Chuyên mục lưu trữ: Phân tích

Phân tích, báo cáo, nghiên cứu về Các Dự án Blockchain tiềm năng, hàng đầu thị trường

Onyxcoin (XCN) lao dốc 50% trong 30 ngày: Death cross có gây thêm bão tố?


Onyxcoin (XCN) đã chứng kiến đợt sụt giảm nghiêm trọng, với giá trị giảm gần 50% chỉ trong vòng một tháng. Hiện dao động quanh ngưỡng $0,0090, hiệu suất ảm đạm của XCN đang khiến giới đầu tư lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh áp lực bán gia tăng và nguy cơ hình thành mô hình ‘Death cross’ – tín hiệu kỹ thuật thường báo trước một đợt giảm sâu hơn.

Nhà đầu tư Onyxcoin đang mất dần lợi nhuận

Chỉ số MVRV Long/Short Difference – một chỉ báo then chốt phản ánh tâm lý thị trường – vừa chạm đáy 4 tháng, cho thấy lợi nhuận của các nhà đầu tư dài hạn (LTH) đang dần bị bào mòn. Hiện chỉ số này đang tiến sát mức 0, ngụ ý rằng nhóm LTH gần như không còn lợi nhuận tích lũy.

Nếu đà giảm tiếp tục và chỉ số này rơi xuống vùng âm, điều đó sẽ báo hiệu rằng chỉ còn các nhà đầu tư ngắn hạn (STH) đang trong trạng thái có lời – một tín hiệu tiêu cực có thể khuếch đại tâm lý bi quan đối với Onyxcoin.

Không chỉ vậy, sự lao dốc của chỉ số này còn cho thấy niềm tin từ nhóm LTH – những người từng là điểm tựa vững chắc cho altcoin này – đang dần phai nhạt. Khi lợi nhuận không còn đảm bảo, áp lực chốt lời có thể gia tăng, khiến xu hướng giảm giá hiện tại càng thêm nghiêm trọng.

Tín hiệu kỹ thuật cảnh báo xu hướng tiêu cực

Các tín hiệu kỹ thuật của Onyxcoin đang phát đi những cảnh báo đáng lo ngại. Các đường Trung bình động hàm mũ (EMA) đang chuẩn bị hình thành mô hình “Death cross” – một tín hiệu tiêu cực thường xuất hiện khi EMA 50 ngày cắt xuống dưới EMA 200 ngày. Nếu đà giảm hiện tại không sớm được chặn đứng, khả năng xảy ra giao cắt này sẽ càng lớn, phản ánh xu hướng bán tháo đang lấn át thị trường.

Death cross” từ lâu được giới phân tích xem là dấu hiệu báo trước cho một chu kỳ giảm giá kéo dài, hàm ý áp lực điều chỉnh có thể tiếp tục gia tăng. Điều đáng lo ngại là nếu mô hình này thực sự hình thành, Onyxcoin có nguy cơ đối mặt với một làn sóng bán mới, có thể kéo giá xuống những vùng đáy sâu hơn.

xcn-giam

Giá XCN tiếp tục trượt dốc

Hiện tại, giá Onyxcoin (XCN) đang dao động quanh mốc $0,0090, sau khi mất tới 50% giá trị chỉ trong vòng một tháng. Nếu xu hướng giảm tiếp tục chiếm ưu thế, XCN có thể rơi về vùng hỗ trợ $0,0083, kéo dài thêm chuỗi ngày lao dốc.

Các chỉ báo kỹ thuật hiện tại phần lớn đều cho tín hiệu tiêu cực, làm gia tăng nguy cơ altcoin này sẽ kiểm tra những vùng hỗ trợ thấp hơn. Trong trường hợp mốc $0,0083 bị xuyên thủng, giá XCN có thể giảm sâu về ngưỡng $0,0070 – đánh dấu thêm một bước lùi trên hành trình gian nan tìm lại đà phục hồi.

Dẫu vậy, vẫn còn hy vọng cho một kịch bản đảo chiều. Nếu Onyxcoin có thể bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự $0,0100, giá có khả năng hướng tới vùng $0,0120, từ đó vô hiệu hóa viễn cảnh tiêu cực đang bao trùm thị trường.

Để kịch bản lạc quan này thành hiện thực, cần có lực cầu mạnh mẽ đi kèm với sự chuyển biến rõ rệt trong tâm lý nhà đầu tư – điều có thể trở nên khả thi hơn nếu điều kiện thị trường cải thiện trong thời gian tới.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

SN_Nour

Bitcoin (BTC) lơ lững trên mức $80.000 khi cá voi án binh bất động


Bitcoin (BTC) tiếp tục lơ lửng trong trạng thái bất định khi cả hoạt động của cá voi và các chỉ báo kỹ thuật đều cho thấy thị trường đang thiếu đi sự quyết đoán rõ ràng. Các nhà đầu tư lớn vẫn im hơi lặng tiếng suốt hơn một tuần qua, với số lượng ví cá voi nắm giữ từ 1.000 đến 10.000 BTC duy trì ổn định ở mức 1.991 kể từ ngày 24 tháng 3.

Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật như Ichimoku Cloud và đường trung bình hàm mũ (EMA) đưa ra những tín hiệu trái chiều, phản ánh sự lưỡng lự ở cả phe bò và phe gấu. Khi BTC đang giao dịch gần các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng, những ngày sắp tới có thể đóng vai trò quyết định liệu tháng 4 sẽ chứng kiến một đợt bứt phá hay là một nhịp điều chỉnh sâu hơn.

Cá voi Bitcoin không còn tích lũy

Số lượng cá voi Bitcoin — các ví nắm giữ từ 1.000 đến 10.000 BTC — hiện vẫn duy trì ở mức 1.991, một con số đáng chú ý khi gần như không thay đổi kể từ ngày 24 tháng 3.

Sự ổn định này cho thấy các nhà đầu tư lớn đang duy trì thái độ thận trọng: họ không vội vàng gom thêm BTC, nhưng cũng chưa có dấu hiệu thoát hàng. Với quy mô nắm giữ khổng lồ, chỉ một sự dịch chuyển nhỏ trong hành vi của nhóm này cũng có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trên thị trường.

Điều đặc biệt là sự “án binh bất động” của cá voi diễn ra trong bối cảnh thị trường tiền điện tử nói chung đang trải qua những biến động liên tục. Điều này càng làm nổi bật vai trò định hướng của họ trong việc hình thành xu hướng giá.

Số lượng BTC do cá voi năm giữ | Nguồn: Santiment

Theo dõi hành động của cá voi là yếu tố then chốt trong việc đánh giá tâm lý thị trường. Việc họ âm thầm tích lũy BTC thường được xem là chỉ báo cho niềm tin vào triển vọng tăng giá trong tương lai. Ngược lại, hành động bán ra với quy mô lớn có thể là tín hiệu cảnh báo sớm cho áp lực giảm giá.

Việc số lượng cá voi không biến động trong suốt 11 ngày qua có thể được hiểu là một giai đoạn “nén lực” — khi các nhà đầu tư tổ chức đang tạm thời đứng ngoài để quan sát thêm các tín hiệu từ môi trường vĩ mô hoặc diễn biến nội tại của thị trường trước khi hành động.

Từ đó, có thể suy ra rằng mức giá hiện tại của BTC đang được giới đầu tư lớn xem là hợp lý, và trong ngắn hạn, giá có khả năng tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trước khi xuất hiện một cú bứt phá rõ rệt theo một hướng cụ thể.

Ichimoku Cloud của BTC cho thấy bức tranh trái chiều

Cấu trúc Ichimoku Cloud hiện tại của Bitcoin phản ánh một thị trường đang trong trạng thái giằng co, với xu hướng nghiêng về sự thận trọng và thiếu quyết đoán.

Gần đây, giá BTC đã trượt xuống dưới đường cơ sở màu đỏ (Kijun-sen), và dù có một nhịp phục hồi ngắn đưa giá quay trở lại vùng mây, đà tăng nhanh chóng bị từ chối, khiến giá rơi trở lại phía dưới. Đây là dấu hiệu cho thấy lực mua còn yếu và xu hướng tăng thiếu động lực rõ ràng.

Chỉ số Ichimoku Cloud trên biểu đồ BTC/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Đường chuyển đổi màu xanh (Tenkan-sen) hiện đang dốc xuống và vừa cắt xuống dưới Kijun-sen — một tín hiệu kỹ thuật thường cảnh báo áp lực giảm giá trong ngắn hạn. Đồng thời, Span A (ranh giới dưới của đám mây – màu xanh lá) bắt đầu đi ngang, còn Span B (ranh giới trên của đám mây – màu đỏ) duy trì trạng thái phẳng, hình thành một đám mây mỏng và trung tính ở phía trước biểu đồ.

Mây mỏng và phẳng như thế thường phản ánh sự lưỡng lự của thị trường, cho thấy cả bên mua và bên bán đều thiếu niềm tin để dẫn dắt xu hướng. Việc giá BTC hiện đang dao động ngay dưới vùng mây càng củng cố thêm khả năng thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy, thay vì theo đuổi một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.

Trong bối cảnh đó, nếu BTC có thể vượt lên trên vùng mây và duy trì ổn định, đây sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy lực cầu đang trở lại và xu hướng tăng có thể được kích hoạt. Ngược lại, nếu tiếp tục bị từ chối tại vùng mây và chịu áp lực từ Tenkan-sen đang suy yếu, khả năng cao BTC sẽ tiếp tục đi ngang hoặc bước vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn.

Hiện tại, cấu trúc Ichimoku Cloud đang gửi đi thông điệp rõ ràng về sự bất định — chưa có xu hướng nào đủ mạnh để nắm quyền kiểm soát thị trường.

Bitcoin có thể quay lại mốc $88.000 trong tháng 4?

Cấu trúc đường trung bình động hàm mũ (EMA) của Bitcoin vẫn đang nghiêng về xu hướng giảm, với các đường EMA dài hạn nằm trên các đường EMA ngắn hạn. Tuy nhiên, những tín hiệu phục hồi đang dần xuất hiện, với các EMA ngắn hạn bắt đầu bật tăng – dấu hiệu cho thấy một đợt phục hồi có thể đang hình thành.

Biểu đồ BTC/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Nếu xu hướng này được duy trì, Bitcoin nhiều khả năng sẽ kiểm tra ngưỡng kháng cự quan trọng tại $85.103. Việc bứt phá mức này có thể kích hoạt sự thay đổi về động lượng thị trường, tạo tiền đề cho một đợt tăng mạnh hơn, với các mốc mục tiêu tiếp theo như $87.489. Đáng chú ý, ngân hàng Standard Chartered mới đây cũng dự báo rằng BTC có khả năng vượt $88.500 ngay trong cuối tuần này.

Trong kịch bản tích cực, nếu lực cầu tiếp tục được duy trì, Bitcoin có thể mở rộng đà tăng đến $88.855 — một cột mốc cho thấy thị trường đang phục hồi mạnh mẽ sau đợt điều chỉnh gần đây.

“Sau cú sụt giảm hôm thứ Tư, BTC đã bật tăng hơn 4% và hiện đang ổn định trên mốc $79.000. Một vùng hỗ trợ mạnh đang hình thành quanh ngưỡng $80.000, đi kèm với sự gia tăng nhẹ trong khối lượng giao dịch hàng ngày – đây là một dấu hiệu tích cực. Đồng thời, dòng tiền đổ vào các quỹ ETF Bitcoin cũng thể hiện tâm lý thị trường vẫn lạc quan, với con số ấn tượng 220 triệu USD ghi nhận trong ngày 2/4 – tức ‘Ngày Áp Thuế’,” theo chuyên gia phân tích tiền điện tử Nic Puckrin.

Tuy nhiên, nếu Bitcoin không thể duy trì đà tăng này, rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu. Mức hỗ trợ gần nhất cần quan sát là $81.169. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang, nếu mức hỗ trợ này bị xuyên thủng, Bitcoin có thể rơi xuống dưới ngưỡng tâm lý $80.000, với mục tiêu kế tiếp tại $79.069. Nếu vùng này cũng không giữ được, áp lực bán có thể gia tăng mạnh, kéo giá trượt sâu hơn về $76.643.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

SN_Nour

Cosmos (ATOM) bứt phá 14%: Đã đến lúc thị trường đảo chiều?


Cosmos (ATOM) đang chứng kiến một làn sóng tăng giá mạnh mẽ, bật tăng hơn 14% chỉ trong vòng 24 giờ qua, khi hàng loạt chỉ báo kỹ thuật đồng loạt phát đi tín hiệu tích cực về triển vọng tiếp tục tăng trưởng. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đã thoát khỏi vùng quá bán sâu và tiến sát ngưỡng quá mua, phản ánh áp lực mua vào đang gia tăng rõ rệt.

Trên biểu đồ Ichimoku Cloud, ATOM vừa vượt lên trên đám mây, đồng thời xuất hiện các giao cắt mang tính xác nhận xu hướng tăng – dấu hiệu cho thấy một đợt đảo chiều có thể đang hình thành. Khi giá tiến gần vùng kháng cự quan trọng, giới đầu tư đang theo dõi sát sao để xác định liệu đà tăng này có đủ sức đưa ATOM vượt mốc $6 trong tháng 4 hay không.

Chỉ số RSI của Cosmos tiến gần vùng quá mua

Cosmos (ATOM) vừa trải qua một cú bứt phá mạnh mẽ về mặt động lượng, khi chỉ số RSI vọt lên mức 68,11 — một bước nhảy ấn tượng so với mức 29 chỉ bốn ngày trước đó.

Đà tăng thần tốc này phản ánh rõ nét áp lực mua đang gia tăng đột biến trong ngắn hạn, cho thấy sự đảo chiều đáng kể trong tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số RSI, vốn dao động từ 0 đến 100, là công cụ giúp đo lường tốc độ và biên độ biến động giá. Thông thường, RSI dưới 30 cho thấy tài sản đang bị bán tháo quá mức và có thể phục hồi, trong khi mức trên 70 cảnh báo tình trạng quá mua và nguy cơ điều chỉnh.

Chỉ số RSI của ATOM | Nguồn: TradingView

Hiện tại, RSI của ATOM đang áp sát ngưỡng quá mua, gợi ý rằng đà tăng gần đây có thể sắp đạt đến điểm bão hòa — ít nhất là trong ngắn hạn. Mặc dù việc vượt mốc 70 có thể mở ra một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nhưng mức RSI cao như hiện tại cũng đóng vai trò như một lời nhắc nhở thận trọng: áp lực chốt lời có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và các trader có thể bắt đầu cân nhắc lại chiến lược của mình.

Nếu động lượng tiếp tục được duy trì, ATOM hoàn toàn có thể bứt phá vào vùng quá mua và kéo dài xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu lực cầu suy yếu, thị trường có thể chứng kiến một pha điều chỉnh nhẹ để “hạ nhiệt” sau đợt leo dốc vừa qua.

Biểu đồ Ichimoku Cloud của ATOM cho thấy thiết lập tăng giá

Cosmos đang cho thấy dấu hiệu bứt phá mạnh mẽ trên biểu đồ Ichimoku Cloud, khi giá đã vượt lên trên đám mây – một chỉ báo kỹ thuật quan trọng thường gợi ý về khả năng đảo chiều xu hướng sang tăng.

Đường chuyển đổi màu xanh (Tenkan-sen) đã bật mạnh theo hướng đi lên và hiện nằm trên đường cơ sở màu đỏ (Kijun-sen), tạo thành một giao cắt tăng giá điển hình – thường được xem là tín hiệu xác nhận động lực tăng ngắn hạn.

Chỉ số Ichimoku Cloud trên biểu đồ ATOM/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Cấu trúc này phản ánh lực mua đang gia tăng và có thể tiếp tục hỗ trợ xu hướng đi lên nếu được duy trì ổn định.

Đáng chú ý, đường Leading Span A (rìa trên của đám mây màu xanh) đã bắt đầu uốn cong lên trên, trong khi Leading Span B (rìa dưới màu đỏ) đang di chuyển theo phương ngang. Sự dịch chuyển này làm cho đám mây phía trước trở nên mỏng hơn – một tín hiệu cho thấy áp lực bán đang suy yếu.

Kết hợp với việc giá nằm vững trên đám mây và đường trễ (Chikou Span) đã thoát khỏi vùng kháng cự từ giá quá khứ, bức tranh kỹ thuật tổng thể đang nghiêng rõ rệt về phe bò.

Cosmos có đạt $6 trong tháng 4?

Với đà phục hồi gần đây, Cosmos (ATOM) đang tiến gần tới ngưỡng kháng cự quan trọng quanh mốc $5. Nếu bứt phá thành công vùng này, giá có thể mở rộng đà tăng lên các mốc tiếp theo tại $5,5 và thậm chí là $6.

Biểu đồ ATOM/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Các đường trung bình động hàm mũ (EMA) hiện đang sắp xếp theo hướng tích cực, phản ánh xu hướng tăng đang được củng cố. Đáng chú ý, một “giao cắt vàng” – khi EMA ngắn hạn vượt lên trên EMA dài hạn – đang có dấu hiệu hình thành. Nếu mô hình này được xác nhận cùng với khối lượng giao dịch gia tăng, thị trường có thể chứng kiến lực mua mạnh hơn, qua đó nâng cao khả năng bứt phá và tiếp diễn xu hướng tăng.

Tuy nhiên, trong kịch bản giá không thể vượt qua ngưỡng kháng cự và bị từ chối, áp lực bán có thể khiến xu hướng đảo chiều, đưa ATOM quay lại các vùng hỗ trợ quan trọng.

Vùng đầu tiên cần chú ý là khu vực quanh $4,83 – nếu mức này bị phá vỡ, đà giảm có thể mở rộng về các mốc thấp hơn như $4,47 và $4,17.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

SN_Nour

Hyperliquid (HYPE) giảm 16% trong một tuần khi phe gấu kiểm soát – Đà bán tháo có tiếp tục?


Hyperliquid (HYPE) đang đối mặt với áp lực bán mạnh, mất 16% giá trị trong bảy ngày qua khi các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục nghiêng hẳn về phe gấu. Động lực tăng giá suy yếu rõ rệt, thể hiện qua chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) rơi xuống dưới ngưỡng 40 và chưa ghi nhận bất kỳ tín hiệu mua vào đáng kể nào kể từ cuối tháng Ba.

Chỉ báo Chuyển động định hướng (DMI) cũng củng cố bức tranh tiêu cực, khi đường ADX tăng dần – cho thấy đà giảm đang hình thành một xu hướng rõ ràng hơn. Trong bối cảnh HYPE tiến sát các vùng hỗ trợ then chốt, giới đầu tư hiện đang dõi theo liệu phe bò có thể khởi động một đợt phục hồi, hay đà giảm sẽ tiếp tục kéo dài.

Chỉ báo DMI của Hyperliquid cho thấy phe gấu đang chiếm ưu thế

Theo chỉ báo chuyển động định hướng (DMI), Hyperliquid đang cho thấy những dấu hiệu ban đầu của một xu hướng đang hình thành, với chỉ số ADX tăng từ 21,5 lên 23,6.

ADX đo lường sức mạnh của một xu hướng mà không phân biệt hướng đi. Các giá trị dưới 20 thường chỉ ra một thị trường yếu hoặc đi ngang, trong khi các giá trị trên 25 cho thấy một xu hướng mạnh đang hình thành.

Chỉ báo chuyển động định hướng (DMI) của HYPE | Nguồn: TradingView

Với ADX hiện tại tiến gần đến ngưỡng 25, điều này cho thấy sức mạnh xu hướng đang gia tăng – mặc dù chưa được xác nhận hoàn toàn – và cảnh báo các trader nên theo dõi sát sao khả năng tiếp diễn của hành động giá.

Trong khi đó, các đường +DI và -DI, đại diện cho chuyển động định hướng theo chiều tăng và giảm tương ứng, đã thay đổi đáng kể.

Đường +DI đã giảm mạnh từ 25,68 xuống còn 12,79, trong khi đường -DI đã tăng vọt từ 11,29 lên 23,4, cho thấy động lượng giảm giá đã vượt trội so với áp lực mua. Sự dịch chuyển này cho thấy phe gấu đang kiểm soát thị trường, và trừ khi đường +DI có thể đảo chiều và lấy lại vị thế, HYPE có thể tiếp tục đối mặt với rủi ro giảm sâu hơn.

Nếu các diễn biến hiện tại tiếp tục, cùng với việc ADX đang tăng, điều này có thể là dấu hiệu khởi đầu cho một xu hướng giảm mạnh hơn.

Chỉ báo RSI của Hyperliquid cho thấy thiếu hụt động lượng mua vào

Chỉ số RSI của Hyperliquid đã chứng kiến sự giảm mạnh trong hai ngày qua, từ 63,03 xuống còn 39,39.

RSI là một chỉ báo động lượng đo lường tốc độ và biên độ của các thay đổi giá gần đây, với thang điểm từ 0 đến 100.

Chỉ số RSI của HYPE | Nguồn: TradingView

Các giá trị trên 70 thường cho thấy tài sản đang bị mua quá mức và có thể sắp điều chỉnh, trong khi các giá trị dưới 30 cho thấy bị bán quá mức và có khả năng phục hồi. Các mức nằm giữa 30 và 70 được coi là trung tính, nhưng sự dịch chuyển hướng trong phạm vi này thường phản ánh sự thay đổi trong động lượng.

Với RSI của HYPE hiện ở mức 39,39, chỉ báo này cho thấy động lượng tăng giá đang suy yếu và áp lực giảm giá ngày càng lớn. Việc RSI không chạm hoặc vượt ngưỡng 70 kể từ ngày 24 tháng Ba cho thấy sự thiếu hụt niềm tin mua vào trong những tuần gần đây.

Xu hướng giảm của RSI có thể là tín hiệu cho thấy thị trường đang hạ nhiệt. Trừ khi phe bò xuất hiện để đảo ngược xu hướng này, HYPE có thể tiếp tục đối mặt với áp lực bán.

Nếu RSI tiếp tục giảm về ngưỡng 30, điều đó sẽ làm tăng khả năng giảm sâu hơn nữa hoặc đi ngang trong ngắn hạn.

Hyperliquid sẽ sớm giảm xuống dưới mốc $11?

Giá Hyperliquid hiện đang ở một ngưỡng quan trọng, với xu hướng nghiêng về giảm giá nhưng khả năng phục hồi vẫn chưa bị loại trừ.

Nếu xu hướng giảm hiện tại tiếp tục, HYPE có thể sớm rơi xuống dưới mốc $11.

Biểu đồ HYPE/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Điều này sẽ phù hợp với sự sụt giảm gần đây của các chỉ báo động lượng như RSI và áp lực bán ngày càng gia tăng thể hiện qua chỉ báo chuyển động định hướng (DMI).

Tuy nhiên, nếu phe bò có thể tham gia và xoay chuyển tình thế, HYPE có thể cố gắng phục hồi lên các mức cao hơn. Việc bứt phá ngưỡng kháng cự gần nhất tại $12,19 sẽ là tín hiệu đầu tiên cho thấy sự phục hồi, và có thể mở ra cơ hội tăng lên mức $14,77.

Nếu động lượng tăng giá được thúc đẩy mạnh mẽ, đà phục hồi có thể kéo dài tới $17,33, đánh dấu sự đảo chiều hoàn toàn của cấu trúc giảm giá hiện tại.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

 

SN_Nour

Phân tích kỹ thuật ngày 5 tháng 4: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE, ADA, TON, LEO, LINK


Bitcoin (BTC) tiếp tục duy trì trên mốc $80.000, bất chấp thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong hai ngày 3 và 4 tháng 4 – một dấu hiệu cho thấy áp lực bán đang dần suy yếu ở vùng giá thấp hơn khi phe gấu không tận dụng được thời điểm bất ổn này.

Sự điều chỉnh của các tài sản rủi ro bắt nguồn từ tuyên bố áp thuế mới của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2 tháng 4, nhằm đáp trả chính sách thương mại của nhiều quốc gia. Căng thẳng leo thang hơn khi Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế 34% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4, khiến thị trường Mỹ tiếp tục giảm sâu trong phiên ngày 4 tháng 4.

Bối cảnh này tạo ra hai luồng quan điểm trái chiều trong cộng đồng đầu tư. Arthur Hayes – đồng sáng lập sàn giao dịch BitMEX – tỏ ra lạc quan, cho rằng các biện pháp thuế quan có thể là chất xúc tác tích cực cho Bitcoin và vàng trong trung hạn. Trái lại, nhà phân tích nổi tiếng Byzantine General lại tỏ ra thận trọng, cảnh báo rằng những phản ứng chính sách tiếp theo có thể kìm hãm đà phục hồi của thị trường tiền điện tử.

Trong khi đó, Charles Edwards – nhà sáng lập Capriole Investments – đưa ra mốc kỹ thuật quan trọng: nếu Bitcoin bứt phá và duy trì đóng cửa trên $91.000, xu hướng tăng sẽ được xác lập rõ ràng. Ngược lại, việc không giữ vững động lực có thể kéo BTC quay về kiểm tra vùng hỗ trợ quanh $71.000.

Liệu Bitcoin có tiếp tục thể hiện sức mạnh nếu giữ vững trên ngưỡng $80.000? Đà tăng này có lan tỏa sang các altcoin hay không? Hãy cùng phân tích biểu đồ của 10 tiền điện tử hàng đầu để tìm câu trả lời.

Phân tích kỹ thuật BTC

Bitcoin đã vượt qua đường kháng cự vào ngày 2 tháng 4, nhưng bóng nến dài trên cây nến hàng ngày cho thấy áp lực bán mạnh tại các mức giá cao hơn. Giá sau đó quay đầu giảm mạnh và phá vỡ đường trung bình động hàm mũ (EMA) 20 ngày ở mức $84.483.

Biểu đồ BTC/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Phe gấu sẽ cần phải kéo giá xuống dưới vùng hỗ trợ $80.000 để củng cố vị thế. Nếu thành công, cặp BTC/USDT có thể kiểm tra lại mức đáy ngày 11 tháng 3 tại $76.606. Người mua được kỳ vọng sẽ bảo vệ mức này một cách quyết liệt, vì nếu giá phá vỡ và đóng cửa dưới $76.606, cặp tiền có thể giảm tiếp xuống $73.777 và sau đó là $67.000.

Ngưỡng kháng cự quan trọng cần theo dõi ở chiều tăng là $88.500. Nếu giá vượt qua và đóng cửa trên mức này, điều đó sẽ cho thấy giai đoạn điều chỉnh có thể đã kết thúc. Khi đó, cặp tiền có thể bắt đầu hành trình hướng đến $95.000.

Phân tích kỹ thuật ETH

Ether (ETH) hiện đang giao dịch trong vùng biên giữa hỗ trợ $1.754 và đường EMA 20 ngày ($1.928) trong vài ngày gần đây.

Biểu đồ ETH/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Điều này làm tăng khả năng giá sẽ phá vỡ và đóng cửa dưới mức $1.754. Nếu phe gấu thực hiện được điều đó, cặp ETH/USDT có thể bước vào nhịp giảm tiếp theo về vùng $1.550.

Tín hiệu tích cực nhỏ dành cho phe bò là chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đã hình thành phân kỳ dương, cho thấy đà giảm có thể đang suy yếu. Nếu giá bật lên từ mức $1.754, cặp tiền có thể đối mặt với lực bán tại đường EMA 20 ngày. Tuy nhiên, nếu người mua vượt qua trở ngại này, cặp tiền có thể tăng lên $2.111. Việc đóng cửa trên mức $2.111 sẽ xác nhận sự đảo chiều xu hướng ngắn hạn.

Phân tích kỹ thuật XRP

Phe gấu đã phòng thủ thành công đường EMA 20 ngày ($2,23) vào ngày 2 tháng 4 và kéo giá xuống vùng hỗ trợ quan trọng tại $2.

Biểu đồ XRP/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Đường EMA 20 ngày dốc xuống cùng với chỉ báo RSI dưới mức 44 làm tăng rủi ro phá vỡ vùng $2. Nếu điều đó xảy ra, cặp XRP/USDT sẽ hoàn tất mô hình vai–đầu–vai giảm giá. Mức hỗ trợ tiếp theo là $1,77, nhưng nếu không giữ được, đà giảm có thể kéo dài đến $1,27.

Người mua sẽ phải đối mặt với thử thách lớn nếu muốn ngăn chặn cú phá vỡ này. Họ cần nhanh chóng đẩy giá lên trên đường trung bình động đơn giản (SMA) 50 ngày ($2,37) để mở đường cho một đợt hồi phục về đường kháng cự.

Phân tích kỹ thuật BNB

Phe bò BNB đã không thể đẩy giá trở lại trên các đường trung bình động trong vài ngày qua, cho thấy áp lực bán tại các mức cao vẫn còn mạnh.

Biểu đồ BNB/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Các đường trung bình động bắt đầu dốc xuống và chỉ báo RSI nằm trong vùng tiêu cực, cho thấy lợi thế nhỏ thuộc về phe gấu. Vùng hỗ trợ mạnh gần nhất nằm tại mức Fibonacci thoái lui 50% là $575 và tiếp theo là mức 61,8% ở $559.

Ở chiều ngược lại, phe bò sẽ cần đẩy giá vượt và duy trì trên đường SMA 50 ngày ($614) để phát tín hiệu phục hồi. Nếu thành công, cặp BNB/USDT có thể tăng lên mức $644 – đây là ngưỡng kháng cự quan trọng cần theo dõi. Nếu vượt qua được mức này, giá có thể tiếp tục tiến tới $686.

Phân tích kỹ thuật SOL

Solana (SOL) đã vượt lên trên đường EMA 20 ngày ($128) vào ngày 2 tháng 4, nhưng phe gấu đã tận dụng cơ hội để bán ra tại các mức giá cao, kéo giá giảm trở lại dưới vùng hỗ trợ $120.

Biểu đồ SOL/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Các đường trung bình động đang dốc xuống và chỉ báo RSI nằm trong vùng tiêu cực, làm gia tăng rủi ro phá vỡ mức $110. Nếu điều đó xảy ra, áp lực bán có thể gia tăng và cặp SOL/USDT có thể lao dốc về $100, thậm chí là $80.

Phe bò nhiều khả năng sẽ không dễ dàng từ bỏ và sẽ cố gắng giữ cặp tiền trong phạm vi giao dịch $110 đến $260. Người mua cần đẩy và duy trì giá trên mức $147 để cho thấy áp lực bán đang suy giảm. Khi đó, cặp tiền có thể tăng lên vùng $180.

Phân tích kỹ thuật DOGE

Phe gấu Dogecoin (DOGE) đã ngăn cản nỗ lực của phe bò nhằm đẩy giá vượt lên trên đường EMA 20 ngày ($0,17) vào ngày 2 tháng 4.

Biểu đồ DOGE/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Một tín hiệu tích cực nghiêng về phe bò là họ đã không để giá trượt xuống dưới mức hỗ trợ $0,16. Việc bứt phá lên trên đường EMA 20 ngày có thể đẩy giá lên đường SMA 50 ngày ($0,19). Người mua sẽ cần phải vượt qua đường SMA 50 ngày để kích hoạt một đợt tăng lên mốc $0,24 và sau đó là $0,29.

Ngược lại, nếu giá quay đầu giảm từ các đường trung bình động và phá vỡ ngưỡng $0,16, điều này sẽ mở đường cho một đợt sụt giảm về $0,14. Người mua dự kiến sẽ tích cực bảo vệ vùng hỗ trợ $0,14 bởi nếu mức này bị xuyên thủng, cặp DOGE/USDT có thể giảm sâu xuống $0,10.

Phân tích kỹ thuật ADA

Cardano (ADA) đã quay đầu giảm mạnh từ đường EMA 20 ngày ($0,69) vào ngày 2 tháng 4 và đóng cửa dưới đường xu hướng tăng.

Biểu đồ ADA/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Phe bò đang cố gắng đẩy giá trở lại trên đường xu hướng tăng, nhưng nhiều khả năng sẽ gặp áp lực bán mạnh tại đường EMA 20 ngày. Nếu giá tiếp tục bị từ chối tại vùng kháng cự trên cao, cặp ADA/USDT có thể giảm về $0,58, sau đó là $0,50.

Kịch bản tiêu cực này sẽ bị vô hiệu trong ngắn hạn nếu giá bật tăng mạnh và vượt lên trên đường SMA 50 ngày ($0,74). Khi đó, cánh cửa sẽ mở ra cho một đợt phục hồi hướng tới vùng $0,84, nơi có khả năng thu hút lực bán trở lại.

Phân tích kỹ thuật TON

Việc Toncoin (TON) không giữ được mức trên ngưỡng kháng cự $4,14 vào ngày 1 tháng 4 có thể đã khiến các trader ngắn hạn chốt lời.

Biểu đồ TON/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Cặp TON/USDT đã phá vỡ xuống dưới đường EMA 20 ngày ($3,65) vào ngày 3 tháng 4, cho thấy đà tăng đang suy yếu. Hiện tại có hỗ trợ tại mức $3,32, nhưng nếu mức này bị xuyên thủng, cặp tiền có thể giảm về $2,81.

Ngược lại, nếu giá bật tăng từ mức $3,32, cặp tiền này có thể hình thành một biên độ dao động trong ngắn hạn. Khi đó, TON có thể dao động trong vùng $3,32–$4,14 một thời gian. Việc bứt phá và đóng cửa trên ngưỡng $4,14 sẽ là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm có thể đã kết thúc. Khi đó, giá có thể bật lên mức $5.

Phân tích kỹ thuật LEO

Phe gấu UNUS SED LEO (LEO) đã kéo giá xuống dưới đường xu hướng tăng vào ngày 2 tháng 3 nhưng không thể duy trì các mức thấp hơn, cho thấy có lực mua khi giá giảm.

Biểu đồ LEO/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Đường EMA 20 ngày ($9,57) đang dần dốc xuống và chỉ số RSI nằm trong vùng tiêu cực, báo hiệu lợi thế nhẹ nghiêng về phe gấu. Nếu giá quay đầu giảm từ các đường trung bình động, phe gấu sẽ một lần nữa cố gắng kéo cặp LEO/USD xuống dưới vùng hỗ trợ $8,84. Nếu thành công, cặp tiền có thể giảm mạnh về $8.

Ngược lại, nếu giá vượt lên trên các đường trung bình động, khả năng tăng lên vùng kháng cự $9,90 sẽ được mở ra. Nếu người mua vượt qua ngưỡng kháng cự $9,90, cặp tiền sẽ hoàn tất mô hình tam giác tăng dần mang tính tăng giá. Khi đó, giá có thể tiến tới mục tiêu $12,04.

Phân tích kỹ thuật LINK

Chainlink (LINK) một lần nữa quay đầu giảm từ đường EMA 20 ngày ($13,98) vào ngày 2 tháng 3, cho thấy phe gấu tiếp tục bán ra khi giá hồi phục.

Biểu đồ LINK/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Cặp LINK/USDT đang có vùng hỗ trợ mạnh nằm giữa $12 và đường hỗ trợ của mô hình kênh giá giảm. Nếu giá bật tăng từ vùng hỗ trợ này và vượt qua các đường trung bình động, điều đó sẽ cho thấy một đợt phục hồi mạnh mẽ hơn với mục tiêu hướng tới $17,50.

Tuy nhiên, phe gấu có thể đang có kế hoạch khác. Họ sẽ cố gắng kéo giá xuống dưới đường hỗ trợ. Nếu thành công, xu hướng giảm có thể được mở rộng về vùng hỗ trợ quan trọng $10 và sau đó là $8.

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

  

SN_Nour

Dự đoán giá SUI: Bứt phá trên $2,52 có kích hoạt đảo chiều xu hướng?


SUI đang hình thành mô hình vai đầu vai ngược – một tín hiệu đảo chiều tăng điển hình thường xuất hiện sau các chu kỳ giảm kéo dài.

Giá đã bật lên từ vùng hỗ trợ $2,20, với vai trái và vai phải hình thành quanh mức $2,25, củng cố vùng này thành một vùng cầu vững chắc.

Dù mô hình kỹ thuật cho thấy tiềm năng phục hồi, SUI vẫn gặp khó khăn trong việc tạo động lực bứt phá đường viền cổ tại $2,52 – một ngưỡng kháng cự quan trọng cần được chinh phục để xác nhận xu hướng tăng.

Tại thời điểm viết bài, SUI giao dịch ở mức $2,22, giảm 8,73% trong 24 giờ qua, phản ánh áp lực bán vẫn chiếm ưu thế.

Nếu phe bò không thể giành lại quyền kiểm soát và đẩy giá vượt $2,52 với thanh khoản mạnh, rủi ro tiếp tục điều chỉnh vẫn ở mức cao.

Biểu đồ SUI/USDT khung 30 phút | Nguồn: TradingView

Góc nhìn kỹ thuật

Trên khung ngày, các tín hiệu kỹ thuật đang có sự phân kỳ. MACD dần cong lên, gợi ý khả năng đảo chiều động lượng, dù vẫn còn nằm trong vùng giảm giá.

Bên cạnh đó, các mức Fibonacci thoái lui xác định vùng hỗ trợ quan trọng trong khoảng $2,16-$2,22, nơi SUI đang kiểm định tại thời điểm viết bài.

Nếu không trụ vững trên vùng này, giá có thể tiếp tục lao dốc về mức Fib mở rộng 1,618 tại $1,42. Ngược lại, để phe bò giành lại ưu thế, SUI cần bứt phá lên trên ngưỡng $2,52.

Biểu đồ SUI/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Phe bò hay phe gấu đang thống trị các lệnh thanh lý?

Dữ liệu thanh lý ngày 3 tháng 4 cho thấy sự mất cân bằng rõ rệt giữa các vị thế Long và Short. Các lệnh Long bị thanh lý lên tới $1,92 triệu, vượt xa so với lệnh short, chỉ đạt $675,78K.

Điều này cho thấy phe bò đã bị áp lực quá mức và đà giảm giá gần đây có thể đã loại bỏ những nhà đầu tư yếu tay. Tuy nhiên, mức thanh lý Long gia tăng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đã được thiết lập lại, tạo điều kiện cho dòng tiền mạnh hơn quay trở lại.

Nguồn: Coinglass

Funding Rate nói lên điều gì?

OI-Weighted funding rate gần đây đã chuyển sang âm nhẹ ở mức -0,0056%, cho thấy vị thế short đang chiếm ưu thế tại thời điểm viết bài. Sự thay đổi này có lợi cho phe gấu và phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, funding rate vẫn ở gần mức trung lập, báo hiệu sự do dự của thị trường, chờ đợi một đột phá hoặc sụt giảm rõ ràng. Nếu giá bứt phá lên trên $2,52, tâm lý có thể nhanh chóng đảo chiều.

Nguồn: Coinglass

Kết luận

Bất chấp tín hiệu đảo chiều tăng từ mô hình vai đầu vai ngược, SUI vẫn chịu áp lực bán mạnh.

Giá SUI vẫn chưa thể bứt phá và giữ vững trên đường viền cổ $2,52 – mức xác nhận quan trọng cho sự đảo chiều xu hướng.

Chừng nào điều này chưa xảy ra, phe gấu vẫn chiếm ưu thế trong ngắn hạn, với rủi ro giảm giá xuống vùng $2,16 và thậm chí $1,42.

Do đó, kịch bản đảo chiều tăng giá vẫn chưa thực sự đáng tin cậy – một sự xác nhận rõ ràng trên $2,52 là điều kiện cần thiết trước khi bất kỳ kịch bản tăng giá nào có thể được xem xét một cách chắc chắn.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

 

 

 

 

SN_Nour

Solana (SOL) mất 10% khi phe gấu siết chặt kiểm soát – Điều gì chờ đợi phía trước?


Solana (SOL) đang chịu áp lực bán mạnh khi giá lao dốc hơn 10% trong 24 giờ qua, phản ánh đà giảm ngày càng chiếm ưu thế trên các chỉ báo kỹ thuật quan trọng. Ichimoku Cloud, BBTrend và cấu trúc giá đều cảnh báo rủi ro tiếp tục điều chỉnh, với SOL hiện đang suy yếu ngay trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng.

Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy phe gấu hoàn toàn áp đảo, trong khi khoảng cách ngày càng mở rộng so với các vùng kháng cự khiến triển vọng phục hồi trong ngắn hạn trở nên mong manh.

Giá Solana chạm mức thấp nhất trong năm

Biểu đồ Ichimoku Cloud của Solana đang phát ra tín hiệu giảm giá mạnh. Giá đã giảm mạnh xuống dưới cả đường Tenkan-sen (đường xanh) và Kijun-sen (đường đỏ), xác nhận sự suy yếu rõ ràng trên thị trường.

Chỉ báo Ichimoku Cloud trên biểu đồ SOL/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Khoảng cách lớn giữa các nến gần nhất và đám mây cho thấy bất kỳ đợt phục hồi nào cũng sẽ gặp phải kháng cự đáng kể phía trước.

Phần đám mây đỏ phía trước dày đặc và có xu hướng đi xuống, báo hiệu áp lực bán có thể sẽ tiếp tục trong những phiên tới. Việc giá duy trì dưới đám mây càng củng cố thêm triển vọng tiêu cực này.

Để Solana có thể đảo chiều xu hướng, giá cần đòi lại các đường Tenkan-sen và Kijun-sen, đồng thời bứt phá dứt khoát qua toàn bộ đám mây. Tuy nhiên, với động lượng hiện tại và cấu trúc đám mây, đây vẫn là một kịch bản khó xảy ra trong ngắn hạn.

BBTrend của Solana cho thấy động lượng giảm kéo dài

Chỉ báo BBTrend của Solana hiện đang ở mức -6 sau hơn năm ngày liên tiếp nằm trong vùng tiêu cực. Hai ngày trước, chỉ báo này chạm đáy ở -12,72, phản ánh rõ sức mạnh của xu hướng giảm gần đây.

Dù đã có sự phục hồi nhẹ từ mức thấp đó, nhưng việc BBTrend vẫn duy trì trong vùng âm cho thấy áp lực bán vẫn lấn át, và động lượng giảm giá chưa có dấu hiệu đảo chiều.

Chỉ báo BBTrend của Solana | Nguồn: TradingView

BBTrend (Bollinger Band Trend) là công cụ đo lường sức mạnh cũng như hướng đi của xu hướng dựa trên dải Bollinger Band. Khi chỉ báo có giá trị dương, thị trường thường trong xu hướng tăng, trong khi giá trị âm báo hiệu đà giảm chiếm ưu thế.

Thông thường, khi BBTrend vượt quá 5 hoặc xuống dưới -5, điều đó cho thấy một xu hướng mạnh đang diễn ra. Với việc chỉ báo của Solana vẫn ở dưới ngưỡng -5, rủi ro giảm giá vẫn chưa hạ nhiệt.

Nếu không có sự đảo chiều rõ rệt về động lượng, áp lực từ xu hướng giảm này có thể tiếp tục đè nặng lên giá SOL trong thời gian tới.

Phe gấu Solana thách thức mức hỗ trợ $112

Giá Solana đã phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng $120, và ngưỡng hỗ trợ lớn tiếp theo nằm quanh mức $112. Nếu giá giảm xuống dưới mức này, có thể xảy ra đợt sụt giảm sâu hơn, đẩy SOL xuống vùng $100 lần đầu tiên kể từ tháng 2/2024.

Biểu đồ SOL/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Xu hướng hiện tại và các tín hiệu giảm giá mạnh cho thấy phe gấu vẫn đang kiểm soát, làm tăng khả năng kiểm tra các mức hỗ trợ thấp hơn trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, nếu Solana có thể ổn định và đảo chiều, một đợt phục hồi hướng đến mức kháng cự $120 có thể diễn ra.

Việc bứt phá trên mức này sẽ là tín hiệu đầu tiên của sự phục hồi, và nếu động lượng tăng giá được củng cố, SOL có thể nhắm đến các mục tiêu cao hơn tại $131 và $136.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

SN_Nour

Giá TRUMP chạm đáy lịch sử sau tin sốc về thuế quan Ngày Giải phóng


TRUMP token vẫn chưa thể phục hồi sau đợt lao dốc gần đây, tiếp tục chịu áp lực khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách Thuế quan Ngày giải phóng.

Diễn biến này khiến tâm lý thị trường thêm tiêu cực, tạo điều kiện cho các trader tận dụng sự biến động để tìm kiếm lợi nhuận.

Tuyên bố của Trump gây tổn thất lớn

Funding rate của TRUMP đã chuyển sang vùng âm trong 24 giờ qua, phản ánh xu hướng bán khống ngày càng gia tăng. Các trader đẩy mạnh vị thế short, đặt cược vào kịch bản giá tiếp tục suy yếu. Sự dịch chuyển này chủ yếu bắt nguồn từ tác động của chính sách thuế quan, một quyết định tưởng chừng mang tính kích thích kinh tế nhưng lại gây sức ép lên giá trị của TRUMP.

Phản ứng tiêu cực của thị trường cho thấy tâm lý hoài nghi của giới đầu tư đối với triển vọng của TRUMP. Thay vì tạo động lực tích cực, chính sách thuế quan lại châm ngòi cho làn sóng bán tháo, khiến thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn.

Funding rate của TRUMP | Nguồn: TradingView

Xét về góc độ kỹ thuật, các chỉ báo như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) tiếp tục phát tín hiệu tiêu cực. RSI vẫn nằm sâu trong vùng suy giảm, dưới ngưỡng trung lập 50, cho thấy TRUMP chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể. Khi chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều rõ ràng hay lực đẩy tăng trưởng, token này có nguy cơ tiếp tục chịu áp lực giảm trong ngắn hạn.

Điều đáng chú ý là TRUMP vẫn chưa rơi vào vùng quá bán (oversold), cho thấy vẫn còn dư địa để giá tiếp tục giảm. Với việc RSI chưa phát ra tín hiệu phục hồi rõ ràng, xu hướng giảm hiện tại có thể tiếp diễn cho đến khi tâm lý thị trường thay đổi hoặc xuất hiện một yếu tố mới đủ mạnh để kích thích đà tăng trở lại.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của TRUMP | Nguồn: TradingView

Giá TRUMP chịu tổn thất nặng nề

TRUMP đã giảm xuống mức thấp kỷ lục $8,97 trước khi bật lên nhẹ và ổn định quanh $9,29. Trong 24 giờ qua, token này mất 10% giá trị, kéo dài chuỗi giảm tới 45% trong một tháng qua. Đà lao dốc khiến TRUMP đánh mất các mốc hỗ trợ quan trọng, bao gồm $12,57 và $10,29.

Biểu đồ TRUMP/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Áp lực bán vẫn chi phối thị trường, đẩy TRUMP vào nguy cơ suy yếu hơn nữa với vùng hỗ trợ tiếp theo nằm quanh $8. Nếu tâm lý nhà đầu tư tiếp tục bi quan và điều kiện thị trường không cải thiện, token này có thể còn trượt sâu hơn, thiết lập những mức đáy mới trước khi có dấu hiệu phục hồi.

Dù vậy, một tín hiệu tích cực có thể xuất hiện nếu TRUMP lấy lại mức $10,29 làm hỗ trợ. Khi đó, áp lực giảm có thể suy yếu, tạo tiền đề cho một đợt hồi phục. Đặc biệt, nếu TRUMP chinh phục lại ngưỡng $12,57, xu hướng giảm sẽ bị vô hiệu hóa, mở ra triển vọng tăng giá. Tuy nhiên, để điều này xảy ra, cần một sự thay đổi rõ rệt trong tâm lý thị trường và lực cầu mạnh mẽ từ nhà đầu tư.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

SN_Nour

XRP đứng trước nguy cơ mất mốc $2 khi số ví có lãi chạm đáy từ đầu năm


XRP đã trải qua một đợt suy giảm kéo dài suốt tháng qua, đẩy số lượng ví có lợi nhuận xuống mức thấp nhất trong năm vào ngày 31/3.

Đà lao dốc này cho thấy áp lực bán ngày càng gia tăng khi tâm lý bi quan vẫn bao trùm thị trường.

Nhà đầu tư XRP đối mặt với thua lỗ ngày càng lớn

Giữa làn sóng sụt giảm của giá XRP, số lượng ví nắm giữ token này trong trạng thái có lãi đã giảm mạnh, chạm mức thấp nhất từ đầu năm, chỉ còn 5,24 triệu vào ngày 31/3. Diễn biến này phản ánh áp lực bán vẫn đang đè nặng lên altcoin, khi ngày càng nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng thua lỗ do xu hướng giảm kéo dài.

Số lượng địa chỉ XRP có lợi nhuận | Nguồn: Glassnode

Để so sánh, số địa chỉ ví XRP có lãi từng đạt đỉnh 6,04 triệu vào ngày 2/3 nhưng đã liên tục thu hẹp kể từ đó.

Sự suy giảm này có thể làm gia tăng áp lực bán đối với XRP, bởi khi lợi nhuận giảm, nhiều nhà đầu tư có thể quyết định bán để cắt lỗ, từ đó càng củng cố đà giảm giá. Nếu xu hướng này tiếp diễn, XRP có nguy cơ kéo dài thời gian suy giảm.

Hơn nữa, việc funding rate của XRP duy trì ở mức âm ổn định càng củng cố triển vọng tiêu cực. Tại thời điểm viết bài, funding rate của token này đang ở mức -0,007%, phản ánh xu hướng ưu tiên vị thế Short của các trader.

Funding rate của XRP | Nguồn: Santiment

Funding rate là khoản phí định kỳ được trao đổi giữa các trader Long và Short trong hợp đồng tương lai vĩnh viễn nhằm duy trì sự cân bằng giá với thị trường giao ngay. Khi funding rate âm, các vị thế Short phải trả phí cho vị thế Long, cho thấy áp lực bán áp đảo và tâm lý thị trường đang nghiêng về xu hướng giảm giá.

Diễn biến này thể hiện sự thiếu niềm tin vào khả năng phục hồi trong ngắn hạn của XRP, khiến tài sản này đứng trước nguy cơ giảm giá sâu hơn.

XRP đứng trước thời khắc quyết định khi giao dịch trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng

Tại thời điểm viết bài, XRP đang giao dịch ở mức $2,11, nằm trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại $2,03. Nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng và XRP phá vỡ mức hỗ trợ này, đà giảm giá sẽ được đẩy mạnh, có thể khiến token này giảm xuống dưới $2, hướng về $1,77.

Biểu đồ XRP/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Ngược lại, nếu XRP ghi nhận một làn sóng nhu cầu mới, triển vọng tiêu cực sẽ bị vô hiệu. Trong kịch bản này, giá của token có thể phục hồi và tăng lên mức $2,27.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

SN_Nour