Solana (SOL) tăng vọt 20% trong tuần qua – Đà phục hồi đã thực sự bắt đầu?


Solana (SOL) đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 20% trong tuần qua, được thúc đẩy bởi các tín hiệu kỹ thuật tích cực và sự sôi động trở lại trong hoạt động on-chain. Các công cụ phân tích như Ichimoku Cloud và BBTrend đồng loạt chỉ ra một xu hướng tăng rõ nét, với sức mạnh xu hướng và mức độ biến động đều có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ.

Đồng thời, Solana đang từng bước củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường phi tập trung khi vượt lên trong bảng xếp hạng về khối lượng giao dịch trên các DEX và chiếm ưu thế về phí giao thức trên nhiều ứng dụng DeFi hàng đầu. Đặc biệt, tín hiệu bullish cross mới hình thành trên các đường trung bình động (EMA) cho thấy SOL có thể đang tiến gần đến một đợt kiểm tra các vùng kháng cự quan trọng — nếu đà tăng tiếp tục được duy trì trong những phiên tới.

Các chỉ báo kỹ thuật của Solana cho thấy xu hướng tăng giá rõ rệt

Biểu đồ Ichimoku Cloud của Solana hiện đang vẽ nên một bức tranh kỹ thuật lạc quan, với cấu trúc tăng giá rõ rệt khi giá duy trì ổn định phía trên cả đường Tenkan-sen lẫn Kijun-sen. Điều này phản ánh động lượng mạnh mẽ trong cả ngắn hạn và trung hạn, cho thấy phe bò đang nắm thế chủ động.

Đám mây phía trước có màu xanh và đang mở rộng đều đặn — một tín hiệu điển hình cho khả năng tiếp diễn xu hướng tăng. Khoảng cách đáng kể giữa giá và đám mây cũng hàm ý rằng đà tăng vẫn còn dư địa, trước khi có bất kỳ dấu hiệu suy yếu đáng kể nào xuất hiện.

sol-tang-gia
Chỉ báo Ichimoku Cloud trên biểu đồ SOL/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Chikou Span nằm hoàn toàn phía trên đám mây và nến, xác nhận xu hướng tăng hiện tại là bền vững. Chừng nào giá còn duy trì trên đường Kijun-sen và đám mây vẫn đóng vai trò hỗ trợ, xu hướng chủ đạo vẫn nghiêng rõ về phía tăng.

Trong khi đó, BBTrend của Solana – một công cụ đo lường sức mạnh xu hướng dựa trên độ lệch của giá so với phạm vi trung bình – hiện đạt mức 16,89. Con số này tuy có phần điều chỉnh nhẹ từ mức đỉnh 17,54 ghi nhận hôm qua, nhưng vẫn tăng mạnh so với mốc 1,88 chỉ hai ngày trước đó. Mức tăng vọt này cho thấy biên độ dao động và cường độ xu hướng đã mở rộng rõ rệt trong thời gian gần đây.

sol-tang-gia
Chỉ báo BBTrend của SOL | Nguồn: TradingView

Thông thường, giá trị BBTrend vượt ngưỡng 10 thể hiện thị trường đang trong một xu hướng mạnh, trong khi các mức thấp hơn phản ánh sự giằng co trong biên độ hẹp hoặc trạng thái tích lũy. Việc chỉ báo này duy trì ở vùng cao cho thấy Solana vẫn đang nằm trong làn sóng tăng giá chủ đạo. Nếu BBTrend tiếp tục giữ vững hoặc tăng trở lại, đà tăng có thể sẽ càng được củng cố; ngược lại, sự suy giảm dần của chỉ báo này có thể là tín hiệu sớm về một giai đoạn tích lũy hoặc điều chỉnh nhẹ sắp tới.

Solana khẳng định ngôi vương DEX, vượt xa Ethereum và BNB về khối lượng giao dịch

Solana đang từng bước củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực giao dịch phi tập trung (DEX), khi chính thức vượt mặt cả Ethereum và BNB về khối lượng giao dịch hàng ngày.

Chỉ trong 24 giờ qua, các giao thức DEX trên Solana đã xử lý tổng cộng 2,5 tỷ USD – tăng 14% so với cùng kỳ tuần trước. Mức tăng trưởng ấn tượng này không chỉ bỏ xa con số 10% của Base mà còn trái ngược hoàn toàn với xu hướng đi xuống của Ethereum (-3%) và BNB (-9%).

Khối lượng DEX theo chuỗi | Nguồn: DeFiLlama

Đáng chú ý, trong 7 ngày qua, khối lượng giao dịch DEX trên Solana thậm chí còn vượt tổng giao dịch của Base, BNB và Arbitrum cộng lại – một minh chứng rõ ràng cho sức hút ngày càng lớn của hệ sinh thái này.

Phí giao thức và chuỗi | Nguồn: DeFiLlama.

Không chỉ thống trị về khối lượng, Solana còn vươn lên dẫn đầu về doanh thu từ phí giao thức. Trong số tám giao thức không sử dụng stablecoin có mức doanh thu cao nhất hiện nay, năm giao thức được xây dựng trên Solana – bao gồm Pump.fun, Axiom, Jupiter, Jito và Meteora.

Trong đó, Pump.fun trở thành điểm sáng nổi bật khi tạo ra tới 2,73 triệu USD phí chỉ trong một ngày và đạt tổng doanh thu 15 triệu USD trong vòng một tuần.

Liệu Solana có thể vượt mốc $150 trong vài tuần tới?

Gần đây, các đường trung bình động hàm mũ (EMA) của Solana đã tạo ra tín hiệu bullish cross – một chỉ báo kỹ thuật thường báo hiệu sự khởi đầu của một xu hướng tăng mới.

Biểu đồ SOL/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Tín hiệu tích cực này cho thấy động lượng thị trường đang nghiêng về phe bò, làm dấy lên kỳ vọng rằng giá Solana có thể sớm thử thách những vùng kháng cự quan trọng phía trước.

Nếu đà tăng hiện tại tiếp tục được duy trì, SOL có khả năng hướng tới vùng $136. Việc vượt qua ngưỡng này có thể mở ra con đường tiến đến các mốc cao hơn ở $147, $160, thậm chí là $180 trong trường hợp lực cầu tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

Ngược lại, nếu áp lực mua suy yếu, Solana có thể điều chỉnh trở lại vùng hỗ trợ quanh $124. Một khi mốc này bị xuyên thủng, rủi ro về một đợt giảm sâu hơn sẽ tăng lên, với các vùng hỗ trợ tiềm năng tiếp theo nằm tại $112 và $95.

Bạn có thể xem giá SOL ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

SN_Nour

CEO Mantra có kế hoạch đốt token của nhóm phát triển để lấy lại lòng tin từ cộng đồng


CEO Mantra, John Mullin, cho biết ông đang có kế hoạch đốt tất cả số token của nhóm phát triển để giành lại lòng tin từ cộng đồng sau sự sụp đổ đột ngột của token Mantra (OM) vào ngày 13 tháng 4.

“Tôi đang lên kế hoạch đốt tất cả số token của nhóm mình và sau khi xoay chuyển tình thế, cộng đồng và các nhà đầu tư có thể quyết định xem tôi có thể sở hữu chúng hay không”, Mullin tuyên bố trên X vào ngày 16 tháng 4.

Theo bài đăng trên blog vào ngày 8 tháng 4, Mantra đã dành riêng 300 triệu OM, chiếm 16,88% trong tổng số gần 1,78 tỷ token, cho nhóm phát triển và những người đóng góp cốt lõi. Hiện tại, số token này đang bị khóa và được lên lịch phát hành theo từng giai đoạn từ tháng 4/2027 đến tháng 10/2029.

Số token của nhóm có giá trị khoảng 230 triệu USD, với OM hiện đang giao dịch quanh $0,75. Lượng token này từng có giá trị khoảng 1,89 tỷ USD trước khi giá giảm mạnh vào ngày 13 tháng 4, từ khoảng $6,30 xuống mức đáy $0,37, xóa sổ hơn 5,5 tỷ USD vốn hoá thị trường.

Nhiều thành viên cộng đồng hoan nghênh lời cam kết của Mullin, nhưng những người khác coi việc đốt token là sự kết thúc cam kết lâu dài của nhóm trong việc xây dựng nền tảng token hóa tài sản trong thế giới thực (RWA).

“Đây sẽ là một sai lầm. Việc đốt token có vẻ là phương pháp tốt nhưng sẽ gây tổn hại đến động lực của nhóm phát triển trong dài hạn”, nhà sáng lập Crypto Banter – Ran Neuner cho biết.

Mullin đề xuất về cuộc bỏ phiếu phi tập trung giúp xác định liệu có nên đốt 300 triệu token của nhóm hay không.

Quá trình khôi phục Mantra đang diễn ra

Mullin hứa sẽ đưa ra tuyên bố sau khi có kết quả điều tra, giải thích minh bạch về điều gì đã xảy ra với cộng đồng.

Phát biểu vào ngày 14 tháng 4, Mullin đã phác thảo kế hoạch sử dụng Quỹ hệ sinh thái Mantra trị giá 109 triệu USD để mua lại và đốt token nhằm ổn định giá của OM, vốn đã giảm hơn 90% giá trị.

Công ty của Mullin bác bỏ mạnh mẽ những tin đồn rằng họ kiểm soát 90% nguồn cung token OM, tham gia vào giao dịch nội gián và thao túng thị trường.

Mantra tuyên bố rằng sự sụp đổ của OM là do “thanh lý hàng loạt”, đồng thời nói thêm rằng nó không liên quan đến bất kỳ hành động nào do nhóm phát triển thực hiện.

OKXBinance nằm trong số các sàn giao dịch chứng kiến ​​hoạt động OM tăng mạnh ngay trước khi giá token lao dốc.

Cả hai sàn giao dịch đều phủ nhận mọi hành vi sai trái, cho rằng sự sụp đổ là do những thay đổi đối với tokenomics của OM vào tháng 10 và sự biến động bất thường đã kích hoạt các đợt thanh lý chéo với khối lượng cực lớn vào ngày 13 tháng 4.

Sau khi chạm đáy quanh $0,37, giá OM đã ổn định trên $0,5. Trong 24 giờ qua, OM đã tiếp tục phục hồi hơn 22% đưa giá trở lại quanh khu vực $0,75 vào thời điểm hiện tại.

Biểu đồ giá OM – 1 ngày | Nguồn: TradingView

Bạn có thể xem giá OM ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Việt Cường

XRP tăng 15% nhờ tin đồn ETF – Liệu quý 2 có tiếp tục tăng giá?


Ripple (XRP) đã ghi nhận đà phục hồi ấn tượng trên biểu đồ hàng tuần sau khi rơi xuống dưới mốc 0,95 đô la, chủ yếu nhờ vào làn sóng FUD (sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ) lan rộng trên thị trường. Tuy nhiên, động thái này dường như không đơn thuần là phản ứng mang tính cơ hội, mà có thể là bước đi tái tích lũy chiến lược, được tính toán kỹ lưỡng bởi các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Trên thực tế, đợt tăng giá này trùng hợp với sự thay đổi tâm lý thị trường rộng hơn sau những tin tức quan trọng liên quan đến quy định pháp lý – cụ thể là việc Paul Atkins được xác nhận làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vào ngày 9/4. Điều này đã làm dấy lên nhiều suy đoán trên thị trường về khả năng thay đổi lập trường của SEC, đặc biệt là trong vụ kiện kéo dài với Ripple.

Không chỉ vậy, điều này còn làm dấy lên hy vọng về việc phê duyệt XRP ETF – một sản phẩm đầu tư được chờ đợi từ lâu.

Những diễn biến chính định hình tin tức về XRP trong quý 2

Thị trường XRP hiện đang được thúc đẩy bởi sự lạc quan ngày càng tăng liên quan đến tính rõ ràng về pháp lý và khả năng ra mắt ETF dành riêng cho XRP.

Vào ngày 9/4, Thượng viện Hoa Kỳ đã chính thức xác nhận Tổng thống Trump đề cử Paul Atkins làm Chủ tịch SEC. Atkins được đánh giá là có xu hướng ủng hộ tiền điện tử, nên làm tăng khả năng giảm căng thẳng pháp lý trong ngành.

Củng cố thêm cho xu hướng này, SEC và Ripple đã cùng nhau đệ trình yêu cầu tạm ngừng vụ kháng cáo đang diễn ra, đồng thời gia hạn thời hạn nộp “văn bản phản hồi” của Ripple đến sau ngày 16/4.

Do đó, nhiều nhà phân tích cho rằng SEC có thể đang trì hoãn hành động cho đến khi Atkins chính thức tuyên thệ nhậm chức, điều này có thể mở đường cho một cuộc bỏ phiếu 3–1 nhằm rút lại đơn kháng cáo.

Ngay sau khi tin tức lan ra, giá XRP tăng vọt 14,28% chỉ trong một ngày, vượt qua mốc 2 đô la sau ba ngày liên tiếp chịu áp lực giảm giá.

Biểu đồ giá XRP | Nguồn: TradingView

Mặc dù hiện tại XRP đang được giao dịch thấp hơn hơn 30% so với đỉnh sau bầu cử 3,3 đô la, những diễn biến gần đây có thể tác động mạnh mẽ đến triển vọng định giá của altcoin này trong quý 2.

Tâm lý thị trường và làn sóng kỳ vọng về ETF

Sau cú hích từ tin tức liên quan đến XRP, hợp đồng mở (OI) tăng mạnh từ 2,87 tỷ lên 3,26 tỷ đô la, cho thấy gia tăng đáng kể hoạt động đầu cơ có đòn bẩy.

Trên sàn Binance, vị thế Long chiếm gần 70% tổng thị trường hợp đồng vĩnh viễn XRP/USDT, phản ánh xu hướng thiên về kỳ vọng giá tiếp tục tăng.

Trong khi đó, những người nắm giữ ngắn hạn (STH – sở hữu dưới 155 ngày) đã kết thúc giai đoạn bán tháo kéo dài sau cú giảm về mốc 1,6 đô la. Nhóm này dường như đã chủ động chốt lời từ đợt tăng giá hồi tháng 1 – khi XRP đạt đỉnh gần 3,3 đô la.

Hơn nữa, số lượng ví nắm giữ hơn 10.000 XRP tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, tiến sát mốc kỷ lục 300.000 địa chỉ.

Nguồn: Glassnode

Nhóm nhà đầu tư này hiện chiếm khoảng 4,28% tổng số địa chỉ ví XRP – cho thấy gia tăng sự tập trung của các holder lớn và có thể là dấu hiệu niềm tin từ các tổ chức đang âm thầm hình thành.

Đây chính là lúc mà các quỹ ETF được đem ra thảo luận.

Những đồn đoán về ETF liên quan đến XRP đang nóng lên, đặc biệt là sau khi SEC có những chuyển biến theo hướng ủng hộ crypto. Kết hợp với sự hiện diện ngày càng rõ nét của các tổ chức trong hệ sinh thái XRP, lập luận cho việc ra mắt ETF chưa bao giờ thuyết phục như lúc này.

Vì vậy, biến động ngắn hạn do hoạt động bán tháo từ nhà đầu tư tay yếu là điều có thể xảy ra.

Tuy nhiên, những chỉ số cơ bản phía sau sẽ đóng vai trò then chốt. Trước hết, để XRP tận dụng sự thay đổi trong câu chuyện thị trường và xa hơn là tạo động lực cho xu hướng tăng giá trong quý 2.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Đình Đình

Value Creation sắp mua thêm 100 triệu yên Bitcoin


Công ty công nghệ niêm yết công khai tại Nhật Bản – Value Creation – vừa công bố kế hoạch mua thêm 100 triệu yên Bitcoin, sau các thương vụ trước đó với tổng trị giá 200 triệu yên (tương đương 1,4 triệu USD). Doanh nghiệp cho biết Bitcoin “không còn chỉ là tài sản mang tính đầu cơ.”

Trong hồ sơ gửi lên Quỹ Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính Nhật Bản (FASF) tuần này, Value Creation – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị và chuyển đổi số (DX) ngành bất động sản – cho biết họ dự định mua thêm 100 triệu yên (tương đương khoảng 700.000 USD) BTC trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2025.

Dù giá trị giao dịch không lớn so với những thương vụ khủng gần đây từ MicroStrategy của Michael Saylor, động thái này cho thấy sự dịch chuyển rõ rệt của Value Creation cũng như thị trường Nhật Bản nói chung sang lĩnh vực tài sản số. Hiện Metaplanet là công ty niêm yết nắm giữ nhiều Bitcoin nhất tại Nhật.

Trong thông báo, Value Creation nhấn mạnh:

“Tài sản mã hóa, vốn ban đầu bị nhìn nhận với sự hoài nghi, nay đang dần khẳng định vị thế toàn cầu với tư cách là đồng tiền kỹ thuật số.”

Công ty cũng trích dẫn sự quan tâm của các tổ chức lớn như BlackRock đối với BTC và khẳng định:

“Bitcoin không còn chỉ là tài sản đầu cơ, mà đang thiết lập giá trị của riêng mình. Dù có những điều chỉnh ngắn hạn, nhưng xu hướng tăng trưởng là liên tục.”

Việc mua thêm BTC sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn dư thừa dành cho mục đích đầu tư, và công ty cũng cho biết sẽ chuyển đổi sang tiền mặt khi cần thiết để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Dù nhiều nhà đầu tư và người ủng hộ tiền điện tử xem việc các công ty lớn toàn cầu tích cực mua BTC là dấu hiệu tích cực, một số thành viên kỳ cựu trong cộng đồng cypherpunk lại cho rằng điều này đi ngược lại với tinh thần phi tập trung ban đầu – nơi Bitcoin được tạo ra để trở thành tiền điện tử ngang hàng, không phụ thuộc vào các tập đoàn hay ngân hàng trung ương.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Thạch Sanh

VanEck đề xuất trái phiếu kho bạc liên kết với Bitcoin để bù đắp khoản nợ 14 nghìn tỷ đô la của Hoa Kỳ


Matthew Sigel, trưởng bộ phận nghiên cứu tài sản kỹ thuật số của VanEck, đã đề xuất việc giới thiệu “BitBonds,” một công cụ nợ lai độc đáo kết hợp trái phiếu chính phủ Mỹ với Bitcoin (BTC). Đây được coi là một chiến lược mới nhằm giải quyết nhu cầu tái cấp vốn lên đến 14 nghìn tỷ USD của chính phủ.

Khái niệm này đã được trình bày tại Hội nghị Dự trữ Bitcoin Chiến lược, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài trợ của chính phủ đồng thời thỏa mãn mong muốn của nhà đầu tư về bảo vệ chống lạm phát.

BitBonds sẽ được cấu trúc như chứng khoán kỳ hạn 10 năm, bao gồm 90% tiếp xúc với trái phiếu chính phủ Mỹ truyền thống và 10% Bitcoin, phần Bitcoin này sẽ được tài trợ từ tiền thu được qua việc bán trái phiếu.

Khi đến hạn, nhà đầu tư sẽ nhận được toàn bộ giá trị của phần trái phiếu chính phủ Mỹ, tương ứng 90 USD trên mỗi trái phiếu 100 USD, cộng thêm giá trị của phần phân bổ Bitcoin.

Hơn nữa, nhà đầu tư sẽ được hưởng 100% lợi nhuận từ Bitcoin cho đến khi lợi suất đáo hạn đạt 4,5%. Chính phủ và các chủ trái phiếu sẽ chia sẻ bất kỳ lợi nhuận nào vượt quá ngưỡng này.

Cấu trúc này nhằm cân bằng lợi ích của các nhà đầu tư trái phiếu, những người đang tìm kiếm sự bảo vệ khỏi sự suy giảm giá trị đồng đô la và lạm phát tài sản, với nhu cầu của Kho bạc trong việc tái cấp vốn ở mức lãi suất cạnh tranh.

Sigel nhận định rằng đề xuất này là “một giải pháp cân bằng cho các động cơ không phù hợp.”

Điểm hòa vốn của nhà đầu tư

Theo dự báo của Sigel, điểm hòa vốn của nhà đầu tư đối với BitBonds phụ thuộc vào phiếu lãi cố định và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm gộp của Bitcoin (CAGR).

Đối với trái phiếu có lãi suất 4%, CAGR BTC hòa vốn là 0%. Tuy nhiên, đối với các phiên bản có lợi suất thấp hơn, ngưỡng hòa vốn cao hơn: 13,1% CAGR cho trái phiếu lãi suất 2% và 16,6% cho trái phiếu lãi suất 1%.

Nếu CAGR của Bitcoin duy trì từ 30% đến 50%, lợi nhuận mô hình tăng mạnh trên tất cả các mức lãi suất, với lợi nhuận của nhà đầu tư có thể đạt tới 282%.

Sigel cho biết BitBonds sẽ là một “cược lồi*” cho các nhà đầu tư tin tưởng vào Bitcoin, vì công cụ này cung cấp lợi nhuận bất đối xứng trong khi vẫn giữ một lớp lợi nhuận không rủi ro. Tuy nhiên, cấu trúc này cũng có nghĩa là nhà đầu tư chịu toàn bộ rủi ro giảm giá của Bitcoin.

Trái phiếu có lãi suất thấp hơn có thể dẫn đến lợi nhuận âm lớn nếu Bitcoin mất giá. Ví dụ, một trái phiếu BitBond có lãi suất 1% có thể mất từ 20% đến 46%, tùy thuộc vào hiệu suất của Bitcoin.

Lợi ích cho Kho bạc

Từ góc độ của chính phủ Mỹ, lợi ích chính của BitBonds là giảm chi phí vay. Ngay cả khi Bitcoin chỉ tăng giá nhẹ hoặc không tăng, Kho bạc vẫn tiết kiệm được chi phí lãi suất so với trái phiếu cố định 4%.

Theo phân tích của Sigel, lãi suất hòa vốn của chính phủ là khoảng 2,6%. Phát hành trái phiếu với lãi suất dưới mức này sẽ giảm dịch vụ nợ hàng năm, tạo ra tiết kiệm ngay cả trong các kịch bản Bitcoin không tăng hoặc giảm giá.

Sigel dự báo rằng phát hành 100 tỷ USD BitBonds với lãi suất 1% và không có lợi nhuận BTC sẽ tiết kiệm cho chính phủ 13 tỷ USD trong suốt thời gian trái phiếu. Nếu Bitcoin đạt CAGR 30%, cùng một phát hành có thể mang lại hơn 40 tỷ USD giá trị bổ sung, chủ yếu từ lợi nhuận Bitcoin được chia sẻ.

Sigel cũng chỉ ra rằng phương pháp này sẽ tạo ra một lớp trái phiếu chủ quyền khác biệt, cung cấp cho Mỹ lợi nhuận bất đối xứng từ Bitcoin trong khi giảm nghĩa vụ định giá bằng đô la.

“Lợi nhuận BTC chỉ làm cho thỏa thuận hấp dẫn hơn. Trường hợp xấu nhất: tài trợ rẻ. Trường hợp tốt nhất: tiếp xúc với tài sản khó nhất trên Trái đất”, ông nói thêm.

CAGR BTC hòa vốn cho chính phủ tăng với lãi suất trái phiếu cao hơn, đạt 14,3% cho BitBonds có lãi suất 3% và 16,3% cho các phiên bản có lãi suất 4%. Trong các kịch bản BTC bất lợi, Kho bạc sẽ mất giá trị chỉ khi phát hành trái phiếu có lãi suất cao hơn trong khi BTC hoạt động kém.

Đánh đổi về sự phức tạp trong phát hành và phân bổ rủi ro

Mặc dù có những lợi ích tiềm năng, bài thuyết trình của VanEck thừa nhận những hạn chế của cấu trúc. Nhà đầu tư phải chịu rủi ro giảm giá Bitcoin mà không có sự tham gia đầy đủ vào lợi nhuận, và trái phiếu có lãi suất thấp trở nên không hấp dẫn trừ khi Bitcoin hoạt động rất tốt.

Về mặt cấu trúc, Kho bạc cũng cần phải phát hành nhiều nợ hơn để bù đắp cho 10% tiền thu được dùng để mua Bitcoin. Mỗi 100 tỷ USD tài trợ sẽ cần thêm 11,1% để bù đắp cho phân bổ BTC.

Đề xuất này đưa ra các cải tiến thiết kế có thể, bao gồm bảo vệ giảm giá để bảo vệ nhà đầu tư khỏi sự giảm giá mạnh của BTC một phần.

*Cược lồi được đặc trưng bởi khả năng tăng giá cao hơn và khả năng giảm giá hạn chế, thường được mô tả là “đầu thì thắng, đuôi thì không thua”. Khái niệm này đóng vai trò then chốt trong tài chính và đầu tư.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Ông Giáo

Thị phần Ethereum lao dốc – Cảnh báo giá ETH có thể giảm sâu về $1.100


Thị phần Ether (ETH) tiến sát mức thấp nhất mọi thời đại khi mô hình kỹ thuật cổ điển báo hiệu nguy cơ điều chỉnh sâu về ngưỡng $1.100.

Ethereum dần đánh mất vị thế thống trị

Ngày 9/4, thị phần của Ethereum – thước đo phản ánh tỷ trọng của ETH trong tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử – đã lao dốc về mức thấp nhất trong nhiều năm, chỉ còn 7,18%, theo dữ liệu từ TradingView.

Con số này chỉ cao hơn một chút so với mức đáy lịch sử 7,09% được thiết lập vào tháng 9 năm 2019.

“Ethereum đang tiến sát đến ngưỡng thấp kỷ lục về thị phần,” nhà phân tích Rekt Capital nhận định trên nền tảng X vào ngày 13 tháng 4, đồng thời cảnh báo:

“Thị phần của Ethereum cần phải giữ vững vùng hỗ trợ quan trọng này nếu muốn giành lại vị thế trên thị trường trong những tháng tới”.

Tỷ lệ thống trị thị trường ETH % | Nguồn: Rekt Capital

Hiện tại, thị phần của Ether đã tụt về mức thấp nhất kể từ giai đoạn 2019–2020. Trong khi đó, đối thủ gần nhất về vốn hóa là XRP đã chứng kiến mức tăng trưởng thị phần vượt 200% trong cùng thời kỳ.

Các blockchain layer-1 khác như BNB Chain (BNB) và Solana (SOL) cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 40% và 344% kể từ đầu năm 2023.

Nhiều yếu tố đang gây áp lực lên hiệu suất của Ether, bao gồm dòng vốn đầu tư tổ chức yếu (phản ánh qua số liệu ETF âm), thị trường phái sinh trầm lắng và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các mạng lưới layer-1 mới nổi.

Rủi ro đối với Ethereum càng trở nên rõ nét hơn khi quan sát tổng giá trị bị khóa (TVL) trong hệ sinh thái DeFi. Mặc dù Ethereum vẫn đang dẫn đầu với thị phần TVL ở mức 51,7%, nhưng đây là sự sụt giảm đáng kể so với mức 61,2% hồi tháng 2 năm 2024. Trong cùng khoảng thời gian, TVL trên mạng lưới Solana đã tăng vọt tới 172%.

Thị phần tổng giá trị bị khóa của các blockchain L1 (%). Nguồn: DefiLlama

Mô hình “cờ gấu” của giá ETH dự báo mục tiêu $1.100 

Giá Ether (ETH/USD) nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng giảm chủ đạo, bất chấp đà phục hồi ngắn hạn gần đây, khi một mô hình giảm giá quen thuộc đang dần hình thành trên biểu đồ.

Trong ba tuần qua, diễn biến giá của Ether đã hình thành mô hình cờ gấu trên khung thời gian hàng ngày — một mô hình thường báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm. Nếu giá đóng cửa dưới đường hỗ trợ của mô hình, hiện nằm quanh mốc $1.600, đây có thể là tín hiệu khởi đầu cho một đợt lao dốc mạnh hơn.

Dựa trên chiều cao của cột cờ, mục tiêu giảm tiếp theo được xác định quanh ngưỡng $1.100, tương đương mức điều chỉnh khoảng 33% so với giá hiện tại.

Biểu đồ ETH/USDT hàng ngày | Nguồn: Tradingview

Một yếu tố kỹ thuật quan trọng khác cần theo dõi là chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), hiện vẫn duy trì dưới ngưỡng trung lập 50 — cho thấy lực bán vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Như Tạp chí Bitcoin từng đưa tin, ETH có thể thiết lập đáy mới quanh mức $1.000, dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật và vĩ mô khác.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

  

SN_Nour

Trump chuẩn bị ra mắt game tiền điện tử phong cách Monopoly


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến sâu hơn vào thế giới tài sản số thông qua một dự án mới kết hợp giữa trò chơi điện tử và tiền điện tử, theo nguồn tin thân cận được Fortune trích dẫn.

Dự kiến ra mắt vào cuối tháng 4, dự án này được cho là sẽ mang phong cách tương tự như MONOPOLY GO!, một trò chơi di động nơi người chơi di chuyển quanh bàn cờ và kiếm tiền để xây dựng các tòa nhà trong thành phố kỹ thuật số.

Người đứng sau dự án là Bill Zanker – một nhân vật thân cận với ông Trump và từng tham gia vào việc phát hành memecoin TRUMP cùng nhiều bộ sưu tập NFT. Người phát ngôn của Zanker phủ nhận sự tương đồng với trò chơi Monopoly, song xác nhận ông đang phát triển một tựa game mới.

Đối tác kinh doanh lâu năm của Trump, Bill Zanker (trái) và Donald Trump quảng bá cuốn sách mà họ đồng sáng tác vào năm 2007 | Jim Spellman—WireImage

Trò chơi cờ tỷ phú Monopoly hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Hasbro, đơn vị mua lại Parker Brothers – nhà xuất bản gốc – từ năm 1991. Nguồn tin cho biết Zanker đã liên hệ với Hasbro vào tháng 5/2024 để xin cấp phép phát triển phiên bản Monopoly mang thương hiệu Trump, tuy nhiên không tiết lộ kết quả do các thỏa thuận vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Từng là người hoài nghi tiền số, ông Trump đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Web3 trong chiến dịch tranh cử năm 2024. Các hoạt động nổi bật bao gồm memecoin TRUMP với vốn hóa hiện tại khoảng 1,5 tỷ USD, hàng loạt dự án NFT, cùng sáng kiến DeFi mang tên World Liberty Financial.

Hồi tháng 2, công ty DTTM Operations thuộc sở hữu của ông Trump đã nộp hồ sơ đăng ký loạt thương hiệu liên quan đến vũ trụ ảo (metaverse) và sàn giao dịch NFT mang thương hiệu Trump. Dự kiến, metaverse này sẽ cho phép người dùng mua sắm vật phẩm thật và ảo, di chuyển bằng limousine, máy bay, tàu hỏa và xe hơi, đồng thời xem các chương trình phục vụ cộng đồng.

Việc liên tục đầu tư vào lĩnh vực tài sản số đánh dấu sự thay đổi lớn trong quan điểm của ông Trump. Hồi năm 2021, ông từng gọi Bitcoin là “trò lừa đảo chống lại đồng đô la” và cho rằng nó “không có gì bảo chứng”. Tuy nhiên đến nay, ông đã chuyển hướng mạnh mẽ khi ký sắc lệnh hành pháp về việc thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược của Hoa Kỳ.

Thị trường game Web3 vẫn còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, tựa game Web3 của ông Trump có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng. Theo báo cáo ngày 10/4 của DappRadar, lượng người chơi hàng ngày của các game Web3 đã giảm 6% trong quý đầu năm 2025. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lao dốc 71% so với quý trước, chỉ còn 91 triệu USD.

DappRadar cho biết, môi trường vĩ mô đầy bất ổn, gồm chiến tranh thương mại và căng thẳng địa chính trị, là nguyên nhân chính khiến tâm lý đầu tư trở nên dè dặt. Công ty nhận định: “Niềm tin của nhà đầu tư hiện vẫn ở trạng thái thận trọng”.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

  

Vương Tiễn

Bitcoin phục hồi mạnh, nhưng $90.000 có thể là giới hạn – Tại sao?


Sau hai tháng điều chỉnh liên tiếp với mức giảm lần lượt 17,39% trong tháng 2 và 2,3% trong tháng 3, Bitcoin đã khởi đầu quý II đầy hứa hẹn khi ghi nhận mức tăng 3,77% trong tháng 4. Từng rơi xuống mức đáy mới trong năm tại $74.500, giá BTC hiện đang tiến sát ngưỡng $90.000 – một tín hiệu cho thấy xu hướng phục hồi đang chiếm ưu thế hơn là quay lại vùng đáy trước đó.

Biểu đồ BTC/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Trên khung thời gian lớn (HTF), Bitcoin đã đánh dấu cú bứt phá đầu tiên của năm 2025, thắp lên hy vọng về một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ cho phe bò. Dù vậy, một số yếu tố tiềm ẩn dưới đây có thể tạo lực cản, khiến đà tăng của BTC trong hai tuần tới gặp khó khăn và nhiều khả năng duy trì dao động quanh mốc $90.000.

Bitcoin cần dòng tiền thật từ thị trường giao ngay, không chỉ đòn bẩy

Tạp chí Bitcoin ghi nhận dấu hiệu “giảm nhiệt” trên thị trường hợp đồng tương lai, khi tỷ lệ đòn bẩy giữa hợp đồng tương lai BTC-USDT sụt giảm tới 50%. Đây được xem là tín hiệu tích cực về dài hạn, phản ánh tâm lý giao dịch thận trọng hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư phái sinh vẫn đang giữ vai trò chi phối thị trường.

Khối lượng tích lũy ròng của Bitcoin | Nguồn: X.com

Nhà nghiên cứu Axel Adler Jr. cho biết, vào ngày 11 tháng 4, khối lượng mua ròng tích lũy từ các lệnh chủ động (net taker volume) đã tăng vọt lên 800 triệu USD – một dấu hiệu cho thấy dòng tiền mua mạnh mẽ đang quay trở lại. Diễn biến này cũng trùng khớp với đà tăng giá ấn tượng của BTC, từ $78.000 lên $85.000 chỉ trong ba ngày, củng cố cho mô hình lịch sử từng được ghi nhận: khi net taker volume tăng cao, thị trường thường chứng kiến những cú bứt phá ấn tượng.

Cùng quan điểm, Maartunn – nhà phân tích tại CryptoQuant – nhận định rằng đà tăng hiện tại phần lớn được thúc đẩy bởi “lực đẩy từ đòn bẩy,” trong bối cảnh dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân và thị trường giao ngay vẫn chưa thực sự nhập cuộc. Sự thiếu vắng đồng thuận này tạo nên sự chênh lệch nhất định trong cấu trúc thị trường.

Nhu cầu rõ ràng của Bitcoin trong 30 ngày | Nguồn: CryptoQuant

Biểu đồ phân tích cho thấy nhu cầu đối với Bitcoin đang dần phục hồi, song vẫn chưa đạt đến mức ròng dương. Dữ liệu lịch sử cho thấy lực cầu trong khung 30 ngày thường dao động ngang một thời gian sau khi BTC xác lập đáy cục bộ – kéo theo giai đoạn thị trường đi ngang và thiếu động lực rõ rệt.

Do đó, khả năng Bitcoin có thể chinh phục mốc $90.000 ngay trong lần thử sức đầu tiên là điều không dễ xảy ra – trừ khi thị trường ghi nhận lực mua mạnh mẽ và đồng thuận đến từ cả nhà đầu tư giao ngay lẫn phái sinh.

Các cụm thanh lý lớn trong vùng $80.000–$90.000 có thể là “mồi nhử” cho trader

Khi các trader hợp đồng tương lai đặt cược theo cả hai chiều, dữ liệu từ CoinGlass cho thấy các cụm lệnh Long và Short lớn đang bị mắc kẹt với đòn bẩy trong vùng giá từ $80.000 đến $90.000. Lấy mốc giá hiện tại ở $85.100 làm cơ sở, nếu Bitcoin tăng lên $90.035, tổng giá trị các vị thế Short có nguy cơ bị thanh lý sẽ lên tới 6,5 tỷ USD.

Bản đồ thanh lý của Bitcoin trên các sàn giao dịch | Nguồn: CoinGlass

Ngược lại, nếu giá giảm về ngưỡng $80.071, thị trường có thể chứng kiến khoảng 4,86 tỷ USD lệnh Long bị xóa sổ. Mặc dù các cụm thanh lý này không cung cấp tín hiệu chắc chắn về xu hướng tiếp theo của thị trường, nhưng chúng có thể kích hoạt các đợt “squeeze” — ép mua hoặc ép bán — khiến dòng tiền bị cuốn vào biến động theo cả hai chiều.

Với lượng vốn khổng lồ đang dồn nén dưới vùng $90.000, không thể loại trừ khả năng Bitcoin sẽ lần lượt “ghé qua” các cụm thanh lý này trước khi xác lập xu hướng rõ ràng hơn.

Bạn có thể xem giá BTC ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

SN_Nour

Hacker tự ý tạo 5 triệu USD token ZK sau khi chiếm quyền tài khoản quản trị ZKsync


Ngày 15/4, nền tảng layer-2 ZKSync xác nhận một vụ tấn công nhắm vào tài khoản quản trị, cho phép hacker khai thác hợp đồng phân phối airdrop để tự ý mint số token ZK trị giá 5 triệu USD. Theo thông báo từ tài khoản X chính thức của ZKsync, đây là sự cố riêng lẻ, không ảnh hưởng đến tài sản người dùng.

Sau khi điều tra, ZKsync cho biết tài khoản bị xâm nhập có quyền quản trị với ba hợp đồng airdrop. Kẻ tấn công đã lợi dụng một hàm có tên sweepUnclaimed() để tạo ra 111 triệu token ZK chưa được nhận, khiến nguồn cung lưu hành tăng 0,45%. Tính đến thời điểm cập nhật gần nhất, phần lớn số token vẫn đang nằm dưới quyền kiểm soát của hacker.

ZKsync hiện đang phối hợp với liên minh bảo mật SEAL để thu hồi tài sản. Dự án khẳng định các hợp đồng quản trị và token chính không bị ảnh hưởng, đồng thời cho biết lỗ hổng từ hàm sweepUnclaimed() đã được khóa và không còn khả năng bị khai thác tiếp.

ZKsync là một giao thức layer-2 trên Ethereum, sử dụng công nghệ zero-knowledge rollups để xử lý giao dịch hàng loạt. Theo DefiLlama, tính đến ngày 15/4, nền tảng ZKsync Era đang nắm giữ tổng giá trị khóa (TVL) khoảng 57,3 triệu USD. Trước đó, ZKsync đã bắt đầu quá trình airdrop 17,5% tổng cung token ZK cho cộng đồng.

Giá ZK giảm 7% sau vụ việc

Token ZK đã biến động mạnh sau khi thông tin bị hack được công bố. Vào khoảng 20h00 ngày 15/4 (giờ Việt Nam), giá ZK giảm tới 16% xuống còn 0,040 USD, trước khi phục hồi nhẹ lên mức 0,047 USD. Tuy vậy, ZK vẫn giảm tổng cộng 7% trong vòng 24 giờ qua.

Giá ZK token | Nguồn: Coingecko

Tính riêng quý I/2025, tổng thiệt hại từ các vụ hack trong ngành tiền điện tử đã lên tới 2 tỷ USD – chỉ thấp hơn 300 triệu USD so với cả năm 2024.

Bạn có thể xem giá ZK ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

Thạch Sanh

Exit mobile version