Chuyên mục lưu trữ: Tin tức

Tin tức các loại Tiền mã hóa, Tiền điện tử cập nhật nhanh nhất, mới nhất và chính xác nhất. Xem nhanh những biến động của thị trường của Bitcoin, Altcoin, Top Coin, Ethereum, Ripple, Binance…

Thông tin các chủ đề hot: DeFi(Tài chính phi tập trung), GameFi(Trò chơi tài chính), NFT(Non-fungible token). Bên cạnh Metaverse (Vũ trụ ảo blockchain), Hệ sinh thái (Ethereum, Solana, Cardano…) và Công nghệ Blockchain.

TienMaHoa liên tục cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Tiền mã hoá tại Việt Nam và trên Thế giới. Qua đó độc giả có được cái nhìn tổng quát về sự thay đổi các đồng tiền.

Ngày tận thế lượng tử: Meta cảnh báo mối nguy hiểm đối với Blockchain và mã hóa

Gã khổng lồ công nghệ Meta đang nỗ lực ngăn chặn “ngày tận thế lượng tử” gây ra mối đe dọa sắp xảy ra đối với các tiêu chuẩn mã hóa và an ninh mạng hiện đại trên khắp các ngành – bao gồm cả mô hình mật mã được sử dụng trong công nghệ blockchain.

Các kỹ sư Meta đã nhấn mạnh rằng những rủi ro do điện toán lượng tử gây ra đủ nghiêm trọng nên cần được chú ý ngay lập tức, vì việc tìm ra giải pháp có thể mất rất nhiều thời gian do những hạn chế về công nghệ hiện tại.

Họ cũng cho biết rằng việc bảo vệ mã hóa bất đối xứng, vốn được áp dụng trong công nghệ blockchain, đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty trong thời gian gần đây.

Mối đe dọa đang rình rập

Meta đang tích cực phối hợp với các cơ quan tiêu chuẩn hóa như NIST, ISO và IETF để phát triển và chuẩn hóa các thuật toán mã hóa chống lượng tử (PQC). Sự hợp tác này là cần thiết để đảm bảo rằng các thuật toán được đánh giá kỹ lưỡng và đạt tiêu chuẩn cao nhất về độ tin cậy.

Công ty đang kết hợp các thuật toán mã hóa truyền thống như X25519 với các thuật toán chống lượng tử như Kyber để phát triển các phương pháp mã hóa lai. Cách tiếp cận này nhằm bảo vệ các hệ thống của Meta trước cả những mối đe dọa hiện tại và tương lai từ máy tính lượng tử.

Máy tính lượng tử có khả năng giải quyết các bài toán toán học phức tạp mà các phương pháp mã hóa hiện tại dựa vào nhanh hơn nhiều so với máy tính truyền thống. Điều này có thể làm suy yếu mã hóa bất đối xứng, vốn dựa vào cặp khóa công khai và khóa riêng, được sử dụng trong công nghệ blockchain.

Một mối quan tâm lớn là khả năng các tin tặc lưu trữ dữ liệu mã hóa ngày hôm nay với mục đích giải mã nó trong tương lai khi máy tính lượng tử đủ mạnh. Để đối phó với mối đe dọa này, cần có một cách tiếp cận chủ động trong việc cập nhật các hệ thống mã hóa.

Việc triển khai mã hóa chống lượng tử gặp phải nhiều khó khăn kỹ thuật. Ví dụ, thử nghiệm của Meta đã phát hiện ra các vấn đề liên quan đến kích thước gói và độ trễ với khóa công khai Kyber 768. Công ty đã điều chỉnh bằng cách sử dụng tham số Kyber 512 nhỏ hơn để cân bằng giữa bảo mật và hiệu suất.

Meta cũng đang phải đối mặt với các thách thức như điều kiện race trong môi trường đa luồng và việc đảm bảo hỗ trợ trình duyệt cho các triển khai PQC mới. Việc triển khai các trao đổi khóa lai đã tiết lộ những vấn đề không lường trước được, mà các kỹ sư của Meta đang tích cực giải quyết.

Giai đoạn tiếp theo của Meta là bảo vệ lưu lượng công khai bên ngoài bằng PQC, bao gồm việc quản lý các dữ liệu lớn hơn và đảm bảo tính tương thích với các công nghệ hiện có.

Cách tiếp cận chủ động của Meta thể hiện sự phức tạp và tính cấp bách của việc chuyển đổi sang mã hóa chống lượng tử. Những nỗ lực này làm nổi bật thách thức lớn hơn trong việc thích ứng với các công nghệ mới đồng thời duy trì các biện pháp bảo mật vững chắc

 

  

Itadori

Theo Cryptoslate

Đây là 10 loại tiền điện tử RWA hàng đầu theo hoạt động phát triển

Tài sản thế giới thực (RWAđã thu hút sự chú ý trong vài tháng qua do giá một số token tăng. Mặc dù chúng tồn tại trong thế giới vật lý (đại diện cho các đối tượng hoặc thuộc tính), chúng được token hóa và hoạt động trên blockchain thông qua các hợp đồng thông minh.

Nền tảng phân tích Santiment đã phác thảo 10 token hàng đầu về hoạt động phát triển theo quy mô hàng tháng

Nguồn: Santiment

Chainlink (LINK), đứng đầu với số điểm là 501,93, hoạt động khá tốt trong quý đầu tiên của năm, với giá vượt qua 21 đô la vào giữa tháng 3. Tuy nhiên, đồng tiền này đã giảm mạnh trong vài tháng qua, hiện đang giao dịch ở mức khoảng 11 đô la, với vốn hoá thị trường khoảng 6,7 tỷ đô la, trở thành đồng tiền lớn thứ 18 trên thị trường tiền điện tử. 

Synthetix Network (SNX) và Centrifuge (CFG) xếp thứ hai và thứ ba với số điểm lần lượt là 233,93 và 96,1. Theo sau là Oraichain Token (ORAI), Dusk (DUSK), Maker (MKR) và IX Swap (IX).

Polymex (POLYX) đã leo lên vị trí thứ tám, Creditcoin (CTC) ở vị trí thứ chín, trong khi Defactor (FACTR) đã có một số cải thiện và lọt vào top 10.

Trong khi đó, một trong những đồng tiền hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực RWA – Mantra (OM) – đã không xuất hiện trong danh sáchGiá của token này đã tăng từ mức chỉ 0,05 đô la vào ngày 1 tháng 1 lên 1,4 đô la vào cuối tháng 7 nhưng giảm mạnh trong những tuần tiếp theo, ổn định ở mức khoảng 0,9 đô la, tương ứng với mức tăng khổng lồ 1.700% tính từ đầu năm đến nay (YTD). Điều đáng nói là tài sản này cũng không lọt vào danh sách của tháng 7, mặc dù có hiệu suất tốt vào thời điểm đó.

Một số người tham gia ngành đã ca ngợi OM vì hiệu suất ấn tượng của nó gần đây, dự đoán những tiến bộ hơn nữa trong tương lai gần. Người dùng X Crypto Coach gần đây tuyên bố rằng nó vẫn là một trong những altcoin có hiệu suất tốt nhất mặc dù thị trường hoạt động kém.

 

  

Itadori

Theo CryptoPotato

Toncoin (TON) đạt cột mốc với vốn hóa thị trường gần 14 tỷ USD

Bất chấp tranh cãi đang diễn ra xung quanh CEO Telegram Pavel Durov, Toncoin (TON) gần đây đã đạt cột mốc với vốn hóa thị trường lên đến 13,96 tỷ USD. Thực tế, blockchain của ứng dụng nhắn tin này, The Open Network, vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mặc dù tình hình của người sáng lập Telegram đang gặp khó khăn, và vụ bắt giữ ông gần đây tại Pháp.

Việc bắt giữ Durov vào cuối tuần trước đã dẫn đến sự suy giảm lớn của Toncoin. Với tình hình vẫn đang diễn ra, chưa có sự chắc chắn nào về vị trí của TON. Tuy nhiên, nó dường như đang dần phục hồi. Gần đây, TON đã thiết lập những kỷ lục quan trọng, có thể thúc đẩy sự trở lại của nó về mức hiệu suất vào đầu tháng 8.

Toncoin đạt cột mốc vốn hóa thị trường kỷ lục bất chấp CEO Telegram bị buộc tội

Toncoin đã có một năm 2024 đầy biến động. Đồng tiền mã hóa này, liên kết với ứng dụng Telegram, đã có những đợt tăng mạnh. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào cuối tháng 8. Cụ thể, vụ bắt giữ CEO của ứng dụng, Pavel Durov, đã gây ra sự sụt giảm mạnh về giá trị tổng thể của nó. Giờ đây, TON đang tìm cách quay trở lại vị thế của mình.

Trong 30 ngày qua, TON đã giảm hơn 18% giá trị, theo Coingekco. Hơn nữa, nó đã giảm hơn 17% chỉ trong bảy ngày qua để giao dịch ở mức hiện tại là 5,4 USD. Tuy nhiên, có vẻ như đang có những dấu hiệu cho thấy tình hình đang dần thay đổi.

Biểu đồ giá TON 3 tháng qua | Nguồn: Coingecko

Toncoin gần đây đã thiết lập kỷ lục mới về vốn hóa thị trường lên đến 13,96 tỷ USD giữa lúc tranh cãi về Durov. Theo dữ liệu từ IntoTheBlock, đồng tiền này cũng phá vỡ kỷ lục số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) với 1,1 triệu người, được thiết lập vào tháng 5.

Khi tin tức về vụ bắt giữ Durov được công bố vào ngày 25 tháng 8, giá trị của token này đã giảm 25%. Việc bán tháo hàng loạt đã chi phối thị trường, khiến tài sản giảm xuống mức 5,24 USD. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố tích cực trên thị trường cho thấy đồng tiền này có thể đang chuẩn bị cho sự phục hồi. Điều đó có thể trở nên rõ ràng hơn khi con số vốn hóa thị trường bắt đầu phục hồi.

Cột mốc gần đây đã giúp tài sản này vững vàng trong top 10 tiền mã hóa hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số mối đe dọa đang chờ đợi. Tron (TRX) gần đây đã vượt qua TON trong bảng xếp hạng đó. Ngoài ra, Cardano (ADA) cũng đang nhắm đến việc quay trở lại danh sách, để mắt đến vị trí hiện tại của Toncoin.

Bạn có thể xem giá TON ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

  

Thạch Sanh

Theo Tạp Chí Bitcoin

Vitalik Buterin đã dập tắt suy đoán về việc Layer 2 có khả năng đánh cắp tiền

Mert Mumtaz, đồng sáng lập & CEO Helius, gần đây đã khuấy động một cuộc tranh luận sôi nổi trên nền tảng truyền thông xã hội X bằng cách gợi ý rằng mọi layer-2 chính “về mặt kỹ thuật đều có thể đánh cắp tiền của người dùng”.

Tuy nhiên, nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã làm rõ rằng họ không thể đơn phương đánh cắp tiền vì cần phải có mức độ đồng thuận cực kỳ cao. Một hội đồng bảo mật giám sát một chain trong trường hợp có một số vấn đề về thực thi quản trị, thường yêu cầu ít nhất 75% số thành viên đồng ý với một đề xuất hoặc quyết định, Buterin lưu ý.

Hơn nữa, một phần đáng kể các thành viên hội đồng (ít nhất 26%) không nên liên kết với công ty đứng sau một giải pháp layer 2 nhất định. Ví dụ, khi nói đến Arbitrum, một nhóm quorum-blocking (một cơ chế nhằm đảm bảo sự phân cấp và bảo mật) được thành lập từ những thành viên bên ngoài Offchain Labs, công ty đứng sau giải pháp mở rộng này.

Theo cách đó, nó có thể duy trì đủ tính phi tập trung. Buterin đã lưu ý rằng cả ArbitrumOptimism đều tuân thủ các yêu cầu như vậy, đó là lý do tại sao ý tưởng về việc các layer 2 đánh cắp tiền của người dùng có vẻ quá xa vời.

Tuy nhiên, một số người dùng vẫn còn hoài nghi liệu nhóm quorum-blocking có thực sự có xu hướng hành động độc lập với công ty hay không.

Vitalik Buterin đã sử dụng danh sách các thành viên hiện tại của hội đồng bảo mật Arbitrum như một bằng chứng để chứng tỏ rằng hội đồng này đáng tin cậy và có thể hoạt động độc lập khỏi công ty. Nhà phân tích Adam Cochran đã cung cấp thêm thông tin, gợi ý rằng người dùng nên xem xét một số yếu tố: tác động nhân đôi của cấu trúc hội đồng, mức độ tin cậy liên quan đến các thành viên, và các mục tiêu cùng giá trị chung của họ.

Cochran nhấn mạnh rằng khả năng xảy ra sự thông đồng phụ thuộc vào số lượng thành viên cần phải hành động phối hợp và mức độ cần thiết để làm tổn hại đến hệ thống. Ông lập luận rằng sự hiện diện của một hội đồng đa dạng với nhiều bên liên quan – mỗi bên đều có hồ sơ theo dõi và danh tiếng công khai – giảm thiểu đáng kể nguy cơ tài sản bị chiếm đoạt. Sự đa dạng và các lợi ích cá nhân liên quan làm giảm khả năng bất kỳ sự thông đồng nào bị phát hiện hoặc thách thức.

 

  

Annie

Theo U.today

Giá Coin hôm nay 31/08: Bitcoin cố giữ mốc $59.000, altcoin diễn biến trái chiều khi Phố Wall lập đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục có hành động giá khá ảm đạm quanh khu vực $59.000 khi phe bò cố gắng giữ vững mốc này.

Biểu đồ giá BTC – 1 ngày | Nguồn: TradingView

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Sáu, với Chỉ số công nghiệp Dow Jones đạt mức đỉnh kỷ lục mới khi các nhà đầu tư kết thúc một tháng đầy biến động. Các trader cũng cân nhắc dữ liệu lạm phát quan trọng mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) theo dõi chặt chẽ.

Chỉ số Dow gồm 30 cổ phiếu tăng 228,03 điểm, tương đương 0,55%, đóng cửa ở mức 41.563,08. Chỉ số blue-chip đã đạt mức đỉnh lịch sử mới trong những phút cuối của phiên giao dịch và đóng cửa ở mức kỷ lục.

S&P 500 tăng 1,01%, đóng cửa ở mức 5.648,4 và Nasdaq Composite, thiên về công nghệ, vọt 1,13%, kết thúc phiên tại 17.713,62.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân, thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang, đã tăng 0,2% vào tháng 7 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này phù hợp với ước tính của các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát. Không tính thực phẩm và năng lượng, chỉ số này cũng tăng 0,2% so với tháng trước.

Fed theo dõi chặt chẽ chỉ số này, và nó vẫn có thể ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của các nhà hoạch định chính sách vào tháng 9.

Michael Green, chiến lược gia tại Simplify Asset Management, nhận xét về diễn biến thị trường vào ngày thứ Sáu: “Thị trường chứng khoán đang hoạt động rất lạc quan. Có nhiều bằng chứng hơn cho thấy chính sách hạ cánh mềm, và Fed sẽ không cắt giảm quá mạnh tay.”

Vào cuối phiên giao dịch tháng 8, S&P 500 ghi nhận mức tăng 2,3% trong tháng, trong khi Dow tăng gần 1,8%. Nasdaq Composite nhích 0,7% trong giai đoạn này.

S&P 500 đã ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp. Sự gia tăng của hàng tiêu dùng thiết yếu, bất động sản và chăm sóc sức khỏe đã giúp nâng chỉ số thị trường chung trong tháng 8.

Các chỉ số chính đã chịu một đợt bán tháo mạnh vào đầu tháng, với S&P 500 mất tới 7,3% trước khi phục hồi. Dow và Nasdaq lần lượt giảm tới 5,4% và 10,7% ở mức thấp nhất trong tháng này.

Bitcoin và Altcoin

Trong ngày hôm qua, áp lực bán đã kéo giá BTC về $57.701, mức thấp nhất kể từ ngày 16 tháng 8.

Sau đó, tài sản hàng đầu ghi nhận đợt phục hồi, quay trở lại quanh khu vực $59.000. Tuy nhiên, BTC vẫn kết thúc ngày hôm qua trong sắc đỏ với mức giảm nhẹ 0,4%.

Biểu đồ giá BTC – 4 giờ | Nguồn: TradingView

Thị trường Altcoin diễn biến trái chiều trong ngày hôm qua.

Về phía tăng điểm, Aave (AAVE), Artificial Superintelligence Alliance (FET), Litecoin (LTC), Monero (XMR), Gala (GALA), Beam (BEAM), Bitget Token (BGT), MultiversX (EGLD), Immutable (IMX), Optimism (OP), Mantra (OM), Sui (SUI), ORDI (ORDI), DOGS (DOGS)… đã bật lên từ 2-8%.

Ngược lại, một số dự án như POPCAT (POPCAT), Sei (SEI), Cardano (ADA), Notcoin (NOT), Akash Network (AKT), NEAR Protocol (NEAR), Toncoin (TON), Internet Computer (ICP), Jupiter (JUP), Conflux (CFX), Aptos (APT), Arweave (AR)… đã mất từ 2-6% giá trị.

Nguồn: Coin360

Ethereum (ETH) ghi nhận ngày giảm điểm thứ hai liên tiếp. Phe gấu đã kéo giá chạm đáy cục bộ tại $2.431 trước khi tài sản phục hồi trở lại về trên mốc tâm lý $2.500.

Hiện tại, ETH đang được giao dịch quanh mức $2.522, gần như đi ngang trong 24 giờ qua.

Biểu đồ giá ETH – 1 ngày | Nguồn: TradingView

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Chuyên mục “Giá Coin hôm nay” sẽ được cập nhật vào lúc 9:30 hàng ngày với các tin tức tổng hợp về thị trường, kính mời bạn đọc theo dõi.

Việt Cường

Tạp Chí Bitcoin

Mạng Bitcoin đang trong giai đoạn trưởng thành khi phí ổn định sau halving

Phí giao dịch Bitcoin đã biểu hiện các mô hình dao động kể từ đầu năm 2024, với các đợt tăng đột biến đáng chú ý xung quanh các sự kiện quan trọng. Đợt tăng đột biến nổi bật nhất xảy ra vào tháng 4, tương quan với sự kiện Bitcoin halving. Giai đoạn này chứng kiến ​​phí giao dịch tăng đột biến trong thời gian ngắn lên hơn 1.200 BTC, làm nổi bật nhu cầu tăng cao của mạng lưới trong giai đoạn quan trọng này.

Bitcoin: Tổng phí giao dịch. Nguồn: Glassnode

Sau halving, phí đã ổn định nhưng vẫn tương đối thấp, ngay cả khi giá Bitcoin đạt gần 60.000 đô la. Điều này hoàn toàn trái ngược với những năm trước, khi phí tăng đột biến thường phản ánh mức tăng giá nhanh hoặc tắc nghẽn mạng.

Ví dụ, trong thị trường tăng giá năm 2017 và 2021, phí giao dịch tăng theo giá Bitcoin, phản ánh hoạt động mạnh mẽ và tình trạng tắc nghẽn trên mạng.

Xu hướng hiện tại, nơi phí vẫn ở mức thấp mặc dù giá có biến động đáng kể, cho thấy một mạng lưới đang trưởng thành với khả năng xử lý giao dịch hiệu quả hơn. Khi năm 2024 trôi qua, việc quan sát xem liệu sự tách biệt giữa phí và giá Bitcoin có tiếp tục hay không có thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng thị trường đang phát triển và hành vi của người dùng trong hệ sinh thái.

Bitcoin: Tổng phí giao dịch. Nguồn: Glassnode

 

 

   

Annie

Theo Cryptoslate

Biến động giá Bitcoin dự kiến tại cuộc họp FOMC của Fed vào tháng 9, cần chuẩn bị gì?

Bitcoin đã nhiều lần không thể đóng trên mức 62.000 đô la kể từ ngày 3/8 và hiện đang giảm 11% trong 30 ngày qua. Đáng chú ý hơn, tiền điện tử này đã tách khỏi chỉ số S&P 500, tăng 1% trong cùng kỳ và chỉ thấp hơn 1% so với mức cao nhất mọi thời đại.

Giá Bitcoin tính theo USD (phải) so với hợp đồng tương lai S&P 500 (trái), 12 giờ | Nguồn: TradingView

Các nhà đầu tư kỳ vọng thị trường rủi ro, bao gồm cả Bitcoin, có thể tăng đáng kể nếu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) cắt giảm lãi suất và các trader chuyên nghiệp đang sử dụng các hợp đồng quyền chọn BTC để tối đa hóa lợi nhuận trong khi hạn chế rủi ro.

Cắt giảm lãi suất 0,5% có thể thúc đẩy thị trường rủi ro tăng cao hơn, bao gồm cả Bitcoin

Các trader đang vật lộn tìm cách tối ưu hóa các chiến lược của họ để có thể tăng giá Bitcoin trong khi cũng lo ngại về việc thanh lý bắt buộc do biến động giá bất ngờ. Một phần của thị trường đã định giá sự kiện cắt giảm lãi suất 0,5%, khiến việc dự đoán thị trường sẽ phản ứng như thế nào vào ngày 18/9 trở nên khó khăn, bất chấp chất xúc tác tăng giá tiềm năng.

Biến động giá cho thấy xu hướng kinh tế vĩ mô tích cực đối với thị trường rủi ro đã bị lu mờ bởi những lo ngại ngày càng tăng trong lĩnh vực tiền điện tử. Một số người cho rằng ứng cử viên đảng Dân chủ Hoa Kỳ Kamala Harris thiếu cam kết hỗ trợ ngành đã góp phần vào hiệu suất ảm đạm của Bitcoin.

Đồng sáng lập sàn giao dịch Gemini Tyler Winklevoss nhận xét “chiến dịch Choke Point 2.0 vẫn đang diễn ra sôi nổi” và “việc Harris tái thiết lập tiền điện tử là một trò lừa đảo”. Winklevoss đã nhấn mạnh đến các hành động gần đây của Fed đối với Customers Bank, một tổ chức thân thiện với tiền điện tử, sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia tuyên bố ngân hàng này không thực hiện tốt công tác chống rửa tiền và quản lý rủi ro.

Ngoài ra, một thẩm phán tòa án liên bang Hoa Kỳ đã đứng về phía Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) sau khi sàn giao dịch Kraken cố gắng bác bỏ một vụ kiện. Tòa án Quận Hoa Kỳ tại Bắc California đã phán quyết vào ngày 3/8 rằng Kraken có thể phải chịu trách nhiệm vì cung cấp “các hợp đồng đầu tư và do đó là chứng khoán”, đây là một bước thụt lùi đáng kể đối với ngành. Mặc dù Bitcoin không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng tâm lý nhà đầu tư đã suy yếu.

Tuy nhiên, với công cụ FedWatch của CME cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất 0,5% là 25% vào ngày 18/9, nhiều người tin rằng thị trường rủi ro có thể phục hồi. Thay vì chấp nhận rủi ro của các vị thế hợp đồng tương lai có đòn bẩy, các trader chuyên nghiệp đang chuyển sang chiến lược quyền chọn.

Chiến lược quyền chọn Bitcoin “đảo ngược rủi ro cung cấp khả năng bảo vệ giảm giá

Trong số các chiến lược phức tạp này có “đảo ngược rủi ro”, giúp phòng ngừa tổn thất do biến động giá bất ngờ. Về bản chất, nhà đầu tư được hưởng lợi từ việc nắm giữ Call trong khi trả tiền cho chúng bằng cách bán Put. Thiết lập này loại bỏ rủi ro tài sản giao dịch đi ngang và cung cấp rủi ro giảm giá hạn chế.

Ước tính lời lỗ | Nguồn: Deribit Position Builder

Giao dịch minh họa ở trên tập trung vào các quyền chọn ngày 20/9, mặc dù các mô hình tương tự có thể được áp dụng cho những kỳ hạn khác nhau. Bitcoin được giao dịch ở mức 58.923 đô la tại thời điểm đó.

Đầu tiên, trader cần bảo vệ trước động thái giảm giá bằng cách mua 3,5 Put BTC ở mức 58.000 đô la. Sau đó, trader bán 3,4 Put BTC ở mức 60.000 đô la để có lợi nhuận ròng trên mức này. Cuối cùng, trader nên mua 3,8 Call BTC ở mức 65.000 đô la để có mức giá tích cực.

Cấu trúc quyền chọn này không tạo ra lời hoặc lỗ trong khoảng từ 60.000 đô la đến 65.000 đô la. Nhà đầu tư đang đặt cược giá Bitcoin lúc 15:00 ngày 20/9 (theo giờ Việt Nam) sẽ cao hơn phạm vi này, có thể tiếp cận lợi nhuận không giới hạn và phải đối mặt với khoản lỗ tối đa là 0,12 BTC (trị giá 7.000 đô la).

Nếu Bitcoin tăng lên 67.100 đô la (tăng 14%), chiến lược này sẽ mang lại khoản lãi 0,12 BTC và đây cũng là mức lỗ tối đa. Hơn nữa, nếu BTC tăng 20% ​​lên 70.700 đô la, chiến lược này sẽ trả về 0,3 BTC (trị giá 21.200 đô la), với mức tăng vượt xa mức giảm hạn chế. Mặc dù không có chi phí ban đầu cho cấu trúc quyền chọn này, nhưng sàn giao dịch sẽ yêu cầu ký quỹ 0,12 BTC để trang trải cho khoản rủi ro.

Bạn có thể xem giá Bitcoin ở đây.

 

 

   

Đình Đình

Theo Cointelegraph

Thợ đào vẫn đang tiếp tục đầu tư vào bảo mật mạng Bitcoin

Hashrate trung bình của Bitcoin đã chứng minh sự tăng trưởng ổn định trong năm qua, với mức tăng đáng kể được ghi nhận vào năm 2024. Theo truyền thống, hashrate thường di chuyển song song với biến động giá của Bitcoin, phản ánh sự tự tin của thợ đào và tâm lý chung của thị trường.

Biểu đồ gần đây cho thấy, sau đợt tăng đột biến hậu halving, hashrate của Bitcoin đang ổn định ở mức cao kỷ lục, khoảng 650 EH/s, bất chấp những biến động về giá.

Bitcoin: Hashrate trung bình. Nguồn: Glassnode

Xu hướng này cho thấy thợ đào vẫn đang tiếp tục đầu tư vào bảo mật mạng, có thể dự đoán giá sẽ tăng. Hashret được duy trì, ngay cả trong bối cảnh thị trường biến động, có thể ngụ ý niềm tin mạnh mẽ vào giá trị đề xuất dài hạn của Bitcoin.

Phân tích các chu kỳ trước cho thấy hashrate tăng thường đi trước các biến động giá đáng kể, mặc dù mối tương quan không phải là nguyên nhân. Khi mạng lưới phát triển mạnh hơn, các xu hướng này có thể cung cấp thông tin chi tiết quan trọng cho những người tham gia thị trường theo dõi sự tương tác giữa hoạt động khai thác và xu hướng giá.

Bitcoin: Hashrate trung bình. Nguồn: Glassnode

 

 

   

Annie

Theo Cryptoslate

Mối đe dọa tập trung hóa xuất hiện trong các altcoin lớn, quan ngại nhất là Polygon và Shiba Inu

Sự tập trung hóa cao có thể dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của một số thực thể, có khả năng làm suy yếu bản chất phi tập trung mà tiền điện tử cố gắng duy trì. Tuy nhiên, sự tập trung hóa vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh cãi lớn trong không gian.

Do đó, các token dự án phổ biến – Polygon (MATIC) và Shiba Inu (SHIB) – đã nổi lên như những ví dụ hàng đầu về mức độ tập trung cao của các ví hàng đầu.

Mối quan tâm về việc tập trung hoá trong MATIC và SHIB

Theo dữ liệu được chia sẻ bởi Santiment, mười ví MATIC hàng đầu cùng kiểm soát 69,4% tổng vốn hóa thị trường, khiến nó trở thành đồng tiền tập trung nhất trong số các altcoin lớn. Tương tự, mười ví hàng đầu của Shiba Inu nắm giữ 61,2% vốn hóa thị trường.

Sự tập trung đáng kể này đặt ra những câu hỏi quan trọng về tác động đến sự ổn định và quản lý thị trường đối với các tài sản được giao dịch rộng rãi này. Sự tập trung này cũng có thể làm trầm trọng thêm các rủi ro như thao túng giá và biến động, vì những người nắm giữ lớn có sức mạnh tác động đến động lực thị trường đáng kể hơn so với các nhà đầu tư nhỏ hơn.

Trong khi đó, Uniswap (UNI) chứng kiến 10 ví hàng đầu kiểm soát 50,8% tổng vốn hóa thị trường, cũng làm nổi bật sự tập trung quyền lực đáng kể trong số ít hodler. Theo sát phía sau là memecoin Pepe (PEPE), với 46,1% nguồn cung tập trung ở các ví hàng đầu.

Ethereum (ETH), mặc dù được áp dụng rộng rãi và nỗ lực quản trị phi tập trung, vẫn chứng kiến ​​44% vốn hóa thị trường được kiểm soát bởi các ví lớn nhất, chủ yếu là do việc staking trong hợp đồng ETH 2.0, nơi tập trung một lượng lớn Ether.

Tether (USDT), stablecoin được sử dụng rộng rãi nhất, có 33,1% nguồn cung nằm trong tay các ví hàng đầu, phản ánh sự áp dụng rộng rãi của các tổ chức nhưng cũng ám chỉ đến rủi ro thanh khoản tiềm ẩn nếu những hodler này quyết định di chuyển số tiền lớn cùng một lúc.

Trong khi đó, Chainlink (LINK) và Toncoin (TON) cho thấy mức độ tập trung thấp hơn một chút, với 31,1% và 27,5% vốn hóa thị trường tương ứng của chúng được nắm giữ bởi mười ví hàng đầu. Đối với Chainlink, điều này phản ánh nhu cầu nắm giữ số lượng lớn của các node để bảo mật mạng lưới, trong khi mức độ tập trung của Toncoin một phần là do giai đoạn tăng trưởng gần đây của nó.

Mặt khác, các stablecoin như USDC của Circle và Multi Collateral Dai (DAI) thể hiện mức độ nắm giữ phi tập trung hơn, khi mười ví hàng đầu chỉ kiểm soát lần lượt 19% và 24,5% vốn hóa thị trường của chúng.

 

 

   

Annie

Theo Cryptopotato