Nhiều trader thường xuyên bày tỏ một số quan niệm sai lầm tương đối nghiêm trọng về giao dịch hợp đồng tương lai tiền điện tử, đặc biệt là trên các sàn giao dịch phái sinh bên ngoài lĩnh vực tài chính truyền thống. Những sai lầm phổ biến nhất liên quan đến phân tách giá của thị trường hợp đồng tương lai, phí và tác động của thanh lý đối với công cụ phái sinh.
Hãy cùng xem xét 3 sai lầm đơn giản mà các trader nên tránh khi giao dịch hợp đồng tương lai.
Khác biệt giữa hợp đồng phái sinh và giao dịch giao ngay: Định giá và giao dịch
Hiện tại, trị giá hợp đồng mở (OI) của hợp đồng tương lai trong thị trường tiền điện tử vượt mốc 25 tỷ đô la và cả các trader bán lẻ cũng như nhà quản lý quỹ có kinh nghiệm sử dụng công cụ này để đòn bẩy vị trí crypto của họ.
Hợp đồng tương lai và các công cụ phái sinh khác thường được sử dụng để giảm rủi ro hoặc tăng mức độ tiếp xúc nhưng điều đó không đồng nghĩa với nạn cờ bạc tha hóa, mặc dù thường được giải thích theo cách này.
Một số khác biệt về giá cả và giao dịch thường bị bỏ sót trong các hợp đồng phái sinh. Vì vậy, trader ít nhất nên xem xét những điểm khác biệt khi mạo hiểm vào thị trường hợp đồng tương lai. Ngay cả nhà đầu tư phái sinh thành thạo tài sản truyền thống cũng dễ mắc sai lầm, vì vậy cần phải hiểu các đặc thù hiện có trước khi sử dụng đòn bẩy.
Hầu hết các dịch vụ giao dịch tiền điện tử không sử dụng đô la Mỹ, ngay cả khi chúng hiển thị báo giá USD. Đây là một bí mật lớn chưa được nhiều người biết đến và là một trong những cạm bẫy mà các trader phái sinh phải đối mặt, gây ra thêm rủi ro và thiếu chính xác khi giao dịch hoặc phân tích thị trường hợp đồng tương lai.
Vấn đề cấp bách là thiếu minh bạch, vì vậy khách hàng không thực sự biết liệu các hợp đồng có được định giá bằng stablecoin hay không. Tuy nhiên, đây không phải là mối lo ngại lớn nhất, vì luôn có rủi ro trung gian khi sử dụng các sàn giao dịch tập trung.
Hợp đồng tương lai chiết khấu đôi khi đi kèm với những điều bất ngờ
Vào ngày 9/9, hợp đồng tương lai ETH đáo hạn vào ngày 30/12 được giao dịch với giá 22 đô la hoặc thấp hơn 1,3% so với giá tại các sàn giao ngay như Coinbase và Kraken. Chênh lệch là do kỳ vọng về fork coin trong quá trình Merge Ethereum. Người mua hợp đồng phái sinh sẽ không được tặng bất kỳ coin miễn phí tiềm năng nào mà holder ETH có thể nhận được.
Airdrop cũng có thể khiến giá hợp đồng tương lai giảm vì holder hợp đồng phái sinh sẽ không nhận được phần thưởng, nhưng đó không phải là trường hợp duy nhất gây phân tách giá vì mỗi sàn giao dịch có cơ chế định giá và rủi ro riêng. Ví dụ, hợp đồng tương lai DOT hàng quý trên Binance và OKX được giao dịch thấp hơn so với giá DOT trên các sàn giao ngay.
Phí chênh lệch hợp đồng tương lai DOT hàng quý trên Binance | Nguồn: TradingView
Lưu ý cách hợp đồng tương lai giao dịch với mức chiết khấu từ 1,5% đến 4% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Tình trạng bù hoãn bán như vậy cho thấy thiếu hụt nhu cầu từ những người mua sử dụng đòn bẩy. Tuy nhiên, xem xét xu hướng kéo dài và thực tế DOT đã tăng 40% từ ngày 26/7 đến ngày 12/8, có lẽ các yếu tố bên ngoài là nguyên nhân chính.
Giá hợp đồng tương lai đang dần tách khỏi các sàn giao dịch giao ngay, vì vậy trader phải điều chỉnh mục tiêu và mức tham gia bất cứ khi nào sử dụng thị trường hàng quý.
Phí cao hơn và phân tách giá
Lợi ích cốt lõi của hợp đồng tương lai là đòn bẩy, hay nói cách khác là khả năng giao dịch số tiền lớn hơn số tiền gửi ban đầu (ký quỹ hoặc margin).
Ví dụ, một nhà đầu tư gửi 100 đô la và mua (Long) hợp đồng tương lai BTC trị giá 2.000 đô la bằng cách sử dụng đòn bẩy 20 lần.
Mặc dù phí giao dịch trên các hợp đồng phái sinh thường nhỏ hơn phí giao ngay, nhưng sẽ áp dụng mức phí giả định 0,05% cho giao dịch 2.000 đô la. Do đó, vào và thoát vị trí một lần sẽ có giá 4 đô la, tương đương với 4% số tiền gửi ban đầu. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng một khoản phí như vậy sẽ là gánh nặng nếu doanh thu tăng lên.
Ngay cả khi các trader hiểu được chi phí và lợi ích của việc sử dụng công cụ hợp đồng tương lai, có một yếu tố khác không thể xác định thường chỉ xuất hiện trong điều kiện thị trường biến động. Tình trạng phân tách giữa hợp đồng phái sinh và các sàn giao dịch giao ngay thông thường còn do thanh lý.
Khi tài sản thế chấp của trader không đủ để bù đắp rủi ro, sàn phái sinh có cơ chế tích hợp để đóng vị thế. Cơ chế thanh lý này kích hoạt hành động giá quyết liệt và hậu quả là tách khỏi giá chỉ số.
Mặc dù những sai lệch này sẽ không gây thanh lý thêm, nhưng nhà đầu tư kém hiểu biết có thể phản ứng với biến động giá chỉ xảy ra trong hợp đồng phái sinh. Nói rõ hơn, các sàn giao dịch phái sinh dựa vào nguồn định giá bên ngoài, thường là từ các thị trường giao ngay thông thường, để tính giá chỉ số tham chiếu.
Không có gì sai với các quy trình độc lạ này, nhưng tất cả các trader nên cân nhắc tác động của chúng trước khi sử dụng đòn bẩy. Cần phải đánh giá tình hình phân tách giá, phí cao hơn và tác động thanh lý khi giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này:
Minh Anh
Theo Cointelegraph