Chuyên mục lưu trữ: Altcoin

Altcoin, viết tắt của “alternative coin”, là bất kỳ loại tiền mã hóa nào không phải là Bitcoin. Altcoin được xây dựng trên các công nghệ và giao thức blockchain khác nhau, cung cấp thêm nhiều tính năng và lợi ích khác biệt. Có rất nhiều Altcoin trên thị trường tiền mã hóa (crypto), một số Altcoin hàng hot bao gồm Ethereum, BNB, Ripple, Solana, Tether, v.v.

Altcoin là một phần đang phát triển của thị trường tiền mã hóa, với hàng nghìn đồng tiền khác nhau. Mặc dù đầu tư vào altcoin có thể là một vấn đề rủi ro cao, tuy nhiên lợi nhuận cũng không hề nhỏ, điều quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu của bạn và hiểu các rủi ro đó. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn, sử dụng các sàn tiền mã hóa đáng tin cậy và theo dõi các khoản đầu tư của mình, bạn có thể gặt hái được lợi nhuận từ altcoin.

Cá voi gửi khẩn cấp 14 triệu đô la ETH để tránh thanh lý 340 triệu đô la


Một cá voi chưa rõ danh tính đã bơm vốn khẩn cấp lên đến hàng triệu đô la để tránh bị thanh lý hơn 300 triệu đô la ETH khi thị trường giảm mạnh do áp lực kinh tế vĩ mô gia tăng.

Cá voi này được cho là gần bị thanh lý vị thế chứa 220.000 ETH trên MakerDAO, một nền tảng cho vay DeFi. Để ngăn chặn thanh lý, nhà đầu tư đã gửi 10.000 ETH — trị giá hơn 14,5 triệu đô la — và 3,54 triệu Dai nhằm nâng giá thanh lý của vị thế này. Theo báo cáo của công ty phân tích blockchain Lookonchain trong bài đăng ngày 7/4 trên X:

“Nếu ETH giảm còn 1.119 đô la, 220.000 ETH (340 triệu đô la) sẽ bị thanh lý”.

eth
Nguồn: Lookonchain

Sự kiện xảy ra chỉ vài giờ sau khi một nhà đầu tư ETH khác bị thanh lý hơn 106 triệu đô la trên nền tảng cho vay DeFi Sky.

Cá voi này đã mất hơn 67.000 ETH khi tài sản giảm khoảng 14% vào ngày 6/4. Hệ thống của Sky sử dụng tỷ lệ tài sản thế chấp vượt mức, thường là 150% hoặc cao hơn, có nghĩa là người dùng cần gửi ít nhất 150 đô la ETH để vay 100 DAI.

Theo dữ liệu từ CoinGlass, hơn 446.000 vị thế đã bị thanh lý trong vòng 24 giờ qua, với tổng thiệt hại vượt 1,36 tỷ đô la. Trong đó, có 1,21 tỷ đô la từ các vị thế Long và 152 triệu đô la từ các vị thế Short.

eth
Thanh lý thị trường crypto 24 giờ qua | Nguồn: CoinGlass

Thanh lý lớn nhất là một vị thế Bitcoin trị giá 7 triệu đô la trên sàn giao dịch OKX.

Thị trường crypto có khả năng phục hồi 70% vào tháng 6

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố các biện pháp thuế quan nhập khẩu đối ứng vào ngày 2/4, gây ra những chấn động trên khắp các thị trường toàn cầu, khiến chỉ số S&P 500 lỗ 5 nghìn tỷ đô la, mức giảm lớn nhất trong vòng hai ngày từ trước đến nay.

Tuy nhiên, thông báo về thuế quan có thể sẽ chấm dứt sự bất ổn toàn cầu đang ảnh hưởng đến các thị trường truyền thống và tiền điện tử trong suốt hai tháng qua.

“Quan điểm của tôi là thuế quan đại diện cho sự bất ổn trên các thị trường. Ngày giải phóng thực sự là đỉnh điểm của giai đoạn đó, cao trào của sự bất ổn. Giờ thì nó đã được công khai. Mọi người đều biết sân chơi mới là gì”, Michaël van de Poppe, nhà sáng lập MN Consultancy, cho biết.

Kết thúc sự bất ổn liên quan đến thuế quan có thể đẩy vốn trở lại Bitcoin, khi các nhà đầu tư bắt đầu mua dip.

Công ty phân tích Nansen cũng ước tính 70% khả năng thị trường có thể chạm đáy vào tháng 6, tùy thuộc vào cách các cuộc đàm phán thuế quan diễn ra.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Minh Anh

Giá PI tiếp tục giảm khi 121 triệu token sẽ được mở khóa trong tháng


Picoin, token gốc của Pi Network, sau một thời gian dài suy giảm mạnh mẽ, đã ghi nhận sự hồi phục đáng chú ý vào cuối tuần qua. Theo báo cáo từ Tạp Chí Bitcoin, giá Pi đã tăng trưởng hai chữ số, đạt mức đỉnh gần $0.75 vào ngày 5 tháng 4.

Tuy nhiên, khi tuần giao dịch mới bắt đầu, áp lực bán từ phe gấu đã nhanh chóng đảo ngược phần lớn mức tăng. Hiện tại, PI đang được giao dịch ở mức khoảng $0.57, tương ứng với mức giảm 11% trong vòng 24 giờ. Vốn hóa thị trường của đồng coin này cũng đã trượt xuống dưới ngưỡng 4 tỷ USD, khiến Pi Network bị loại khỏi danh sách top 30 tài sản kỹ thuật số hàng đầu.

Biểu đồ giá Pi | Nguồn: Tradingview

Nguyên nhân chính được cho là dẫn đến sự sụt giảm này nằm ở sự suy yếu toàn diện của thị trường tiền điện tử trong những giờ qua. Các thị trường tài chính và tiền điện tử toàn cầu đang đối mặt với áp lực lớn, xuất phát từ căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã công bố một loạt thuế mới áp dụng lên hầu hết các quốc gia. Đáp lại, một số quốc gia bị ảnh hưởng đã áp dụng các biện pháp thuế trả đũa, trong khi những nước khác đang cân nhắc hoặc thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác gây ảnh hưởng đến giá PI là việc phát hành lượng lớn token trong tháng này. Theo Watch.Guru, hơn 121 triệu token PI dự kiến sẽ được mở khóa trước cuối tháng 4. Hiện tại, nguồn cung lưu hành của Pi Network đạt khoảng 6,8 tỷ coin, bao gồm cả phần thưởng khai thác bị khóa và đã được mở khóa. Thống kê mới nhất cho thấy 75% số token vẫn đang bị khóa, làm dấy lên lo ngại về tác động tiềm tàng đến giá khi lượng lớn token này được giải phóng.

Cuối cùng, một điểm đáng chú ý là các sàn giao dịch lớn như Binance và Coinbase vẫn chưa hỗ trợ giao dịch đồng tiền điện tử của Pi Network, bất chấp những suy đoán về khả năng họ sẽ tham gia. Việc các “ông lớn” này cung cấp dịch vụ giao dịch cho PI có thể làm tăng tính thanh khoản và khả năng tiếp cận, đồng thời mở ra cơ hội cho một đợt tăng giá mạnh mẽ trong tương lai.

Bạn có thể xem giá PI ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

Ông Giáo

Death cross kéo ADA giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 11


Cardano (ADA) đang đối mặt với đợt giảm giá mạnh trong bối cảnh biến động gia tăng và làn sóng thanh lý lan rộng trên khắp thị trường crypto. Trong 24 giờ qua, ADA đã mất hơn 14% giá trị, đánh dấu một trong những mức giảm mạnh nhất trong một ngày gần đây. 

Trong ngày qua, giá đã trượt xuống mức thấp nhất 0,51 đô la – lần cuối ghi nhận vào tháng 11/2024. Điều này củng cố thêm tâm lý giảm giá đang gia tăng. 

Death cross và dòng ra ồ ạt tác động tiêu cực đến ADA 

Diễn biến suy giảm của ADA trong ngày qua đã đẩy giá vào vùng nguy hiểm khi death cross xuất hiện trên biểu đồ hàng ngày. Đây là lần đầu tiên mô hình này hình thành trên biểu đồ của ADA kể từ tháng 5/2024.

Death cross trên biểu đồ giá ADA | Nguồn: TradingView

Death cross xảy ra khi đường trung bình động (MA) 50 ngày giảm dưới MA 200 ngày, được xem là tín hiệu giảm giá dài hạn, thường xuất hiện trước các giai đoạn suy yếu giá kéo dài. 

Khi death cross hình thành, nó báo hiệu sự thay đổi rõ rệt tâm lý thị trường từ tăng sang giảm, dẫn đến áp lực bán gia tăng và có thể khiến giá tiếp tục giảm. Điều này cho thấy ADA phải đối mặt với áp lực giảm giá tiếp tục trong thời gian tới nếu phe bò vẫn còn yếu thế. 

Hơn nữa, dòng tiền chảy ra ổn định từ các thị trường giao ngay ADA càng gia tăng áp lực giảm giá. Theo Coinglass, dòng ra từ thị trường giao ngay ADA đã lên tới 12 triệu đô la tính đến nay. 

Trong tháng qua, số liệu này đã vượt mốc 150 triệu đô la.

Dòng vào/dòng ra trên thị trường giao ngay ADA | Nguồn: Coinglass

Dòng ra liên tục từ thị trường giao ngay cho thấy tâm lý giảm giá, vì các nhà đầu tư đang rút vốn để phòng ngừa tình huống xấu tiếp theo hoặc chuyển tiền sang các tài sản khác. 

Xu hướng này báo hiệu trader ADA mất niềm tin khi họ liên tục thanh lý các vị thế, làm gia tăng áp lực bán trên thị trường và đóng góp đáng kể vào những khó khăn của giá ADA. 

Death cross ADA đe dọa giảm thêm 

Trong khi tình hình bất ổn chung của thị trường đã tác động đến nhiều altcoin, diễn biến giảm giá của ADA lại đặc biệt đáng chú ý vì hình thành death cross. Sự xuất hiện của chỉ báo kỹ thuật này kết hợp với mức giá thấp trong nhiều tháng khi hoạt động mua giảm cho thấy ADA phải đối mặt với áp lực giảm giá tiếp tục trong ngắn hạn. 

Trong kịch bản đó, giá ADA có thể giảm xuống 0,44 đô la, đánh dấu mức giảm 14% so với giá trị hiện tại.

Biểu đồ giá ADA 1 ngày | Nguồn: TradingView

Mặt khác, nếu có nhu cầu mới, triển vọng giảm giá sẽ bị vô hiệu. Trong trường hợp đó, ADA có thể lấy lại những gì đã mất và cố gắng vượt qua mức kháng cự 0,54 đô la. 

Nếu thành công, giá có thể tiếp tục tăng lên 0,64 đô la.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Minh Anh

XRP giảm giữa nỗi lo về Thứ 2 đen tối, mốc 1 đô la không còn xa?


Ripple (XRP), tiền điện tử lớn thứ tư theo vốn hóa thị trường, đã giảm xuống mức thấp nhất trong ngày là 1,64 đô la. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2024, mất hơn 25% trong tháng qua. Thị trường nói chung cũng đang chịu sức ép, khi nỗi lo về chiến tranh thương mại giữa Mỹ làm gia tăng tâm lý hoảng loạn, khiến các nhà đầu tư đồng loạt bán tháo cổ phiếu và các tài sản rủi ro.

Với XRP đã giảm 16% trong 24 giờ qua, câu hỏi lớn vẫn là: Liệu giá có thể giảm sâu hơn nữa xuống 1 đô la, đánh dấu mức giảm 44% so với các đỉnh gần đây? 

Thương chiến gây lo ngại về “Thứ 2 đen tối” 

XRP lao dốc trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng rằng các mức thuế mới từ Mỹ càng làm trầm trọng thêm tình hình. Tổng thống Donald Trump gần đây tuyên bố ông “sẵn sàng đối thoại”, nhưng lại không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ lùi bước trong các chính sách thương mại. Tình hình bất ổn đã làm xao động tâm lý nhà đầu tư, dẫn đến làn sóng bán tháo mạnh mẽ hơn.

Điều thú vị là Google Trends thể hiện số lượt tìm kiếm thuật ngữ “Black Monday” (Thứ 2 đen tối) đang tăng nhanh. Thuật ngữ này thường liên quan đến các vụ sụp đổ thị trường trong quá khứ, báo hiệu tâm lý lo ngại leo thang của giới nhà đầu tư.

Thị trường crypto cũng chịu tổn thất, mất 11,5% tổng giá trị, hiện ở mức 2,35 nghìn tỷ đô la. Trong khi đó, cổ phiếu Mỹ đang chịu áp lực, với hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 3%, phản ánh sự chuyển hướng khỏi các tài sản rủi ro. 

Khi nỗi sợ hãi gia tăng và thị trường trở nên bất ổn, các trader hạn chế tham gia vào những tài sản rủi ro như XRP, gây ra làn sóng thanh lý và làm trầm trọng thêm xu hướng giảm giá.

64 triệu đô la XRP bị thanh lý 

Tâm lý hoảng loạn càng được thể hiện rõ rệt trên thị trường hợp đồng tương lai khi dữ liệu từ Coinglass ghi nhận hơn 1,4 tỷ đô la các vị thế tiền điện tử đã bị thanh lý trong 24 giờ qua, ảnh hưởng đến 446.448 trader. 

Trong số đó, 64 triệu đô la XRP bị thanh lý, với phần lớn 56,8 triệu đô la đến từ các vị thế Long. Làn sóng bán tháo này chỉ càng làm gia tăng áp lực giảm giá lên XRP. 

Thêm vào tâm lý giảm giá, hợp đồng mở (OI) của XRP hiện giảm dưới 3 tỷ đô la và funding rates (phí tài trợ) đã chuyển sang âm, cho thấy ngày càng có nhiều trader đặt cược vào khả năng giảm tiếp.

XRP sụp đổ xuống 1 đô la

Hiện tại, XRP đang giao dịch ở mức 1,75 đô la, giảm 16% trong 24 giờ qua. 

Biểu đồ giá XRP 4 giờ | Nguồn: Tradingview

Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy xu hướng bi quan khi XRP trượt dưới mức hỗ trợ quan trọng 1,8 đô la và dưới đường trung bình động 200 ngày, xác nhận chuyển từ vùng tăng giá sang vùng giảm giá. 

Nếu phiên giao dịch hôm nay đóng dưới 1,47 đô la, giá XRP có thể giảm sâu hơn, thậm chí xuống tới 1 đô la, thấp hơn 44% so với mức đỉnh gần đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Minh Anh

Cá voi Ethereum mất hơn 100 triệu USD khi giá giảm 2 chữ số


Theo báo cáo của Lookonchain, một con cá voi đã chứng kiến ​lượng lớn Ethereum của họ, với 67.570 ETH trị giá khoảng 106 triệu USD, bị thanh lý trên Maker sau khi giá giảm mạnh hơn 10% vào tối Chủ Nhật, khiến ETH lao dốc từ trên $1.800 xuống dưới $1.500 vào thời điểm hiện tại.

Nguồn: Lookonchain

Thị trường crypto đã phải đối mặt với áp lực bán mới sau khi cho thấy khả năng phục hồi vào ngày thứ Sáu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đỏ lửa. Tâm lý bi quan do mức thuế quan mạnh tay của Tổng thống Trump đã khiến Bitcoin giảm xuống quanh $75.000.

Sự sụt giảm không chỉ giới hạn ở Bitcoin và Ethereum, với tổng vốn hóa thị trường crypto bốc hơi hơn 10% xuống còn 2,38 nghìn tỷ USD.

Nguồn: Coinmarketcap

Trong 24 giờ qua, XRP đã giảm 21% xuống $1,66, trong khi BNB lao dốc gần 10% còn $534. Solana, Dogecoin và Cardano đều giảm khoảng 19%. TRON cho thấy mức lỗ tương đối nhỏ hơn là 5%.

Do sự sụt giảm này, cặp giao dịch ETH/BTC đã quay về 0,019 vào ngày 7 tháng 4, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020.

Trong một báo cáo riêng, Lookonchain tiết lộ rằng, một nhà đầu tư khác đã hoảng loạn bán 14.014 ETH, trị giá khoảng 22 triệu USD.

Nguồn: Lookonchain

Bất chấp sự hỗn loạn của thị trường hiện tại, một số cá voi đang coi đợt giảm giá này là cơ hội để tích lũy thêm ETH.

Lookonchain đưa tin, cá voi được biết đến với cái tên “7 Siblings” gần đây đã mua 24.817 ETH với giá khoảng 42 triệu USD, nâng tổng số ETH nắm giữ của họ lên hơn 1,2 triệu ETH, hiện có giá trị khoảng 1,9 tỷ USD.

Kể từ ngày 3 tháng 2, nhà đầu tư này đã chi gần 230 triệu USD để mua 103.543 ETH, hiện đang phải đối mặt với khoản lỗ 64 triệu USD cho số tiền tích lũy của họ.

Đầu tuần này, IntoTheBlock đưa tin rằng, các cá voi đã tích lũy được 130.000 ETH vào hôm thứ Năm khi tài sản crypto lớn thứ hai giảm xuống dưới $1.800 trong phiên giao dịch đầu tiên sau thông báo về thuế quan.

Bạn có thể xem giá ETH ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Việt Cường

TOP 3 token đối mặt với đợt mở khóa lớn giữa thị trường lao dốc


Các đợt mở khóa token luôn là những cột mốc quan trọng trên thị trường tiền điện tử, tác động trực tiếp đến thanh khoản, biến động giá và tâm lý nhà đầu tư. Đây là thời điểm các đồng coin hoặc token từng bị khóa được giải phóng, trở nên khả dụng để giao dịch trên thị trường mở, từ đó có thể tạo ra những đợt sóng lớn về cung – cầu.

Trong tuần này, ba dự án đáng chú ý gồm Axie Infinity (AXS), Jito Labs (JTO) và Xave (XAV) chuẩn bị tung ra một lượng token lớn vào thị trường. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua.

1. Axie Infinity (AXS)

Axie Infinity là một trong những tựa game blockchain nổi bật nhất hiện nay, nơi người chơi thu thập và chiến đấu cùng những sinh vật kỹ thuật số mang tên Axie – thường được ví như phiên bản Web3 của Pokémon. Trò chơi lấy cảm hứng từ thú cưng này kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố công nghệ tiên tiến như blockchain, NFT và token chuẩn ERC-20, tạo nên một thế giới ảo sống động nơi người chơi có thể sở hữu, giao dịch và phát triển các Axie độc đáo.

Vào ngày 12 tháng 4 tới, Axie Infinity sẽ tiến hành mở khóa 10,72 triệu token AXS – tương đương khoảng 29 triệu USD theo mức giá hiện tại. Phần lớn số token này dự kiến sẽ được phân bổ cho chương trình staking và đội ngũ phát triển dự án, nhằm tiếp tục thúc đẩy hệ sinh thái trò chơi phát triển bền vững.

Axie Infinity mở khóa token AXS | Nguồn: Cryptorank

2. Jito Labs (JTO)

Jito, một nền tảng staking thanh khoản hàng đầu trên Solana, mang đến cho người dùng cơ hội nhận phần thưởng MEV (Maximum Extractable Value) thông qua việc nắm giữ token. Vào ngày 7 tháng 4, dự án sẽ tiến hành mở khóa 11,3 triệu token JTO, tương đương khoảng 20 triệu USD.

Phần lớn số token này sẽ được phân bổ cho các hoạt động chiến lược như phát triển hệ sinh thái, hỗ trợ những đóng góp cốt lõi và mở rộng cộng đồng. Bên cạnh đó, 10% lượng token được mở khóa sẽ được dành riêng cho các chương trình airdrop, nhằm thúc đẩy sự tham gia và lan tỏa trong cộng đồng người dùng.

Jito mở khóa token JTO | Nguồn: Cryptorank

3. Xave (XAV)

Xave là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) tiên phong trong việc xây dựng thị trường ngoại hối phi tập trung (decentralized FX). Dự án hướng đến việc cải thiện tính thanh khoản cho các stablecoin thông qua mô hình tạo lập thị trường tự động (AMM).

Vào ngày 11 tháng 4 tới, Xave sẽ tiến hành mở khóa hơn 313 triệu token XAV, chiếm hơn 3% tổng nguồn cung. Phần lớn lượng token này sẽ được phân bổ cho đội ngũ phát triển, các nhà đầu tư chiến lược và quỹ dự trữ của dự án.

Xave mở khóa token XVA | Nguồn: Cryptorank

 

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

SN_Nour

Thị phần Ethereum chạm đáy 5 năm: Liệu “máy tính toàn cầu” có thể lội ngược dòng?


Thị phần của Ethereum trên thị trường tiền điện tử vừa giảm xuống dưới 9,4%, mức thấp nhất kể từ năm 2019. Đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn để duy trì danh hiệu “nữ hoàng” trong bối cảnh không gian tài sản số thay đổi nhanh chóng.

Đà suy giảm của Ethereum diễn ra chậm rãi nhưng đau đớn, làm lung lay niềm tin ngay cả với những nhà đầu tư trung thành nhất và phản ánh rõ nét sự dịch chuyển trong tâm lý thị trường. Trong khi đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bitcoin – với mức thống trị tăng lên gần 60% – càng làm trầm trọng thêm tình hình.

Hồi tháng 2, tỷ giá ETH/BTC đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, cho thấy dòng vốn đang rời bỏ Ethereum. Điều này diễn ra bất chấp các nỗ lực nâng cấp mạng lưới và cải thiện khả năng mở rộng, Ethereum vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút dòng tiền mới.

Việc chuyển sang cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake và sự phát triển của các giải pháp Layer-2 tuy cải thiện hiệu suất giao dịch nhưng lại vô tình làm phân tán hoạt động khỏi mạng chính của Ethereum, kéo theo doanh thu mạng sụt giảm mạnh. Nếu xu hướng này tiếp diễn, Ethereum có nguy cơ đánh mất lợi thế cạnh tranh khi các ứng dụng phi tập trung (dApp) dần chuyển sang các blockchain thay thế có phí giao dịch thấp và khả năng mở rộng cao hơn.

Liệu “máy tính toàn cầu” có thể xoay chuyển tình thế?

Dù đối mặt với nhiều thử thách, hệ sinh thái staking của Ethereum vẫn cho thấy sức sống bền bỉ. Hoạt động staking trong năm 2024 đã tăng 5,1%, với gần 29% tổng cung ETH bị khóa trong các hợp đồng staking. Đáng chú ý, 60% người staking vẫn có lãi dù giá ETH sụt giảm – điều này thể hiện niềm tin dài hạn vào tiềm năng của Ethereum.

Lộ trình phát triển mới được nhà sáng lập Vitalik Buterin công bố tiếp tục đặt trọng tâm vào khả năng mở rộng, với các giải pháp như sharding và roll-up nhằm giải quyết tình trạng nghẽn mạng và tăng hiệu quả giao dịch. Tuy nhiên, để giành lại thị phần, Ethereum sẽ cần vượt qua sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các đối thủ như Solana và duy trì vị thế trong lĩnh vực DeFi.

Triển vọng của Ethereum sẽ phụ thuộc vào khả năng đổi mới chiến lược và thích ứng linh hoạt. Những công nghệ như bằng chứng không kiến thức (ZKPs), giải pháp Layer-2 nâng cấp và yêu cầu staking tối thiểu thấp hơn có thể mở rộng cơ sở người dùng và xử lý vấn đề mở rộng mạng.

Tuy nhiên, việc giành lại vị thế “ông vua altcoin” không chỉ là câu chuyện kỹ thuật. Ethereum cần tái định hình câu chuyện thương hiệu của mình trong bối cảnh Bitcoin được tổ chức tài chính ưa chuộng hơn và các nền tảng blockchain mới nổi liên tục thu hút sự chú ý.

Mặc dù các chỉ số thị trường đang ảm đạm, tâm lý cộng đồng vẫn khá tích cực với 64% thể hiện quan điểm lạc quan. Nhiều nhà giao dịch nổi bật, trong đó có Mister Crypto, cũng cho rằng Ethereum đang tạo đáy, với tuyên bố:

“Chưa bao giờ tâm lý lại tệ như bây giờ. Đây là thời điểm lý tưởng cho một đợt phục hồi.”

Trong bối cảnh dòng tiền tổ chức đang dồn về Bitcoin và các mạng lưới thay thế liên tục bứt phá, Ethereum sẽ phải chiến đấu vất vả để giành lại niềm tin nhà đầu tư và giữ vững vị thế của mình. Cuộc chiến giành lại ngôi vương trong thị trường altcoin đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.

Bạn có thể xem giá ETH ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

Thạch Sanh

Cá voi khuấy động thị trường với 143 triệu USD XRP – Giá sắp bứt phá lên $2,60?


Một giao dịch khổng lồ trị giá 66,9 triệu XRP – tương đương hơn 143 triệu USD – vừa được thực hiện giữa hai ví ẩn danh, thổi bùng làn sóng phấn khích mới quanh token này. Đáng chú ý, hoạt động cá voi quy mô lớn diễn ra đúng lúc Ripple (XRP) đang củng cố vững chắc trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý $2.

Tại thời điểm hiện tại, XRP đang giao dịch ở mức $2,10, tăng 3,97% chỉ trong vòng 24 giờ. Động lực này khiến giới phân tích tập trung theo dõi khả năng hình thành một đợt bứt phá mới, với mục tiêu hướng tới vùng kháng cự then chốt $2,60.

Dự trữ sàn giao dịch tăng mạnh: Liệu trader có nên lo lắng?

Dữ liệu on-chain cho thấy lượng XRP lưu trữ trên các sàn giao dịch đã đạt 6,066 tỷ USD, tăng mạnh 5,9% chỉ trong 24 giờ qua. Diễn biến này thường được xem là dấu hiệu tiềm ẩn của áp lực bán, khi ngày càng nhiều token sẵn sàng được đưa vào thị trường.

Tuy nhiên, không phải mọi dòng vốn đổ vào sàn đều đồng nghĩa với việc bán tháo ngay lập tức. Trong nhiều trường hợp, đây có thể là bước chuẩn bị có tính toán cho các đợt thanh khoản lớn sắp diễn ra, hoặc là chiến lược tích lũy ở những vùng giá mục tiêu.

Nguồn: CryptoQuant

Phân tích kỹ thuật XRP: Đang chuẩn bị cho cú bứt phá mới?

XRP tiếp tục dao động trong một biên độ rõ ràng, với ba lần bật mạnh từ vùng hỗ trợ quanh mốc $2 kể từ đầu tháng 3. Mô hình giá hiện tại đang dần hình thành một đáy cao hơn — tín hiệu kỹ thuật thường báo hiệu sự trở lại của xu hướng tăng.

Nếu lực mua đủ mạnh để đưa giá vượt qua vùng kháng cự then chốt tại $2,61, một đợt bứt phá hướng lên vùng mục tiêu $3,39 là hoàn toàn có cơ sở. Việc bứt phá ra khỏi biên độ tích lũy hiện tại sẽ củng cố xu hướng tăng, đồng thời tạo lực hút đối với các trader theo đà đang chờ tín hiệu xác nhận.

Nguồn: TradingView

Hoạt động on-chain gia tăng – Điều đó có ý nghĩa gì?

Các chỉ số on-chain đang phát đi những tín hiệu tích cực, cho thấy mạng lưới đang dần sôi động trở lại. Trong vòng 24 giờ qua, số lượng ví hoạt động đã tăng 0,92%, chạm mốc 21.057 địa chỉ duy nhất. Đồng thời, số lượng giao dịch cũng ghi nhận mức tăng 0,96%, vượt ngưỡng 1,94 triệu lượt.

Những số liệu này phản ánh rõ sự gia tăng trong mức độ tương tác của người dùng – một dấu hiệu thường xuất hiện trước hoặc song hành cùng các đợt phục hồi giá. Chính vì vậy, đà tăng trong hoạt động ví hoàn toàn phù hợp với tâm lý lạc quan đang lan tỏa quanh triển vọng ngắn hạn của XRP.

Nguồn: Coinglass

Bản đồ thanh lý: Áp lực squeeze sẽ xảy ra theo chiều hướng nào?

Dữ liệu bản đồ thanh lý từ sàn Binance cho thấy vùng từ $2,15 đến $2,25 đang tập trung nhiều cụm thanh lý dày đặc. Những vùng giá này vừa là rào cản ngắn hạn, vừa tiềm ẩn khả năng trở thành bệ phóng cho một pha tăng tốc mạnh mẽ.

Nếu giá vượt qua được “điểm nghẽn” này, việc hàng loạt lệnh short bị thanh lý có thể kích hoạt một chuỗi phản ứng đẩy giá tăng vọt, hướng tới mốc $2,60. Trong trường hợp đà tăng tiếp tục được củng cố, thị trường có thể chứng kiến một đợt bứt phá mạnh với biến động lớn hơn trong thời gian ngắn.

Nguồn: Coinglass

Kết luận

Sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực – bao gồm hoạt động mua vào mạnh mẽ từ cá voi, cấu trúc kỹ thuật thiên về xu hướng tăng, các chỉ báo on-chain khởi sắc và sự chồng lấn của các lớp thanh lý – đang cùng nhau tạo nền tảng vững chắc cho kịch bản XRP bứt phá lên ngưỡng $2,60.

Chừng nào giá vẫn trụ vững trên mốc hỗ trợ quan trọng $2, xu hướng tăng hiện tại nhiều khả năng sẽ tiếp tục. Các trader nên chuẩn bị cho một chuyển động bứt phá với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Bạn có thể xem giá XRP ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

SN_Nour

Chuyên gia tiết lộ lý do tại sao Binance có thể không bao giờ niêm yết Pi Network


Giá Pi Coin thời gian qua đã trải qua những biến động đầy kịch tính, từng vọt lên mức 2,98 USD trước khi lao dốc xuống chỉ còn 0,50 USD, khiến không ít nhà đầu tư bất ngờ. Tính đến thời điểm hiện tại, Pi đã giảm hơn 11% và đang giao dịch quanh mốc 0,63 USD. Một trong những nguyên nhân chính khiến đồng tiền số này gặp khó khăn là việc chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn như Binance hay Coinbase, làm hạn chế khả năng tiếp cận của nhà đầu tư cũng như thanh khoản thị trường.

Theo Báo Mới, ông Nguyễn Hà Minh Thông, nhà sáng lập Cabo Capital tại TP.HCM, đã chia sẻ một số lý do vì sao sàn Binance vẫn chưa đưa Token Pi lên sàn. Ông cho rằng, mặc dù cộng đồng Pi có thể tin rằng dự án đủ sức phát triển độc lập, nhưng nếu không được các sàn lớn công nhận, đồng coin này sẽ tiếp tục vấp phải hoài nghi và rất khó đạt được giá trị thực sự trên thị trường tiền điện tử toàn cầu.

Những rào cản khiến Binance “nói không” với Pi

1. Hoạt động giao dịch vẫn bị giới hạn: Mạng chính (mainnet) của Pi Network đã chính thức hoạt động từ cuối năm 2024, nhưng vẫn đang trong trạng thái “đóng”, tức là các giao dịch chỉ giới hạn trong hệ sinh thái nội bộ. Trong khi đó, Binance ưu tiên các dự án sở hữu blockchain mở, công khai và minh bạch nhằm đảm bảo tính ổn định và tin cậy cho thị trường.

2. Mô hình token chưa rõ ràng: Tổng cung Pi được ước tính vào khoảng 100 tỷ token, nhưng chỉ khoảng 6,8 tỷ token đang lưu hành. Đáng chú ý, đội ngũ phát triển đã bất ngờ loại bỏ 10 triệu token khỏi nguồn cung mà không đưa ra lời giải thích thỏa đáng, khiến nhiều người đặt nghi vấn về khả năng thao túng giá. Đối với Binance, sự minh bạch trong phân bổ và quản lý token là yếu tố tiên quyết để hạn chế rủi ro.

3. Rủi ro pháp lý: Binance hiện đang chịu áp lực pháp lý nghiêm ngặt tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, nơi các vấn đề liên quan đến rửa tiền và tuân thủ tài chính đang được giám sát chặt chẽ. Pi Network hiện chưa được bất kỳ cơ quan quản lý nào công nhận chính thức. Tại Việt Nam, tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật thừa nhận, còn tại Trung Quốc, Pi từng bị dán nhãn là một “dự án đa cấp”. Điều này khiến việc niêm yết Pi trên Binance có thể kéo theo những hệ lụy pháp lý nghiêm trọng.

4. Thiếu thanh khoản và hoạt động thị trường: Để được niêm yết trên các sàn lớn như Binance, một token cần có mức thanh khoản cao và khối lượng giao dịch mạnh mẽ trên các thị trường mở. Trong khi đó, Pi hiện chủ yếu được giao dịch thông qua các kênh OTC như Telegram hoặc một số sàn nhỏ như OKX, HTX, với mức giá biến động thất thường. Binance có xu hướng lựa chọn các dự án đã trải qua giai đoạn khám phá giá (price discovery) rõ ràng.

5. Vấn đề tập trung hóa: Một trong những chỉ trích lớn nhất mà Pi Network phải đối mặt là mức độ tập trung hóa quá cao. Toàn bộ các node trong mạng lưới chính đều do team phát triển Pi kiểm soát, đi ngược lại với triết lý phi tập trung mà các sàn lớn như Binance đề cao — tương tự như mô hình hoạt động minh bạch của Bitcoin hay Ethereum.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Ông Giáo