Kể từ khi chạm mức cao nhất trong chu kỳ $3,40 vào ngày 16/01/2025, XRP đã giảm tới 46% trong vòng ba tháng qua. Tuy nhiên, dữ liệu từ Glassnode vẫn cho thấy 81,6% nguồn cung lưu hành hiện tại của XRP đang nằm trong trạng thái có lợi nhuận, bất chấp sự điều chỉnh mạnh mẽ gần đây.
Mặc dù tỷ lệ nguồn cung có lợi nhuận đã giảm từ mức đỉnh năm là 92%, số liệu này vẫn phản ánh khả năng giữ giá trị đáng kể của XRP đối với các nhà đầu tư.
Tỷ lệ nguồn cung đang có lợi nhuận cho XRP, BTC, SOL ETH, TRX | Nguồn: X.com
Hiện tại, chỉ có Tron vượt qua XRP với tỷ lệ nguồn cung có lợi nhuận đạt 84,6%, trong khi Bitcoin, Ether và Solana lần lượt đạt 76,8%, 44,9% và 31,6%.
Các trader Hàn Quốc chuyển sang xu hướng tiêu cực đối với XRP
Dữ liệu thị trường cho thấy các trader tại Hàn Quốc từng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giá khi XRP lần đầu giảm xuống dưới mốc $2 vào ngày 03/02. Cụ thể, các nhà đầu tư trên sàn Upbit và Bybit đã đẩy mạnh lệnh mua dưới $2, giúp giá XRP phục hồi lên $2,89 vào ngày 13/02.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, tâm lý thị trường đã thay đổi đáng kể. Nhà phân tích ẩn danh Dom chỉ ra rằng, từ ngày 06/04-07/04, các trader Hàn Quốc đã thực hiện 1,4 triệu giao dịch trên cặp XRP/KRW, trong đó 62% là lệnh bán. Điều này dẫn đến việc bán ròng XRP trị giá 120 triệu USD trong khoảng thời gian này.
XRP được bán trên thị trường Hàn Quốc | Nguồn: X.com
Xu hướng bán mạnh này phản ánh sự rút lui của cả các “cá voi” lâu năm lẫn các nhà đầu tư mới, khi niềm tin của nhà đầu tư nhỏ lẻ vào XRP tiếp tục suy giảm. Theo báo cáo từ Tạp Chí Bitcoin vào tuần trước, hơn 1 tỷ USD vị thế đã bị thanh lý ở mức giá trung bình $2,10.
Biểu đồ khung thời gian lớn (HTF) của XRP cho thấy áp lực giảm giá
Ngày 07/04, XRP đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm ở $1,61, trước khi phục hồi và lấy lại mốc hỗ trợ quan trọng $2 vào ngày 09/04. Tuy nhiên, ngay cả khi giữ được mức giá này, cấu trúc thị trường của XRP vẫn thể hiện xu hướng giảm trên nhiều khung thời gian.
Biểu đồ 1 ngày của XRP | Nguồn: TradingView
Theo biểu đồ, XRP đang có nguy cơ đóng nến ngày dưới đường trung bình động 200 ngày (đường màu cam), điều này có thể mở ra một giai đoạn điều chỉnh kéo dài trong những tuần tới. Vùng cầu quan trọng được xác định nằm trong khoảng từ $1,63 đến $1,27 (hộp màu xanh), nơi có khả năng diễn ra một giai đoạn tích lũy cho altcoin này.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Binance vừa giới thiệu WalletConnect (WCT) là dự án thứ 67 trên nền tảng Launchpool, đánh dấu bước phát triển mới cho một giao thức mã nguồn mở giúp kết nối người dùng với các ứng dụng phi tập trung (dApp) một cách an toàn và linh hoạt thông qua mạng lưới đa chuỗi.
WalletConnect là gì?
WalletConnect là một giao thức mã nguồn mở cho phép các ví như MetaMask, Trust Wallet,… kết nối một cách an toàn với các dApp trên nhiều thiết bị khác nhau. Thay vì nhập seed phrase trên website (điều tuyệt đối không nên làm), người dùng chỉ cần quét mã QR hoặc sử dụng đường dẫn trực tiếp để thiết lập phiên làm việc giữa ví và dApp, qua đó phê duyệt giao dịch ngay từ ví di động.
Ban đầu tập trung vào hệ sinh thái Ethereum, WalletConnect hiện đã hỗ trợ kết nối đa chuỗi, bao gồm cả các blockchain EVM và non-EVM. Giao thức này đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp crypto, góp mặt trên các nền tảng lớn như OpenSea, Uniswap, Aave, PancakeSwap và nhiều dự án khác.
Chi tiết về chương trình Launchpool
Người dùng có thể khóa BNB, FDUSD và USDC để nhận airdrop WCT trong vòng 4 ngày, bắt đầu từ 07:00 ngày 11 tháng 4 năm 2025 (giờ Việt Nam).
Các pool được hỗ trợ & giới hạn
Pool
Phần thưởng
Tỷ lệ phân bổ
Giới hạn mỗi giờ/người dùng
BNB
34.000.000 WCT
85%
35.416 WCT
FDUSD
2.000.000 WCT
5%
2.083 WCT
USDC
4.000.000 WCT
10%
4.166 WCT
Thời gian farming: từ 07:00 ngày 11 tháng 4 năm 2025 đến 06:59 ngày 15 tháng 4 năm 2025 (giờ Việt Nam)
Tổng phần thưởng mỗi ngày: 10.000.000 WCT
Trong đó:
Niêm yết trên Binance
Binance sẽ chính thức niêm yết WCT vào 18:00 ngày 15/04/2025 với các cặp giao dịch: WCT/USDT, WCT/USDC, WCT/BNB, WCT/FDUSD, WCT/TRY.
Token WCT sẽ được gắn nhãn Seed Tag, biểu thị đây là một dự án mới với tiềm năng phát triển cao nhưng cũng đi kèm rủi ro nhất định. Người dùng cần hoàn tất quy trình KYC theo yêu cầu của Binance để tham gia.
Kết luận
WalletConnect (WCT) không chỉ là một giao thức quan trọng trong việc kết nối ví và dApps mà còn là một bước tiến trong việc nâng cao bảo mật và khả năng tương tác trong không gian tiền điện tử. Với sự ra mắt trên Binance Launchpool, người dùng có cơ hội nhận phần thưởng WCT và tham gia vào một dự án đầy triển vọng.
Đăng ký tài khoản Binance tại đây (Giảm 10% phí giao dịch).
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
First Digital Trust (FDT), công ty custody (lưu ký) có trụ sở tại Hồng Kông, đã đệ đơn kiện Justin Sun vì tội phỉ báng, liên quan đến các cáo buộc công ty mất khả năng thanh toán sau khi chuyển hơn 450 triệu đô la từ tài sản của khách hàng lưu ký sang một công ty tư nhân ở Dubai mà không có sự đồng ý của họ và không hoàn trả số tiền đó.
Kết quả là stablecoin FDUSD đã bị mất chốt trong thời gian ngắn vào ngày 3/4 sau khi Justin Sun đưa ra những cáo buộc trên. Tuy nhiên, kể từ đó, FDUSD gần như phục hồi hoàn toàn.
Ngoài ra, First Digital Trust cũng yêu cầu lệnh cấm Justin Sun không được tiếp tục đăng tải những phát ngôn “tương tự” liên quan đến vấn đề mất khả năng thanh toán.
First Digital Trust chính thức đệ đơn kiện
Trước đó, nhà sáng lập Tron, Justin Sun, đã đăng một bài viết trên mạng xã hội X cáo buộc First Digital mất khả năng thanh toán. Không chỉ vậy, anh còn tổ chức một buổi họp báo tại Hồng Kông vào cuối tuần trước, trực tiếp cáo buộc công ty có hành vi gian lận.
Điều này đã khiến First Digital Trust chính thức đệ đơn kiện Justin Sun vì tội phỉ báng, liên quan đến các cáo buộc về mất khả năng thanh toán. Đơn kiện được nộp vào cuối tuần trước và là bước đầu tiên trong quy trình khởi kiện về tội phỉ báng, yêu cầu Tòa án Tối cao Hồng Kông ban hành lệnh cấm Justin Sun tiếp tục phát ngôn về vấn đề này trong tương lai. Ngoài ra, công ty cũng đề nghị tòa ra lệnh yêu cầu Sun rút lại những tuyên bố trước đó.
Bên cạnh đó, First Digital Trust còn yêu cầu tòa án phán quyết bồi thường thiệt hại dù không nêu rõ số tiền cụ thể, do những tổn thất mà các phát ngôn của Sun đã gây ra cho hoạt động kinh doanh của nguyên đơn, cũng như hành vi can thiệp trái phép vào các mối quan hệ hợp đồng và kinh doanh của công ty.
Hiện tại, chưa có ngày xét xử đầu tiên được ấn định. Justin Sun không đưa ra phản hồi chính thức, tuy nhiên anh đã chia sẻ một bài đăng trên X, bày tỏ anh ủng hộ bất kỳ hành động pháp lý nào. Người phát ngôn của Sun cũng từ chối bình luận về vụ việc.
Số hiệu vụ kiện là HCA 680 tại Tòa án Tối cao Hồng Kông.
FDUSD vẫn ổn định
Sau các cáo buộc ban đầu, Justin Sun tiếp tục tuyên bố First Digital Trust đã vi phạm luật chứng khoán của Hồng Kông.
Vào ngày 3/4, FDT đã đăng tải một tuyên bố trên nền tảng X, trong đó công ty “kịch liệt bác bỏ mọi cáo buộc” cho rằng họ đã tham gia vào âm mưu phối hợp hay hành vi chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, First Digital trấn an khách hàng rằng công ty vẫn còn khả năng thanh toán đầy đủ và FDUSD vẫn được bảo chứng hoàn toàn, có thể quy đổi như bình thường.
Ngoài ra, FDT cáo buộc Justin Sun và Techteryx — công ty phát hành stablecoin TrueUSD (TUSD) — đang cố gắng đánh lạc hướng và trốn tránh trách nhiệm trong việc quản lý dự trữ TUSD một cách phù hợp.
Theo lập luận của FDT:
“Những tuyên bố First Digital Trust mất khả năng thanh toán của Techteryx và Justin Sun không chỉ là sai sự thật, mà còn là hành động ác ý nhằm bôi nhọ danh tiếng và vị thế thị trường của FDT cũng như stablecoin FDUSD”.
Đáng chú ý, sau khi Justin Sun đưa ra cáo buộc về khả năng mất thanh toán, giá FDUSD đã sụt giảm, có thời điểm chạm mức thấp nhất là 0,87 đô la. Tuy nhiên, kể từ đó, công ty đã xử lý quy đổi gần 26 triệu đô la stablecoin, đồng thời tiếp tục đăng bài trên nền tảng X để nhấn mạnh các hoạt động quy đổi vẫn diễn ra suôn sẻ, cho thấy khả năng chống chịu và sự ổn định của FDUSD.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Reserve Rights (RSR) đã bứt phá mạnh mẽ với mức tăng ấn tượng 22% trong vòng 24 giờ qua. Đà tăng này diễn ra ngay sau thông tin Paul Atkins – cựu cố vấn của Reserve Rights Foundation – chính thức đảm nhiệm vị trí chủ tịch Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).
Không chỉ dừng lại ở đó, quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng góp phần thổi bùng làn sóng lạc quan trên thị trường tiền điện tử, đóng vai trò như chất xúc tác thúc đẩy đà tăng trưởng của RSR.
Nhà đầu tư Reserve Rights có thể sớm chốt lời
Tâm lý thị trường đối với RSR hiện đang ở trạng thái lạc quan nhẹ, được củng cố bởi hoạt động tích lũy token ở quy mô lớn. Theo dữ liệu từ IOMAP, có khoảng 46,73 tỷ token RSR – tương đương hơn 350 triệu USD – đang được nắm giữ trong vùng giá từ $0,007983 đến $0,008202.
IOMAP của RSR | Nguồn: IntoTheBlock
Mặc dù khối lượng token này vẫn đang trong trạng thái chưa sinh lời, nhưng chỉ cần giá tăng thêm khoảng 8% là nhà đầu tư đã có thể bắt đầu chốt lời. Trong bối cảnh các holder lớn duy trì triển vọng lạc quan, kỳ vọng lợi nhuận có thể tiếp tục kích thích lực cầu, từ đó tạo thêm động lực cho đà tăng giá của RSR.
Tuy vậy, nếu các nhà đầu tư lựa chọn bán ra để thu hồi vốn, áp lực chốt lời này có thể kìm hãm đà phục hồi và tạo lực cản cho xu hướng tăng giá trong ngắn hạn.
Động lực vĩ mô vẫn chưa rõ ràng dù có tin tốt
Mặc dù việc Paul Atkins được bổ nhiệm làm Chủ tịch SEC là một tín hiệu tích cực đối với thị trường, nhưng xu hướng vĩ mô tổng thể của RSR vẫn chưa thực sự cải thiện rõ rệt. Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF), vốn đo lường thanh khoản và áp lực mua trên thị trường, vẫn chưa ghi nhận bất kỳ dấu hiệu bứt phá đáng kể nào, ngay cả sau loạt tin tức khả quan gần đây.
Điều này phản ánh rằng dù dòng tiền đang có chuyển biến tích cực, lực mua hiện tại vẫn chưa đủ mạnh để tương xứng với kỳ vọng từ các yếu tố hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu đà tăng giá của RSR được duy trì trong vài phiên tới, CMF có thể sẽ bắt đầu ghi nhận tín hiệu khởi sắc rõ rệt hơn.
Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) của RSR | Nguồn: TradingView
Giá RSR đang trên đà tăng
Hiện tại, RSR đang được giao dịch quanh mốc $0,007543, với vùng hỗ trợ mạnh tại $0,007386. Sau mức tăng 22% trong 24 giờ qua, nếu token duy trì ổn định trên vùng hỗ trợ này, triển vọng tiếp tục xu hướng tăng là điều hoàn toàn khả thi.
Trong trường hợp RSR bật lên từ ngưỡng $0,007386, token này có thể hướng đến mục tiêu $0,008196 – một vùng giá quan trọng giúp nhiều nhà đầu tư tiệm cận điểm hòa vốn hoặc bắt đầu có lãi. Điều này không chỉ tạo động lực cho thị trường mà còn củng cố niềm tin vào khả năng hình thành một đợt sóng tăng mới.
Phân tích giá RSR/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView
Tuy nhiên, nếu RSR không thể chinh phục được vùng kháng cự $0,008196 hoặc mất mốc hỗ trợ $0,007386, áp lực bán có thể đẩy giá lùi về vùng $0,006601 – thậm chí sâu hơn tại $0,005900. Kịch bản này sẽ làm suy yếu luận điểm tăng giá, kéo dài xu hướng điều chỉnh hiện tại và có thể mở ra một giai đoạn tích lũy trước khi thị trường định hình xu hướng tiếp theo.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Đợt bán tháo gần đây nhất của Ethereum (ETH) đã khiến giá mất mốc hỗ trợ quan trọng 1.500 đô la và nhiều chỉ báo kỹ thuật cho thấy ETH có thể còn phải trải qua một đợt điều chỉnh sâu hơn trước khi bước vào quá trình phục hồi bền vững.
Dữ liệu thể hiện giá ETH đã giảm dưới mức giá hợp lý — một chỉ số on-chain dùng để tính lại giá trị thị trường dựa trên mức giá mà mỗi coin được di chuyển lần cuối trên blockchain.
Theo một chuyên gia từ CryptoQuant có tên theKriptolik, việc ETH giao dịch dưới mức giá hợp lý là tín hiệu tiêu cực về mặt lịch sử. Khi giá hợp lý cao hơn giá thị trường, nó thường đóng vai trò là mức kháng cự và đặt “phần lớn holder vào trạng thái thua lỗ ngay lập tức”, chuyên gia này nhận định.
“Giá trượt dưới mức giá hợp lý thường đánh dấu giai đoạn đầu hàng, khi nhà đầu tư mất niềm tin và bắt đầu bán tháo hàng loạt”.
Giá hợp lý của ETH cho các địa chỉ tích lũy | Nguồn: CryptoQuant
Vào tháng 6/2022, giá trị hợp lý của ETH đã giảm xuống dưới giá giao ngay, trước khi giá ETH giảm 51% sau cú sập thị trường do sự kiện Terra Luna. Kịch bản tương tự cũng xảy ra vào tháng 11/2022, chỉ số này giảm dưới giá thị trường ngay trước khi ETH giảm 35% sau sự sụp đổ của sàn FTX.
Giờ đây, khi kịch bản tương tự đang diễn ra, thiết lập hiện tại phần nào tái phản ánh những giai đoạn tiếp diễn xu hướng giảm trước đây, khiến giá ETH đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn.
Dòng tiền vào Ethereum ETF giao ngay vẫn yếu
Các Ethereum ETF giao ngay tiếp tục cho thấy dấu hiệu suy yếu, với dòng ra ròng hơn 3,3 triệu đô la chỉ riêng trong ngày 8/4. Thực tế, trong vòng hai tuần qua, các sản phẩm đầu tư này đã ghi nhận dòng ra ròng lên đến tổng cộng 94,1 triệu đô la, trong khi dòng tiền vào chỉ đạt khoảng 13 triệu đô la.
Việc thiếu hụt sự quan tâm từ giới đầu tư là một dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt là khi nhu cầu từ các tổ chức được xem là yếu tố then chốt tạo nên sức hút của ETH và từng đóng vai trò quan trọng trong đà tăng giá vào tháng 5/2024, khi nhà đầu tư kỳ vọng vào việc ETF được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phê duyệt.
Điều này cũng được phản ánh qua tất cả các sản phẩm ETH khác, với báo cáo từ CoinShares chỉ ra dòng tiền vào các quỹ đầu tư Ethereum phù hợp với tâm lý giảm giá chung của thị trường, với dòng ra ròng 37,4 triệu đô la được ghi nhận trong tuần kết thúc vào ngày 4/4.
OI ETH thấp và funding ratesâm
Một yếu tố khác đang kéo giá ETH xuống là tình hình ảm đạm trong thị trường phái sinh, được thể hiện qua hợp đồng mở thấp và funding rates (phí tài trợ) âm.
Hợp đồng mở (OI) — tổng số hợp đồng tương lai và quyền chọn chưa thanh toán — vẫn ở mức thấp, cho thấy sự tham gia của các trader và hoạt động đầu cơ đang giảm. Hiện tại, OI ở mức 16,7 tỷ đô la, thấp hơn 48% so với mức đỉnh 32,3 tỷ đô la vào ngày 24/1.
OI suy giảm chứng tỏ niềm tin hoặc sự quan tâm của nhà đầu tư đang yếu dần, điều này có thể làm gia tăng giảm giá khi áp lực mua giảm đi.
OI ETH trên tất cả các sàn giao dịch | Nguồn: CoinGlass
Thêm vào đó, funding rates âm trong các thị trường hợp đồng tương lai vĩnh viễn của ETH càng làm trầm trọng thêm vấn đề này, khi chúng đang dao động dưới mức 0%, ngụ ý tâm lý giảm giá chiếm ưu thế trên thị trường.
Khi funding rates chuyển sang âm, điều này có nghĩa là Short (đặt cược giá giảm) phải trả cho Long để duy trì các vị thế của họ, cho thấy tâm lý giảm giá chiếm ưu thế.
Funding rates ETH trên tất cả các sàn giao dịch | Nguồn: Glassnode
Các blockchain layer-1 đối thủ vượt mặt hoạt động của mạng Ethereum
Phí gas cao của Ethereum tạo cơ hội cho các blockchain layer-1 đối thủ tập trung vào khả năng mở rộng cao để chiếm lĩnh thị phần của Ethereum trong không gian này. Mặc dù một phần hoạt động đã chuyển sang các giải pháp layer-2 của Ethereum, một số người dùng và nhà phát triển lại chọn những lựa chọn layer-1 hàng đầu khác như BNB Chain, Solana, Avalanche và Tron.
Kết quả là, tốc độ tăng trưởng hoạt động mạng của Ethereum tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh.
Xếp hạng các blockchain hàng đầu theo khối lượng DApp 24 giờ (USD) | Nguồn: DappRadar
Số ví hoạt động duy nhất (UAW) của Ethereum — các địa chỉ tham gia vào ứng dụng phi tập trung (DApp) trên nền tảng —giảm hơn 33% trong 30 ngày qua, so với mức giảm chỉ 16% của Solana và mức tăng 16% của Tron.
Tương tự, tổng số giao dịch trên mạng Ethereum giảm 40,5% trong cùng kỳ, trong khi giao dịch trên BNB Chain, Solana và Avalanche giảm lần lượt 16%, 30% và 23%. Giao dịch trên Tron và Fantom lại tăng lần lượt 23% và 16%.
Không có dấu hiệu nào cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến giá ETH — như giảm sút hoạt động mạng và nhu cầu thấp đối với các sản phẩm Ethereum ETF giao ngay — sẽ đảo chiều trong thời gian tới.
Mặc dù điều này không đảm bảo ETH sẽ tiếp tục xu hướng giảm dài hạn, nhưng các chỉ báo kỹ thuật cho thấy giá có thể chạm đáy ở mức 1.000 đô la.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Charles Hoskinson – người sáng lập blockchain Cardano và là một trong những tên tuổi kỳ cựu nhất ngành tiền điện tử – cho biết với CNBC rằng Bitcoin có thể tăng vọt lên 250.000 USD ngay trong năm nay, đặc biệt khi các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft và Apple bắt đầu tham gia thị trường tiền điện tử.
Thị trường crypto gần đây đã chịu nhiều áp lực bán tháo do làn sóng rút lui khỏi các tài sản rủi ro, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng lên nhiều quốc gia. Bitcoin từng giao dịch dưới ngưỡng 77.000 USD vào tuần trước, nhưng đã bật lên hơn 82.000 USD vào thứ Tư sau khi ông Trump bất ngờ giảm thuế xuống còn 10% trong vòng 90 ngày để tạo điều kiện đàm phán thương mại.
Dù vậy, Bitcoin vẫn đang giao dịch thấp hơn nhiều so với mức đỉnh kỷ lục hơn 100.000 USD thiết lập hồi tháng 1, ngay cả khi giới đầu tư vẫn giữ vững niềm tin vào tương lai của đồng tiền này.
Hoskinson – người từng đồng sáng lập Ethereum và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực crypto – dự đoán rằng Bitcoin có thể đạt mốc 250.000 USD “vào cuối năm nay hoặc năm sau”.
“Tôi cho rằng các tranh chấp thuế sẽ không kéo dài. Mọi người sẽ nhận ra rằng thế giới sẵn sàng đàm phán, và thực chất chỉ còn là câu chuyện giữa Mỹ và Trung Quốc. Sẽ có những nước ủng hộ Mỹ, một số khác nghiêng về Trung Quốc,” Hoskinson chia sẻ trong podcast Beyond The Valley hôm thứ Ba.
“Khi thị trường ổn định trở lại và thích nghi với trạng thái bình thường mới, Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Lúc đó dòng tiền rẻ sẽ ào ạt chảy vào crypto.”
Hoskinson đưa ra bình luận này trước khi ông Trump tuyên bố tạm dừng triển khai toàn diện chính sách thuế “có đi có lại”.
3 yếu tố có thể đẩy Bitcoin lên 250.000 USD
Hoskinson cho rằng có ba yếu tố chính có thể thúc đẩy giá Bitcoin tăng mạnh:
1. Số lượng người dùng tiền điện tử ngày càng tăng: Theo báo cáo từ Crypto.com, số lượng người sở hữu tiền điện tử toàn cầu đã tăng 13% trong năm 2024, đạt 659 triệu người.
2. Căng thẳng địa chính trị leo thang: Hoskinson nhận định thế giới đang chuyển từ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ sang mô hình xung đột giữa các cường quốc.
“Nga muốn xâm lược Ukraine là xâm lược. Trung Quốc muốn chiếm Đài Loan là chiếm. Các hiệp ước giờ không còn giá trị nhiều, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng khó duy trì. Khi đó, lựa chọn khả thi nhất cho toàn cầu hóa là crypto.”
3. Sự thúc đẩy từ khung pháp lý mới: Hoskinson cho biết hai dự luật quan trọng – bao gồm luật điều chỉnh stablecoin và Đạo luật Cấu trúc Thị trường Tài sản Kỹ thuật số & Bảo vệ Nhà đầu tư – đang được Quốc hội Mỹ xem xét và có khả năng được thông qua.
Stablecoin là loại tiền điện tử được neo theo tiền pháp định nhưng có tài sản thực bảo chứng. Theo Hoskinson, nếu dự luật stablecoin được thông qua, nhóm “Magnificent 7” – gồm các ông lớn công nghệ như Apple, Microsoft, Amazon – có thể sẽ nhanh chóng tham gia lĩnh vực này. Các công ty này có thể sử dụng stablecoin để trả lương xuyên quốc gia hoặc xử lý các giao dịch nhỏ trên nền tảng với chi phí rẻ hơn nhiều so với hệ thống thanh toán truyền thống.
“Việc áp dụng stablecoin bởi các ông lớn công nghệ cùng khung pháp lý rõ ràng sẽ tái kích hoạt thị trường crypto,” Hoskinson nói thêm.
Ông dự đoán thị trường có thể sẽ đi ngang trong 3–5 tháng tới, trước khi đón một làn sóng đầu cơ mới bắt đầu từ tháng 8 hoặc tháng 9, và kéo dài thêm 6 đến 12 tháng sau đó.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Vào thứ Tư, BNB Chain và sàn giao dịch MEXC đã chính thức thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh hoạt động niêm yết token, mở rộng dấu ấn toàn cầu và hỗ trợ các dự án tiềm năng cao trong hệ sinh thái Web3. Sáng kiến này nằm trong khuôn khổ Chương trình khuyến khích thanh khoản trị giá 100 triệu USD của BNB Chain, một nỗ lực nhằm khuyến khích các sàn giao dịch niêm yết token gốc của hệ sinh thái, từ đó cải thiện thanh khoản và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mạng lưới.
BNB hợp tác với MEXC để thúc đẩy niêm yết
Vào thứ Tư, BNB Chain và sàn giao dịch MEXC chính thức công bố thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược, với mục tiêu giúp các dự án mới tiếp cận thị trường nhanh chóng hơn và mở rộng dấu ấn toàn cầu. Thỏa thuận này nối tiếp cam kết trước đó từ MEXC về việc hỗ trợ hệ sinh thái BNB Chain thông qua các ưu đãi niêm yết và cơ chế đánh giá nhanh trong bảng xếp hạng MEXC Alpha Ranking.
Sáng kiến này hoàn toàn phù hợp với Chương trình khuyến khích thanh khoản trị giá 100 triệu USD do BNB Chain triển khai, nhằm khuyến khích các sàn giao dịch niêm yết token gốc trong hệ sinh thái, từ đó cải thiện tính thanh khoản và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Việc hợp tác với một sàn giao dịch lớn như MEXC được xem là tín hiệu tích cực đối với BNB Chain. Việc các dự án dễ dàng niêm yết không chỉ gia tăng mức độ hoạt động và chấp nhận trong hệ sinh thái, mà còn có thể góp phần giảm áp lực lạm phát lên nguồn cung BNB – một yếu tố tiềm năng hỗ trợ giá trị của token này trong dài hạn.
Dự báo giá BNB: Bật tăng từ ngưỡng hỗ trợ quan trọng và ổn định trở lại
Giá BNB đã vấp phải kháng cự tại đường trung bình động hàm mũ (EMA) 200 ngày vào thứ Sáu tuần trước, kéo theo đà giảm 7,75% trong suốt tuần qua. Sang tuần này, áp lực bán tiếp tục gia tăng, khiến BNB lùi về kiểm tra vùng hỗ trợ quan trọng tại mức Fibonacci thoái lui 61,8% – được tính từ đáy ngày 5/8 ở $400 đến đỉnh ngày 4/12 ở $793,82 – tương ứng với mốc $550,44. Đáng chú ý, vùng giá này cũng gần trùng với đường xu hướng tăng hình thành từ đầu tháng 8, qua đó tạo thành hợp lưu hỗ trợ mạnh. Nhờ đó, BNB đã bật tăng 5,17% vào thứ Tư sau khi chạm ngưỡng này. Tính đến sáng thứ Năm, giá đang dao động ổn định quanh mức $579.
Nếu đà phục hồi hiện tại tiếp diễn, BNB có thể hướng lên kiểm tra lại vùng kháng cự đã bị phá vỡ trước đó tại $612,50. Việc đóng nến ngày trên mốc này sẽ mở ra cơ hội cho BNB mở rộng xu hướng tăng, với mục tiêu gần nhất là đỉnh ngày 25/3 tại $644,88.
Biểu đồ BNB/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView
Về chỉ báo kỹ thuật, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) trên khung ngày hiện ở mức 44 và đang dần hướng về ngưỡng trung tính 50, cho thấy lực bán đang suy yếu. Để xác nhận sự chuyển đổi xu hướng rõ ràng hơn, RSI cần vượt qua ngưỡng 50 nhằm củng cố động lượng tăng.
Ngược lại, nếu áp lực điều chỉnh quay trở lại, BNB có khả năng quay về kiểm tra lại vùng hỗ trợ chiến lược tại mốc Fibonacci 61,8% – tương ứng $550,44.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Theo dữ liệu từ CME FedWatch, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất vào tháng 5 đã giảm đáng kể từ 57% xuống chỉ còn 15%. Nguyên nhân chính đến từ quyết định tạm hoãn áp thuế 90 ngày của Tổng thống Donald Trump và biên bản cuộc họp FOMC tháng 3 vừa được công bố.
Biên bản FOMC tháng 3: Lập trường thận trọng nhưng mang tính “diều hâu”
Biên bản cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 18–19/3, được công bố hôm thứ Ba, cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn duy trì sự thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Dù thừa nhận tăng trưởng kinh tế ổn định và thị trường lao động vững chắc, các quan chức Fed vẫn bày tỏ lo ngại về việc lạm phát tiếp tục duy trì trên mức mục tiêu 2%.
Nhiều thành viên FOMC nhấn mạnh nguy cơ lạm phát gia tăng, đặc biệt là từ việc áp thuế quan trên diện rộng và các gián đoạn tiềm tàng trong chuỗi cung ứng. Một số thành viên cũng lưu ý rằng các chỉ số lạm phát trong tháng 1 và tháng 2 cao hơn dự đoán, đồng thời cảnh báo rằng tác động của các mức thuế mới — đặc biệt đối với các mặt hàng cốt lõi — có thể kéo dài hơn dự kiến.
Xác suất cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 5 năm 2025 | Nguồn: CME FedWatch
Mặc dù các thành viên Fed đều đồng thuận rằng nên duy trì mức lãi suất hiện tại, họ cũng nhấn mạnh rằng sự linh hoạt trong chính sách là cần thiết khi triển vọng kinh tế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không chắc chắn như thương mại, tài khóa và chính sách nhập cư.
Quyết định của Tổng thống Trump về việc tạm hoãn áp thuế mới đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày, đồng thời tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 125%, đã phần nào làm giảm lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn diện. Tuy nhiên, các hành động trả đũa từ phía Trung Quốc và kỳ vọng lạm phát gia tăng tiếp tục củng cố lập trường “diều hâu” của Fed. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách không có ý định vội vàng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Tác động đối với thị trường tiền điện tử
Thị trường tiền điện tử, vốn nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô, đang đối diện với áp lực mới từ lập trường cứng rắn của Fed và khả năng cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn giảm đi. Những tác động tiềm năng bao gồm:
Hiện tại, thông điệp từ Fed rất rõ ràng: chính sách tiền tệ sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế, và bất kỳ sự thay đổi nào chỉ xảy ra nếu các điều kiện kinh tế xấu đi nghiêm trọng.
Mặc dù thị trường đang có dấu hiệu phục hồi sau quyết định tạm hoãn áp thuế 90 ngày của Tổng thống Trump, các nhà đầu tư tiền điện tử kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ việc cắt giảm lãi suất có thể sẽ phải chờ đợi lâu hơn.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Chỉ số Dollar Index (DXY) giảm xuống dưới 100 từng liên kết với đợt tăng giá Bitcoin, mang lại mức tăng hơn 500% trong hai lần gần đây nhất.
Hiện tại, khi căng thẳng thương mại leo thang và Kho bạc Hoa Kỳ phải đối mặt với tình trạng bán tháo, một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc có thể đang tích cực làm suy yếu đồng USD.
Áp lực này làm tăng khả năng DXY có thể một lần nữa đóng vai trò là chất xúc tác cho một đợt tăng giá mạnh mẽ khác cho Bitcoin.
Trung Quốc có đang làm suy yếu đồng USD không?
Theo báo cáo vào ngày 9 tháng 4 của Reuters, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho các tổ chức cho vay do nhà nước sở hữu “giảm mua USD” vì đồng nhân dân tệ phải đối mặt với áp lực giảm đáng kể.
Các ngân hàng lớn được cho là “được yêu cầu tăng cường kiểm tra khi thực hiện lệnh mua USD cho khách hàng của họ”, báo hiệu nỗ lực “kiềm chế các giao dịch đầu cơ”.
Một số nhà phân tích suy đoán liệu Trung Quốc có thể đang cố gắng làm suy yếu đồng USD để đáp trả việc tăng thuế nhập khẩu gần đây của Hoa Kỳ hay không. Tuy nhiên, Jim Bianco, chủ tịch của Bianco Research, lại có quan điểm khác.
Bianco nghi ngờ về tin đồn cho rằng Trung Quốc đang bán trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ với mục đích gây hại cho nền kinh tế xứ cờ hoa. Ông chỉ ra rằng DXY vẫn ổn định quanh mức 102. Mặc dù Trung Quốc có thể bán trái phiếu mà không chuyển đổi số tiền thu được sang các loại tiền tệ khác, do đó tác động đến thị trường trái phiếu mà không làm mất ổn định đồng USD, nhưng cách tiếp cận này có vẻ phản tác dụng.
Theo Jim Bianco, có rất ít bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang bán trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) | Nguồn: TradingView
Chỉ số DXY vẫn gần mức 104 kể từ ngày 9 tháng 3 và liên tục duy trì trong phạm vi 100 – 110 kể từ tháng 11/2022. Do đó, những tuyên bố rằng mức hiện tại của chỉ số này phản ánh sự ngờ vực đối với đồng USD hoặc báo hiệu sự sụp đổ sắp xảy ra dường như là không có cơ sở.
Trên thực tế, hiệu suất của thị trường chứng khoán không phải là thước đo chính xác về nhận thức rủi ro của các nhà đầu tư liên quan đến nền kinh tế.
Bitcoin thường tăng vọt sau khi DXY xuống dưới mốc 100
Lần gần nhất Chỉ số DXY giảm xuống dưới 100 là vào tháng 6/2020, giai đoạn trùng với đợt tăng giá của Bitcoin. Trong 9 tháng đó, Bitcoin đã tăng vọt từ $9.450 lên $57.490.
Tương tự như vậy, khi DXY giảm xuống dưới 100 vào giữa tháng 4/2017, giá Bitcoin đã tăng vọt từ $1.200 lên $17.610 trong vòng 8 tháng. Cho dù có trùng hợp hay không, thì mức 100 trong quá khứ luôn trùng với đà tăng giá đáng kể của Bitcoin.
DXY suy yếu cho thấy đồng USD đã mất giá so với một rổ các loại tiền tệ chính như euro, franc Thụy Sĩ, bảng Anh và yên Nhật. Sự suy giảm này tác động đến các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ bằng cách làm giảm số tiền (USD) mà họ kiếm được từ doanh thu nước ngoài, từ đó làm giảm đóng góp thuế cho chính phủ Hoa Kỳ. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì Hoa Kỳ đang thâm hụt ngân sách hàng năm vượt quá 1,8 nghìn tỷ USD.
Tương tự như vậy, hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với cá nhân và doanh nghiệp trở nên đắt đỏ hơn (theo giá USD) khi đồng tiền này suy yếu, ngay cả khi giá cả vẫn không đổi theo ngoại tệ.
Mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu 160 tỷ USD dầu, 215 tỷ USD ô tô con và 255 tỷ USD máy tính, điện thoại thông minh, máy chủ dữ liệu và các sản phẩm tương tự hàng năm.
Đồng USD yếu hơn có tác động tiêu cực kép đến nền kinh tế. USD có xu hướng làm chậm mức tiêu thụ khi hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn và đồng thời làm giảm doanh thu thuế từ thu nhập quốc tế của các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Chẳng hạn, hơn 49% doanh thu của các tập đoàn lớn như Microsoft, Apple, Tesla, Visa và Meta đến từ bên ngoài Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, các công ty như Google và Nvidia ước tính có 35% hoặc hơn doanh thu của họ ở nước ngoài.
Giá Bitcoin có khả năng lấy lại mức $82.000 bất kể biến động của Chỉ số DXY. Điều này có thể xảy ra khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ bơm thanh khoản để ngăn chặn suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, nếu Chỉ số DXY giảm xuống dưới 100, các nhà đầu tư có thể tìm thấy động lực mạnh mẽ hơn để chuyển sang các công cụ thay thế như Bitcoin.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.