Tất cả bài viết của Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Khối lượng giao dịch DEX hàng tháng của Solana lần đầu tiên vượt quá 100 tỷ đô la


Lần đầu tiên trong lịch sử Solana, khối lượng giao dịch hàng tháng trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) của mạng này đã vượt mốc 100 tỷ USD.

Tính đến thời điểm hiện tại trong tháng 11, Solana ghi nhận tổng khối lượng giao dịch DEX lên tới 109,8 tỷ USD. Con số này gần gấp đôi so với khối lượng giao dịch DEX hàng tháng trên mainnet Ethereum, chỉ đạt 55 tỷ USD, và đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc hơn 100% so với 52,5 tỷ USD của tháng 10.

Khối lượng giao dịch DEX hàng tháng của Solana lần đầu tiên vượt quá 100 tỷ đô la
Nguồn: DefiLlama

Eden Au, Giám đốc Nghiên cứu của The Block, nhận định rằng sự gia tăng khối lượng giao dịch trong cơn sốt memecoin hiện nay, kết hợp với mức phí giao dịch thấp và tính thân thiện với người dùng của mạng lưới, đang tạo ra động lực mạnh mẽ. Đặc biệt, các nền tảng token dựa trên Solana như Pump.fun và Raydium đã đạt doanh thu phí hàng tháng kỷ lục trong tháng 11, lần lượt đạt 71,5 triệu USD và 182 triệu USD.

Eden Au dự đoán rằng Solana sẽ tiếp tục thu hút đông đảo người dùng bán lẻ trong những năm tới. 

“Khi chúng ta có khả năng bước vào thị trường tăng trưởng vào năm 2025, các nhà đầu cơ bán lẻ tìm kiếm lợi nhuận cao sẽ đổ xô vào lĩnh vực memecoin, nơi thanh khoản từ thị trường crypto chính sẽ dần lan tỏa”.

Bên cạnh đó, số lượng địa chỉ hoạt động hàng tháng gần đây của Solana đạt 107,5 triệu và có khả năng phá vỡ kỷ lục 123 triệu địa chỉ của tháng 10 vào cuối tháng này.

Số lược địa chỉ hoạt động hàng tháng của mạng lưới Solana | Nguồn: Dune Analytics

Vào thời điểm hiện tại, giá SOL giao dịch ở mức 253.35 USD. Đặc biệt, trong đợt tăng giá gần đây, Solana đã vượt qua mức đỉnh mọi thời đại năm 2021, thiết lập kỷ lục mới ở mức 263 USD vào tuần trước.

Biểu đồ giá SOL | Nguồn: Tradingview

 

 

 

Ông Giáo

Theo Theblock

Các nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ thận trọng khi cắt giảm lãi suất vào năm 2025


Các nhà kinh tế nhận định rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ áp dụng cách tiếp cận thận trọng đối với việc giảm lãi suất trong năm tới. Lạm phát kéo dài cùng với các chính sách mới từ chính quyền Trump sắp nhậm chức là những yếu tố khiến Fed phải cân nhắc kỹ lưỡng trong từng bước đi.

Kết quả khảo sát của Bloomberg thực hiện từ ngày 15 đến 20 tháng 11 với 83 nhà kinh tế cho thấy, dự báo về lạm phát và tăng trưởng kinh tế năm 2025 đã được điều chỉnh cao hơn. Điều này buộc Fed phải duy trì thái độ thận trọng, tránh đưa ra các điều chỉnh mạnh tay đối với lãi suất.

Nguồn: Bloomberg

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi – thước đo lạm phát ưa chuộng của Fed – hiện được dự báo sẽ tăng trung bình 2,3% vào năm 2025, nhỉnh hơn mức 2,2% được dự báo hồi tháng trước. Các nhà kinh tế cũng kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ tiếp tục duy trì trong quý đầu tiên của năm 2025, nhờ vào sức tiêu dùng mạnh mẽ và các thay đổi chính sách từ chính quyền mới.

Kathy Bostjancic, chuyên gia kinh tế trưởng tại Nationwide Mutual Insurance Co., chia sẻ:

“Chúng tôi đã điều chỉnh nhẹ dự báo lạm phát do dự kiến mức tăng thuế quan sắp tới.”

Áp lực từ thuế quan và chính sách kinh tế của Trump

Các chính sách kinh tế dự kiến của Trump, bao gồm tăng thuế quan và cắt giảm thuế, đang làm gia tăng lo ngại về áp lực lạm phát. Các nhà kinh tế dự đoán mức tăng thuế quan lên tới 30% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với khả năng áp thuế 20% trên tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác.

Những biện pháp này được cho là sẽ làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ đối với cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, các chính sách như trục xuất lao động nhập cư quy mô lớn và cải cách thuế nhằm kích cầu có thể đẩy lạm phát lên cao hơn nữa.

Khảo sát của Bloomberg cũng ghi nhận rằng các doanh nghiệp đang gấp rút dự trữ hàng hóa trước khi thuế quan mới có hiệu lực, dự báo sẽ làm gia tăng lượng nhập khẩu trong giai đoạn đầu năm 2025.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ được kỳ vọng tăng 2% trong năm 2025, cao hơn mức dự báo trước đó là 1,8%. Theo ông James Knightley, chuyên gia kinh tế quốc tế trưởng tại ING: “Sự rõ ràng hơn về chính sách đang thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn chi tiêu trở lại, đặc biệt trong các lĩnh vực từng đình trệ vì bất ổn chính trị năm 2024.”

Thái độ thận trọng của Fed

Mặc dù một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 12 vẫn được kỳ vọng, các quan chức Fed đã ám chỉ khả năng tạm dừng việc giảm lãi suất vào tháng 1. Dự kiến, lãi suất sẽ duy trì trong khoảng 3,25%–3,5% trong phần lớn năm 2025. Thị trường tài chính cũng đã điều chỉnh kỳ vọng, với các dự báo về những đợt cắt giảm lãi suất lớn trong năm tới đang bị thu hẹp đáng kể.

Sức mạnh của thị trường lao động và thách thức lạm phát

Thị trường lao động tiếp tục là yếu tố then chốt giúp Fed duy trì chính sách thận trọng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng việc làm đang chậm lại, số lượng việc làm mới dự kiến đạt trung bình 126.000 mỗi tháng trong năm 2025, so với mức 172.000 của năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, đảm bảo sự ổn định trong việc làm và tạo khoảng trống cho Fed không cần vội vàng nới lỏng chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, lạm phát vẫn là một thách thức lớn. Dữ liệu tháng 10 cho thấy chỉ số PCE tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

“Xu hướng lạm phát hiện tại vẫn khá gập ghềnh,” Chủ tịch Fed Jay Powell gần đây nhận định, đồng thời cảnh báo không nên đánh giá quá cao những tiến triển đạt được.

Các nhà kinh tế của Deutsche Bank dự báo, lạm phát PCE sẽ dao động quanh hoặc trên mức 2,5% trong suốt năm 2025, phần lớn chịu tác động từ các biện pháp thuế quan.

Tác động toàn cầu và sự bất ổn kinh tế

Lo ngại về lạm phát không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang đối mặt với áp lực tương tự. Lạm phát tại khu vực Eurozone tăng từ 1,8% lên 2,4% trong tháng 10, làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 12.

Lạm phát cốt lõi tại khu vực này dự kiến tăng lên mức 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế yếu kém đã khiến ECB phải cân nhắc khả năng giảm mạnh lãi suất, lên tới 0,5 điểm phần trăm.

Dean Turner, chuyên gia kinh tế tại UBS, nhận định:

“Tăng trưởng yếu sẽ buộc ECB tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ kinh tế thay vì kiểm soát lạm phát.”

Các nhà phân tích tại Danske Bank cũng dự đoán xu hướng giảm dần của lạm phát hàng tháng có thể mở đường cho các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo trong năm 2025.

Tại Hoa Kỳ, sự kết hợp giữa lạm phát kéo dài, tăng trưởng việc làm ổn định và quá trình chuyển giao chính trị đã tạo nên một bối cảnh đầy thách thức đối với Fed. Các chính sách của Trump, đặc biệt là thuế quan và cải cách thuế, tiếp tục là những ẩn số lớn trong bức tranh kinh tế tương lai.

 

 

 

Ông Giáo

Theo Cryptopolitan

Satoshi Nakamoto có thể là siêu cá voi năm 2010, theo BTCparser


Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết mới về Satoshi Nakamoto: Nhà sáng lập Bitcoin chưa bao giờ biến mất và đã bí mật rút tiền từ các ví Bitcoin ban đầu từ năm 2019.

Trong một bài đăng ngày 19 tháng 11, công ty nghiên cứu Bitcoin BTCparser tiết lộ một loạt địa chỉ ví Bitcoin được tạo từ năm 2010, mỗi ví chứa 50 Bitcoin, chưa từng thực hiện giao dịch cho đến lần “thức tỉnh” đầu tiên vào tháng 11 năm 2019. Những địa chỉ này được BTCparser gọi là “siêu cá voi 2010” (2010 megawhale).

Giả thuyết của BTCparser cho rằng Satoshi Nakamoto sở hữu những ví này và đã âm thầm bán dần số Bitcoin, đồng thời cố ý không động vào các ví từ năm 2009 nhằm tránh sự chú ý.

“Điều này khiến chúng tôi nghi ngờ rằng siêu cá voi bí ẩn từ năm 2010 thực sự có thể là Satoshi”, BTCparser viết trong bài đăng ngày 19 tháng 11. Tuy nhiên, công ty nhấn mạnh rằng đây chỉ là một giả thuyết, không phải kết luận.

Nếu Satoshi đứng sau các ví từ năm 2010 này, “nó khắc họa hình ảnh một người sáng tạo đã lên kế hoạch cẩn thận để bảo vệ quyền riêng tư của mình”, BTCparser nhận định.

“Nếu Satoshi có quyền truy cập vào kho tài sản khổng lồ từ các đồng coin được khai thác năm 2010, thì không cần thiết phải động đến các ví gốc từ năm 2009. Việc sử dụng các đồng coin được khai thác sau này sẽ tránh thu hút sự chú ý đến kho tài sản ban đầu, qua đó giữ được sự ẩn danh và giảm rủi ro lộ danh tính của Satoshi”.

Cách các khoản tiền được thanh khoản

Các khoản tiền này được gom vào một địa chỉ P2SH, thường được sử dụng như một tài khoản ký quỹ, trước khi được chuyển đến nhiều địa chỉ bech32 – một loại địa chỉ có phí giao dịch thấp và sử dụng hiệu quả không gian khối.

Lần đầu tiên, Bitcoin trị giá 5 triệu USD từ những địa chỉ này được bán vào tháng 11 năm 2019. Lần thứ hai và thứ ba diễn ra vào tháng 3 và tháng 10 năm 2020, với giá trị từ 6-8 triệu USD và 11-13 triệu USD.

Lần bán thứ tư là vụ thanh khoản trị giá 176 triệu USD, diễn ra cách đây 10 ngày, vào ngày 15 tháng 11.

“Khối lượng giao dịch tăng dần phù hợp với giá trị ngày càng cao của Bitcoin, cho thấy siêu cá voi này đã lên kế hoạch cho việc rút tiền”, BTCparser phân tích.

BTCparser cho rằng sàn Coinbase, nơi nhận được lượng tiền gửi này, có thể biết nhiều hơn về cá nhân hoặc tổ chức đứng sau các giao dịch này, trừ khi siêu cá voi này hoạt động thông qua trung gian.

Vào tháng 10, một bộ phim tài liệu gây tranh cãi của HBO tuyên bố cypherpunk Peter Todd là người đã sáng tạo ra Bitcoin.

Todd đã bác bỏ kết luận này, và hầu hết các chuyên gia trong ngành đều cho rằng bằng chứng của HBO khá yếu.

Nick Szabo, Adam Back và Hal Finney đều từng bị nghi ngờ có liên quan đến danh tính của Satoshi.

Cả Szabo và Back đều thường xuyên bác bỏ các cáo buộc họ là Satoshi, trong khi Finney cũng đã phủ nhận trước khi qua đời vào năm 2013.

 

 

 

SN_Nour

Theo Cointelegraph

Nhà sáng lập BitMEX Arthur Hayes tiết lộ mục tiêu giá cho Bitcoin (BTC) và Dogecoin (DOGE)


Nhà sáng lập BitMEX Arthur Hayes vừa đưa ra những dự đoán tích cực về Bitcoin (BTC), Dogecoin (DOGE) và chu kỳ thị trường tài sản số nói chung.

Trong một cuộc thảo luận mới trên podcast Alpha Only, Hayes cho rằng các công ty tài chính truyền thống (TradFi) có thể là yếu tố kích hoạt sự hưng phấn và sau đó là sự sụp đổ trong định giá tiền điện tử.

Hayes cho biết, TradFi sẽ nhận thấy sự tăng trưởng của tiền điện tử và bắt đầu phân bổ vốn thông qua các công ty và dự án lớn. Tuy nhiên, khi chu kỳ thị trường tiếp diễn và nhiều dự án trở nên được định giá quá cao, anh dự đoán các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đổ tiền vào các dự án kém chất lượng hơn, tạo ra khoảng cách lớn giữa giá trị thực và giá cả thị trường.

“Ban đầu, nguồn tín dụng được phân bổ hợp lý, được sử dụng cho các mục đích phù hợp. Nhưng khi đợt tăng giá kéo dài, bạn bắt đầu phân bổ tín dụng cho những dự án vô giá trị bởi vì bạn buộc phải đầu tư để nhận được lợi nhuận. Và đó là lúc bạn nhận thấy, ở bất kỳ lĩnh vực nào đang nóng nhất, sẽ có rất nhiều tiền được đổ vào đó. Các dự án này thường dựa vào một mô hình kinh doanh đầy rủi ro với giả định rằng giá sẽ luôn tăng, và đây chính là nguồn gốc của sự bất cân xứng”.

“Tôi chưa biết điều này sẽ xảy ra ở lĩnh vực nào, nhưng tôi không nghĩ hiện tại chúng ta đã đến giai đoạn mà một ngành nào đó quá nóng đến mức dòng vốn khổng lồ từ TradFi đổ vào. Điều quan trọng là phải nhận thức được rủi ro của sự sụp đổ nếu giá cả không phản ánh đúng thực tế”, anh nhấn mạnh.

Khi thị trường bước vào giai đoạn quá nhiệt, CEO của Maelstrom cho rằng giá Bitcoin có khả năng sẽ tăng cao hơn rất nhiều.

“Tôi nghĩ giá Bitcoin sẽ đạt mức $100.000 vào cuối năm nay, và có thể đạt $250.000 vào cuối năm 2025”.

Biểu đồ BTC/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Hayes cũng bày tỏ sự lạc quan về Dogecoin, dự đoán memecoin này “chắc chắn” có thể đạt $1. Ngoài ra, anh cũng nhìn nhận tích cực về các tiền điện tử liên quan đến meme và cộng đồng nói chung.

Biểu đồ DOGE/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

SN_Nour

Theo Dailyhodl

DeSci đang rất giống như DeFi đầu giai đoạn năm 2019


Các giao thức khoa học phi tập trung (DeSci) hiện đang ở giai đoạn tương tự như tài chính phi tập trung (DeFi) vào năm 2019 – còn sơ khai và chưa được kiểm nghiệm rộng rãi trên thị trường nhưng mang trong mình tiềm năng phát triển vượt bậc, theo nhận định của một giám đốc ngành.

“Mọi thứ vẫn còn thô sơ, mang tính thử nghiệm, nhưng có một sự đồng thuận ngầm rằng tiềm năng là rất lớn,” Andrew Kang, đồng sáng lập và đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm Mechanism Capital, chuyên về tiền mã hóa, chia sẻ trong một bài đăng trên X ngày 24 tháng 11.

Kang nhận định các dự án DeSci đang tiến hóa và có khả năng sẽ điều chỉnh mô hình và sản phẩm của mình, tương tự như cách các giao thức DeFi như Maker, Synthetix và Aave đã làm vào khoảng năm 2019 trước khi chúng mở rộng.

Những dự án DeSci mà Kang đánh giá cao nhất hiện nay là BIO Protocol, Pump Science và GLP1.

BIO Protocol cho phép người dùng đồng sở hữu “thuốc của tương lai,” nền tảng của Pump Science cho phép giao dịch các token liên quan đến thuốc kéo dài tuổi thọ và GLP1 nhắm đến mục tiêu “Làm cho nước Mỹ gầy trở lại.”

Kang tiết lộ rằng Mechanism Capital đã đầu tư vào vòng gọi vốn mới nhất của BIO Protocol.

DeSci là một khái niệm ứng dụng công nghệ blockchain và các yếu tố của nó, chẳng hạn như token, NFT và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và hợp tác do cộng đồng dẫn dắt.

DeSci đang hướng tới việc giải quyết các vấn đề từ những lỗ hổng trong hệ thống bình duyệt khoa học đến việc giảm chi phí xét nghiệm di truyền và thậm chí là chữa trị bệnh hói đầu.

DeSci chủ yếu tập trung vào việc theo đuổi sự thật thông qua “khoa học công dân” và từ chối những ảnh hưởng của các tổ chức lớn như Big Pharma.

Ngành công nghiệp này đã nổi lên từ đại dịch COVID-19 khi các bên liên quan tìm kiếm những phương thức mới và cải tiến để chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

DeSci có thể làm cho dữ liệu trở nên dễ tiếp cận hơn với các nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế và bệnh nhân, đồng thời tận dụng lợi ích về bảo mật và minh bạch của blockchain.

Điều này diễn ra trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng vào ngành y tế ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại kỹ thuật số.

Các cuộc tấn công ransomware vào các công ty chăm sóc sức khỏe như Kaiser và Welltok đã ảnh hưởng đến lần lượt 13,4 triệu và 8,49 triệu cá nhân trong các sự cố riêng biệt trong 18 tháng qua, làm lộ thông tin cá nhân và sức khỏe nhạy cảm.

Hiện tại, DeSci có vốn hóa thị trường đạt 1,2 tỷ USD, đứng đầu là OriginTrail (TRAC) với 374,9 triệu USD, theo sau là Rifampicin (RIF) và VitaDAO (VITA) với lần lượt 133,1 triệu USD và 124,7 triệu USD, theo dữ liệu từ CoinGecko.

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Thạch Sanh

Theo Cointelegraph

Cameron Winklevoss kêu gọi tái điều tra cáo buộc tài trợ chiến dịch đối với Sam Bankman-Fried


Cameron Winklevoss, đồng sáng lập sàn giao dịch Gemini, đã kêu gọi mở lại cuộc điều tra về các cáo buộc tài trợ chiến dịch bị bác bỏ đối với Sam Bankman-Fried, người sáng lập sàn giao dịch FTX. Bankman-Fried đã bị kết án 25 năm tù vào tháng 3 vì liên quan đến một trong những vụ gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dù CEO của FTX đã bị kết án, Winklevoss và một số cá nhân khác cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ trong vụ việc này.

Winklevoss chỉ trích Bộ Tư pháp về việc từ chối điều tra lại cáo buộc tài trợ chiến dịch của FTX

Trong một bài đăng trên X vào ngày 23 tháng 11, Winklevoss chỉ trích Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) vì đã từ chối tiếp tục điều tra các cáo buộc tài trợ chiến dịch đối với Bankman-Fried. Theo ông, DoJ chỉ đồng ý dẫn độ Bankman-Fried về các tội danh không liên quan đến những cáo buộc tài trợ chiến dịch, thay vì giải quyết những phức tạp trong quá trình hợp tác với chính quyền Bahamas.

“Thay vì hợp tác với chính phủ Bahamas để hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết, DoJ đã lựa chọn từ bỏ và hủy bỏ các cáo buộc. Thủ tục pháp lý không bao giờ nên trở thành rào cản đối với công tác truy tố, đặc biệt khi các cáo buộc liên quan đến việc can thiệp vào bầu cử thông qua việc sử dụng hơn 100 triệu đô la tiền của khách hàng bị chiếm đoạt.

Ông cũng chỉ trích DoJ về sự thiếu quyết đoán trong việc bảo vệ nền dân chủ, khẳng định rằng khi có cơ hội, thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố suông về tầm quan trọng của dân chủ, cơ quan này cần phải hành động cụ thể và thực hiện các biện pháp thiết thực.

Bankman-Fried bị cáo buộc đã chuyển hơn 100 triệu đô la từ Alameda Research vào hơn 300 khoản quyên góp chính trị, thông qua các nhà tài trợ rơm (straw donors)* hoặc các công ty đại diện. Mục đích của các khoản tiền này được cho là nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị của anh ta tại Washington, DC, đặc biệt là với các ứng cử viên của cả hai đảng, nhằm tác động đến các quyết định lập pháp có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp crypto.

Tuy nhiên, vào năm 2023, các công tố viên liên bang đã quyết định hủy bỏ các cáo buộc tài trợ chiến dịch, lý do là gặp khó khăn trong việc hợp tác với chính quyền Bahamas.

Trong một bài đăng tiếp theo, Winklevoss nhấn mạnh rằng công chúng có quyền được thông tin đầy đủ về lý do tại sao các cáo buộc liên quan đến tài trợ chiến dịch lại bị bác bỏ, cũng như cách thức số tiền này đã được sử dụng để hỗ trợ các chiến dịch chính trị của đảng Dân chủ. Bài viết của ông đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ, với nhiều người bày tỏ mối quan ngại về tính minh bạch trong vụ việc. Một người dùng trên X, Quan Nguyen (@theUxBlockChain), đã lên tiếng cho rằng việc hủy bỏ các cáo buộc trong những vụ án có tầm ảnh hưởng như vậy có thể làm suy giảm niềm tin của công chúng vào các cơ quan chức năng.

Một người khác khẳng định rằng các cáo buộc bị hủy bỏ có thể là do những người nhận tiền từ Bankman-Fried không muốn bị liên lụy vào vụ việc này.

*”Straw donors” (hay “nhà tài trợ rơm”) là thuật ngữ trong pháp luật tài chính chiến dịch, chỉ những cá nhân hoặc tổ chức được sử dụng để thực hiện các khoản đóng góp tài chính thay mặt cho một người khác, nhằm che giấu danh tính của người tài trợ thực sự. Đây là một hành vi bất hợp pháp, vì theo luật, mỗi khoản đóng góp chính trị phải được ghi nhận chính xác với danh tính của người tài trợ.

 

 

 

Annie

Theo Cryptopolitan

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ mở rộng nền tảng thanh toán xuyên biên giới


Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đang nỗ lực mở rộng nền tảng thanh toán xuyên biên giới của mình, cho phép thanh toán ngay lập tức, thông qua việc mở rộng mối quan hệ với các đối tác thương mại mới tại khu vực Châu Á và Trung Đông.

Theo thông tin từ Bloomberg, Ấn Độ hiện đã ký kết thỏa thuận thanh toán với các quốc gia láng giềng như Sri Lanka, Bhutan và Nepal, đồng thời có kế hoạch đưa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào chương trình thanh toán xuyên biên giới của mình.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) như một cơ chế thanh toán chính trong giải pháp thanh toán xuyên biên giới.

Hiện nay, CBDC của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ chủ yếu được triển khai dưới dạng giải pháp giữa các ngân hàng, chứ chưa phải là đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương được sử dụng rộng rãi bởi người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngân hàng có kế hoạch mở rộng phạm vi ứng dụng CBDC để bao gồm phần lớn người tiêu dùng bán lẻ trong tương lai, mặc dù vẫn chưa công bố khung thời gian cụ thể cho việc triển khai rộng rãi CBDC đối với người tiêu dùng.

Các giai đoạn phát triển CBDC khác nhau trên thế giới | Nguồn: Atlantic Council

Phát triển CBDC của Ấn Độ

Ấn Độ tiếp tục là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thúc đẩy CBDC trên phạm vi toàn cầu, cùng với các quốc gia BRICS như Trung Quốc và Nga. Từ năm 2020, Ấn Độ đã bắt đầu tìm hiểu khả năng sử dụng CBDC cho các giao dịch thanh toán, và vào năm 2022, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã tiến hành các thử nghiệm thông qua các chương trình thí điểm phát triển CBDC.

Vào tháng 2 năm 2024, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, ông Shaktikanta Das, thông báo rằng ngân hàng đang phát triển các giải pháp ngoại tuyến cho đồng rupee kỹ thuật số nhằm thúc đẩy việc sử dụng CBDC ở các khu vực nông thôn của Ấn Độ, nơi mạng lưới kết nối trực tuyến chưa được phát triển mạnh mẽ.

Tháng 8 năm 2024, Ấn Độ đã ghi nhận khoảng 5 triệu người tham gia chương trình thí điểm đồng rupee kỹ thuật số. Phát biểu tại Hội nghị Toàn cầu về Cơ sở hạ tầng Công cộng Kỹ thuật số và Công nghệ Mới nổi, ông Shaktikanta Das nhấn mạnh rằng ngân hàng không vội vàng triển khai đồng rupee kỹ thuật số thành một hệ thống CBDC chuẩn hóa cho toàn bộ dân cư Ấn Độ.

Trong khuôn khổ hội nghị, ông Das cũng tiết lộ kế hoạch làm cho các chương trình CBDC quốc gia trở nên linh hoạt hơn, thông qua việc áp dụng hệ thống “plug-and-play”, giúp việc thực hiện giao dịch trở nên dễ dàng và hiệu quả giữa các hệ thống khác nhau.

Tuy nhiên, sự phát triển của tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các tổ chức bảo vệ quyền riêng tư, các nhà hoạt động nhân quyền và những người ủng hộ tự do cá nhân. Các nhà chỉ trích cảnh báo rằng những rủi ro từ việc kiểm soát các sổ cái kỹ thuật số tập trung và khả năng lạm dụng quyền lực của chính phủ có thể vượt xa bất kỳ lợi ích nào về chi phí hay hiệu quả mà CBDC mang lại.

 

 

 

Vương Tiễn

Theo Cointelegraph

Phố Wall lo ngại Bộ Hiệu quả Chính phủ (D.O.G.E) làm sụp đổ thị trường chứng khoán trong khi JPMorgan hoài nghi về tính khả thi


JPMorgan Chase đã công bố một báo cáo vào ngày 22 tháng 11, đánh giá Bộ Hiệu quả Chính phủ (D.O.G.E) – một cơ quan mới được thành lập dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, với sự lãnh đạo của Elon Musk và Vivek Ramaswamy. Bộ này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tinh giản hoạt động liên bang và cắt giảm chi tiêu lãng phí.

“Về hiệu quả hoạt động của chính phủ, Tổng thống đắc cử Trump được kỳ vọng sẽ theo đuổi một chương trình nghị sự nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp. Một phần của kế hoạch này là việc thành lập D.O.G.E,” JPMorgan nhận định, đồng thời bổ sung:

“Chúng tôi cho rằng D.O.G.E, dưới sự lãnh đạo của Elon Musk và mục tiêu cắt giảm chi tiêu lãng phí của chính phủ, sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ này.”

Trong một tuyên bố gần đây, Trump nhấn mạnh rằng Musk và Ramaswamy sẽ “dọn đường” cho chính quyền mới để “tháo dỡ bộ máy quan liêu, giảm thiểu các quy định không cần thiết, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang.” Ông khẳng định:

“Điều quan trọng là chúng tôi sẽ loại bỏ sự lãng phí và gian lận khổng lồ trong khoản chi tiêu hàng năm 6,5 nghìn tỷ USD của chính phủ.”

Elon Musk cũng bày tỏ niềm tin rằng D.O.G.E có thể cắt giảm ít nhất 2 nghìn tỷ USD trong chi tiêu liên bang, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải khắc phục tình trạng “chi tiêu vô tội vạ” của chính phủ để ngăn chặn nguy cơ phá sản quốc gia.

“Nước Mỹ đang tiến nhanh đến bờ vực phá sản,” Musk cảnh báo, và kêu gọi hành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng “phá sản trên thực tế” của quốc gia.

Tuy nhiên, JPMorgan cũng chỉ ra những trở ngại tiềm tàng mà D.O.G.E có thể gặp phải:

“Điểm mấu chốt là Quốc hội mới chính là cơ quan kiểm soát chi tiêu của chính phủ, trong khi D.O.G.E lại hoạt động ngoài quyền hạn của Quốc hội. Bộ này có thể đưa ra nhiều đề xuất, nhưng việc thay đổi luật pháp vẫn phải dựa vào đa số 60 phiếu tại Thượng viện.”

 “Một câu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư năm 2025 là chương trình nghị sự Trump 2.0 sẽ ưu tiên những hạng mục nào và loại bỏ những gì”.

D.O.G.E có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ

Trong khi Elon Musk ca ngợi việc cắt giảm chi phí và giảm bớt các quy định hành chính là mục tiêu tối thượng, những tác động tiềm tàng từ D.O.G.E lại khiến Phố Wall lo lắng.

Các nhà thầu liên bang, các tập đoàn dược phẩm khổng lồ, và thậm chí cả những gã khổng lồ quốc phòng như Boeing và Lockheed Martin đang chuẩn bị đối mặt với “cơn bão” sắp tới. Các nhà phân tích từ TD Cowen đã nhanh chóng lên tiếng cảnh báo. Roman Schweizer, trong một bản ghi chú gửi khách hàng vào thứ Sáu, đã gọi D.O.G.E là “một yếu tố rủi ro lớn” đối với các công ty phụ thuộc vào hợp đồng chính phủ.

“Cắt giảm chi tiêu là điều có thể xảy ra, và sẽ có sự bất định trong nhiều tháng tới,” ông nhận xét. Đối với một thị trường vốn đã lo ngại về định giá cao ngất ngưởng, D.O.G.E có thể trở thành “quả bóng phá hủy” mà không ai mong đợi.

Trong khi Musk và Ramaswamy có kế hoạch cắt giảm chi tiêu tùy ý, giảm tài trợ cho các tổ chức như Corporation for Public Broadcasting (Tổng công ty phát thanh truyền hình công cộng), và tái cấu trúc chính sách nhân sự liên bang nhưng các nhà phân tích của TD Cowen vẫn tỏ ra nghi ngờ về mức độ hiệu quả mà D.O.G.E có thể đạt được. Họ ước tính sáng kiến này có thể tiết kiệm từ 50 đến 100 tỷ USD mỗi năm nhưng nhấn mạnh rằng con số này chỉ là “muối bỏ bể” so với thâm hụt liên bang, dự kiến sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Hơn nữa, bất kỳ sự cắt giảm lớn nào cũng cần sự phê duyệt từ Quốc hội, khiến D.O.G.E không chỉ bị ràng buộc mà gần như bị “trói tay.”

Các nhà thầu sẵn sàng hứng chịu tác động

Nếu D.O.G.E được thực thi, nhiều tên tuổi lớn trong giới kinh doanh có thể phải đối mặt với tổn thất nặng nề. Các nhà thầu liên bang – những công ty sống dựa vào ngân sách chính phủ – đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.

Theo TD Cowen, các tập đoàn quốc phòng như Lockheed Martin, Northrop Grumman, General Dynamics, Boeing, và RTX nằm trong số các nhà thầu có nguy cơ tổn thất lớn nhất. Bộ Quốc phòng hiện có ngân sách 877 tỷ USD, và bất kỳ sự cắt giảm nào cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các công ty này.

Không chỉ lĩnh vực quốc phòng nằm trong tầm ngắm. Leidos Holdings, công ty đảm nhận hợp đồng cho các cơ quan như Homeland Security, Justice, và Transportation, cũng có thể chịu áp lực.

Các công ty dược phẩm như Merck, Pfizer, và Humana cũng không ngoại lệ, vì họ thu hàng tỷ USD thông qua các hợp đồng từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (Health and Human Services).

Mối lo ngại là có thật – cổ phiếu của một số công ty này đã bị ảnh hưởng, một phần do định giá cao nhưng cũng do nhà đầu tư hoang mang trước mối đe dọa từ D.O.G.E.

Dẫu vậy, các nhà phân tích từ TD Cowen cũng nhấn mạnh rằng tác động tiềm tàng có thể không nghiêm trọng như vẻ ngoài. Quốc hội vẫn là cơ quan giữ quyền kiểm soát cuối cùng đối với các quy định và ngân sách.

Crypto và cơn sốt Dogecoin

Tất nhiên, không thể không nhắc đến yếu tố “điên rồ” của thị trường crypto mỗi khi Musk xuất hiện. Kể từ khi Trump công bố D.O.G.E, Dogecoin (đồng tiền điện tử mà Musk ủng hộ) đã tăng hơn 150%. Nhà đầu tư coi sự tham gia của Elon là tín hiệu tích cực cho Dogecoin, dẫn đến một làn sóng đầu cơ cuồng nhiệt.

Biểu đồ giá DOGE 1 ngày | Nguồn: TradingView

Các trader nhỏ lẻ đổ xô tham gia, đẩy thị trường vào một cơn sốt đầu cơ mà nhiều người so sánh giống như một sòng bạc hơn là thị trường thực sự. Thị trường crypto nói chung thường phản ứng mạnh mẽ trước mọi động thái của Elon, và đã bước vào chu kỳ tăng giá kể từ khi Trump giành chiến thắng.

 

 

 

Ông Giáo

Tạp Chí Bitcoin

Metaplanet thực hiện bước đi quan trọng để thúc đẩy áp dụng Bitcoin tại Nhật Bản


Sau khi ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) với Bitcoin Magazine vào ngày 26 tháng 7 năm 2024, Metaplanet đã chính thức công bố thỏa thuận ra mắt Bitcoin Magazine Japan. Sự ra đời của Bitcoin Magazine Japan sẽ giúp Metaplanet đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy sự áp dụng Bitcoin tại Nhật Bản trong tương lai.

Bên cạnh đó, Metaplanet cũng đặt mục tiêu tạo ra sự đột phá trong việc tuyển dụng nhân sự sáng tạo nội dung, chuẩn bị cho kế hoạch triển khai toàn diện vào quý I năm 2025. Công ty khẳng định:

“Việc xây dựng một đội ngũ đẳng cấp thế giới là yếu tố then chốt để Bitcoin Magazine Japan trở thành nền tảng hàng đầu về giáo dục Bitcoin và kết nối cộng đồng tại Nhật Bản.”

Chiến lược Bitcoin của Metaplanet

Metaplanet đang đẩy mạnh chiến lược Bitcoin của mình, theo bước các công ty tập trung vào Bitcoin như MicroStrategy. Tuần trước, Metaplanet thông báo đã mua thêm 124,11 Bitcoin, nâng tổng số Bitcoin mà công ty nắm giữ lên khoảng 1.142,28 BTC tính đến thời điểm hiện tại.

Tương tự như các công ty khác trong lĩnh vực Bitcoin, Metaplanet đã pha loãng cổ phiếu đang lưu hành của mình để huy động thêm vốn, phục vụ mục tiêu mua thêm Bitcoin. Cụ thể, công ty đã công bố phát hành 11,3 triệu đô la trái phiếu để tiếp tục đầu tư vào Bitcoin.

Kể từ khi áp dụng chiến lược Bitcoin, cổ phiếu của Metaplanet đã tăng gần 10 lần. Với dự báo giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, cổ phiếu Metaplanet đang có triển vọng phát triển mạnh mẽ.

Việc ra mắt Bitcoin Magazine Japan là một dấu hiệu tích cực cho ngành công nghiệp crypto, đặc biệt là trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản đang xây dựng và triển khai các quy định rõ ràng về tiền điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho sự áp dụng tài sản kỹ thuật số trong nước.

Cụ thể, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) gần đây đã đề xuất một danh mục kinh doanh mới dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực stablecoin và tài sản ảo. Theo hệ thống mới này, các công ty crypto sẽ đối mặt với các yêu cầu pháp lý nhẹ nhàng hơn, tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp crypto tại Nhật Bản.

 

 

 

Annie

Theo Coinpedia