Chuyên mục lưu trữ: Altcoin

Altcoin, viết tắt của “alternative coin”, là bất kỳ loại tiền mã hóa nào không phải là Bitcoin. Altcoin được xây dựng trên các công nghệ và giao thức blockchain khác nhau, cung cấp thêm nhiều tính năng và lợi ích khác biệt. Có rất nhiều Altcoin trên thị trường tiền mã hóa (crypto), một số Altcoin hàng hot bao gồm Ethereum, BNB, Ripple, Solana, Tether, v.v.

Altcoin là một phần đang phát triển của thị trường tiền mã hóa, với hàng nghìn đồng tiền khác nhau. Mặc dù đầu tư vào altcoin có thể là một vấn đề rủi ro cao, tuy nhiên lợi nhuận cũng không hề nhỏ, điều quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu của bạn và hiểu các rủi ro đó. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn, sử dụng các sàn tiền mã hóa đáng tin cậy và theo dõi các khoản đầu tư của mình, bạn có thể gặt hái được lợi nhuận từ altcoin.

Liệu PI có thể phục hồi sau mức giảm 68% gần đây không?


Pi Network (PI) đang chịu tác động nặng nề từ xu hướng giảm giá chung của thị trường tiền điện tử. Với định giá pha loãng hoàn toàn ước tính khoảng 7,5 tỷ USD và khối lượng giao dịch trung bình trong 24 giờ đạt 196 triệu USD, đồng altcoin tầm trung này đã ghi nhận mức giảm hơn 68% trong vòng bốn tuần qua.

Liệu PI có thể phục hồi sau mức giảm 68% gần đây không?
Biểu đồ giá Pi | Nguồn: Tradingview

Tính đến thời điểm hiện tại, giá PI được giao dịch ở mức khoảng 0,723 USD sau khi tăng nhẹ 2% trong ngày.

Những thách thức lớn đối với team Pi Network 

Sau sự kiện tạo token được quảng bá rầm rộ, team Pi Network đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì sức sống cho mạng lưới. Đặc biệt, sự phản đối từ các sàn giao dịch tập trung hàng đầu, điển hình là Bybit, đã tạo ra những trở ngại lớn. Mặc dù team phát triển đã liên tục công bố các bản cập nhật mạng lưới, nhưng cho đến nay, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để khơi dậy động lực tăng giá.

Vào cuối tuần trước, team Pi đã đưa ra một thông báo quan trọng liên quan đến quá trình di chuyển lên mainnet và xác minh tài khoản. Theo đó, hệ thống xác thực của Pi sẽ chuyển từ việc sử dụng số điện thoại sang xác thực hai yếu tố (2FA) dựa trên email, nhằm tăng cường tính bảo mật và tiện ích cho người dùng.

Triển vọng sắp tới

Kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 2,99 USD vào ngày 26 tháng 2, giá Pi đã rơi vào xu hướng giảm kéo dài, được đặc trưng bởi các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trên cả khung thời gian 4 giờ và hàng ngày.

Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, giá PI hiện đang kiểm tra lại mức hỗ trợ quan trọng quanh ngưỡng 0,72 USD. Nếu mức hỗ trợ này bị phá vỡ liên tục, khả năng cao sẽ dẫn đến một đợt bán tháo mới trong những tuần tiếp theo.

Ngược lại, nếu giá bật tăng từ mức hỗ trợ này, thị trường có thể chứng kiến một đợt phục hồi mạnh mẽ, mở đường cho một chu kỳ tăng giá mới và tiềm năng đạt mức ATH mới. Tuy nhiên, tâm lý thị trường trong ngắn hạn vẫn chịu áp lực lớn từ đợt bán tháo mạnh mẽ của những người dùng sớm trong suốt sáu năm qua, khiến khả năng phục hồi trở nên khó khăn hơn.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

Ông Giáo

XRP vật lộn giữ hỗ trợ quan trọng giữa áp lực bán mạnh


XRP đã chứng kiến một đợt sụt giảm mạnh trong những biến động giá gần đây, mất gần 15% giá trị trong tuần qua khi phe gấu tiếp tục áp đảo thị trường. Các chỉ báo kỹ thuật đang đưa ra tín hiệu trái chiều: chỉ số RSI phục hồi từ vùng quá bán, nhưng mô hình Ichimoku Cloud vẫn cho thấy triển vọng tiêu cực.

Hôm qua, XRP đã kiểm tra ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại $2,06 và bật lên, song động lượng vẫn nghiêng về xu hướng giảm, với các đường trung bình động hàm mũ (EMA) ngắn hạn nằm dưới các đường dài hạn. Dù giá đã thoát khỏi vùng quá bán sâu, điều này có thể báo hiệu giai đoạn tích lũy trước khi XRP bước vào một biến động đáng kể khác.

RSI của XRP phục hồi từ vùng quá bán

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của XRP hiện đạt 36,37, đánh dấu một sự phục hồi đáng kể từ mức thấp 27,49 chỉ vài giờ trước. Sự cải thiện này phản ánh sự thay đổi trong động lượng khi lực mua bắt đầu quay trở lại sau áp lực bán mạnh.

Mặc dù RSI vẫn ở mức thấp, nhưng đà phục hồi này cho thấy các trader có thể đang tận dụng đợt giảm giá gần đây như một cơ hội.

Chỉ báo RSI của XRP | Nguồn: TradingView

Là một chỉ báo động lượng phổ biến, RSI đo lường tốc độ và mức độ thay đổi giá trên thang điểm từ 0 đến 100. Khi RSI giảm dưới 30, tài sản thường bị coi là quá bán và có thể bị định giá thấp. Ngược lại, khi RSI vượt 70, tài sản có nguy cơ bị mua quá mức và có thể sắp bước vào một đợt điều chỉnh.

Việc RSI của XRP phục hồi từ 27,49 lên 36,37 có thể báo hiệu rằng nó vừa thoát khỏi vùng quá bán, đồng thời cho thấy áp lực bán tháo đang suy yếu. Nếu động lực mua tiếp tục gia tăng, XRP có thể bước vào giai đoạn phục hồi ban đầu.

Ichimoku Cloud của XRP vẫn báo hiệu xu hướng giảm

Biểu đồ Ichimoku Cloud của XRP cho thấy giá vẫn nằm dưới cả đường Kijun-sen (đỏ) và đường Tenkan-sen (xanh), xác nhận rằng động lượng thị trường vẫn thiên về xu hướng giảm.

Các thanh nến tiếp tục hình thành bên dưới đám mây, phản ánh một đà suy yếu rộng hơn. Khi giá nằm dưới tất cả các thành phần chính của Ichimoku như thế này, áp lực bán thường chiếm ưu thế, trừ khi có một sự đảo chiều mạnh mẽ phá vỡ các mức kháng cự quan trọng.

Chỉ báo Ichimoku Cloud trên biểu đồ XRP/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Đáng chú ý, đám mây phía trước có màu đỏ, trải dài theo chiều ngang với độ dốc giảm, củng cố triển vọng tiêu cực trong ngắn hạn. Độ dày của đám mây cũng cho thấy mức kháng cự mạnh nếu giá cố gắng phục hồi.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu tích lũy bắt đầu xuất hiện trên các thanh nến gần đây, cho thấy lực bán có thể đang suy yếu dần.

Để xác nhận một sự đảo chiều, XRP cần phải vượt lên trên đường Tenkan-sen và Kijun-sen, sau đó thử thách đám mây Ichimoku – một kịch bản đòi hỏi động lượng tăng trưởng mạnh mẽ và sự bứt phá rõ ràng.

XRP cần giữ hỗ trợ quan trọng để phục hồi

Các đường EMA của XRP đang sắp xếp theo cấu trúc giảm giá rõ ràng, với các đường trung bình ngắn hạn nằm dưới các đường dài hạn và khoảng cách giữa chúng khá lớn – nhấn mạnh động lượng đi xuống mạnh mẽ.

Biểu đồ XRP/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Hôm qua, giá XRP đã kiểm tra mức hỗ trợ $2,06 và bật lên, cho thấy lực mua vẫn còn tồn tại trong vùng này. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này vẫn mang tính quyết định. Nếu XRP kiểm tra lại mức này và không thể giữ vững, giá có thể giảm sâu hơn, với ngưỡng hỗ trợ quan trọng tiếp theo nằm quanh $1,90.

Nếu xu hướng bắt đầu thay đổi và XRP vượt lên trên các đường EMA ngắn hạn, mức kháng cự quan trọng đầu tiên cần theo dõi là $2,22. Nếu giá vượt qua mức này thành công, một đợt phục hồi mạnh mẽ hơn có thể xảy ra, đẩy giá tiến về $2,47.

Nếu động lực tăng tiếp tục, mục tiêu tăng giá tiếp theo sẽ là $2,59. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cấu trúc EMA vẫn nghiêng về xu hướng giảm. phe bò XRP cần duy trì áp lực mua để có thể đảo chiều xu hướng và nhắm đến các mức kháng cự cao hơn.

Bạn có thể xem giá XRP ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

SN_Nour

Cá voi ADA chạm mức thấp nhất trong hai năm khi mức hỗ trợ chính được retest


Cardano (ADA) đang phải đối mặt với áp lực gia tăng khi giá ADA giảm gần 10% trong 7 ngày qua, tiếp tục xu hướng giảm rộng hơn và giao dịch dưới mức 1 đô la trong gần một tháng. Với các chỉ báo kỹ thuật nhấp nháy dấu hiệu cảnh báo và holder lớn thoát khỏi vị thế, mối lo ngại về sự ổn định ngắn hạn của ADA đang leo thang.

Việc từ chối gần đây ở các mức kháng cự cao hơn và tín hiệu định hướng mạnh mẽ cho thấy động lực giảm giá vẫn chưa kết thúc. Khi mức hỗ trợ 0,64 đô la được test một lần nữa, động thái tiếp theo của ADA sẽ xác định liệu có thể phục hồi hay tiếp tục giảm thêm?

Cardano ADX cho thấy xu hướng giảm rất mạnh

Chỉ số định hướng trung bình (ADX) của Cardano hiện ở mức 40,19, tăng mạnh so với 15,83 chỉ 4 ngày trước. Động thái này cho thấy động lực của xu hướng mạnh lên nhanh chóng.

Do ADA hiện đang trong xu hướng giảm, ADX tăng cho thấy đà giảm đang mạnh lên và động thái giảm hiện tại đang thu hút sự chú ý.

ADA ADX | Nguồn: TradingView

ADX là một chỉ báo sức mạnh xu hướng dùng để đo lường mức độ mạnh của xu hướng, bất kể hướng đi của nó. Chỉ báo này dao động từ 0 đến 100, với các giá trị dưới 20 thường biểu thị xu hướng yếu hoặc không tồn tại, trong khi các giá trị trên 25 cho thấy xu hướng mạnh đang diễn ra.

ADX của Cardano tăng trên 40 xác nhận xu hướng giảm hiện tại đang diễn ra và trở nên mạnh hơn. Nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể chỉ ra áp lực giảm giá tiếp theo trừ khi có sự thay đổi động lực bắt đầu hình thành từ phe bò.

Cá voi ADA giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2023

Số lượng cá voi Cardano (ví nắm giữ từ 1 triệu đến 10 triệu ADA) giảm còn 2.406, so với mức 2.421 chỉ 4 ngày trước.

Sự sụt giảm này đưa số lượng cá voi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2023, đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa tiềm tàng trong hành vi của holder lớn. Những động thái này đáng được chú ý, vì thay đổi lượng nắm giữ của cá voi thường xảy ra trước các xu hướng thị trường rộng hơn.

Việc theo dõi cá voi là rất quan trọng vì những holder lớn này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hành động giá thông qua các quyết định mua hoặc bán. Số lượng cá voi sụt giảm sẽ báo hiệu giảm sút lòng tin hoặc luân chuyển vốn vào các tài sản khác.

Số lượng địa chỉ nắm giữ từ 1 triệu đến 10 triệu ADA | Nguồn: Santiment

Trong trường hợp của Cardano, sụt giảm cho thấy một số người chơi chính đang thoát ra hoặc giảm mức độ tiếp xúc, gây thêm áp lực giảm giá ADA.

Nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư và khiến ADA khó phục hồi hơn trong ngắn hạn.

ADA có thể duy trì hỗ trợ 0,64 đô la một lần nữa không?

Giá ADA gần đây đã test mức hỗ trợ 0,64 đô la và cố gắng giữ vững, cho thấy người mua vẫn đang bảo vệ vùng đó. Mức hỗ trợ này là một ranh giới quan trọng trong triển vọng ngắn hạn của ADA.

Nếu xu hướng giảm hiện tại bị đảo ngược và động lực tăng giá mạnh lên, mục tiêu tăng tiếp theo sẽ là mức kháng cự tại 0,69 đô la. Breakout trên mức đó sẽ mở ra cánh cửa cho một đợt tăng giá hướng tới 0,77 đô la.

Phân tích giá ADA | Nguồn: TradingView

Nếu đợt tăng giá tiếp tục mạnh, ADA có thể hướng tới 1,02 đô la, đánh dấu sự trở lại trên mức 1 đô la lần đầu tiên kể từ đầu tháng 3.

Tuy nhiên, hỗ trợ 0,64 đô la vẫn là mức quan trọng cần theo dõi. Nếu Cardano test lại mức này và không giữ được, có thể cho thấy niềm tin của người mua đang yếu đi.

Phá vỡ dưới 0,64 đô la sẽ đưa ADA hướng tới mức hỗ trợ tiếp theo tại 0,58 đô la. Điều này sẽ xác nhận tiếp tục của xu hướng giảm và có thể gây ra áp lực bán thêm.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Đình Đình

Toncoin nhắm mục tiêu 4,5 đô la và 4,8 đô la khi áp lực mua tăng cao


Toncoin (TON) phục hồi mạnh mẽ từ mức $2.5 vào đầu tháng 3. Kể từ khi chạm đáy hàng tháng tại $2.35, TON đã tăng 66% trong vòng ba tuần.

Cấu trúc thị trường duy trì xu hướng tăng

Sự bứt phá này củng cố cấu trúc thị trường tích cực trên biểu đồ khung 1 ngày, tạo điều kiện để xu hướng tăng tiếp tục. Các trader và nhà đầu tư có thể kỳ vọng sự ổn định của động lực tăng trưởng này trong thời gian tới.

Nguồn: IntoTheBlock

Một điểm đáng chú ý là Toncoin không có mối tương quan chặt chẽ với các tài sản tiền điện tử phổ biến khác. Dữ liệu từ IntoTheBlock cho thấy mức tương quan giá trong 30 ngày của TON với Shiba Inu (SHIB) là +0.53 và với Bitcoin (BTC) là +0.23.

Điều này cho thấy TON hoạt động độc lập so với các đồng tiền lớn khác, tạo ra quỹ đạo tăng trưởng riêng biệt, không bị chi phối bởi biến động của thị trường tiền điện tử rộng lớn.

Toncoin có thể sớm vượt mốc $4

Sự thiếu liên kết với BTC trong tháng qua là một tín hiệu tích cực cho phe mua. Điều này cho thấy TON đã tách khỏi ảnh hưởng của Bitcoin và có thể tiếp tục đà tăng ngay cả khi BTC giảm xuống quanh mức $80,000.

Dữ liệu về dòng tiền vào/ra quanh mức giá hiện tại chỉ ra rằng vùng $3.83-$3.94 đã chứng kiến khối lượng mua vào lên tới 673 triệu TON.

Với việc các nhà đầu tư tại vùng giá này đang có lợi nhuận, một đợt kiểm định lại khu vực này có thể không kích hoạt áp lực bán mạnh, biến đây thành một vùng hỗ trợ quan trọng.

Ở phía kháng cự, áp lực bán dường như không quá lớn khi chỉ có vùng $4.42-$4.54 được đánh giá là rào cản đáng kể.

Hoạt động mạng lưới gia tăng cùng với giá

Hoạt động trên mạng lưới của TON cũng đã gia tăng đáng kể trong tháng 3. Đường trung bình động 30 ngày của số địa chỉ hoạt động hàng ngày đang thiết lập các mức đáy cao hơn so với tuần thứ hai của tháng 3, phản ánh sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng TON.

Bên cạnh đó, lượng token không hoạt động đã có nhiều đợt tăng đột biến trong tuần qua, cho thấy sự dịch chuyển lớn của nguồn cung. Điều này có thể phản ánh việc các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá mạnh, nhưng không làm giảm khả năng tiếp tục tăng trưởng của TON.

Xu hướng tăng mạnh mẽ, mục tiêu tiếp theo là $4.5 và $4.8

Biểu đồ giá TON duy trì cấu trúc tăng giá vững chắc sau khi vượt qua mức đỉnh thấp hơn từ tháng 2 tại $3.95. Trên các khung thời gian nhỏ hơn, giá liên tục tạo các đáy cao hơn và đỉnh cao hơn, xác nhận xu hướng bullish.

Nguồn: TradingView

Sự thay đổi cấu trúc thị trường theo hướng tích cực này cũng có thể mở rộng sang khung thời gian hàng ngày trong những tuần tới. Chỉ báo OBV đã tăng mạnh, vượt qua các đỉnh được thiết lập từ đầu năm 2025 và đang kiểm định lại các mức cao của tháng 12/2024, phản ánh áp lực mua vững chắc.

Nhìn chung, triển vọng tăng trưởng của Toncoin vẫn rất tích cực, với các mức kháng cự quan trọng cần theo dõi là $4.5 và $4.8.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

Ông Giáo

Lợi thế NFT của Ethereum có đủ mạnh để đánh bại Bitcoin vào năm 2025 không?


Quý 1 sắp kết thúc và mặc dù quý này không diễn ra như nhiều người dự đoán, đặc biệt là khi Bitcoin không đạt được mức cao mới, thị trường lại có một sự chuyển biến bất ngờ khác. 

Doanh thu từ việc bán NFT giảm mạnh trong quý đầu tiên của năm 2025, thấp hơn đến 63% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Doanh thu từ NFT trên nền tảng Bitcoin cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, còn 291 triệu đô la trong năm 2025, giảm 79% so với mức 1,4 tỷ đô la trong quý đầu tiên của năm 2024. 

Ngược lại, Ethereum vẫn duy trì vị thế dẫn đầu, ghi nhận mức tăng trưởng 22% trong khối lượng giao dịch hàng tuần – hoàn toàn đối lập với mức giảm 47% của Bitcoin trong cùng kỳ. 

Vì vậy, Bitcoin đang mất đi lợi thế trong không gian NFT? Liệu điều này có tạo ra lợi thế thêm cho Ethereum? 

Giảm khối lượng giao dịch NFT báo hiệu suy giảm tính hấp dẫn 

Phân tích thị trường NFT cho thấy Ethereum vẫn giữ vị thế thống trị về tổng khối lượng giao dịch trên nhiều khung thời gian. 

Dù đã giảm 58% so với tháng trước, khối lượng doanh số của Ethereum vẫn mạnh mẽ với 142 triệu đô la. 

Ngược lại, Bitcoin vốn dĩ giữ vị trí thứ hai nhưng giờ đã tụt xuống vị trí thứ 19, thu hẹp 80% khối lượng doanh số từ NFT. 

Tình hình suy giảm đáng kể này phù hợp với bối cảnh giảm chung của tổng doanh thu NFT trên tất cả các blockchain, với mức giảm 43,17% tại thời điểm viết bài.

Sự sụt giảm mạnh mẽ này đánh dấu tháng tồi tệ nhất đối với doanh số NFT, góp phần vào mức mất mát 63% trong quý đầu năm. 

Nguồn: CryptoSlam.IO

Từng được xem là một lớp tài sản kỹ thuật số đột phá, NFT hiện đang đối mặt với sự suy giảm đáng kể trên thị trường. 

Nghiên cứu cho thấy 98% bộ sưu tập NFT hầu như không được giao dịch. Thực tế, chỉ 0,2% các đợt phát hành NFT có lời. Phần lớn NFT mất hơn 50% giá trị trong vòng vài ngày. 

Như đã chỉ ra, bản chất đầu cơ của NFT cũng mang lại những rủi ro đầu tư đáng kể. Beanie Babies là một ví dụ điển hình, giảm giá mạnh sau đợt bùng nổ ban đầu về độ phổ biến. 

Ethereum vẫn duy trì sự thống trị trong bối cảnh thị trường suy giảm 

Vào tháng 1/2025, doanh số NFT của Ethereum chiếm khoảng 50% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường, đạt tổng cộng khoảng 338 triệu đô la. 

Tuy nhiên, Ethereum giảm sút 23,84% khối lượng doanh số từ tháng 12/2024 đến tháng 1/2025.

Hiệu suất của Ethereum trong quý đầu năm cũng chủ yếu theo chiều giảm, với mức giảm 45%, hiện đang test khu vực hỗ trợ quan trọng ở mức 1.831 đô la. Mốc giá 2.000 đô la đã trở thành khu vực kháng cự đáng chú ý.

Biểu đồ giá ETH 4 giờ | Nguồn: TradingView

Do đó, ngay cả những người ủng hộ crypto mạnh mẽ cũng đã điều chỉnh mục tiêu giá đối với Ethereum trong năm 2025, giảm kỳ vọng xuống 60%. 

Mặc dù ETH vẫn duy trì sự thống trị trong lĩnh vực NFT, nhưng khối lượng doanh số NFT giảm 58% trên biểu đồ hàng tháng không thể hấp thụ được thanh khoản bán ra – một yếu tố quan trọng trong các giai đoạn tăng giá trước đây. 

Nếu xu hướng này tiếp tục, tâm lý giảm giá hiện tại đối với Ethereum có thể sẽ mạnh hơn, làm suy yếu sức mạnh tương đối của mạng so với Bitcoin và giảm lợi thế cạnh tranh.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Đình Đình

Initia airdrop 50 triệu token, 90% dành cho người dùng testnet


Initia, dự án blockchain phát triển hạ tầng cho hệ sinh thái đa chuỗi, sẽ airdrop 50 triệu token INIT cho những người ủng hộ sớm trước khi chính thức ra mắt mainnet.

Airdrop này chiếm 5% tổng nguồn cung 1 tỷ token INIT. Trong đó, phần lớn — khoảng 44,7 triệu token (gần 90%) — sẽ được phân phối cho 194.294 người dùng đã tham gia các chiến dịch testnet năm 2024 của Initia. Các chương trình này bao gồm các nhiệm vụ on-chain tương tác, chẳng hạn như nuôi thú ảo Jennie, nhằm kiểm tra khả năng vận hành của hệ thống Initia.

Phân bổ airdrop

Phần còn lại của airdrop được chia cho các đối tác hệ sinh thái và cộng đồng đóng góp xã hội:

Quỹ Initia nhấn mạnh rằng các thành viên nội bộ không đủ điều kiện nhận airdrop. Người dùng có thể kiểm tra quyền nhận trên trang web chính thức của Initia và có 30 ngày để nhận token sau khi mainnet hoạt động.

Định hình tương lai của Initia

“Việc phân phối INIT thông qua airdrop giúp những người ủng hộ từ giai đoạn đầu có tiếng nói trong sự phát triển của Initia,” đại diện quỹ Initia cho biết. “Mainnet Initia sẽ tập trung vào việc tạo ra giá trị cho nền kinh tế bản địa, từ người dùng L1 đến các ứng dụng full-stack như DeFi, game on-chain và NFT.”

Tính đến nay, Initia đã huy động hơn 24 triệu USD từ các nhà đầu tư như YZi Labs (trước đây là Binance Labs), Delphi Ventures, Hack VC và nhiều nhà đầu tư thiên thần. Vòng gọi vốn gần đây nhất đã định giá token INIT ở 350 triệu USD, trong khi vòng Echo của Jordan Fish (Cobie) trước đó định giá dự án ở mức 250 triệu USD.

Initia và tầm nhìn về hệ sinh thái đa chuỗi

Initia đang phát triển hai sản phẩm cốt lõi:

Đồng sáng lập Initia, Ezaan Mangalji (biệt danh “Zon”), mô tả rằng Initia đang xây dựng một hệ sinh thái đa chuỗi trên cả ba lớp: kiến trúc, sản phẩm và kinh tế.

“Thông qua việc thiết kế một Layer 1 song song với mạng lưới L2 liên kết chặt chẽ, Initia đã tạo ra một hệ thống hướng đến tương lai tập trung vào rollup,” Zon cho biết.

Các rollup trên Initia, gọi là Minitias, được xây dựng bằng Cosmos SDK và hỗ trợ nhiều máy ảo, bao gồm Ethereum Virtual Machine (EVM), MoveVM và WasmVM của CosmWasm. Điều này cho phép các nhóm phát triển tùy chỉnh cách thức xử lý và sắp xếp giao dịch trong hệ sinh thái Cosmos.

Hiện tại, hơn 12 dự án Layer 2 đang xây dựng trên nền tảng rollup của Initia, cho thấy tiềm năng mở rộng mạnh mẽ của hệ sinh thái này.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

Thạch Sanh

XRP dao động quanh mức quan trọng – Liệu giá sẽ tăng vọt hay giảm mạnh?


XRP dao động bên dưới $2,2 khi tiếp tục củng cố trong phạm vi giao dịch hẹp.

Bất chấp sự lạc quan gần đây khi vụ kiện Ripple với SEC sắp kết thúc, XRP vẫn chưa thể ghi nhận đà tăng giá.

Ngay sau khi cơ quan quản lý tuyên bố sẽ hủy bỏ vụ kiện, Ripple cũng tuyên bố sẽ không kháng cáo chéo.

Các nhà phân tích vẫn tự tin về hiệu suất dài hạn của token này, với sự hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ và breakout tiềm năng.

Chuyên gia dự đoán giá XRP sẽ tăng trưởng mạnh

Giá XRP đi ngang khi Ripple thông báo hủy bỏ kháng cáo chéo, tăng nhẹ 0,48% và giữ vững ở mức khoảng $2,44.

Tuy nhiên, kể từ đó, giá XRP dã lao dốc gần 15% về quanh mốc $2,1 vào thời điểm hiện tại.

Cộng đồng nghiên cứu thị trường hy vọng về khả nang phục hồi mạnh mẽ khi tương tác của nhà đầu tư với XRP đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực.

Nhà phân tích EGRAG CRYPTO dự báo mức giá mục tiêu thận trọng của XRP là $15, dựa trên xu hướng kỹ thuật dài hạn.

Nhà phân tích tiết lộ mục tiêu bình thường là $22, với mục tiêu mở rộng ở mốc $44.

Phân tích mô hình cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn, đặc biệt là khi thị trường tỏ ra thận trọng.

Nguồn: X

Theo dự báo của chuyên gia, holder XRP nên chốt lời ở nhiều khoảng thời gian khác nhau vì việc chờ đợi đỉnh duy nhất của thị trường sẽ khá rủi ro.

EGRAG CRYPTO giải thích rằng, việc chốt lời tại nhiều mức khác nhau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đồng thời vẫn kiếm được lợi nhuận trong thời điểm thị trường biến động.

Theo nhà phân tích, XRP sẽ vẫn duy trì mức hỗ trợ tại $1 và giá sẽ không bao giờ giảm xuống dưới mức này ngay cả trong điều kiện thị trường gấu.

XRP đối mặt với mức kháng cự ngay lập tức tại $2,75

Các chuyên gia cho biết giá XRP đang phải đối mặt với mức kháng cự ngắn hạn quanh $2,75. Altcoin cần vượt qua ngưỡng này để kích hoạt động thái tăng giá tiếp theo.

Nhà phân tích Dark Defender chỉ ra mức $2,55 là ngưỡng kháng cự gần nhất trong khi cho rằng $2,42 là ngưỡng hỗ trợ mà XRP cần phải lấy lại sau đà giảm giá trong những ngày qua.

Các chuyên gia thị trường luôn chú ý đến khả năng đảo chiều tăng trưởng. Theo các nhà phân tích, giá có thể đạt $5,85 khi XRP vượt qua vùng kháng cự $2,75.

Theo Dark Defender, việc ổn định trên $2,75 sẽ tạo ra động lực tăng giá mới trên toàn thị trường.

Nguồn: X

Bất chấp đà giảm gần đây, tâm lý trên thị trường vẫn khá tích cực khi tranh chấp pháp lý giữa Ripple với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) sắp kết thúc.

CEO của Ripple, Brad Garlinghouse, trước đó đã tuyên bố trên X rằng vụ kiện đã kết thúc với việc cơ quan quản lý đã hủy bỏ hành động chống lại công ty.

Vụ kiện Ripple và SEC sắp kết thúc khi thị trường chờ đợi sự rõ ràng

Bế tắc pháp lý giữa Ripple và SEC tiếp tục là yếu tố quan trọng định hình hành động giá XRP và tâm lý thị trường.

Theo Brad Garlinghouse, SEC đã chấm dứt vụ kiện chống lại Ripple theo hướng có lợi cho công ty.

Sự bất ổn kéo dài về mặt pháp lý đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhưng nhiều người tin rằng sự thay đổi sắp xảy ra.

Các nhà phân tích thị trường dự đoán rằng giải pháp chính thức cho vụ việc này có thể thúc đẩy giá XRP tăng trưởng bền vững.

Khi sự bất ổn về mặt pháp lý được giải quyết, niềm tin của nhà đầu tư vào token và các tài sản liên quan dự kiến ​​sẽ tăng lên, có khả năng thúc đẩy đà tăng trưởng dài hạn trên thị trường crypto.

Bạn có thể xem giá XRP ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Việt Cường

Đồng sáng lập Movement Labs lên tiếng trước nghi vấn “xả” 11 triệu USD MOVE


Ngày 30/3/2025, cộng đồng crypto tiếp tục dậy sóng trước những tranh cãi liên quan đến dự án Movement Network (MOVE). Trước đó, vào ngày 24/3, thông tin về việc Movement Labs chuyển hơn 24 triệu token MOVE (tương đương hơn 11 triệu USD) lên sàn Coinbase chỉ trong vòng hai ngày đã khiến nhiều người hoang mang. Động thái này làm dấy lên nghi ngờ rằng dự án có thể đang âm thầm “xả hàng”, bất chấp tuyên bố trước đó về kế hoạch “mua lại” token nhằm ổn định thị trường.

Cụ thể, trong một bài đăng trên X vào ngày 30/3, tài khoản @Ice_Frog666666 đã chỉ trích gay gắt hành động của Movement Labs, cho rằng đây là một “màn kịch” được dàn dựng để đánh lừa cộng đồng. Người này lập luận rằng việc chuyển token lên Coinbase ngay sau khi công bố kế hoạch mua lại 38 triệu USD token MOVE cho thấy dự án không thực sự có ý định hỗ trợ thị trường, mà thay vào đó là hành vi “cắt lỗ” và “bán tháo” nhằm thu lợi.

Trước áp lực từ cộng đồng, Rushi Manche, đồng sáng lập của Movement Labs, đã lên tiếng phản hồi trên X vào ngày hôm nay. Ông khẳng định rằng số token MOVE được chuyển lên Coinbase không phải để bán tháo, mà là một phần của giao dịch với một tổ chức tài chính nhằm chuẩn bị cho một sản phẩm tổ chức sắp ra mắt, có thể liên quan đến ETP (sản phẩm giao dịch hoán đổi) hoặc ETF (quỹ hoán đổi danh mục). Rushi cũng nhấn mạnh rằng các token này được sử dụng trong một khoản vay liên quan đến sản phẩm này và không hề bị bán hoặc chuyển nhượng như cáo buộc.

Tuy nhiên, phản hồi của Rushi Manche không nhận được sự đồng tình từ cộng đồng. Nhiều người dùng X đã bày tỏ sự mất niềm tin và yêu cầu dự án cung cấp bằng chứng cụ thể để chứng minh tính minh bạch của giao dịch. Một số ý kiến khác đã đề xuất Movement Labs tổ chức một buổi AMA để giải đáp toàn bộ thắc mắc của cộng đồng một cách công khai. Trong khi đó, các bình luận tiêu cực vẫn tiếp tục xuất hiện, với nhiều người dùng gọi dự án là “lừa đảo” và yêu cầu thời gian cụ thể cho các đợt airdrop đã hứa trước đó.

Đây không phải lần đầu tiên Movement Labs đối mặt với các cáo buộc gây tranh cãi. Trước đó, vào ngày 28/1/2025, theo Tạp Chí Bitcoin, Rushi Manche cũng đã phải lên tiếng bác bỏ cáo buộc về hành vi giao dịch nội gián liên quan đến World Liberty Financial – một dự án được hậu thuẫn bởi gia đình Trump. Cụ thể, các giao dịch đáng ngờ đã diễn ra chỉ hai giờ trước khi Movement Labs công bố mainnet dành cho nhà phát triển, khiến cộng đồng đặt câu hỏi về tính minh bạch của dự án. Rushi khẳng định không có bất kỳ sự phối hợp nào trong các giao dịch này, nhưng sự việc đã làm dấy lên thêm nghi ngờ về cách dự án vận hành và quản lý thông tin nội bộ.

Movement Network là một dự án blockchain tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái các blockchain mô-đun dựa trên ngôn ngữ lập trình Move, với mục tiêu nâng cao tính bảo mật, hiệu suất và trải nghiệm người dùng trong các mạng phi tập trung. Được thành lập bởi đội ngũ các nhà phát triển giàu kinh nghiệm, Movement hỗ trợ nhiều môi trường như Aptos, các chuỗi tương thích Ethereum (thông qua Move-EVM), và Sui, đồng thời cung cấp các công cụ như Movement SDK để tích hợp MoveVM với Solidity, giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (dApps).

Vụ việc này tiếp tục làm nóng các diễn đàn tiền mã hóa, khi Movement Labs đang đối mặt với áp lực lớn trong việc lấy lại niềm tin từ cộng đồng. Liệu dự án có thể chứng minh được sự minh bạch của mình, hay những nghi vấn về “xả hàng” sẽ tiếp tục đẩy Movement Labs vào vòng xoáy chỉ trích? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng sự việc này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của tính minh bạch và giao tiếp hiệu quả trong ngành công nghiệp tiền mã hóa đầy biến động.

Dưới đây là bản dịch của lời tố cáo:

Mua lại là giả, bán tháo mới là thật? Movement còn lừa dối đến bao giờ?

Trong bài đăng trước đó, sau khi Binance loại bỏ nhà tạo lập thị trường của Movement, phía dự án đã cam kết mua lại token, tôi từng đặt ra một câu hỏi: Liệu dự án có biết về hành động của nhà tạo lập thị trường hay không? Do thiếu thêm bằng chứng, tôi đã không đi sâu vào vấn đề này vào thời điểm đó.

Hôm nay, mọi thứ ngày càng trở nên rõ ràng—Movement rất có thể đã thông đồng với nhà tạo lập thị trường, cùng nhau thao túng thị trường, lừa gạt niềm tin của người dùng, rồi điên cuồng bán tháo! Nói cách khác, cái gọi là “mua lại” này rất có thể chỉ là một màn kịch do chính dự án tự dàn dựng!

Dự án đã thề thốt tuyên bố sẽ mua lại 38 triệu USD token, cố gắng tạo ra kỳ vọng “tích cực” để ổn định tâm lý thị trường và thu hút người dùng mua thêm. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, số token này đã nhanh chóng được chuyển vào Coinbase, gần như chắc chắn đã bước vào giai đoạn bán tháo.

Khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy chỉ có một lời giải thích hợp lý—đội ngũ dự án, sau khi đã hoàn toàn mất đi uy tín, không còn che giấu nữa và bắt đầu “cắt cổ” người dùng một cách không giới hạn!

Kẻ lừa đảo rồi sẽ lộ diện, và Binance, với vai trò là một lãnh đạo trong ngành, cần tiếp tục hành động! Vụ lùm xùm của Movement khiến người ta nhớ đến quá nhiều vụ lừa đảo trong quá khứ. Mua lại là giả, bán tháo mới là thật; dự án là giả, “cắt cổ” người dùng mới là mục tiêu thực sự! Họ chẳng quan tâm dự án sẽ đi được bao xa, cũng chẳng màng đến sự phát triển của cộng đồng, mục tiêu duy nhất của họ là “cắt” được bao nhiêu thì cắt!

Thị trường không thể tiếp tục dung túng cho hành vi này! Chúng ta không thể ngăn chặn kẻ lừa đảo xuất hiện, nhưng chúng ta có thể khiến những trò lừa đảo của họ bị phanh phui sớm nhất có thể. Nếu Binance tiếp tục cho phép giao dịch MOVE, liệu có phải họ đang sẵn sàng bảo chứng cho trò lừa đảo này không? Đây là câu hỏi mà sàn giao dịch phải trả lời!

Bây giờ, đã đến lúc thị trường đưa ra phản hồi. Tôi kêu gọi Binance ngay lập tức gỡ bỏ token MOVE khỏi sàn để tránh gây thêm thiệt hại cho người dùng!

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

Thạch Sanh

Top 3 Altcoin “made in USA” đáng chú ý trong tuần đầu tiên của tháng 4


Một số Altcoin “Made in USA” đang cho thấy những tín hiệu trái chiều khi tháng 4 bắt đầu, trong đó nổi bật nhất là XRP, SUI và Pi Network (PI).

XRP dẫn đầu về vốn hóa thị trường nhưng cũng có mức giảm lớn nhất trong top 10, khi bốc hơi 10,6% trong tuần này.

SUI là token tăng giá duy nhất, leo dốc 3,8%, cho thấy sức mạnh bất chấp sự suy yếu chung của thị trường. Trong khi đó, PI là token có hiệu suất kém nhất, lao dốc hơn 23% và duy trì ở mức dưới $1 trong suốt cả tuần.

XRP

XRP là altcoin lớn nhất tại Hoa Kỳ theo vốn hóa thị trường, nhưng nó cũng bốc hơi 10,6% trong 7 ngày qua, mức giảm lớn nhất trong top 10. Sự điều chỉnh mạnh này có thể mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư, đặc biệt là khi sự kiện “Ngày giải phóng” của Trump sắp diễn ra vào ngày 2 tháng 4.

Nếu XRP xây dựng xu hướng tăng, giá có thể kiểm tra mức kháng cự $2,22. Breakout tại đây có thể tạo ra động lực hướng đến $2,47 và thậm chí là $2,59 nếu đà tăng trưởng được duy trì.

Phân tích giá XRP | Nguồn: TradingView.

Nếu xu hướng giảm tiếp tục, XRP có thể quay lại mức hỗ trợ $2,06. Nếu xuống dưới mức này, giá có thể giảm thêm xuống còn $1,90.

SUI

SUI là dự án “made in USA” duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng trong tuần qua, khi bật lên 3,8%, mặc dù vẫn giảm 13% trong 30 ngày qua. Khả năng phục hồi này giúp nó khác biệt so với những dự án khác.

Trong 24 giờ qua, khối lượng giao dịch SUI đã giảm 15% xuống còn 767 triệu USD. Vốn hóa thị trường hiện tại đang dao động quanh 7,43 tỷ USD.

Phân tích giá SUI | Nguồn: TradingView.

Đường EMA của SUI gần đây đã hình thành death cross, ám chỉ khả năng hình thành xu hướng giảm. Nếu được xác nhận, giá có thể quay trở lại $2,23, sau đó giảm tiếp xuống còn $2,11 và thậm chí là $1,96.

Nếu SUI có thể đảo ngược xu hướng, giá có thể tăng lên mức $2,50. Breakout ngưỡng này sẽ mở ra cánh cửa hướng tới $2,83, cao hơn gần 20% so với mức giá hiện tại.

Pi Network (PI)

Pi Network (PI) là altcoin giảm giá mạnh nhất trong số các dự án crypto “Made in USA” trong tuần này, lao dốc hơn 23% trong bảy ngày qua.

Giá PI đã được giao dịch dưới mức $1 trong suốt cả tuần.

Phân tích giá PI | Nguồn: TradingView.

Nếu tâm lý thay đổi, PI có thể phục hồi về mức kháng cự $1,05. Breakout ở đây có thể thúc đẩy giá tăng lên $1,23.

Nhưng nếu áp lực giảm giá tiếp tục, PI có thể giảm xuống mức hỗ trợ thử nghiệm $0,718. Nếu xuống dưới mức này, giá quay về $0,62, mức thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 2.

Bạn có thể xem giá XRP, SUIPI ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Việt Cường