Binance sẽ ngừng cho vay BUSD trước ngày 25 tháng 10


Sàn giao dịch Binance sẽ ngừng dịch vụ vay và cho vay đối với stablecoin gốc Binance USD (BUSD) của mình trước ngày 25 tháng 10.

Theo thông báo ngày 3 tháng 10, sàn giao dịch sẽ đóng tất cả các khoản vay và vị thế thế chấp BUSD tồn đọng vào cuối tháng. Người dùng vẫn có thể vay và cho vay trên Binance bằng cách sử dụng các stablecoin như USDT, DAI, TUSD và USDC. Hiện tại, người dùng có thể cho vay BUSD của mình trên Binance với lãi suất phần trăm hàng năm ước tính là 3%. 

Vào ngày 31 tháng 8, Binance thông báo sẽ ngừng tất cả các dịch vụ liên quan đến stablecoin BUSD của mình vào năm 2024. Trước đó, vào ngày 13 tháng 2, công ty fintech Paxos ở New York, nhà phát hành stablecoin BUSD, cho biết họ sẽ chấm dứt quan hệ với Binance do vụ kiện đang diễn ra của sàn giao dịch với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. Paxos cho biết họ sẽ chấm dứt việc chuyển đổi từ BUSD sang tiền mặt và trái phiếu kho bạc vào tháng 2 năm 2024, đồng thời tạm dừng đúc BUSD mới.

Trước thông báo chấm dứt, BUSD là một trong những stablecoin lớn nhất, đạt mức vốn hóa thị trường cao nhất là 23 tỷ USD vào tháng 11 năm 2022. Kể từ đó, nó đã giảm xuống còn 2,23 tỷ USD vào thời điểm viết bài.

Việc chấm dứt BUSD và các dịch vụ liên quan đã diễn ra theo từng giai đoạn. Tháng trước, sàn giao dịch đã tạm dừng hoạt động rút BUSD thông qua BNB Chain, Avalanche, Polygon, Tron và Optimism nhưng vẫn mở trên mạng Ethereum. Mặt khác, tiền gửi BUSD vẫn mở trên tất cả các blockchain, với việc sàn giao dịch kêu gọi người dùng chuyển đổi số dư BUSD của họ thành tiền fiat hoặc tiền điện tử khác vào năm tới. 

   

Annie

Theo Cointelegraph

Sự lưỡng lự của GALA có thể được xác định bằng chỉ báo này – Nó sẽ tăng hay giảm?


Giá GALA đã bứt phá lên trên đường kháng cự giảm dần ngắn hạn nhưng vẫn chưa thể bứt phá lên trên đường kháng cự dài hạn hơn.

Các chỉ số từ khung thời gian hàng tuần và hàng ngày không khớp nhau.

Triển vọng hàng tuần

Giá GALA đã giảm bên dưới đường kháng cự giảm dần kể từ đầu năm. Điểm cao của đường xu hướng trùng với mức cao hàng năm là $0,062.

Trong 252 ngày đường xu hướng được hình thành, GALA đã giảm 80%, đạt đỉnh điểm với mức thấp $0,013 vào tuần trước.

Sau mức thấp, giá bật lên và hiện đang trong quá trình bứt phá lên trên đường kháng cự. Tuy nhiên, nó cần phải đóng cửa nến tuần trên đường này để xác nhận sự đột phá.

Đường này cũng trùng với vùng kháng cự ngang $0,016, làm tăng thêm tầm quan trọng của nó. Mức kháng cự tiếp theo là $0,032.

gala-tang

Biểu đồ GALA/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Chỉ số RSI hàng tuần không xác định hướng của xu hướng. Với chỉ báo RSI làm chỉ báo động lượng, các trader có thể xác định xem thị trường đang ở tình trạng quá mua hay quá bán nhằm quyết định nên tích lũy hay bán một tài sản.

Phe bò có lợi thế nếu chỉ số RSI trên 50 và dốc lên, nhưng nếu chỉ số RSI dưới 50 thì điều ngược lại là đúng. Mặc dù chỉ báo đang tăng nhưng nó vẫn ở dưới mức 50. Các dấu hiệu hỗn hợp không mang lại sự rõ ràng về xu hướng trong tương lai.

Dự đoán giá GALA: Phân kỳ tăng có giúp giá đảo ngược xu hướng không?

Mặc dù triển vọng khung thời gian hàng tuần vẫn chưa được xác định, nhưng các số liệu từ khung thời gian hàng ngày lại lạc quan hơn. Có hai lý do chính cho việc này.

Thứ nhất, GALA dã bứt phá lên trên đường kháng cự giảm dần ngắn hạn và đóng cửa trên đường này. Việc đóng cửa hàng ngày xác nhận rằng đột phá là hợp lệ.

Thứ hai, chỉ báo RSI đã tạo ra phân kỳ tăng (đường màu xanh lá cây). Phân kỳ tăng xảy ra khi đà giảm không được hỗ trợ bởi động lượng. Nó thường xảy ra trước sự đảo ngược xu hướng sang tăng. Chỉ số RSI hiện ở trên 50, một dấu hiệu khác của xu hướng tăng.

Nếu đà tăng tiếp tục, mức kháng cự tiếp theo sẽ ở là $0,021, cao hơn 30% so với mức giá hiện tại.

Biểu đồ GALA/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Bất chấp dự đoán tăng giá này, việc mất đà đột ngột có thể đưa giá trở lại đường kháng cự giảm dần, xác nhận đây là hỗ trợ trong quá trình này.

Đường này hiện đang ở mức $0,014, thấp hơn 13% so với giá hiện tại.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo Beincrypto

Có nên lo ngại khi 14.924 Bitcoin chảy vào sàn Kraken?


Trong thế giới tiền điện tử luôn biến động, mọi chuyển động hoặc giao dịch quan trọng đều có thể gây ra làn sóng chấn động khắp thị trường. Hôm nay, một sự kiện như vậy đã thu hút sự chú ý của những người đam mê tiền điện tử và các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Theo dữ liệu từ CryptoQuant, 14.924 Bitcoin (BTC) đáng kinh ngạc đã chảy vào sàn giao dịch Kraken. Dòng tiền đáng chú ý này đã đặt ra nhiều câu hỏi về tầm quan trọng tiềm tàng của nó đối với không gian tiền điện tử và thị trường nói chung.

Kraken, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới, gần đây đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về dự trữ. Việc 14.924 BTC được chuyển vào ví của sàn là một sự phát triển đáng chú ý, dẫn đến suy đoán rằng các nhà đầu tư có thể đang thực hiện các bước để đảm bảo lợi nhuận của họ hoặc thậm chí có thể định vị để dự đoán động lực thị trường trong tương lai.

Nguồn: CryptoQuant

Một ngày quan trọng cần được chú ý trong bối cảnh này là ngày 20 tháng 6. Vào ngày hôm đó, dự trữ của Kraken đã trải qua sự sụt giảm đáng chú ý, trùng với thời điểm giá Bitcoin tăng vọt nhanh chóng. Điều này có thể được hiểu là các nhà đầu tư tận dụng lợi nhuận thị trường bằng cách chuyển đổi tài sản của họ thành tiền tệ fiat hoặc đa dạng hóa sang các loại altcoin. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến hiện tại của dự trữ BTC trên Kraken làm tăng khả năng điều chỉnh giá sắp xảy ra.

Tầm quan trọng của dòng 14.924 BTC ngày hôm nay không hề phóng đại. Nó đánh dấu chuyển động lớn nhất được ghi nhận trên Kraken kể từ năm 2018. Sự kiện hoành tráng này cho thấy các nhà đầu tư hoặc tổ chức lớn có thể đang thiết lập các vị thế đáng kể trên thị trường, điều này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá tiền điện tử trong tương lai gần.

Tuy nhiên, điều quan trọng là những chuyển động như thế này trên sàn giao dịch Kraken có thể được diễn giải theo nhiều cách. Không có gì đảm bảo rằng việc tăng dự trữ là một dấu hiệu báo trước xu hướng giảm giá, cũng như việc giảm dự trữ cũng không nhất thiết báo hiệu một xu hướng tăng giá. Tiền điện tử nổi tiếng với tính khó dự đoán và những người tham gia thị trường nên tiếp cận những phát triển như vậy một cách thận trọng.

   

Itadori

Theo AZCoin News

Ít nhất 20 triệu đô la trên Friend Tech có nguy cơ bị rút cạn vì lý do này


Một làn sóng các tài khoản bị xâm phạm và mất tiền thông qua các vụ hack và tấn công hoán đổi SIM đã dấy lên những nghi ngờ về tính bảo mật tiền của người dùng Friend.Tech.

Nạn nhân

Trong một bài đăng ngày 3 tháng 10 trên X (Twitter), nạn nhân, Daren, đã tiết lộ việc anh ta bị tráo SIM và cướp 22 ETH.

“34 chìa khóa của riêng tôi mà tôi sở hữu đã bị bán, gây bất lợi cho bất kỳ ai giữ chìa khóa của tôi, tất cả ETH trong ví của tôi đã bị rút sạch”.

Daren đề cập rằng do có hàng loạt cuộc gọi spam nên anh đã bật chế độ im lặng trên điện thoại của mình. Thật không may, điều này khiến anh bỏ qua một thông báo quan trọng từ Verizon liên quan đến hoạt động đáng ngờ trên tài khoản của anh. 

“Nếu tài khoản Twitter của bạn được gắn với tên thật, số điện thoại của bạn có thể được tìm thấy và điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai.”

Một nạn nhân khác, Dipper, giải thích rằng tài khoản FT của họ đã bị xâm phạm mặc dù họ sử dụng mật khẩu mạnh. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn chặn kẻ tấn công, kẻ đã lấy tất cả chìa khóa và tiền trong ví. Dipper tuyên bố đã mất 6,5 ETH vì vụ việc.

Đặt câu hỏi về vấn đề bảo mật nền tảng của Friend.Tech

Sau các cuộc tấn công, nhà sáng lập SlowMist Cos cho biết việc tập trung hóa của Friend.Tech có nguy cơ rò rỉ thông tin vì nền tảng này yêu cầu người dùng đăng ký bằng số điện thoại di động, địa chỉ email Gmail hoặc tài khoản Apple. Anh ấy nói thêm:

“Thậm chí không có xác thực hai yếu tố (2FA). Tất nhiên, thủ phạm đang để mắt tới những phương thức tấn công tồi tệ này.”

Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi công ty giao dịch tiền điện tử Manifold Trading, tuyên bố rằng “bất kỳ hacker nào có quyền truy cập vào tài khoản FriendTech thông qua hoán đổi sim/hack email, đều có thể phá hủy toàn bộ tài khoản”.

“Về mặt kỹ thuật, thiết lập hiện tại của FriendTech cũng cho phép một nhà phát triển lừa đảo xây dựng lại các khóa riêng tư thông qua chia sẻ Shamir-Secret-Sharing mà chúng có thể khôi phục từ dữ liệu người dùng trong cơ sở dữ liệu của mình – vì vậy trên thực tế, toàn bộ TVL đang gặp rủi ro.”

Theo dữ liệu của Dune Analytics, Friend.Tech đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể khi chứng kiến ​​tổng giá trị tài sản bị khóa trên nền tảng tăng vọt lên hơn 30.000 ETH, trị giá khoảng 50 triệu USD.

Những lo ngại về bảo mật này gây ra mối đe dọa đáng kể đối với tiền của người dùng Friend.Tech. Đánh giá của Manifold chỉ ra rằng số tài sản trị giá ít nhất 20 triệu USD của người dùng nền tảng có thể dễ bị tấn công hoán đổi sim.

   

Itadori

Theo Cryptoslate

Giá Chainlink (LINK) cho thấy tín hiệu bứt phá phạm vi dài hạn, tăng 130% tới $18


Giá Chainlink (LINK) đã tạo ra một tín hiệu tăng giá mạnh trên khung thời gian hàng tháng. Nó có khả năng sẽ bứt phá lên trên phạm vi dài hạn trong tháng 10 và tăng mạnh sau đó.

Triển vọng hàng tháng

Giá Chainlink (LINK) đã giao dịch bên trong phạm vi từ $5,5 đến $9,5 từ tháng 5 năm 2022. Giá đã kiểm tra cả kháng cự và hỗ trợ của phạm vi nhiều lần, xác nhận tính hợp lệ của phạm vi.

Vào tháng 6 năm 2023, giá LINK đã tạo ra một phá vỡ giả bên dưới phạm vi và hình thành nên một nến Pinbar tăng giá (mũi tên màu xanh). Điều này cho thấy lực mua rất mạnh ở mức thấp hơn.

Cây nến tăng của tháng tiếp theo đã tạo nên mô hình sao mai. Đây là một mô hình tăng giá, thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm. Mô hình này có ý nghĩ hơn khi nó xuất hiện ở khung thời gian hàng tháng.

Thật vậy, cây nến nhấn chìm tăng trưởng của tháng 9 năm 2023 đã xác nhận điều này. Cây nến này cho thấy phe bò đã hoàn toàn kiểm soát hành động giá và một đột phá lên trên phạm vi dài hạn sẽ sớm xảy ra.

Chỉ báo RSI hàng tháng ủng hộ việc tiếp tục tăng khi bứt phá lên trên kênh song song tăng dần của nó. Ngoài ra, những đột phá như vậy trong RSI thường dẫn đến đột phá tương tự trong hành động giá. Điều này củng cố thêm luận điểm tăng giá được nêu ở trên.

Vì phạm vi này đã tồn tại trong hơn 500 ngày, nên một đột phá lên trên nó có thể được theo sau bởi một đợt tăng giá rất mạnh.

Trong thường hợp này, giá LINK có thể tăng tới vùng kháng cự tiếp theo ở $17-$18, tương ứng với mức tăng 130% từ mức giá hiện tại.

Biểu đồ LINK/USDT hàng tháng | Nguồn: TradingView

Điều chỉnh ngắn hạn

Giá LINK đã tăng nhanh theo đường hỗ trợ tăng dần kể từ 11 tháng 9. Điều này đã đưa giá tới vùng kháng cự $8,4 vào ngày 30 tháng 9, nơi phe gấu đang bảo vệ một cách tích cực.

Thật vậy, giá đã bị từ chối và điều chỉnh kể từ đó. Hiện tại, đường hỗ trợ tăng dần đang trùng với vùng hỗ trợ Fib thoái lui 0,5-0,618 ($6,7-$7) của đợt tăng giá gần đây. Do đó, phe bò có khả năng sẽ mua mạnh khi giá chạm tới vùng này.

Chỉ báo RSI đã tiến vào vùng quá bán nhưng chưa tạo ra bất kỳ sự phân kỳ giảm giá nào. Điều này cho thấy đây chỉ là một đợt điều chỉnh trong xu hướng tăng. Ngoài ra, đường phân kỳ tăng giá của RSI vẫn còn nguyên vẹn, càng củng cố thêm cho luận điểm này.

Vì vậy, mức giảm tối đa của LINK trong lần điều chỉnh này được tìm thấy ở vùng $6,7-$7. Sau đó, phe bò có khả năng sẽ thực hiện một nỗ lực đột phá khác.

Biểu đồ LINK/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Kết luận

Tín hiệu kỹ thuật cho thấy giá LINK đang rất gần với cú bứt phá lịch sử. Điều này có thể kích hoạt mức tăng 130% tới vùng kháng cự tiếp theo ở $17-$18.

Tuy nhiên, giá LINK vẫn có khả năng giảm xuống vùng $6,7-$7 trước khi làm vậy.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo AzcoinNews

Changpeng Zhao và Binance bị kiện với cáo buộc thao túng thị trường khiến FTX sụp đổ


Một vụ kiện tập thể đã được đệ trình vào ngày 2 tháng 10 tại tòa án liên bang California cáo buộc sàn giao dịch tiền điện tử Binance và Giám đốc điều hành Changpeng Zhao (CZ) về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thao túng thị trường để gây ra sự sụp đổ của sàn giao dịch đối thủ FTX.

Vụ kiện được đệ trình bởi một người dùng FTX, người đã mất toàn bộ tài sản khi FTX sụp đổ và nộp đơn xin phá sản vào tháng trước. Nó cáo buộc Binance, công ty nắm giữ lượng lớn token FTT của FTX, đã đưa ra những tuyên bố sai lệch về việc bán cổ phần đó, khiến giá của FTT giảm, sau đó đưa ra những tuyên bố sai lệch về ý định mua lại FTX, tạm thời ổn định giá của FTT trước khi từ chối thương vụ mua lại một lần nữa.

Theo đơn khiếu nại, Binance đã đầu tư vào token FTT của FTX vào năm 2019 và sở hữu tới 5% tổng nguồn cung FTT. Vào ngày 6 tháng 11, CZ đã tweet rằng Binance sẽ bán FTT còn lại của mình do “những tiết lộ gần đây”, khiến FTT giảm 14% trong 24 giờ. Tuy nhiên, vụ kiện tuyên bố Binance đã bán 23 triệu FTT trị giá 530 triệu USD một ngày trước dòng tweet của Zhao.

Vụ kiện khẳng định CZ đã cố tình đánh lừa thị trường để khiến FTT sụt giảm và làm suy yếu niềm tin vào đối thủ FTX. Nó còn cáo buộc rằng các tweet của CZ vào ngày 7 tháng 11 về việc Binance ký một lá thư không ràng buộc về ý định mua lại FTX cũng là lừa dối nhằm tạm thời ngăn chặn sự trượt dốc của FTT. Ngày hôm sau, CZ đã tweet rằng Binance sẽ không mua lại FTX, khiến FTT lại lao dốc và buộc FTX phá sản.

Vụ kiện tập thể cáo buộc Binance và CZ cạnh tranh không lành mạnh, thao túng thị trường, thực hiện các hành vi gian lận và đưa ra các tuyên bố sai sự thật, khẳng định rằng hành động của họ được thúc đẩy bởi sự thù địch đối với FTX và việc vận động hành lang của những nhà sáng lập để có quy định chặt chẽ hơn về tiền điện tử. Nó tuyên bố Binance đã tham gia vào chiến thuật ‘bait and switch’ (sự lừa đảo dựa trên tuyên bố giả mạo hay sự dụ dỗ) để đẩy nhanh sự sụp đổ của FTX sau khi Binance bán cổ phần FTT của mình.

Vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại cho những người dùng FTX không thể truy cập vào tiền của họ cũng như phân chia các khoản lợi nhuận bất chính mà Binance bị cáo buộc thu được từ việc thu lợi từ chi phí của FTX. Nó tuyên bố thị phần của Binance đã tăng đáng kể kể từ khi loại bỏ đối thủ lớn.

Binance và CZ vẫn chưa bình luận về vụ kiện. Vụ việc nhấn mạnh sự thiếu rõ ràng về quy định liên quan đến tiền điện tử khi các tranh chấp diễn ra tại tòa án.

Itadori

Theo Cryptoslate

CFTC đang chuyển trọng tâm sang giám sát DeFi


Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) Rostin Behnam nhấn mạnh đến nhu cầu giám sát tài chính phi tập trung trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, so sánh tình hình với “các bác sĩ không có giấy phép”.

Những nhận xét được chuẩn bị sẵn của Behnam tại Hội chợ triển lãm Hiệp hội Công nghiệp Tương lai ở Chicago, diễn ra khoảng một tháng sau khi cơ quan này cho biết họ đã giải quyết các cáo buộc đối với các giao thức DeFi Opyn, ZeroEx và Deridex về vi phạm đăng ký. 

“Chúng tôi không thể đợi cho đến khi nạn nhân đau khổ và kêu cứu mới chủ động và đảm bảo giám sát thị trường quan trọng, các biện pháp bảo vệ hệ thống và an ninh mạng mạnh mẽ cũng như các biện pháp bảo vệ khách hàng được thực hiện, vì như vậy sẽ làm suy yếu sứ mệnh và mục đích của chúng tôi. Hãy tưởng tượng trường hợp khi mà chỉ một số cá nhân bị yêu cầu phải có bằng lái xe hoặc nếu được lựa chọn liệu bạn có giao phó tính mạng và sức khoẻ của bản thâ cho một bác sĩ không được đào tạo hoặc không có giấy phép. ”

DeFi đã trở thành tâm điểm chú ý tại CFTC trong tháng qua, với một số chỉ trích các hành động thực thi của cơ quan đối với ba giao thức DeFi. Giám đốc điều hành Coinbase Brian Armstrong đã kêu gọi ba giao thức đưa vụ việc ra tòa, đồng thời nói thêm rằng cơ quan này “không nên đưa ra các hành động thực thi đối với các giao thức phi tập trung (DeFi)”. 

Sự chú ý của CFTC đối với DeFi

Trong khi đó, Giám đốc Thực thi của CFTC Ian McGinley đã gọi các sàn giao dịch DeFi không được kiểm soát là “một mối đe dọa rõ ràng”. 

McGinley cho biết trong bài phát biểu vào tháng 9:

“Sự tồn tại của các sàn giao dịch DeFi không được kiểm soát là mối đe dọa rõ ràng đối với các thị trường được quản lý và khách hàng được bảo vệ bởi CFTC, và đó là điều chúng tôi rất coi trọng”. 

Itadori

Theo The Block

Chainalysis sa thải 15% nhân viên giữa lúc rút lui khỏi thị trường thương mại


Chainalysis đang sa thải khoảng 150 nhân viên, tương đương hơn 15% trong tổng số 900 nhân viên của mình, Giám đốc điều hành Michael Gronager cho biết giữa thời điểm công ty rút lui khỏi thị trường thương mại trong khi tập trung vào các hợp đồng ổn định hơn với chính phủ.

Đây là đợt cắt giảm thứ hai của công ty – được định giá 8,6 tỷ USD vào năm 2022 – trong năm nay do tiền điện tử suy thoái năm ngoái đã hạn chế nhu cầu thương mại đối với các sản phẩm của công ty.

Madeleine Kennedy, phó chủ tịch truyền thông cho biết:

“Việc tái tổ chức này phản ánh những thay đổi chiến lược nhằm cân bằng khát vọng tăng trưởng của công ty. Chúng tôi sẽ tập trung vào lợi nhuận và sự trưởng thành, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt trước các lực lượng thị trường đang phát triển.”

Phần lớn nhân viên bị sa thải đến từ các nhóm phát triển kinh doanh và marketing tập trung vào khu vực tư nhân, vốn trở nên khó khăn hơn đáng kể trong môi trường mà giá Bitcoin giảm 60% so với mức cao nhất mọi thời đại là 69.000 USD vào tháng 11 năm 2021.

Sự rút lui khỏi thị trường thương mại của Chainalysis đã dẫn đến doanh thu giao dịch và hoạt động blockchain giảm dần, làm giảm nhu cầu về các sản phẩm có thể giúp các sàn giao dịch tiền điện tử và các công ty khác xác định các giao dịch bất hợp pháp và duy trì tuân thủ quy định.

Kết quả là công ty đã phải giảm kỳ vọng tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm nay, sau khi tăng trưởng 50% từ giữa năm 2022 đến giữa năm 2023. Kennedy nói rằng công ty có đủ tiền mặt (mặc dù bà không cung cấp con số cụ thể) để vượt qua thị trường gấu này.

Khi công ty tiến xa hơn sang khu vực công, nơi mang lại 70% doanh thu, Chainalysis đang tìm cách mở rộng sức mạnh điều tra của các dịch vụ cốt lõi của mình đồng thời chú ý đến nhu cầu trong tương lai của các chính phủ.

Annie

Theo Forbes

Volume Pudgy Penguins tăng 241% sau khi hợp tác cùng Walmart


Khối lượng giao dịch hàng tuần của dự án blue-chip NFT Pudgy Penguins tăng vọt sau khi thông báo hợp tác với gã khổng lồ bán lẻ Walmart.

Pudgy Penguins đã mang về khối lượng giao dịch 3,32 triệu USD từ ngày 24 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 – tăng 241% so với tuần trước. Doanh thu hàng tuần 3,32 triệu USD là mức cao nhất mà Pudgy Penguins đạt được kể từ tháng 7 năm nay.

Nguồn: The Block Data.

Pudgy Penguin hợp tác cùng Walmart

Vào ngày 26 tháng 9, Walmart thông báo sẽ bán đồ chơi gắn liền với thương hiệu Pudgy Penguin trên 2.000 cửa hàng. Mua một trong 26 món đồ của Pudgy Penguin sẽ cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào nền tảng game kỹ thuật số có tên Pudgy World, trong đó người dùng có thể chơi game và tạo hình đại diện “Forever Pudgy”. Một món đồ chơi Pudgy có giá lên tới 12 USD.

Pudgy Penguins là bộ sưu tập NFT gồm 8.888 chú chim cánh cụt hoạt hình. Dự án đã thu về tổng khối lượng giao dịch là 190.563 ETH (321,9 triệu USD) và có giá sàn là 4,9 ETH (8.270 USD), theo thị trường NFT OpenSea.

Ông Giáo

Theo TheBlock

Exit mobile version