Lưu trữ cho từ khóa: CRV bị hack

CRV giảm mạnh và hiệu ứng domino trên thị trường crypto

Các dự án defi, đặc biệt là Curve Finance, bị hack đã dẫn tới giá CRV giảm mạnh. Nguy cơ thanh lý hàng trăm triệu đô đến từ CEO của Curve.

Chủ nhật ngày 30/7, nhiều dự án DeFi đã bị tấn công do lỗ hổng liên quan với ngôn ngữ lập trình Vyper.

Curve Finance nằm trong số các dự án đó, một số pool trên Curve sử dụng Vyper 0.2.15 bị khai thác và tổn thất hơn 69 triệu đô.

Mức độ phức tạp của vấn đề tăng lên khi người sáng lập của Curve Finance sử dụng một lượng lớn CRV để thế chấp và vay một lượng lớn các Crypto Asset khác trên các DeFi Protocol khác nhau như như Aave, MIM và Fraxlend.

Giá CRV giảm mạnh và ảnh hưởng tới khoản vay của Curve founder

Hơn 69 triệu đô tài sản trên các pools của Curve Finance bị hack do lỗi liên quan tới bug trong Vyper Compiler ở các phiên bản 0.2.15, 0.2.16 và 0.3.0.

Cụ thể:

  • JPEG’D lỗ mất 11.5 triệu đô từ pool pETH/ETH
  • Alchemix lỗ mất 20.5 triệu đô từ pool alETH/ETH (đã lấy lại được 11.5 triệu đô)
  • Metronome lỗ mất 1.6 triệu đô từ pool msETH-ETH do bị tấn công frontrun bởi MEV bot
  • Đặc biệt, dự án Curve cũng đã bị mất 24.2 triệu đô từ pool CRV/ETH, trong đố 5.4 triệu bị frontrun bởi

Ngay lập tức, giá CRV đã giảm hơn 15%, trong khi lượng TVL trên Curve giảm hơn 50% từ 3.26 tỷ đô xuống còn 1.84 tỷ đô do nghi ngại về rủi ro trên các pools.

Chưa dừng lại ở đó, founder của Curve – Michael Egorov, được biết đã thế chấp hơn 427.5 triệu token CRV (47% nguồn cung của CRV) để vay hơn $100M crypto assets khác trên các nền tảng khác nhau.

Vị thế của CEO Curve trên một số dự án DeFi lớn:

  • Aave v2: thế chấp 304,926,723 CRV (~166 triệu đô) để vay 63.2 triệu USDT và 6k USDC . Khoản vay sẽ bị thanh lý hơn khi giá CRV giảm hơn
  • MIM: thế chấp 63,404,437 CRV (~33.5 triệu đô) để vay 18.2 triệu MIM.
  • FRAX lend: 59,107,195 CRV (~31.2 triệu đô) để vay 17.2 triệu FRAX. Hiện tại, CRV founder đang sử dụng chế độ time-weighted variable rate, với APY sẽ tăng gấp đôi sau 12 giờ nếu Utilization rate ~ 100%.

Nếu không sớm hoàn trả khoản vay này, APY phải trả sẽ lên đến hơn 10,000% chỉ sau hơn 3 ngày. Hiện tại, mức thanh lý là 0.39 CRV/FRAX cho 59 triệu token CRV. 

Curve hiện đang trong tình thế cực kỳ rủi ro khi hacker từ các pool CRV có thể bán phá giá CRV trên thị trường thứ cấp khiến giá token này giảm mạnh và khiến Curve Founder bị thanh lý.

Hành động của Curve & Curve founder

Để giảm thiểu rủi ro thanh lý và hiệu ứng domino lên thị trường, Curve đã đưa ra một số giải pháp.

  • Liên hệ với hacker để xin hoàn trả với khoản hack. Tuy nhiên, hacker chưa đưa ra bất cứ hồi đáp nào.
  • Khuyến khích users lend FRAX ở CRV market thông qua incentives farming: crvUSD-fFRAX(crv) nhằm giảm utilization rate (tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn) trên Frax lend.
  • OTC FRAX, sử dụng chúng để hoàn trả khoản vay trên Fraxlend.

Dữ liệu on-chain cho thấy Curve founder có thể đang bán OTC token CRV nhằm thu về FRAX để hoàn trả cho khoản vay trên FRAX lend. Đã có 5 triệu USDT được chuyển vào địa chỉ ví  CEO của Curve để rút ra tổng cộng 12.5 triệu token CRV từ phía Frax lend.

Điều này đã làm giảm Utilization rate (tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn) từ 99.99% xuống còn ở mức 68%. Theo cơ chế tính rate của Frax lend, nếu Utilization rate thấp hơn ngưỡng target (75%-85%), thì APY sẽ giảm dần.

CEO Egorov có thể đã chấp nhận bán CRV với giá $0.4 OTC nhằm ngăn chặn diễn biến trở nên xấu đi. Ngay lập tức, giá CRV đã hồi phục mạnh mẽ lên mức giá $0.58. Nhiều nguồn tin cho thấy Justin Sun đã đứng sau và thực hiện số giao dịch OTC trên.

Giá token CRV hồi phục sau khi Justin Sun và CEO Curve hợp tác

Rủi ro có thể lan rộng

Ảnh hưởng tới các Lending & Borrowing protocol

Việc thanh lý Position của Curve Founder đã ảnh hưởng xấu đến các Lending & Borrowing protocol do giá trị CRV thế chấp cao và tính thanh khoản CRV on-chain thấp.

Sự mất cân bằng này đã tạo ra một tình huống đầy thách thức, có khả năng khiến các giao thức này tích lũy nợ xấu.

Ảnh hưởng tới những người tham gia veCRV và các protocol xây dựng trên Curve Finance

Hậu quả cũng mở rộng đến những người chơi veCRV, bao gồm cả các nhà đầu tư bán lẻ và các giao thức khác.

Khi giá của CRV giảm xuống, những người nắm giữ veCRV, những người đã khóa CRV của họ để có quyền biểu quyết theo hướng phát thải CRV, sẽ phải chịu phần lớn thiệt hại khi họ không thể bán CRV của mình.

Tổng kết

Tình thế của Curve Finance đã tốt hơn chút ít nhờ các hành động và phản ứng nhanh chóng của nhóm cốt lõi tuy nhiên rủi ro vẫn còn.

Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro mạnh mẽ trong các dự án DeFi để giải quyết những khó khăn tương tự trong tương lai.

Khoản tiền 168 triệu đô la của nhà sáng lập Curve chịu áp lực, tạo ra rủi ro cho DeFi nói chung


Tình hình hỗn loạn tại Curve Finance đã khiến vị thế vay trị giá 168 triệu đô la của nhà sáng lập Michael Egorov có nguy cơ bị thanh lý cao hơn. Nếu sự kiện này xảy ra, có thể có tác động lớn đối với tài chính phi tập trung.

curve

Michael Egorov – Nhà sáng lập Curve Finance

Theo dữ liệu trên trang phân tích blockchain DeBank, Egorov có 168 triệu đô la token gốc CRV của Curve, đảm bảo các khoản vay từ nhiều giao thức DeFi. Con số đó tương đương với gần 34% tổng vốn hóa thị trường của token.

Sau vụ tấn công khai thác vào cuối tuần qua tại Curve, giá CRV giảm hơn 20%, đưa Egorov đến gần mức bị thanh lý.

Thanh lý bắt buộc sẽ là một đòn giáng nghiêm trọng khác đối với Curve, một phần cơ sở hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế DeFi, sau khi giao thức này phải hứng chịu vụ tấn công khai thác lớn gây thiệt hại khoảng 70 triệu đô la tài sản người dùng. Theo thống kê, tổng giá trị tài sản khóa trên Curve giảm từ 3,7 tỷ xuống 2,1 tỷ đô la do nhiều nhà đầu tư rút tiền để đề phòng.

Do tính chất liên kết với nhau của DeFi, nếu vị thế của Egorov bị thanh lý, điều đó có thể gây áp lực lên các giao thức cho vay phi tập trung khác cũng như giá của CRV. Bản thân CRV có thể được mô tả như một tài sản quan trọng có tính hệ thống, được sử dụng làm cặp giao dịch và trung tâm trong các pool giao dịch khắp DeFi, bao gồm cả trên các nền tảng phổ biến như Sushi và Uniswap. Đây là một hình thức thế chấp phổ biến trên nền tảng cho vay Aave.

Egorov đã khóa khoảng 168 triệu đô la token CRV trên Aave để vay 63 triệu đô la stablecoin USDT của Tether. Theo DefiLlama, mức thanh lý tài sản thế chấp CRV của Egorov là 0,37 đô la. CRV hiện giao dịch với giá khoảng 0,5 đô la.

Egorov cũng đã vay 17 triệu đô la stablecoin FRAX bằng cách sử dụng 32 triệu đô la CRV làm tài sản thế chấp cho nhà phát hành stablecoin Fraxlend. Trong vài giờ qua, Egorov đã thực hiện các giao dịch để hoàn trả một số vốn đã vay trên Fraxlend, theo DeBank. Anh cũng có khoản vay 18 triệu đô la trên nền tảng phi tập trung Abracadabra.

Theo Etherscan, Egorov huy động vốn bằng cách bán LDO (token quản trị cho nền tảng staking thanh khoản Lido) để đổi lấy stablecoin USDC của Circle trong một số đợt từ 10.000 đến 50.000 đô la,.

Cho dù vị thế vay CRV của Egorov có bị thanh lý hay không, tình huống này đã đặt ra câu hỏi trong giới đầu tư tiền điện tử về việc làm thế nào mà một người có thể vay quá nhiều nguồn cung token tiền điện tử “blue chip” như vậy.

Nó cũng đặt ra câu hỏi đối với các giao thức cho vay phi tập trung như Aave và liệu họ có nên thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế những vị trí lớn như của Egorov có khả năng gây ra rủi ro hệ thống hay không.

Theo dữ liệu từ Coinglass, đã thanh lý tổng cộng 3,03 triệu đô la CRV trong 24 giờ qua, theo sau BTC và ETH.

CRV được ra mắt mà không có premine (còn gọi là token dành riêng cho nhà sáng lập và nhân viên) và ban đầu được thiết lập để phân phối chủ yếu cho các nhà cung cấp thanh khoản trên nền tảng.

Egorov đã bị chỉ trích kịch liệt vào năm 2020 sau khi nắm quyền kiểm soát hơn 2/3 token bỏ phiếu Curve có tên là veCRV, được sử dụng để bỏ phiếu và gửi đề xuất trên CurveDAO. Sau đó, anh đã xin lỗi về động thái này, giải thích rằng đó là “phản ứng thái quá” đối với những gì trông giống như nỗ lực tiếp quản từ nền tảng đối thủ Yearn.Finance.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

  

Minh Anh

Theo Coindesk