Tuần trước, BlackRock đã công bố báo cáo có tiêu đề “Bitcoin: Công cụ đa dạng hóa độc đáo”.
Gã khổng lồ đầu tư này đã xác định bốn điểm chính từ báo cáo. Đầu tiên, phân tích Bitcoin (BTC) trong mối tương quan với các tài sản tài chính truyền thống cùng đặc tính cơ bản của nó, chẳng hạn như không có báo cáo thu nhập hàng quý hoặc không có CEO.
Thứ hai, tính biến động cao của Bitcoin có thể khiến nó trở thành một loại tài sản “rủi ro”, điều này góp phần thúc đẩy cuộc thảo luận về việc liệu BTC là tài sản “risk-on (nhà đầu tư chấp nhận rủi ro)” hay “risk-off (nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro)”.
BTC có thể được coi là một lựa chọn an toàn vì nó khan hiếm, không có chủ quyền và phi tập trung. Cuối cùng, BlackRock chỉ ra rằng việc áp dụng Bitcoin trong dài hạn có thể xuất phát từ sự bất ổn toàn cầu.
Xu hướng biến động thực tế của Bitcoin giảm xuống
Biến động thực tế của Bitcoin tiếp tục có xu hướng giảm theo thời gian, cho thấy sự ổn định gia tăng. Trong những năm đầu, biến động thực tế của nó từng vượt mức 200%; tuy nhiên, khi tài sản này trưởng thành, biến động đã giảm bớt.
Kể từ năm 2018, biến động thực tế không vượt quá 100% và hiện ở mức khoảng 50%. Biến động thực tế giảm và thanh khoản tăng thông qua các công cụ tài chính như thị trường giao ngay và tương lai, có thể thu hút nhiều nhà đầu tư lão luyện hơn như các trader quyền chọn.
Điều này dường như sắp diễn ra với sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cho các quyền chọn được thanh toán vật lý gắn liền với Bitcoin ETF giao ngay của BlackRock.
Bitcoin: Biến động thực tế hàng năm | Nguồn: Glassnode
Risk-on hay Risk-off?
BlackRock cũng đặt ra câu hỏi: Bitcoin là tài sản risk-on hay risk-off? Mặc dù giao dịch ngắn hạn có thể cho thấy rằng Bitcoin hoạt động giống như một tài sản risk-on, nhưng dữ liệu lại cho thấy một câu chuyện khác trong một khoảng thời gian dài hơn.
Theo dữ liệu từ dịch vụ lưu ký Bitcoin – Unchained, “hầu hết holder (trên 99%) đều có lãi nếu họ nắm giữ trong 3 năm. Tất cả những holder Bitcoin trong nhóm này đều có lãi nếu họ nắm giữ ít nhất 5 năm”.
Theo Glassnode, chúng ta có thể thấy tâm lý on-chain giữa các nhà đầu tư, nơi hơn 65% nguồn cung Bitcoin đang lưu hành vẫn không thay đổi trong hơn một năm. Xu hướng này cho thấy nhiều nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ Bitcoin vì họ tin vào câu chuyện lưu trữ giá trị của nó và coi nó là tài sản tránh rủi ro, mặc dù Bitcoin đã phải đối mặt với nhiều đợt điều chỉnh lên đến 20% vào năm 2024.
Nguồn cung Bitcoin hoạt động từ 1 năm trở lên | Nguồn: Glassnode
Tương quan thấp với cổ phiếu Hoa Kỳ
BlackRock cũng chỉ ra rằng, Bitcoin có tương quan rất thấp với thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ. Biểu đồ cho thấy mối tương quan giữa S&P 500 trong 6 tháng qua với Bitcoin. Trong đó, mức tương quan trung bình là 0,2 kể từ năm 2015.
Đôi khi, các tài sản sẽ giao dịch gần ngưỡng 1-1 với nhau do các yếu tố vĩ mô bên ngoài, rất có thể là trong các sự kiện tránh rủi ro hoặc thanh khoản.
Báo cáo lưu ý: “Những đợt này có bản chất ngắn hạn và không tạo ra mối quan hệ tương quan có ý nghĩa thống kê rõ ràng trong dài hạn.”
Bitcoin có tương quan thấp với cổ phiếu Hoa Kỳ | Nguồn: BlackRock
Bitcoin vượt trội hơn các tài sản risk-on khác sau các sự kiện lớn
Tiếp tục phân tích trong dài hạn, BlackRock lưu ý rằng, Bitcoin có xu hướng vượt trội hơn các tài sản risk-on khác sau 60 ngày kể từ khi một sự kiện địa chính trị lớn xảy ra.
Sự leo thang giữa Hoa Kỳ và Iran vào năm 2020 đã chứng kiến Bitcoin tăng 20% sau 60 ngày, vượt trội hơn vàng và S&P 500. Điều này cũng xảy ra vào thời điểm Covid-19 bùng phát hay trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020, cuộc xâm lược Ukraine của Nga, khủng hoảng ngân hàng khu vực Hoa Kỳ và gần đây nhất là việc đóng giao dịch carry trade của đồng Yên vào ngày 5 tháng 8.
Trong quá trình đóng giao dịch carry trade của đồng Yên cách đây 53 ngày, các tài sản lớn đã giảm mạnh. Tuy nhiên, Bitcoin đã tăng 22% kể từ đó, với vàng và S&P 500 tăng khoảng 11%.
Lợi nhuận của S&P 500, Vàng và Bitcoin sau các sự kiện địa chính trị lớn | Nguồn: BlackRock
Bạn có thể xem giá coin ở đây.
Việt Cường
Theo CoinDesk