Tin tức các loại Tiền mã hóa, Tiền điện tử cập nhật nhanh nhất, mới nhất và chính xác nhất. Xem nhanh những biến động của thị trường của Bitcoin, Altcoin, Top Coin, Ethereum, Ripple, Binance…
Thông tin các chủ đề hot: DeFi(Tài chính phi tập trung), GameFi(Trò chơi tài chính), NFT(Non-fungible token). Bên cạnh Metaverse (Vũ trụ ảo blockchain), Hệ sinh thái (Ethereum, Solana, Cardano…) và Công nghệ Blockchain.
TienMaHoa liên tục cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Tiền mã hoá tại Việt Nam và trên Thế giới. Qua đó độc giả có được cái nhìn tổng quát về sự thay đổi các đồng tiền.
Chu kỳ thị trường hiện tại của Bitcoin cho thấy đỉnh tiềm năng trong khoảng 200 ngày nữa, trùng hợp với dự báo về khả năng suy thoái của Hoa Kỳ vào giữa năm 2025. Theo nghiên cứu gần đây từ Copper.co, dấu hiệu này xuất hiện khi Bitcoin đạt đến ngày thứ 554 của chu kỳ.
Theo lịch sử, trung bình chu kỳ thị trường của Bitcoin là 756 ngày kể từ thời điểm mức tăng trưởng vốn hóa thị trường trung bình hàng năm chuyển sang dương cho đến khi đạt đỉnh giá. Copper.co đánh giá chu kỳ hiện tại bắt đầu vào khoảng giữa năm 2023, ngay trước khi BlackRock nộp đơn đăng ký quỹ Bitcoin ETF. Nếu xu hướng này tiếp diễn, Bitcoin có thể đạt đỉnh vào giữa năm 2025, tức khoảng 200 ngày nữa.
Copper.co sử dụng ước tính của JPMorgan về 45% khả năng xảy ra suy thoái kinh tế Hoa Kỳ trong nửa cuối năm 2025 để nhấn mạnh sự trùng hợp tiềm năng giữa đỉnh điểm của Bitcoin và các dự đoán về suy thoái, làm tăng thêm mức độ phức tạp cho các kỳ vọng của thị trường. Các nhà đầu tư nên xem trọng sự giao thoa này khi cân nhắc các chiến lược danh mục đầu tư trong bối cảnh có nhiều bất ổn về kinh tế vĩ mô.
Hiện tại, độ biến động hợp lý của Bitcoin là 50%, phản ánh độ lệch chuẩn của lợi nhuận so với lợi nhuận trung bình của thị trường. Biến động tiềm ẩn đo lường kỳ vọng của thị trường đối với biến động trong tương lai gần đây đã đạt mức cao nhất trong năm. Điều này gợi ý rằng thị trường vẫn tiếp tục biến động khi năm 2025 cận kề, với xu hướng tăng tiềm năng có thể ảnh hưởng đến hành vi giao dịch.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của Bitcoin đang ở mức 66, thấp hơn đáng kể so với các mức cao trong thị trường bò trước đây. Báo cáo của Copper.co nhấn mạnh rằng, khi kéo dài thời gian xem xét RSI lên khung thời gian bốn năm (giúp giảm thiểu những sai lệch ngắn hạn) chỉ báo này cho thấy còn nhiều dư địa tăng trưởng. Chỉ báo này ngụ ý rằng Bitcoin có thể xây dựng động lực trong năm mới, có khả năng đạt được các mức định giá cao hơn.
Nguồn cung Bitcoin không hoạt động, đại diện cho các coin được hodl mà không di chuyển trong thời gian dài, đang gia tăng khi giá đạt kỷ lục. Xu hướng này báo hiệu các nhà đầu tư dài hạn vẫn duy trì vị thế của họ, nhưng cũng cần cảnh giác. Nếu các nhà đầu tư này bắt đầu di chuyển tài sản, có thể đó là dấu hiệu của những thay đổi trong động lực thị trường hoặc hoạt động chốt lời.
Theo phân tích của Copper.co, kết hợp các yếu tố này vẽ ra một bức tranh phức tạp về quỹ đạo của Bitcoin. Sự tương tác giữa các chu kỳ thị trường, các chỉ số biến động và dự báo kinh tế vĩ mô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi nhiều chỉ báo.
Jerome Powell nói rõ rằng sẽ khởi kiện nếu Tổng thống Donald Trump cố gắng sa thải ông. Powell đã nhắc lại điều này hàng trăm lần: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thể bị sa thải chỉ vì Phòng Bầu dục không thích chính sách lãi suất.
Trump đã thuê Powell trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào năm 2016. Sau đó, đến năm 2018, giữa họ đã xảy ra bất đồng quan điểm: Trump muốn Fed hạ lãi suất, nhưng Powell giữ lãi suất ở mức cao để kiểm soát lạm phát. Điều đó không ổn với Trump. Ông thậm chí còn nghĩ đến việc sa thải Powell vào thờ điểm đó.
Chủ tịch Fed đã nói với Bộ trưởng Ngân khố khi đó là Steven Mnuchin rằng, ông sẽ đấu tranh hợp pháp nếu Trump cố gắng đẩy ông ra và ông rất nghiêm túc về điều đó vì nó có thể “tạo ra tiền lệ nguy hiểm”.
Quay trở lại hiện tại, Trump đang trở lại Nhà Trắng. Và Powell vẫn không thay đổi quan điểm của mình. Khi được hỏi liệu Trump có thẩm quyền cách chức ông hay không, Powell đã đáp trả: “Luật pháp không cho phép”.
Sự trở lại của Trump đang đưa vở kịch cũ này trở lại ánh đèn sân khấu. Bất kỳ nỗ lực nào của Trump nhằm cách chức Powell đều có thể biến thành một trận chiến pháp lý, có thể làm rung chuyển các hệ thống tài chính và làm tan rã nền kinh tế. Fed đã chuẩn bị cho cuộc đối đầu này trong nhiều năm.
Fed chuẩn bị cho một cuộc chiến
Phía sau hậu trường, các nhà lãnh đạo Fed đã sẵn sàng. Scott Alvarez, cố vấn pháp lý chung của Fed từ năm 2004 đến năm 2017, cho biết Powell sẽ không bao giờ cho phép mình bị lợi dụng như một quân cờ chính trị.
“Nếu tổng thống thành công trong việc này, điều đó có nghĩa là mọi chủ tịch tương lai đều có thể bị cách chức theo ý muốn của tổng thống”.
Theo quan điểm của Alvarez, Powell không có ý định để Trump hoặc bất kỳ ai khác thiết lập loại quyền lực đó và ông đã sẵn sàng đối đầu đến cùng.
Với nền tảng trong ngành đầu tư tư nhân và luật pháp, Powell chắc chắn hiểu rõ về vị thế pháp lý của mình. Độc lập của Fed là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức này, và việc chuẩn bị cho những thử thách, bao gồm cả các cuộc chiến pháp lý, là điều không hiếm gặp đối với các lãnh đạo nhằm bảo vệ độc lập này.
Powell cũng sẵn sàng chi trả cho việc biện hộ pháp lý của bản thân, một tín hiệu cho thấy vấn đề này không phải là vì lợi ích tài chính cá nhân, mà là bảo vệ tính toàn vẹn của Fed.
Thế nhưng, Trump chưa bao giờ thực sự nói thẳng rằng bản thân chắc chắn có kế hoạch sa thải Powell. Trên thực tế, khi trò chuyện với Bloomberg vào tháng 6, Trump đã nói rằng sẽ để chủ tịch Fed tiếp tục “phục vụ”, miễn là ông ấy “làm điều đúng đắn”. Nhưng không có gì đảm bảo rằng Trump sẽ không thay đổi quyết định của mình.
Trump đã chỉ trích mọi quyết định mà Powell đưa ra dưới thời Biden, nhưng tất nhiên, những chỉ trích này là về Biden nhiều hơn Powell.
Powell vs Trump: Áp lực gia tăng
Scott Bessent, nhà quản lý đầu tư và cố vấn của Trump, thậm chí còn gợi ý rằng Trump nên chỉ định một chủ tịch Fed “mới” nhưng đã rút lại ý tưởng này sau khi phải đối mặt với chỉ trích.
Một số cố vấn của Trump không đồng tình với ý tưởng Fed “độc lập” và không chịu sự kiểm soát của Nhà Trắng. Họ lập luận rằng sự độc lập của Fed đã bị phóng đại quá mức và không có điều khoản nào trong Hiến pháp nói rằng Fed không thể báo cáo hay chịu trách nhiệm trước tổng thống.
Trong bối cảnh này, Powell đang phải đối mặt với tình hình lạm phát gia tăng, và ông đã thực hiện các biện pháp tăng lãi suất để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn hiện nay đều cao hơn rất nhiều so với thời kỳ Trump còn đương nhiệm.
Việc loại bỏ Powell, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lạm phát hiện nay, có thể gây ra sự bất ổn lớn đối với thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường crypto.
Trump đã lên tiếng về mong muốn giảm lạm phát và hạ lãi suất. Ông từng phát biểu vào tháng 5 rằng “Lạm phát có thể phá hủy cả một quốc gia,” ám chỉ rằng chi phí vay mượn cao có thể gây hại cho nền kinh tế. Ông cũng đã chỉ rõ rằng nếu Fed không làm theo mục tiêu của ông, ông sẽ tìm người thay thế.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Jerome Powell đã khéo léo tránh đối đầu trực tiếp với Trump, không muốn Fed trở thành một công cụ trong các cuộc tranh luận chính trị. Ông luôn duy trì sự điềm tĩnh, dù công việc của mình đôi khi bị đưa ra thảo luận trong các cuộc phỏng vấn công khai.
Tuy nhiên, khi bị hỏi một cách trực tiếp, Powell không hề do dự. Ông khẳng định chắc chắn rằng mình sẽ không từ chức, không chịu khuất phục trước bất kỳ áp lực nào, và sẽ không để Fed trở thành một nhánh khác của Nhà Trắng.
Dù vậy, nếu Trump quyết định tấn công, Powell đã chuẩn bị một phương án dự phòng. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan quyết định lãi suất của Fed, sẵn sàng đứng về phía ông. FOMC, bao gồm bảy thống đốc của Fed và các chủ tịch luân phiên của các chi nhánh Fed khu vực, có thể dễ dàng bầu lại Powell làm Chủ tịch nếu vị thế của ông bị đe dọa.
Chức vụ Chủ tịch FOMC không do tổng thống bổ nhiệm, mà do các thành viên trong ủy ban chọn lựa tại cuộc họp đầu tiên mỗi năm. Điều này có nghĩa là, dù Trump có thể loại bỏ Powell khỏi vị trí Chủ tịch Fed, ông vẫn sẽ duy trì quyền lãnh đạo FOMC, bảo vệ ảnh hưởng của mình đối với chính sách tiền tệ của Mỹ.
Với thị trường tài chính, một cuộc đối đầu giữa Trump và Powell sẽ là một cơn ác mộng. Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng của JPMorgan Chase, nhận định rằng thị trường sẽ phản ứng “rất tiêu cực” trước những diễn biến như vậy, và sự gia tăng đột biến của lợi suất trái phiếu chỉ là một trong những tác động tài chính nhỏ nhất.
Cuộc đối đầu này cũng diễn ra trong bối cảnh tài chính phức tạp, khi Bộ Ngân khố phải tái cấp vốn cho hàng nghìn tỷ đô la nợ trong những năm tới, với lãi suất đã được cố định từ trước. Các đồng minh của Trump tại Quốc hội có thể cũng sẽ tham gia vào cuộc tranh cãi. Trong nhiệm kỳ đầu của ông, các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã ngăn chặn một số ứng viên do Trump đề cử vào Fed, vì cho rằng họ không đủ tiêu chuẩn. Những nhà lập pháp này, như Thượng nghị sĩ Thom Tillis của Bắc Carolina, tuyên bố sẽ bảo vệ quyền độc lập của Fed. Tuy nhiên, chưa rõ liệu họ có tiếp tục hành động như vậy trong tình huống lần này hay không.
Khi giá Bitcoin (BTC) tiến gần đến mốc 90.000 đô la, tâm lý hưng phấn và lạc quan đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, nhưng điều này cũng đặt ra cảnh báo về khả năng giảm giá trong tương lai, theo phân tích mới nhất từ QCP Capital, công ty giao dịch crypto có trụ sở tại Singapore.
QCP Capital cảnh báo về khả năng điều chỉnh
Theo QCP Capital, với việc Bitcoin vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng và đạt mức cao mới trong nhiều tháng, thị trường hiện đang trong trạng thái cực kỳ hưng phấn. Công ty nhận định:
“Với funding rate hợp đồng tương lai vĩnh viễn tăng vọt và lợi suất basis đạt mức cao nhất trong bảy tháng, chúng ta có thể thấy rõ sự tích cực của thị trường.”
Tuy nhiên, họ cũng tỏ ra thận trọng, nhấn mạnh rằng mặc dù vẫn lạc quan về triển vọng dài hạn, nhưng sẽ cần chú ý đến bất kỳ sự điều chỉnh nào, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra các đợt bán tháo do sử dụng đòn bẩy quá mức.
Theo dữ liệu từ Coinglass, funding rate hợp đồng tương lai vĩnh viễn đã tăng mạnh lên 0,056%, mức cao nhất kể từ tháng 3. Điều này cho thấy số lượng các vị thế Long đang gia tăng nhanh chóng, và một đợt điều chỉnh giá nhẹ có thể khiến các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy cao phải đóng các vị thế Long, từ đó tạo ra áp lực bán và làm trầm trọng thêm tình trạng giảm giá trên thị trường. Đây là một hiện tượng phổ biến trong các thị trường tăng giá, khi các đợt “thanh trừng đòn bẩy” thường dẫn đến những cú giảm giá đột ngột với mức giảm phần trăm đáng kể.
Funding rate cao cho thấy các hợp đồng tương lai vĩnh viễn hiện đang giao dịch ở mức phí bảo hiểm so với giá giao ngay. Cũng có một sự chênh lệch đáng kể trên các hợp đồng tương lai tiêu chuẩn, với phí bảo hiểm hàng năm (basis) trên 15% tại tất cả các sàn giao dịch lớn, bao gồm cả CME. Mức phí bảo hiểm này phản ánh lợi nhuận từ chiến lược chênh lệch giá cash and carry* trung lập thị trường, một chiến lược giao dịch trong đó nhà đầu tư tận dụng sự chênh lệch giá giữa thị trường giao ngay và thị trường hợp đồng tương lai mà không phải đối mặt với rủi ro từ sự biến động giá của tài sản cơ sở.
Lịch sử cho thấy những đợt tăng đột biến không kéo dài lâu
QCP Capital cho biết, lịch sử cho thấy những đợt tăng đột biến trong lợi suất basis thường không kéo dài lâu. Việc duy trì mức tăng giá mạnh mẽ trong thời gian dài có thể trở nên khó khăn, đặc biệt khi các yếu tố như đòn bẩy và phí bảo hiểm có thể tác động mạnh mẽ đến động lực thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bitcoin đang giao dịch ở mức 86.853 đô la, tăng gần 30% trong tuần qua, với mức cao nhất đạt được là 89.941 đô la. Sự tăng trưởng mạnh mẽ, bắt đầu từ sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ vào ngày 5 tháng 11, đã củng cố niềm tin của các trader rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Sự lạc quan này được thể hiện rõ trong các phản ứng trên nền tảng truyền thông xã hội X, nơi mà mỗi lần một vùng kháng cự tiềm năng của Bitcoin được đề cập, cộng đồng lại tỏ ra vô cùng phấn khích.
Tuy nhiên, dù có lý do để lạc quan về xu hướng tăng hiện tại, các nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng thị trường cần phải thận trọng với những dấu hiệu lạm phát trong đòn bẩy và funding rate cao, vì chúng có thể dẫn đến những biến động mạnh mẽ trong ngắn hạn.
*Giao dịch cash-and-carry là một chiến lược bao gồm việc mua một tài sản tài chính và đồng thời bán một hợp đồng tương lai tương ứng để khóa lợi nhuận.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tether đã đúc 5 tỷ USD stablecoin USDT trong tuần qua trong bối cảnh Bitcoin tăng giá tiến sát $90.000.
Dữ liệu từ nền tảng phân tích blockchain SpotOnChain cho thấy, Tether đã bắt đầu chuỗi phát hành USDT này với 1 tỷ USD được đúc vào ngày 6 tháng 11, góp phần đưa Bitcoin lên mức cao kỷ lục là $76.200.
Sau đó, công ty đã phát hành thêm 2 tỷ đô la USDT trong ngày 9 và 10 tháng 11, đẩy Bitcoin vượt mốc $80.000. Và vào hôm nay, Tether đã đúc thêm 2 tỷ USD USDT, nâng tổng số tiền phát hành trong năm ngày lên 5 tỷ USD.
Đợt đúc tiền này đã đẩy vốn hóa thị trường của Tether lên khoảng 124 tỷ USD, củng cố vị thế là stablecoin hàng đầu trên thị trường crypto.
Là đồng stablecoin được chốt với đồng USD, USDT đóng vai trò quan trọng trong giao dịch tiền điện tử, hỗ trợ thanh khoản trên các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Dữ liệu cho thấy USDT vẫn là một trong những tài sản được giao dịch thường xuyên nhất, với khối lượng giao dịch 24 giờ đạt gần 289 tỷ USD.
Trong khi đó, sự gia tăng gần đây về nguồn cung USDT phù hợp với xu hướng tăng chung của thị trường, phản ánh sự lạc quan và tự tin của trader. Trong quá khứ, sự gia tăng lưu thông USDT tương quan với mức tăng của các loại tiền điện tử lớn như Bitcoin và Ethereum.
Vì vậy, khi đợt mở rộng nguồn cung mới nhất này diễn ra, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới gần $90.000, được thúc đẩy bởi sự lạc quan của thị trường về sự trở lại của Donald Trump trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ.
Bộ công cụ phát triển ví
Nguồn cung USDT tăng lên trùng với thời điểm Tether ra mắt bộ công cụ phát triển ví mã nguồn mở (WDK) để hợp lý hóa tích hợp ví không lưu ký cho các trang web và ứng dụng.
Tether mô tả WDK là bộ công cụ mã nguồn mở, dạng mô-đun giúp các doanh nghiệp và nhà phát triển tích hợp chức năng ví không lưu ký. Bộ công cụ này hỗ trợ người dùng và các thực thể kỹ thuật số mới nổi như AI, rô bốt và hệ thống tự động.
WDK hoàn toàn tự quản lý, cho phép các nhà phát triển tạo ra các ví di động, máy tính để bàn và web.
Tổng giám đốc điều hành Tether, Paolo Ardoino, cho biết sản phẩm này sẽ cho phép người dùng kiểm soát vận mệnh tài chính của họ thông qua “các hệ thống tiền tệ có thể lập trình, mở và phục hồi, giúp kết nối con người, máy móc, rô-bốt, gia đình, cộng đồng, AI, xã hội lại với nhau”.
“WDK của Tether tập trung vào các thư viện phát triển mã nguồn mở, siêu mô-đun, có khả năng mở rộng cao và đã được thử nghiệm trong thực tế, dễ dàng tích hợp trên mọi nền tảng, từ thiết bị nhúng đến thiết bị di động, từ ứng dụng máy tính xách tay đến trang web, từ tác nhân AI đến não bộ của rô-bốt”.
Theo nhà phân tích @ai_9684xtpa, Ethereum đang đối mặt với tình trạng lạm phát kể từ giữa tháng 4, khi hơn 350.000 ETH đã được phát hành trong vòng sáu tháng qua. Sự gia tăng đột biến trong nguồn cung ETH mới đã làm dấy lên những cuộc thảo luận về tác động của tình trạng này đối với tương lai kinh tế của Ethereum, đặc biệt khi tỷ lệ đốt ETH đang giảm dần.
Lạm phát Ethereum: 350.000 ETH được phát hành trong sáu tháng
Mặc dù lượng ETH mới phát hành trong sáu tháng qua đã gia tăng đáng kể, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm lạm phát vào tháng 3 năm nay, khi lượng ETH bị đốt trong mạng lưới đạt mức cao kỷ lục. Vào thời điểm đó, sự giảm phát này kết hợp với mức giá cao nhất mọi thời đại (ATH) của Bitcoin đã tạo ra nhu cầu mạnh mẽ đối với ETH, góp phần đẩy giá trị của nó lên cao. Tuy nhiên, từ tháng 4 trở đi, lượng ETH bị đốt thông qua cơ chế EIP-1559 đã bắt đầu giảm dần, dẫn đến sự gia tăng trong nguồn cung tổng thể của Ethereum.
Tỷ lệ đốt ETH đã tăng lên vào tháng 8, được thúc đẩy bởi sự cường điệu xung quanh Memecoin và hoạt động giao dịch mạnh mẽ trên thị trường. Tình trạng này đã làm tăng phí giao dịch, qua đó thúc đẩy tỷ lệ đốt Ethereum. Tuy nhiên, tác động của Memecoin đã nhanh chóng giảm sút khi xu hướng này hạ nhiệt, khiến tỷ lệ đốt giảm và gây áp lực lạm phát liên tục lên ETH.
Thách thức duy trì giá trị của ETH
Áp lực lạm phát đã đặt ra câu hỏi liệu Ethereum có thể duy trì được giá trị và tính khan hiếm trong tương lai hay không. Một số nhà phân tích cảnh báo rằng nếu tình trạng lạm phát vẫn tiếp diễn thì giá trị của ETH có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Việc duy trì sự cân bằng giữa tỷ lệ phát hành và đốt ETH sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định và tương lai kinh tế của Ethereum trong bối cảnh mạng lưới này tiếp tục phát triển.
Sự điều chỉnh tinh tế giữa cung và cầu, cùng với các cơ chế như EIP-1559, sẽ là yếu tố quyết định để Ethereum duy trì tính khan hiếm và giá trị của nó trong dài hạn.
Đợt tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin trong thời gian gần đây đã kích hoạt một làn sóng giao dịch sôi động, làm bùng nổ thị trường crypto với hàng loạt đợt thanh lý. Theo dữ liệu từ Coinglass, tổng giá trị thanh lý trên thị trường crypto đã đạt con số ấn tượng lên tới 1 tỷ USD trong 24 giờ qua.
Cả Bitcoin và Ethereum đều đang nằm trong vùng quá mua, dấy lên câu hỏi liệu thị trường có sớm điều chỉnh hay không.
Thị trường crypto chứng kiến 1 tỷ đô la bị thanh lý
Bitcoin đã chạm mức cao nhất mọi thời đại là 89.959 USD, đẩy mạnh hoạt động giao dịch trên các sàn giao dịch và dẫn đến thanh lý gần 531 triệu USD đối với các lệnh Long, trong khi các lệnh Short bị xóa sổ 472,45 triệu USD.
Riêng Bitcoin đã chứng kiến hơn 317 triệu USD bị thanh lý, với 95,47 triệu USD từ các vị thế Long và 222,31 triệu USD từ các vị thế Short, phản ánh mức độ biến động mạnh mẽ mà các trader đang trải qua.
Binance, àn giao dịch lớn nhất thế giới theo khối lượng giao dịch, đã ghi nhận phần lớn các khoản thanh lý này, lên tới khoảng 395 triệu USD, trong đó hơn 52% là từ các vị thế Long.
Hợp đồng mở (OI)* của thị trường đã tăng 1,13%, đạt 91,9 tỷ USD, cho thấy sự lạc quan của các trader đang được cải thiện, mặc dù cảm xúc rủi ro vẫn đang gia tăng. Tuy nhiên, một số khoản thanh lý kéo dài cho thấy nhiều trader đã tham gia với tỷ lệ đòn bẩy lớn, điều này khiến họ dễ dàng bị tác động bởi sự biến động mạnh mẽ của thị trường trong thời gian qua.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của Bitcoin hiện ở mức 77 và Ethereum là 74, cho thấy cả hai tài sản đều đang ở trong vùng quá mua. Những chỉ số này thường là tín hiệu thận trọng, báo hiệu khả năng xảy ra sự điều chỉnh khi các trader chốt lời.
Triển vọng tương lai
Mặc dù thị trường crypto có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong thời gian gần đây, nhưng với mức RSI hiện tại, khả năng các trader sẽ tiến hành chốt lời là khá cao. Điều này có thể dẫn đến những biến động lớn trong ngắn hạn.
Các nhà phân tích hiện đang đưa ra những dự đoán trái chiều về hướng đi tiếp theo của thị trường. Cameron Winklevoss, nhà sáng lập sàn giao dịch Gemini, cho rằng mức độ tham gia của nhà đầu tư bán lẻ vẫn còn khá thấp, điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng vẫn còn và có thể giúp duy trì mức giá cao hơn.
Ngược lại, Giám đốc điều hành CryptoQuant, Ki Young Ju, cho rằng thị trường tương lai hiện đang “quá nóng”, và có thể sẽ gặp phải những thách thức trong thời gian tới. Sự kết hợp giữa mức thanh lý cao, chỉ số RSI tăng mạnh và OI cao cho thấy một tín hiệu rõ ràng về khả năng điều chỉnh ngắn hạn.
Sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường crypto một lần nữa nhắc nhở nhà đầu tư về tính biến động đặc trưng của thị trường này. Khi Bitcoin và Ethereum đang ổn định trong vùng quá mua, khả năng xảy ra một đợt thoái lui là rất lớn, đặc biệt nếu áp lực thanh lý tiếp tục gia tăng. Các nhà đầu tư hiện đang theo dõi sát sao các biến động giá và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi diễn biến tiếp theo của thị trường.
*OI (hợp đồng mở) là thước đo tổng giá trị của tất cả các hợp đồng tương lai đang lưu hành hoặc “chưa thanh toán” trên các sàn giao dịch, và đồng thời là một chỉ báo về sự tăng giá thị trường cũng như tâm lý của trader xung quanh một loại tài sản cụ thể.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Giá trị Bitcoin mà El Salvador, Bhutan, Tesla đang nắm giữ đã ghi nhận mức tăng đáng kể khi thị trường crypto tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Vào ngày 12 tháng 11, giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục mới, vươn lên 89.959 đô la, đẩy tổng vốn hóa thị trường gần chạm mốc 2 nghìn tỷ đô la. Cùng với đà tăng giá, lượng Bitcoin mà hai quốc gia này sở hữu cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể.
Nhờ sự tăng trưởng gần đây của Bitcoin, giá trị tài sản Bitcoin mà El Salvador nắm giữ đã tăng hơn 100 triệu đô la chỉ trong một tuần. Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi blockchain Arkham Intelligence, vào ngày 5 tháng 11, lượng Bitcoin của El Salvador có giá trị khoảng 402 triệu đô la. Tuy nhiên, khi thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, con số này đã tăng vọt lên 523 triệu đô la vào ngày 12 tháng 11.
El Salvador chính thức công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp vào ngày 7 tháng 9 năm 2021, đồng thời mua khoảng 200 BTC như khoản đầu tư ban đầu. Kể từ đó, El Salvador đã tiếp tục tăng cường lượng nắm giữ Bitcoin của mình và hiện đang nắm giữ khoảng 5.900 BTC, theo dữ liệu mới nhất từ Arkham Intelligence.
Trong khi đó, chính phủ Bhutan cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể về giá trị tài sản Bitcoin mà họ nắm giữ. Theo dữ liệu từ Arkham Intelligence, hiện tại Bhutan đang sở hữu khoảng 12.568 BTC, tương đương khoảng 1,03 tỷ đô la. Ngoài Bitcoin, Bhutan cũng sở hữu khoảng 2 triệu đô la Ether và các loại tiền điện tử khác.
Vào ngày 29 tháng 10, Bhutan đã chuyển khoảng 66 triệu đô la Bitcoin khi giá đạt 71.000 đô la, cho thấy chính phủ này có thể đang chuẩn bị chốt lời. Số tiền này đã được chuyển đến Binance trong hai giao dịch riêng biệt.
Ngoài ra, giá trị kho Bitcoin của Tesla một lần nữa vượt qua mốc 1 tỷ đô la, giúp công ty bù đắp cho các đợt bán tháo trước đó.
Gã khổng lồ xe điện hiện đang nắm giữ 11.509 BTC trên nền tảng Coinbase Prime, tương đương khoảng 1 tỷ đô la sau khi chứng kiến giá trị danh mục đầu tư tăng thêm 96,77 triệu đô la trong vài ngày qua.
Tesla đã tham gia vào thị trường Bitcoin vào quý 1 năm 2021, khi công ty chi 1,5 tỷ đô la để mua Bitcoin. Tuy nhiên, sau đó, Tesla đã thực hiện một số giao dịch bán, khiến giá trị danh mục đầu tư của công ty giảm xuống dưới mốc 1 tỷ đô la. Như đã được Elon Musk xác nhận trước đây, Tesla chưa bán hết lượng Bitcoin còn lại của mình, và quyết định này hiện đã chứng tỏ là một lựa chọn đúng đắn, khi công ty hưởng lợi từ đợt tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin.
Trong bối cảnh thị trường crypto tiếp tục xu hướng tăng, với Bitcoin vượt qua mức 89.000 USD và khoản đầu tư của các tổ chức vào tài sản kỹ thuật số đạt mức cao mới, Bernstein Research đã đưa ra một khuyến nghị thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với lĩnh vực crypto rằng khách hàng nên “mua mọi thứ có thể”.
Các nhà phân tích Gautam Chhugani và Mahika Sapra nhận định rằng sự lạc quan trên thị trường phần lớn xuất phát từ sự thay đổi tích cực trong bối cảnh chính trị tại Washington, với các cố vấn chính sách sắp tới được kỳ vọng sẽ giảm bớt rào cản pháp lý kéo dài đối với ngành công nghiệp này.
Đợt tăng trưởng này, được thúc đẩy bởi một môi trường pháp lý thuận lợi hơn tại Mỹ sau chiến thắng của Donald Trump, đã thúc đẩy các nhà quản lý tài sản, nhà môi giới và nhà đầu tư tư nhân xem xét lại mức độ tham gia vào thị trường tiền điện tử khi niềm tin vào triển vọng ngành gia tăng, theo nhận định của hai nhà phân tích.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Donal Trump đã đưa ra nhiều cam kết đối với những người ủng hộ tiền điện tử, bao gồm việc thiết lập một quỹ dự trữ Bitcoin, bảo vệ lợi ích của Mỹ đối với các thợ đào, thúc đẩy các chính sách có lợi và thành lập một hội đồng tiền điện tử để giám sát các sáng kiến này.
Bên cạnh đó, các quỹ Bitcoin ETF đã chứng kiến dòng tiền chảy vào kỷ lục trong những tuần gần đây, trong khi các thợ đào Bitcoin và các cổ phiếu liên quan đến blockchain cũng thu hút được nguồn vốn mới khi giá trị của các tài sản này tăng lên.
Báo cáo cũng nhấn mạnh vị thế chiến lược của Bitcoin, với dự đoán rằng tiền điện tử lớn nhất có thể đạt mức 200.000 USD vào năm 2025 khi việc áp dụng ngày càng mở rộng trong các doanh nghiệp và tổ chức.
Ngoài Bitcoin, “Giỏ tài sản kỹ thuật số” của Bernstein còn bao gồm các lựa chọn hàng đầu như Ethereum và Solana, cùng với các token beta cao như Arbitrum, Optimism và Polygon, cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ đối với DeFi và các sáng kiến mở rộng quy mô blockchain.
“Trong tương lai, khi môi trường pháp lý xung quanh các token trở nên thuận lợi hơn, chúng tôi dự đoán Ethereum, Solana và các tài sản kỹ thuật số khác sẽ vượt trội hơn Bitcoin trong 12 tháng tới,” các nhà phân tích viết.
Nghiên cứu của Bernstein cũng chỉ ra các cổ phiếu có đòn bẩy cao là lựa chọn lý tưởng cho những nhà đầu tư mong muốn tiếp xúc gián tiếp với sự phát triển của tiền điện tử.
MicroStrategy, với lượng nắm giữ Bitcoin đáng kể, và Robinhood, với dịch vụ tiền điện tử ngày càng mở rộng sau khi mua lại Bitstamp, là những lựa chọn cổ phiếu hàng đầu của Bernstein.
Đối với các nhà đầu tư có quan tâm đến cả AI và blockchain, báo cáo khuyến nghị các công ty khai thác Bitcoin như Core Scientific và Iris Energy là những lựa chọn tiềm năng nhờ mô hình kinh doanh kết hợp giữa các trung tâm dữ liệu AI và các hoạt động khai thác Bitcoin truyền thống.
Thị trường dự đoán Polymarket đang trở nên sôi động với một ván cược mới: “Giá Bitcoin sẽ đạt 100.000 đô la trong năm 2024?”. Trong giai đoạn sau bầu cử, Polymarket đang tái tích luỹ khối lượng giao dịch, tận dụng đợt tăng giá mới nhất trên 89.604 đô la của Bitcoin.
Các khoản cược Bitcoin phá vỡ mốc 100.000 đô la trên Polymarket đang gia tăng, dẫn đến token “Yes” tăng vọt. Giống như kết quả bầu cử Hoa Kỳ, sự kiện khả thi cận kề sẽ thúc đẩy hoạt động đặt cược. Những người chậm chân hơn sẽ phải tham gia vào token “Yes” với giá cao hơn.
Thị trường đang chứng kiến một làn sóng cược mạnh mẽ vào khả năng Bitcoin đạt mức giá sáu chữ số. Tính đến thời điểm viết bài, xác suất “Bitcoin đạt 100.000 đô la trong năm 2024” đã tăng lên 61%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi nhanh chóng, phản ánh sự tham lam và xu hướng FOMO (Fear of Missing Out – Nỗi sợ bỏ lỡ) đang hiện hữu trên thị trường giao ngay.
Cược này có khối lượng giao dịch là 2,9 triệu đô la, nhỏ hơn 1.000 lần so với quy mô của thị trường chính trị. Ở phạm vi này, khoản cược có thể biến động nhiều hơn hoặc thậm chí dễ bị ảnh hưởng bởi cá voi.
Giá BTC cực kỳ biến động và có thể bị thay đổi chỉ trong vài phút. Các thị trường hiện có không đạt được sức mạnh dự đoán như các khoản cược chính trị, nên nhiều khả năng tỷ lệ cược mang tính ước tính hơn. Một số thị trường cho thấy nhu cầu tăng và tỷ lệ cược thay đổi, có khả năng đóng vai trò là tín hiệu tự ứng nghiệm cho BTC. Mức cược cho giá Bitcoin 100.000 đô la vào tháng 11 đã tăng từ 33% lên 46% trong vòng vài phút và có thể là ván cược tiếp theo thu hút người mua và trader.
Các khoản cược nhỏ còn lại không thu hút “cá voi” với các khoản đầu tư triệu đô la. Đối với ván cược BTC vượt mốc 100.000 đô la trong năm 2024, cược “No” lớn nhất nắm giữ 263.197 cổ phiếu, trong khi cược “Yes” lớn nhất nắm giữ 50.773 cổ phiếu. Hoạt động trên cặp cược này cũng xoay quanh các giao dịch mua nhỏ và mở rộng dần, với các vị thế thấp nhất là 5 đô la.
Polymarket hiện đang cung cấp một nền tảng thuận tiện và chi phí thấp để người dùng tham gia cá cược vào BTC, đặc biệt là với Polygon giúp giảm chi phí và đơn giản hóa quá trình tham gia. Tuy nhiên, các cược đòn bẩy trực tiếp vào BTC vẫn chưa dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người, vì Polymarket không thu phí và chủ yếu phục vụ cho người dùng quy mô nhỏ, tạo ra một không gian thử nghiệm cho các trader.