CRV giảm mạnh và hiệu ứng domino trên thị trường crypto

Các dự án defi, đặc biệt là Curve Finance, bị hack đã dẫn tới giá CRV giảm mạnh. Nguy cơ thanh lý hàng trăm triệu đô đến từ CEO của Curve.

Chủ nhật ngày 30/7, nhiều dự án DeFi đã bị tấn công do lỗ hổng liên quan với ngôn ngữ lập trình Vyper.

Curve Finance nằm trong số các dự án đó, một số pool trên Curve sử dụng Vyper 0.2.15 bị khai thác và tổn thất hơn 69 triệu đô.

Mức độ phức tạp của vấn đề tăng lên khi người sáng lập của Curve Finance sử dụng một lượng lớn CRV để thế chấp và vay một lượng lớn các Crypto Asset khác trên các DeFi Protocol khác nhau như như Aave, MIM và Fraxlend.

Giá CRV giảm mạnh và ảnh hưởng tới khoản vay của Curve founder

Hơn 69 triệu đô tài sản trên các pools của Curve Finance bị hack do lỗi liên quan tới bug trong Vyper Compiler ở các phiên bản 0.2.15, 0.2.16 và 0.3.0.

Cụ thể:

  • JPEG’D lỗ mất 11.5 triệu đô từ pool pETH/ETH
  • Alchemix lỗ mất 20.5 triệu đô từ pool alETH/ETH (đã lấy lại được 11.5 triệu đô)
  • Metronome lỗ mất 1.6 triệu đô từ pool msETH-ETH do bị tấn công frontrun bởi MEV bot
  • Đặc biệt, dự án Curve cũng đã bị mất 24.2 triệu đô từ pool CRV/ETH, trong đố 5.4 triệu bị frontrun bởi

Ngay lập tức, giá CRV đã giảm hơn 15%, trong khi lượng TVL trên Curve giảm hơn 50% từ 3.26 tỷ đô xuống còn 1.84 tỷ đô do nghi ngại về rủi ro trên các pools.

Chưa dừng lại ở đó, founder của Curve – Michael Egorov, được biết đã thế chấp hơn 427.5 triệu token CRV (47% nguồn cung của CRV) để vay hơn $100M crypto assets khác trên các nền tảng khác nhau.

Vị thế của CEO Curve trên một số dự án DeFi lớn:

  • Aave v2: thế chấp 304,926,723 CRV (~166 triệu đô) để vay 63.2 triệu USDT và 6k USDC . Khoản vay sẽ bị thanh lý hơn khi giá CRV giảm hơn
  • MIM: thế chấp 63,404,437 CRV (~33.5 triệu đô) để vay 18.2 triệu MIM.
  • FRAX lend: 59,107,195 CRV (~31.2 triệu đô) để vay 17.2 triệu FRAX. Hiện tại, CRV founder đang sử dụng chế độ time-weighted variable rate, với APY sẽ tăng gấp đôi sau 12 giờ nếu Utilization rate ~ 100%.

Nếu không sớm hoàn trả khoản vay này, APY phải trả sẽ lên đến hơn 10,000% chỉ sau hơn 3 ngày. Hiện tại, mức thanh lý là 0.39 CRV/FRAX cho 59 triệu token CRV. 

Curve hiện đang trong tình thế cực kỳ rủi ro khi hacker từ các pool CRV có thể bán phá giá CRV trên thị trường thứ cấp khiến giá token này giảm mạnh và khiến Curve Founder bị thanh lý.

Hành động của Curve & Curve founder

Để giảm thiểu rủi ro thanh lý và hiệu ứng domino lên thị trường, Curve đã đưa ra một số giải pháp.

  • Liên hệ với hacker để xin hoàn trả với khoản hack. Tuy nhiên, hacker chưa đưa ra bất cứ hồi đáp nào.
  • Khuyến khích users lend FRAX ở CRV market thông qua incentives farming: crvUSD-fFRAX(crv) nhằm giảm utilization rate (tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn) trên Frax lend.
  • OTC FRAX, sử dụng chúng để hoàn trả khoản vay trên Fraxlend.

Dữ liệu on-chain cho thấy Curve founder có thể đang bán OTC token CRV nhằm thu về FRAX để hoàn trả cho khoản vay trên FRAX lend. Đã có 5 triệu USDT được chuyển vào địa chỉ ví  CEO của Curve để rút ra tổng cộng 12.5 triệu token CRV từ phía Frax lend.

Điều này đã làm giảm Utilization rate (tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn) từ 99.99% xuống còn ở mức 68%. Theo cơ chế tính rate của Frax lend, nếu Utilization rate thấp hơn ngưỡng target (75%-85%), thì APY sẽ giảm dần.

CEO Egorov có thể đã chấp nhận bán CRV với giá $0.4 OTC nhằm ngăn chặn diễn biến trở nên xấu đi. Ngay lập tức, giá CRV đã hồi phục mạnh mẽ lên mức giá $0.58. Nhiều nguồn tin cho thấy Justin Sun đã đứng sau và thực hiện số giao dịch OTC trên.

Giá token CRV hồi phục sau khi Justin Sun và CEO Curve hợp tác

Rủi ro có thể lan rộng

Ảnh hưởng tới các Lending & Borrowing protocol

Việc thanh lý Position của Curve Founder đã ảnh hưởng xấu đến các Lending & Borrowing protocol do giá trị CRV thế chấp cao và tính thanh khoản CRV on-chain thấp.

Sự mất cân bằng này đã tạo ra một tình huống đầy thách thức, có khả năng khiến các giao thức này tích lũy nợ xấu.

Ảnh hưởng tới những người tham gia veCRV và các protocol xây dựng trên Curve Finance

Hậu quả cũng mở rộng đến những người chơi veCRV, bao gồm cả các nhà đầu tư bán lẻ và các giao thức khác.

Khi giá của CRV giảm xuống, những người nắm giữ veCRV, những người đã khóa CRV của họ để có quyền biểu quyết theo hướng phát thải CRV, sẽ phải chịu phần lớn thiệt hại khi họ không thể bán CRV của mình.

Tổng kết

Tình thế của Curve Finance đã tốt hơn chút ít nhờ các hành động và phản ứng nhanh chóng của nhóm cốt lõi tuy nhiên rủi ro vẫn còn.

Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro mạnh mẽ trong các dự án DeFi để giải quyết những khó khăn tương tự trong tương lai.

Ethereum lọt top 50 tài sản toàn cầu trong khi Bitcoin leo lên vị trí thứ 12


Ethereum đã đạt được thành tích đáng kể khi lọt vào top 50 tài sản toàn cầu dựa trên vốn hóa thị trường, với giá trị hiện tại là 223 tỷ đô la. Nó đã vượt qua palladium (một kim loại quý hiếm thuộc nhóm platin) và chỉ còn kém bạch kim 17 tỷ đô la, cho thấy sự gia tăng đáng chú ý của các tài sản toàn cầu.

Ethereum lọt top 50 tài sản toàn cầu

Bitcoin cũng giữ được thứ hạng đáng kể, là tài sản toàn cầu lớn thứ 12 theo vốn hóa, với mức định giá khoảng 570 tỷ đô la. Mặc dù nó vẫn cách xa nhóm dẫn đầu đáng kể – được chiếm giữ bởi các cổ phiếu công nghệ và kim loại quý như bạc và vàng – nó vẫn là một trong những tài sản hàng đầu thế giới.

Những tiến bộ này làm nổi bật tác động ngày càng tăng của tiền điện tử trên sân khấu tài chính toàn cầu. Cụ thể, quỹ đạo đi lên của Ethereum nhấn mạnh đặc tính phát triển của thị trường tiền điện tử khi nó thiết lập vị thế của mình bên cạnh các tài sản truyền thống như kim loại quý.

Các nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến trình của cả Bitcoin và Ethereum khi chúng thách thức các loại tài sản truyền thống và có khả năng định hình lại hệ thống phân cấp vốn hóa thị trường toàn cầu.

 

 

 

Ông Giáo

Theo CryptoSlate

Digital Currency Group: Mọi rắc rối Genesis sắp kết thúc


Tập đoàn tiền điện tử Digital Currency Group (DCG) đã nói với các cổ đông trong bản cập nhật tài chính Q2 rằng họ sắp giải quyết xong các khiếu nại trong trường hợp phá sản của đơn vị cho vay Genesis Capital.

Bản cập nhật được đưa ra một tháng sau khi sàn Gemini của anh em nhà Winklevoss, một trong những chủ nợ của Genesis, đã kiện công ty với cáo buộc gian lận.

Trong thư của DCG gửi cho các nhà đầu tư, họ nói rằng “sau nhiều tháng đàm phán không mệt mỏi do lãnh đạo DCG dẫn đầu, chúng tôi gần đạt được thỏa thuận về nguyên tắc để giải quyết các khiếu nại theo Chương 11 của Genesis Capital”.

Genesis đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Tòa án Phá sản Hoa Kỳ cho Quận phía Nam New York vào đầu năm, sau khi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thị trường cho vay tiền điện tử vào năm 2022.

Giám đốc tài chính mới

DCG cũng cung cấp thông tin về việc tuyển dụng giám đốc tài chính (CFO) mới, Mark Shifke – cựu Giám đốc tài chính tại các công ty giao dịch công khai Billtrust và Green Dot. Trước đó, ông là giám đốc điều hành M&A và Cấu trúc tài chính doanh nghiệp tại JPMorgan Chase.

Michael Kraines đã từ chức CFO của DCG vào ngày 2 tháng 5 sau khi gắn bó hai năm. Chủ tịch của công ty Mark Murphy và giám đốc chiến lược Simon Koster đã tạm đồng lãnh đạo bộ phận tài chính trong khi tìm kiếm người thay thế.

Shifke tham gia vào thời điểm quan trọng đối với DCG khi chứng kiến khoản lỗ trước thuế lên tới 79 triệu đô la trong Q2 và hiện đang để mắt đến việc bán một số doanh nghiệp. Không bao gồm Genesis, công ty cho biết lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 244 triệu đô la.

Các giao dịch tài chính đang diễn ra

DCG đang trong quá trình thực hiện một số giao dịch tài chính, bao gồm cả việc bán một phần trang tin tức tiền điện tử CoinDesk. Nó cũng đang tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cho sàn giao dịch tiền điện tử Luno của mình.

“Với động lực tích cực và phản hồi từ thị trường, chúng tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận với nhiều bên quan tâm trong vài tháng qua và đang có tiến triển”.

Đầu tháng này, Wall Street Journal đã báo cáo rằng DCG chuẩn bị bán cổ phần của CoinDesk cho một nhóm các nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư tiền điện tử kỳ cựu Matthew Roszak.

   

Ông Giáo

Theo The Block

Giá Uniswap (UNI) bứt phá kháng cự dài hạn, điều gì tiếp theo?


Giá Uniswap (UNI) đã hình thành nên một mô hình tăng giá và bứt phá lên trên một đường kháng cự dài hạn. Nó có thể tăng mạnh trong thời gian tới.

Triển vọng hàng tuần

Giá Uniswap (UNI) đã giảm bên dưới môt đường kháng cự giảm dần kể từ khi đạt ATH ở $44,5 vào tháng 5 năm 2021. Trong quá trình này giá đã giảm xuống mức thấp nhất là $3,3 vào tháng 6 năm 2022 trước khi phục hồi trở lại. Động thái này cũng đã xác nhận vùng $3,9 là hỗ trợ. 

Sau đợt phục hồi ban đầu, giá đã bị đường kháng cự từ chối vào tháng 2 năm 2023 (mũi tên màu đỏ) và kiểm tra lại vùng hỗ trợ $3,9 một lần nữa (mũi tên màu xanh).

Biểu đồ UNI/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Đợt tăng giá tiếp theo đã giúp giá bứt phá lên trên đường kháng cự và xác nhận sự hình thành của mô hình hai đáy. Đây là một mô hình tăng giá thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm. 

Ngoài ra, việc bứt phá lên trên đường kháng cự dài hạn như vậy cũng báo hiệu rằng xu hướng giảm trước đó đã kết thúc và một xu hướng tăng mới đã bắt đầu.

Mục tiêu tiềm năng của động thái đi lên này là $12,6, vùng hỗ trợ đã giữ vững thị trường bò trước đó.

Chỉ báo RSI tuần ủng hộ khả năng này khi hình thành sự phân kỳ tăng đáng kể và nằm trên 50.

Điều chỉnh trước khi tăng

Biểu đồ hàng ngày cho thấy một số tín hiệu giảm giá ngắn hạn. Nó cho thấy giá UNI đã bị vùng $6,6 từ chối và hình thành sự phân kỳ giảm giá trong chỉ báo RSI hàng ngày.

Do đó, giá UNI có khả năng sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ $5,7 trước khi thực hiện một nỗ lực đột phá khác.

Biểu đồ UNI/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Kết luận

Triển vọng có khả năng xảy ra nhất cho thấy giá UNI sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, một đợt điều chỉnh ngắn hạn về $5,7 có thể xảy ra trước khi nó làm điều đó.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo Azcoinnews

Liệu halving có đủ để đẩy giá Litecoin (LTC) lên trên $100 không?


Giá Litecoin (LTC) đã bứt phá lên trên mô hình tăng giá ngắn hạn nhưng không thể duy trì đà tăng của nó. Giá hiện giao dịch gần với mức trước khi đột phá.

Trong mọi trường hợp, xu hướng vẫn có thể được coi là tăng miễn là giá không đóng cửa dưới mức trước khi đột phá.

Giá Litecoin tạo độ lệch và giảm xuống 

Phân tích kỹ thuật từ khung thời gian hàng tuần đưa ra triển vọng giảm giá do cả hành động giá và chỉ báo RSI.

Hành động giá là giảm, vì nó cho thấy giá LTC đã tạo ra một độ lệch (vòng tròn màu đỏ) bên trên vùng ngang $100 và sau đó xác nhận lại nó là kháng cự. Độ lệch được coi là một dấu hiệu giảm giá và thường dẫn đến các chuyển động đi xuống đáng kể. Đây là trường hợp của LTC, hiện đang giao dịch ở mức $90.

Đường hỗ trợ tăng dần dài hạn đã tồn tại hơn một năm hiện đang ở mức $72.

Biểu đồ LTC/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Ngoài ra, chỉ số RSI hàng tuần đang giảm, hỗ trợ cho việc tiếp tục giảm. Các trader sử dụng chỉ số RSI như một chỉ báo xung lượng để đánh giá liệu thị trường đang bị quá mua hay quá bán nhằm xác định nên tích lũy hay bán một tài sản.

Nếu chỉ số RSI nằm trên 50 và có xu hướng tăng, phe bò sẽ có lợi thế hơn, nhưng nếu chỉ số nằm dưới 50 thì điều ngược lại là đúng. Mặc dù chỉ báo vẫn ở trên mức 50, nhưng nó đã tạo ra sự phân kỳ giảm giá đáng kể (đường màu xanh lá cây). Đây là một sự phát triển giảm giá trong đó đà tăng của giá không được hỗ trợ bởi động lượng. Điều này hỗ trợ khả năng xu hướng là giảm.

LTC không thể duy trì đà tăng sau đột phá

Xem xét kỹ hơn thì thấy rằng giá Litecoin đã bứt phá lên trên mô hình cái nêm giảm dần vào ngày 28 tháng 7. Mô hình này được coi là một mô hình tăng giá và việc bứt phá lên trên nó được kỳ vọng sẽ dẫn đến một chuyển động đi lên đáng kể.

Giá LTC đã giảm ngay sau khi đột phá, xác nhận đường kháng cự cái nêm ở $88 là hỗ trợ. Vì động thái này tạo ra một bấc dài bên dưới (biểu tượng màu xanh lá cây), nên có thể đó là sự kiểm tra lại sau khi bứt phá.

Tuy nhiên, chỉ báo RSI không hỗ trợ khả năng này vì nó đã giảm xuống dưới 50 (vòng tròn màu đỏ) và đang di chuyển xuống dưới.

Trong mọi trường hợp, điều đáng nói là cá voi đang tích trữ LTC khi halving đang đến gần. Tuy nhiên, do phần thưởng khối bị giảm nên hashrate khai thác trong pool của Binance đã giảm xuống còn 28 terahash mỗi giây.

Biểu đồ LTC/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Do những tín hiệu mâu thuẫn này, dự đoán giá LTC sẽ được xác định bằng việc liệu giá có giảm xuống dưới đường kháng cự của cái nêm ở $88 hay tiếp tục bật lên.

Nếu giá giảm xuống dưới, nó có thể giảm thêm 9% xuống vùng hỗ trợ ngang $82. Tuy nhiên, nếu đà phục hồi tiếp tục, giá LTC có thể tăng thêm 13% và đạt đến vùng kháng cự $102.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo Beincrypto

CyberConnect công bố airdrop mùa 1


Sau khi trở thành dự án Launchpool thứ 37 trên Binance, CyberConnect đã công bố airdrop mùa 1 cho người dùng sớm và thành viên trong cộng đồng dự án. Thời gian snapshot diễn ra vào 13:00 ngày 1 tháng 8 (giờ Việt Nam). 

Ngoài ra, người dùng có thể bắt đầu kiểm tra trúng airdrop hay không từ ngày 4 tháng 8 và nhận airdrop từ 19:00 ngày 15 tháng 8.

Theo thông tin từ dự án, khoảng 2.4 triệu CYBER sẽ được airdrop cho cộng đồng (chiếm 2.4% tổng cung). Những người được nhận airdrop là holder của các vật phẩm sau: 

CyberConnect là giao thức về mạng xã hội phi tập trung, hoạt động trên BNB Chain và Ethereum. Người dùng có thể tạo profile, đăng tải nội dung dưới dạng hình ảnh hoặc video, tương tác với cộng đồng trên nền tảng này.

CyberConnect cũng hé lộ về kế hoạch airdrop mùa 2 cho những người dùng sớm của CyberAccount và CyberWallet sắp ra mắt trong thời gian tới. 

   

Annie

Tạp chí Bitcoin

Binance công bố dự án thứ 36 và 37 trên Launchpool – Sei (SEI) và CyberConnect (CYBER)


Binance, sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu, vui mừng thông báo hai dự án mới sẽ tham gia nền tảng Binance Launchpool của mình đó là Sei (SEI) và CyberConnect (CYBER), cả hai đều nhằm cách mạng hóa thế giới công nghệ blockchain và các ứng dụng phi tập trung.

Sei (SEI)

Sei (SEI) là một blockchain layer 1 được tối ưu hóa để trao đổi tài sản kỹ thuật số. Là một blockchain hoàn toàn mã nguồn mở, có mục đích chung, Sei đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong cơ chế đồng thuận cơ bản và xử lý giao dịch. Những tiến bộ này cho phép thực thi song song, tính hữu hạn hàng đầu trong ngành và trải nghiệm người dùng liền mạch cho các ứng dụng được xây dựng trên blockchain Sei.

Sei được thiết kế để giải quyết các thách thức về khả năng mở rộng và trải nghiệm người dùng đã cản trở việc áp dụng phổ biến các ứng dụng Web3. Bằng cách tối ưu hóa việc trao đổi tài sản kỹ thuật số, Sei đặt mục tiêu trở thành một nhân tố không thể thiếu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm gaming, mạng xã hội, NFt và DeFi.

Thông tin chi tiết về Sei Launchpool

Để hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái Sei, Binance Launchpool cho phép người dùng stake BNB, TUSD và FDUSD của họ vào các pool riêng biệt để farm SEI trong khoảng thời gian 30 ngày. Farm sẽ bắt đầu vào 7:00 ngày 2 tháng 8 năm 2023 và tiếp tục cho đến 6:59 ngày 31 tháng 8 năm 2023 (tất cả các mốc thời gian trong bài đều tính theo giờ Việt Nam).

Nguồn cung cấp lưu hành ban đầu của SEI sẽ là 1.800.000.000, chiếm 18% tổng cung là 10.000.000.000 SEI. Để khuyến khích sự tham gia, Binance sẽ cung cấp phần thưởng token Launchpool với tổng trị giá 300.000.000 SEI, tương đương với 3% tổng cung.

Pool được hỗ trợ và Hard Cap hàng giờ

Để đảm bảo sự tham gia công bằng, Binance đã triển khai hard cap hàng giờ cho mỗi người dùng cho mỗi pool loại như sau:

Các pool được hỗ trợ sẽ cung cấp các phần thưởng sau:

Niêm yết và giao dịch SEI

Sau thời gian farm, Binance sẽ niêm yết SEI trên nền tảng của mình vào 19:00 ngày 15 tháng 8 năm 2023. SEI sẽ có thể giao dịch với BTC, USDT và BNB, cung cấp cho người dùng nhiều cặp giao dịch khác nhau. SEI sẽ được gắn Seed Tag, biểu thị sự tham gia của nó vào Binance Launchpool.

CyberConnect (CYBER)

CyberConnect (CYBER) là một bổ sung đáng chú ý khác cho Binance Launchpool. Đó là một giao thức mạng xã hội Web3 trao quyền cho các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng xã hội cung cấp cho người dùng quyền sở hữu danh tính, nội dung, kết nối và tương tác kỹ thuật số của họ.

Giao thức bao gồm ba thành phần cốt lõi: CyberAccount, hệ thống tài khoản tương thích với ERC-4337; CyberGraph, một cơ sở dữ liệu chống kiểm duyệt được xây dựng trên các hợp đồng thông minh đa chain để ghi lại nội dung và kết nối xã hội của người dùng; và CyberNetwork, mạng L2 tiết kiệm gas và có khả năng mở rộng.

Chi tiết Launchpool CyberConnect

Tương tự như Sei, Binance Launchpool sẽ cho phép người dùng stake BNB, TUSD và FDUSD của họ vào các pool riêng biệt để farm CYBER trong khoảng thời gian 30 ngày. Farm sẽ bắt đầu vào 7:00 ngày 2 tháng 8 năm 2023 và tiếp tục cho đến 6:59 ngày 31 tháng 8 năm 2023.

Nguồn cung lưu hành ban đầu của CYBER sẽ là 11.038.000, chiếm 11,04% tổng cung là 100.000.000 CYBER. Binance sẽ cung cấp phần thưởng token Launchpool trị giá 3.000.000 CYBER, tương đương với 3% tổng cung.

Pool được hỗ trợ và Hard Cap hàng giờ

Để đảm bảo phân phối công bằng, Binance đã triển khai hard cap hàng giờ cho mỗi người dùng cho mỗi pool loại như sau:

Các pool được hỗ trợ sẽ cung cấp các phần thưởng sau:

Niêm yết và giao dịch CYBER

Sau thời gian farm, Binance sẽ niêm yết CYBER trên nền tảng của mình vào 19:00 ngày 15 tháng 8 năm 2023. CYBER sẽ có sẵn để giao dịch với các cặp giao dịch BTC, USDT và BNB, cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn khác nhau để truy cập token. Giống như SEI, CYBER cũng được gắn Seed Tag khi niêm yết.

Kết luận

Việc bổ sung Sei (SEI) và CyberConnect (CYBER) vào Binance Launchpool đánh dấu một bước phát triển thú vị trong không gian ứng dụng phi tập trung và chuỗi khối. Cả hai dự án đều có nhiều hứa hẹn trong việc thúc đẩy trao đổi tài sản kỹ thuật số và trao quyền cho người dùng trong thế giới Web3.

Khi giai đoạn canh tác đến gần, người dùng được khuyến khích khám phá Binance Launchpool và tận dụng cơ hội để đặt cược mã thông báo của họ và tham gia vào các dự án đột phá này. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng khi tham gia vào bất kỳ khoản đầu tư tiền điện tử hoặc tham gia mã thông báo nào.

Bạn có thể giao dịch tại Binance  tại đây.

   

Itadori

Theo AZCoin News

Nghi vấn kéo thảm meme coin BALD là do Sam Bankman-Fried chủ mưu


Trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, sự cố kéo thảm liên quan đến meme coin BALD trên nền tảng layer 2 Base của Coinbase đã có một bước ngoặt bất ngờ.

Vào sáng ngày 1 tháng 8, cộng đồng tiền điện tử trên Twitter đã xôn xao khi nhiều tài khoản Twitter đưa ra bằng chứng, từ các mẫu ngôn ngữ đến dữ liệu onchain, cho thấy mối liên hệ tiềm năng giữa nhà phát triển của BALD và cựu Giám đốc điều hành của FTX, Sam Bankman-Fried.

Cuộc tranh cãi bắt đầu với việc các thám tử Twitter phân tích chặt chẽ cách diễn đạt được sử dụng trong các tweet và bình luận của BALD. Họ nhận thấy những điểm tương đồng giữa ngôn từ mà BALD và Sam Bankman-Fried sử dụng, chẳng hạn như bắt đầu câu trả lời bằng từ “Đúng” hoặc từ “cũng không”, là từ phổ biến trong bài phát biểu của Sam. Ngoài ra, các cụm từ như “khá tốt” cũng được sử dụng làm từ khóa để so sánh.

Bằng chứng do “các thám tử Twitter” đưa ra không chỉ dừng lại ở những điểm tương đồng về ngôn ngữ; họ cũng xem xét kỹ lưỡng các biểu tượng được Sam sử dụng thường xuyên và so sánh chúng với những biểu tượng được sử dụng trên tài khoản Twitter của BALD.

Hơn nữa, hoạt động on-chain cung cấp thêm manh mối. Một số địa chỉ Ethereum được liên kết với sự cố kéo thảm liên quan đến BALD, với một địa chỉ, 0xccFa0530B9d52f970d1A2dAEa670ce58E4176389, được cho là thuộc về nhóm phát triển. Địa chỉ này được phát hiện là đã tương tác với các giao dịch quan trọng khác trong quá khứ.

Một địa chỉ khác, 0x000f7f22bfC28D940d4B68e13213aB17cf107790, cũng được kết nối với địa chỉ 0xccFa và cho thấy mối quan hệ với FTX, Alameda Research và sự kiện UST mất chốt đã góp phần vào sự sụp đổ của LUNA.

Hơn nữa, một liên kết đã được phát hiện tới SushiSwap trong những ngày đầu tiên. Địa chỉ 0xccFa đã tích cực tham gia bỏ phiếu trên nền tảng khi SushiSwap được ra mắt vào tháng 8 năm 2020. Đáng chú ý, chính trong thời gian này, nhà sáng lập SushiSwap, Chef Nomi, đã thực hiện một động thái kéo thảm trên nền tảng. Một số người dùng Twitter đã đưa ra sự tương đồng giữa hành động của Chef Nomi và Sam Bankman-Fried, suy đoán rằng Sam có thể đứng sau cả hai vụ việc.

Tuy nhiên, những quan điểm khác nhau đã xuất hiện để đáp lại những tuyên bố này. Igor Igambediev, Trưởng phòng Nghiên cứu của Wintermute, lập luận rằng địa chỉ 0xccFa không thuộc về Sam Bankman-Fried, mà là của một người khác từ FTX/Alameda Research—cụ thể là cựu CEO Alameda, Sam Trabucco.

Kết luận của Igor dựa trên các quan sát rằng địa chỉ 0xccFa thực sự tham gia vào không gian DeFi, tương tác với các trader hàng đầu trên dYdX, nắm giữ NFT POAP từ sự kiện ra mắt của Yearn Finance vào năm 2020 và tham gia canh tác lợi nhuận bằng nhiều token khác nhau.

Nền tảng nghiên cứu Arkham Intelligence đã được sử dụng để thiết lập kết nối giữa địa chỉ 0xccFa và 0x000f. Địa chỉ thứ hai chủ yếu tương tác với nhiều nền tảng giao dịch khác nhau, với số lượng giao dịch lớn hơn đáng kể trên FTX, bao gồm một số liên quan đến Alameda Research. Tuy nhiên, nó không tham gia các giao dịch FTT quan trọng.

   

Itadori

Theo AZCoin News

Khoản tiền 168 triệu đô la của nhà sáng lập Curve chịu áp lực, tạo ra rủi ro cho DeFi nói chung


Tình hình hỗn loạn tại Curve Finance đã khiến vị thế vay trị giá 168 triệu đô la của nhà sáng lập Michael Egorov có nguy cơ bị thanh lý cao hơn. Nếu sự kiện này xảy ra, có thể có tác động lớn đối với tài chính phi tập trung.

Michael Egorov – Nhà sáng lập Curve Finance

Theo dữ liệu trên trang phân tích blockchain DeBank, Egorov có 168 triệu đô la token gốc CRV của Curve, đảm bảo các khoản vay từ nhiều giao thức DeFi. Con số đó tương đương với gần 34% tổng vốn hóa thị trường của token.

Sau vụ tấn công khai thác vào cuối tuần qua tại Curve, giá CRV giảm hơn 20%, đưa Egorov đến gần mức bị thanh lý.

Thanh lý bắt buộc sẽ là một đòn giáng nghiêm trọng khác đối với Curve, một phần cơ sở hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế DeFi, sau khi giao thức này phải hứng chịu vụ tấn công khai thác lớn gây thiệt hại khoảng 70 triệu đô la tài sản người dùng. Theo thống kê, tổng giá trị tài sản khóa trên Curve giảm từ 3,7 tỷ xuống 2,1 tỷ đô la do nhiều nhà đầu tư rút tiền để đề phòng.

Do tính chất liên kết với nhau của DeFi, nếu vị thế của Egorov bị thanh lý, điều đó có thể gây áp lực lên các giao thức cho vay phi tập trung khác cũng như giá của CRV. Bản thân CRV có thể được mô tả như một tài sản quan trọng có tính hệ thống, được sử dụng làm cặp giao dịch và trung tâm trong các pool giao dịch khắp DeFi, bao gồm cả trên các nền tảng phổ biến như Sushi và Uniswap. Đây là một hình thức thế chấp phổ biến trên nền tảng cho vay Aave.

Egorov đã khóa khoảng 168 triệu đô la token CRV trên Aave để vay 63 triệu đô la stablecoin USDT của Tether. Theo DefiLlama, mức thanh lý tài sản thế chấp CRV của Egorov là 0,37 đô la. CRV hiện giao dịch với giá khoảng 0,5 đô la.

Egorov cũng đã vay 17 triệu đô la stablecoin FRAX bằng cách sử dụng 32 triệu đô la CRV làm tài sản thế chấp cho nhà phát hành stablecoin Fraxlend. Trong vài giờ qua, Egorov đã thực hiện các giao dịch để hoàn trả một số vốn đã vay trên Fraxlend, theo DeBank. Anh cũng có khoản vay 18 triệu đô la trên nền tảng phi tập trung Abracadabra.

Theo Etherscan, Egorov huy động vốn bằng cách bán LDO (token quản trị cho nền tảng staking thanh khoản Lido) để đổi lấy stablecoin USDC của Circle trong một số đợt từ 10.000 đến 50.000 đô la,.

Cho dù vị thế vay CRV của Egorov có bị thanh lý hay không, tình huống này đã đặt ra câu hỏi trong giới đầu tư tiền điện tử về việc làm thế nào mà một người có thể vay quá nhiều nguồn cung token tiền điện tử “blue chip” như vậy.

Nó cũng đặt ra câu hỏi đối với các giao thức cho vay phi tập trung như Aave và liệu họ có nên thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế những vị trí lớn như của Egorov có khả năng gây ra rủi ro hệ thống hay không.

Theo dữ liệu từ Coinglass, đã thanh lý tổng cộng 3,03 triệu đô la CRV trong 24 giờ qua, theo sau BTC và ETH.

CRV được ra mắt mà không có premine (còn gọi là token dành riêng cho nhà sáng lập và nhân viên) và ban đầu được thiết lập để phân phối chủ yếu cho các nhà cung cấp thanh khoản trên nền tảng.

Egorov đã bị chỉ trích kịch liệt vào năm 2020 sau khi nắm quyền kiểm soát hơn 2/3 token bỏ phiếu Curve có tên là veCRV, được sử dụng để bỏ phiếu và gửi đề xuất trên CurveDAO. Sau đó, anh đã xin lỗi về động thái này, giải thích rằng đó là “phản ứng thái quá” đối với những gì trông giống như nỗ lực tiếp quản từ nền tảng đối thủ Yearn.Finance.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

  

Minh Anh

Theo Coindesk