hơn đã mất và mức ($29.245) hiện đang được giữ”.
Nguồn: Rekt Capital/Twitter
Tại thời điểm viết bài, BTC trị giá 29.599 đô la.
Đối với Dogecoin (DOGE), Rekt Capital cho biết nó hiện đang chạm trán với mức kháng cự chéo 0,081 đô la.
“DOGE hiện đang ở mức kháng cự kiểu mẫu”.
Nguồn: Rekt Capital/Twitter
Tại thời điểm viết bài, DOGE đang được giao dịch ở mức 0,0774 đô la.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, tiếp tục hoạt động đáng kể ở Trung Quốc bất chấp lệnh cấm giao dịch tiền điện tử của quốc gia này. Các số liệu nội bộ gần đây tiết lộ rằng người dùng đã giao dịch 90 tỷ đô la tài sản liên quan đến tiền điện tử ở Trung Quốc chỉ trong một tháng, khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của Binance, chiếm 20% khối lượng toàn cầu, theo báo cáo của The Wall Street Journal (WSJ).
WSJ đã tổng hợp và xếp hạng 5 quốc gia có khối lượng giao dịch tiền điện tử cao nhất trên Binance và thật bất ngờ, Việt Nam xếp vị trí thứ 4, sau Hàn Quốc (vị trí thứ hai) và Thổ Nhĩ Kỳ (vị trí thứ ba). Cụ thể, trong tháng 5/2023, nhà đầu tư Việt Nam đã giao dịch khoảng 20 tỷ đô la trên Binance, trong đó giao dịch futures chiếm đến 90%.
Mặc dù phải đối mặt với cuộc đàn áp quy định toàn cầu và các cáo buộc về hoạt động bất hợp pháp, Binance đã tìm cách vượt qua các hạn chế ở Trung Quốc bằng cách chuyển hướng người dùng thông qua các trang web khác nhau có tên miền Trung Quốc. Sự bền bỉ của công ty trong hoạt động tại Trung Quốc phản ánh tầm quan trọng của việc duy trì dấu ấn thị trường Trung Quốc khi công ty điều hướng các thách thức pháp lý toàn cầu đe dọa tương lai của công ty.
Vào tháng 3, CNBC đã báo cáo rằng các khách hàng Trung Quốc của Binance sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để trốn tránh hệ thống KYC của sàn giao dịch, theo thông tin liên lạc nội bộ bị rò rỉ.
Những chiến thuật này, được chia sẻ bởi các nhân viên và tình nguyện viên của Binance, bao gồm làm sai lệch tài liệu và địa chỉ ngân hàng hoặc thao túng hệ thống của sàn giao dịch. Điều này đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các nỗ lực chống rửa tiền của Binance và tính dễ bị tổn thương của nền tảng đối với các hoạt động bất hợp pháp.
Financial Times đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng sàn giao dịch tiền điện tử số một thế giới đã che giấu các mối quan hệ quan trọng với Trung Quốc, mâu thuẫn với tuyên bố của họ về việc rời khỏi đất nước sau cuộc đàn áp tiền điện tử năm 2017.
Thông tin được tiết lộ, nêu bật sự tồn tại của một văn phòng được sử dụng cho đến năm 2019 và một Ngân hàng Trung Quốc được sử dụng cho các giao dịch tiền lương, đã làm gia tăng lo lắng về những rắc rối pháp lý của Binance và nghi ngờ có mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào tháng 12, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bill Hagerty (R-TN) đã cáo buộc rằng Binance được kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc. Bất chấp việc Binance từ chối bất kỳ thực thể pháp lý hoặc mối quan hệ nào ở Trung Quốc, Hagerty bày tỏ lo ngại về sự thiếu minh bạch liên quan đến dự trữ của sàn giao dịch.
Số lượng địa chỉ Bitcoin có số dư khác 0 đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là gần 48 triệu.
Một yếu tố kích hoạt sự gia tăng có thể là sự quan tâm ngày càng tăng đối với BTC Ordinals, với các chữ khắc gần đây đã vượt qua mốc 20 triệu.
Nhà cung cấp dữ liệu và thông tin blockchain – Glassnode – đã tiết lộ rằng các địa chỉ BTC có số dư khác 0 đã đạt mức ATH là 47.857.099 vào ngày 30 tháng 7.
Theo dữ liệu, những ví như vậy đã ổn định ở mức dưới 40 triệu vào cuối năm 2022 nhưng đã tăng vào đầu năm. Điều đáng nói là nửa cuối năm ngoái đã chứng kiến các vụ sụp đổ lớn trong lĩnh vực tiền điện tử, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng FTX, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, Glassnode tiết lộ rằng số lượng địa chỉ BTC nắm giữ hơn 0,01 coin (trị giá khoảng 300 đô la theo giá hiện tại) đã tăng vọt lên mức ATH hơn 12,2 triệu.
Nguồn: Glassnode
Wholecoiners (ví chứa ít nhất 1 bitcoin) cũng đã đạt đỉnh. Những địa chỉ đó đã vượt quá 1 triệu, theo dữ liệu của LookIntoBitcoin, sau một đợt phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2022 và tăng đều đặn trong suốt năm liên tục.
Một xu hướng tăng khác trong thế giới tiền điện tử là số lượng BTC Ordinal hiện đang ở mức ATH là 20.753.049. Dune Analytics cho thấy tháng 7 là một tháng mạnh mẽ, tương tự mức kỷ lục vào tháng 4 và tháng 5 năm nay.
Nhiều người trong cộng đồng tiền điện tử đã lập luận rằng Ordinal dẫn đến sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng blockchain Bitcoin. Một nhóm được hưởng lợi từ NFT là thợ đào BTC – thu được các khoản phí cao hơn trong mùa cường điệu.
ApeCoin (APE), token dựa trên Ethereum được thiết lập để cung cấp năng lượng cho game metaverse Otherside đầy tham vọng của Yuga Labs và các ứng dụng khác, đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại vào thứ Ba khi bộ sưu tập NFT “blue chip” Bored Ape Yacht Club (BAYC) của công ty cũng phải đối mặt với áp lực mới.
APE đã giảm xuống mức thấp nhất là 1,7 đô la vào ngày 31/7. Vào thời điểm viết bài, token đã tăng trở lại mức 1,82 đô la nhưng vẫn giảm 9% trong tuần.
Nguồn: TradingView
Sự gia tăng nhanh chóng của các NFT của BAYC vào năm 2021 và 2022 đã thiết lập 10.000 bộ sưu tập theo chủ đề khỉ làm biểu tượng của Web3 cho khán giả phổ thông. Nhưng khi thị trường PFP chững lại trên diện rộng hơn, các tài sản liên quan đến Yuga Labs dường như đang quay trở lại trái đất.
Những cơn gió ngược cho ApeCoin xảy ra vài ngày sau khi Yuga Labs giới thiệu các yếu tố của game Otherside tại một sự kiện độc quyền, nơi 40 hodler NFT và những người hâm mộ cuồng nhiệt đã dạo qua các phần mới trong thế giới ảo của nó. Đối với một số người, đây là cơ hội để lần đầu tiên họ sử dụng Bored Ape làm hình đại diện ảo.
ApeCoin được tung ra thị trường vào tháng 3 năm 2022 với mức giá 8,54 đô la và tăng cao tới 26,7 đô la vào tháng sau đó. Bored Ape cũng đạt mức giá tối thiểu cao nhất là 152 ETH hoặc 429.000 USD vào tháng 4 năm 2022 khi game Otherside của Yuga chuẩn bị tung ra các lô đất dựa trên NFT cho phép người chơi tùy chỉnh không gian của riêng họ trong thế giới trực tuyến.
Mức thấp mới của ApeCoin thể hiện mức giảm hơn 93% so với mức cao nhất mọi thời đại và mức giảm 73% so với mức 6,67 đô la một năm trước. Token này hiện được xếp hạng thứ 65 theo vốn hóa thị trường, với tổng giá trị là 675 triệu đô la.
Vào đầu tháng 7, giá của Bored Ape đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm – trượt dưới 52.000 đô la. Bored Ape đã tăng lên 67.000 đô la Ethereum vào tháng 7, nhưng sau đó nó đã giảm xuống còn 54.000 đô la, theo NFT Price Floor.
Yuga Labs đã chấp nhận ApeCoin sau khi nó được ra mắt bởi ApeCoin DAO, một tổ chức tự trị phi tập trung. APE Foundation, đóng vai trò là “chủ quản” của token, cũng đóng vai trò là quản trị viên hàng ngày của DAO.