Vụ hack 58 triệu đô la của Radiant Capital là “bài học” đắt giá cho DeFi


Radiant Capital đã khôi phục thị trường cho vay trên Ethereum sau một vụ hack gây thiệt hại khoảng 58 triệu đô la tài sản kỹ thuật số.

Vào ngày 1/11, giao thức cho vay này thông báo đã thực hiện các cải tiến, bao gồm chuyển quyền sở hữu vào một hợp đồng khóa thời gian, yêu cầu thời gian chờ 72 giờ cho bất kỳ điều chỉnh nào, nhằm củng cố bảo mật cho Radiant.

Team Radiant Capital cũng thiết lập vai trò quản trị khẩn cấp với cấu trúc đa chữ ký, cho phép tạm ngưng hoặc mở lại các thị trường của giao thức khi cần thiết. Ngoài ra, tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) của họ đã thay đổi cấu trúc bảo mật đa chữ ký, giảm số lượng chữ ký cần thiết xuống còn bảy, với ngưỡng phê duyệt là bốn trên bảy chữ ký.

Ví đa chữ ký giúp tăng cường bảo mật bằng cách yêu cầu nhiều chữ ký để thực hiện hoặc xử lý các giao dịch crypto, loại bỏ nguy cơ từ một điểm lỗi duy nhất do chỉ có một khóa riêng tư.

Bài học đắt giá cho DeFi

Các biện pháp bảo mật mới này được áp dụng sau vụ exploit (tấn công khai thác) gây thiệt hại 58 triệu đô la tài sản kỹ thuật số. Vào ngày 16/10, Radiant Capital đã dừng hoạt động thị trường cho vay của mình sau một vụ vi phạm bảo mật mạng trên BNB Chain và Arbitrum.

Kẻ tấn công đã chiếm quyền điều khiển hợp đồng thông minh và các khóa riêng tư của một số người ký. Sau đó, bọn chúng đã rút hơn 50 triệu đô la tài sản từ giao thức. Vào ngày 18/10, Radiant Capital xác nhận trong báo cáo sau sự cố rằng kẻ tấn công đã xâm phạm thiết bị của ít nhất ba nhà phát triển chính bằng cách lây lan mã độc.

Radiant Capital cho biết các thiết bị bị xâm phạm theo cách giao diện của ví hiển thị dữ liệu giao dịch hợp lệ trong khi các giao dịch độc hại được ký và thực thi ngầm.

Trong một bài viết trên X, chuyên gia bảo mật Patrick Collins gọi đây là “bài học 50 triệu đô la” cần ghi nhớ cho lĩnh vực DeFi. Collins cho rằng hiện chưa có đủ kiến thức hoặc công cụ để xác minh giao dịch sử dụng ví phần cứng.

Trong khi đó, hacker của Radiant Capital đã di chuyển khoảng 52 triệu đô la từ số tiền đánh cắp trong vụ việc. Vào ngày 24/10, công ty bảo mật blockchain PeckShield cho biết kẻ tấn công đã di chuyển “gần như toàn bộ” số tiền bị đánh cắp.

Vấn đề ký giao dịch trong tiền điện tử

Các vụ lừa đảo phishing trong lĩnh vực tiền điện tử gây thiệt hại hàng triệu đô la. Vào ngày 21/8, một vụ tấn công phishing đã rút cạn 55 triệu đô la stablecoin sau khi một cá voi vô tình ký giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho những kẻ tấn công.

Do những sự cố như vậy, công ty ví phần cứng Ledger cho biết cần thúc đẩy việc ký giao dịch minh bạch trong lĩnh vực tiền điện tử. CEO Ledger, Pascal Gauthier, từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ngành công nghiệp nên tránh ký giao dịch mù quáng và họ đã hợp tác với nhiều đơn vị để giáo dục cộng đồng về sáng kiến ký giao dịch minh bạch.

 

Twitter (X):

Tiktok:

Đình Đình

Theo Cointelegraph

Châu Á nổi lên như một cường quốc phát triển tiền điện tử mới, bỏ xa Hoa Kỳ


Theo báo cáo từ Electric Capital, Châu Á đã vượt qua Bắc Mỹ để trở thành trung tâm hàng đầu cho các nhà phát triển tiền điện tử.

Maria Shen, đối tác tại Electric Capital, chỉ ra thị phần nhà phát triển toàn cầu của Châu Á đã tăng mạnh từ 13% lên 32% kể từ năm 2015. Ngược lại, thị phần của Bắc Mỹ giảm từ 44% xuống 25% trong cùng kỳ.

tiền điện tử
Các nhà phát triển blockchain | Nguồn: Electric Capital

Tuy nhiên, Shen lưu ý rằng mặc dù Bắc Mỹ đang mất dần ảnh hưởng trên trường quốc tế, nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí hàng đầu trong số các quốc gia về sự hiện diện của các nhà phát triển.

Tài năng tiền điện tử của Hoa Kỳ 

Theo báo cáo của Electric Capital, Hoa Kỳ chiếm 18,8% tổng số nhà phát triển trên toàn cầu. Ấn Độ và Vương quốc Anh theo sát với các thị phần lần lượt là 11,8% và 4,2%.

Số nhà phát triển tiền điện tử theo quốc gia | Nguồn: Electric Capital

Mặt khác, báo cáo cũng chỉ ra ý kiến cho rằng các nhà phát triển Hoa Kỳ chỉ tập trung tại California và New York là không chính xác.

Trong khi 22,3% nhà phát triển sống ở California và 13,7% ở New York, thì 64% làm việc bên ngoài các tiểu bang này. Mức độ phân tán như vậy tạo ra cơ hội tạo việc làm và tài sản trên toàn quốc, mang lại lợi ích cho các cộng đồng và nền tảng chính trị khác.

Chảy máu nhân tài

Dù vậy, một cái nhìn tổng quát về lĩnh vực này cho thấy Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu nhân tài vì hầu hết các nhà phát triển blockchain (khoảng 81%) đều sống ngoài lãnh thổ.

Đáng chú ý, Hoa Kỳ giảm 51% thị phần nhà phát triển kể từ năm 2015 — giai đoạn ​​thị trường tiền điện tử toàn cầu tăng trưởng từ khoảng 5 tỷ đô la lên mức đáng kinh ngạc 2,4 nghìn tỷ đô la.

Top 5 quốc gia về thị phần nhà phát triển tiền điện tử | Nguồn: Electric Capital

Các chuyên gia tin rằng suy giảm này là hệ quả của bất ổn về mặt quy định và thiếu chính sách rõ ràng. Trong những năm qua, chính quyền Hoa Kỳ áp dụng cách tiếp cận quy định bằng thực thi dẫn đến các hành động thù địch chống lại những người chơi trong ngành.

Do đó, một số công ty buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ đến các trung tâm tiền điện tử thân thiện hơn ở Hồng Kông, Singapore và khu vực pháp lý khác.

Trong khi đó, Shen lưu ý thị phần đang suy giảm của Hoa Kỳ có thể dẫn đến những thách thức tiềm ẩn đối với quốc gia trong việc duy trì khả năng cạnh tranh về đổi mới tiền kỹ thuật số. Cô cũng gợi ý thêm rằng xu hướng này có thể báo hiệu rủi ro đối với an ninh quốc gia và tạo khoảng cách đổi mới.

 

Twitter (X):

Tiktok:

Đình Đình

Theo Cryptoslate

Hoa Kỳ chỉ tăng thêm 12.000 việc làm vào tháng 10, giá Bitcoin vượt 71.000 đô la


Chỉ còn vài ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cùng với cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), chính phủ vừa công bố những dấu hiệu rõ rệt về sự suy yếu của thị trường lao động trong tháng vừa qua, trong khi tác động của các cơn bão ở Đông Nam vẫn chưa được làm rõ.

Theo báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp, Hoa Kỳ chỉ tăng thêm 12.000 việc làm vào tháng 10, thấp hơn nhiều so với dự báo 113.000 việc làm của các nhà kinh tế. Mức tăng việc làm 254.000 của tháng 9 đã bị điều chỉnh xuống còn 223.000. Tỷ lệ thất nghiệp của tháng 10 là 4,1%, bằng mức dự kiến và không đổi so với tháng 9.

Ngoài tháng 9 bị điều chỉnh giảm, mức tăng việc làm 159.000 được báo cáo ban đầu của tháng 8 cũng bị điều chỉnh xuống còn 78.000.

Trong bối cảnh thị trường đang chịu áp lực — có thể do khả năng chiến thắng của ứng cử viên thân thiện với crypto Donald Trump trong cuộc bầu cử vào thứ 3 tới giảm sút, giá Bitcoin đã có những biến động mạnh, nhưng vẫn giữ ở khu vực 70.000 đô la trong vài phút sau khi báo cáo được công bố. Trước đó trong tuần, giá tăng mạnh, nhưng không thể thiết lập mức cao kỷ lục mới trên 73.700 đô la vào cả thứ 3 và thứ 4.

Tại thời điểm viết bài, giá Bitcoin gần như không đổi trong 24 giờ qua, tăng 0,35% và giao dịch tại 71.463 đô la. Tuy nhiên, trên khung thời gian hàng tháng, giá BTC tăng hơn 16%.

Biểu đồ giá BTC 4 giờ | Nguồn: Tradingview

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ đã thêm một lưu ý vào báo cáo, cho biết không thể định lượng tác động của những cơn bão gần đây đối với dữ liệu bảng lương.

Trước khi dữ liệu được công bố vào thứ 6, những người tham gia thị trường đã kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quỹ liên bang chuẩn thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào tuần tới.

Kiểm tra các chi tiết khác trong báo cáo cho thấy có chút sức mạnh hơn so với con số tổng thể. Thu nhập trung bình theo giờ đã tăng 0,4% trong tháng 10, vượt qua dự đoán 0,3% và 0,3% trong tháng 9. Số giờ làm việc trung bình hàng tuần đạt 34,3 giờ, cao hơn so với mức kỳ vọng là 34,2 giờ và không đổi so với tháng trước.

Trong các thị trường truyền thống, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục giữ mức tăng nhẹ sau khi có dữ liệu. Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm bốn điểm cơ bản xuống còn 4,25% và đồng đô la Mỹ giảm nhẹ 0,1%. Giá vàng vẫn gần mức cao kỷ lục tại 2.767 đô la mỗi ounce.

Bạn có thể xem giá Bitcoin ở đây.

 

Twitter (X): 

Tiktok: 

Minh Anh

Theo Coindesk

UBS ra mắt quỹ đầu tiên được token hóa trên blockchain Ethereum


UBS Asset Management, một công ty con của ngân hàng đầu tư UBS có trụ sở tại Zurich, đã ra mắt quỹ token hóa đầu tiên trên blockchain Ethereum, với mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận cho các khách hàng của mình.

Theo thông cáo vào ngày 1/11, sản phẩm mới tên “UBS USD Money Market Investment Fund Token” hay “uMINT” mang đến cho khách hàng một giải pháp đầu tư sáng tạo. Các holder token sẽ được hưởng lợi từ chiến lược quản lý tiền mặt đẳng cấp tổ chức của UBS Asset Management, sử dụng các công cụ thị trường tiền tệ chất lượng cao trong một khung quản lý rủi ro, thận trọng.

Thomas Kaegi, đồng giám đốc UBS Asset Management, nhấn mạnh rằng việc ra mắt này diễn ra đúng thời điểm khi nhà đầu tư ngày càng tỏ ra quan tâm đến tài sản token hóa.

“Chúng tôi đã thấy sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư đối với nhiều loại tài sản tài chính token hóa khác nhau. Bằng cách tận dụng năng lực toàn cầu của chúng tôi và hợp tác với các đối tác cùng cơ quan quản lý, chúng tôi giờ đây có thể cung cấp cho khách hàng một giải pháp sáng tạo”.

Ra mắt sản phẩm này cũng đồng thời củng cố sáng kiến “UBS Tokenize” của UBS, bắt đầu từ tháng 6/2023 với việc tạo ra các chứng khoán nợ có cấu trúc hoàn toàn kỹ thuật số trị giá 200 triệu nhân dân tệ (hơn 28 triệu đô la Mỹ) cho một đơn vị phát hành bên thứ ba. Đến tháng 11, UBS đã thực hiện giao dịch mua lại xuyên biên giới đầu tiên sử dụng trái phiếu kỹ thuật số phát hành trên một blockchain công khai.

UBS Asset Management cho biết những nỗ lực này phản ánh cam kết liên tục của họ đối với cả mạng blockchain công khai và riêng tư, cho phép mở rộng các sản phẩm như phát hành quỹ và phân phối, tạo ra các sản phẩm tài chính dễ tiếp cận hơn.

Tính đến quý 4/2023, UBS quản lý 5,7 nghìn tỷ đô la tài sản đầu tư của khách hàng và hoạt động tại hơn 50 thị trường trên toàn cầu.

Tăng trưởng nhanh chóng

Token hóa, đại diện cho các tài sản truyền thống như quỹ thị trường tiền tệ được hỗ trợ bởi chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ trên các mạng blockchain, đã thu hút được sự quan tâm đáng kể từ các công ty tài chính có uy tín như BlackRock trong năm qua.

Đặc biệt, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã thừa nhận tiềm năng của token hóa trong việc định hình lại các thị trường, nhấn mạnh nó có thể nâng cao hiệu quả, mở rộng khả năng tiếp cận cho nhà đầu tư và tăng cường tính minh bạch trên thị trường chứng khoán Kho bạc.

 

Twitter (X):

Tiktok:

Minh Anh

Theo Cryptoslate

Sàn giao dịch M2 bị hack 13 triệu đô la, tiền của người dùng đã được khôi phục


Trong một cuộc tấn công mới nhằm vào sàn giao dịch, các hacker đã đánh cắp hơn 13 triệu đô la.

Theo thông báo chính thức vào ngày 31/10, sàn giao dịch tập trung (CEX) M2 đã bị hack 13,7 triệu đô la tài sản kỹ thuật số.

“Chúng tôi xin thông báo tình hình đã được giải quyết hoàn toàn và tiền của khách hàng đã được khôi phục. M2 hoàn toàn chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất tiềm ẩn nào, thể hiện cam kết không ngừng của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Tất cả các dịch vụ hiện đã hoạt động trở lại với các biện pháp kiểm soát bổ sung”.

Theo nhà điều tra on-chain ẩn danh ZachXBT tiết lộ trên Telegram ngày 1/11, các hacker đã lấy cắp 13,7 triệu đô la Bitcoin, ETH và SOL từ các ví nóng của sàn.

Sự cố này xảy ra gần bốn tháng sau khi một hacker đánh cắp hơn 230 triệu đô la từ sàn giao dịch Ấn Độ WazirX, được xem là vụ hack tiền điện tử lớn thứ hai trong năm 2024 đến nay.

Thiệt hại từ các vụ hack tiền điện tử tăng vọt lên 19 tỷ đô la trong 13 năm: trở ngại lớn nhất cho việc chấp nhận đại trà?

Vấn nạn hack và lừa đảo đang trở thành thách thức lớn nhất đối với việc phổ biến rộng rãi tiền điện tử. Trong 13 năm tính đến ngày 12/6/2024, ngành công nghiệp này đã chịu tổn thất gần 19 tỷ đô la từ 785 vụ hack được báo cáo, theo báo cáo của Crystal Intelligence.

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp qua các vụ hack và lừa đảo trong năm 2023-2024 | Nguồn: Crystal Intelligence

Vụ trộm tiền điện tử lớn nhất từ trước đến nay vẫn là vụ lừa đảo Plus Token năm 2019, khi kẻ tấn công chiếm đoạt 2,9 tỷ đô la Bitcoin và ETH.

Trong hai năm qua, vụ vi phạm bảo mật gây thiệt hại 290 triệu đô la trên PlayDapp vào tháng 2/2024 được ghi nhận là vụ trộm crypto lớn nhất. Cùng thời gian đó, vụ lừa đảo đầu tư JPEX ở Hồng Kông trở thành vụ gian lận lớn nhất, thiệt hại 194,3 triệu đô la.

Một dấu hiệu đáng lo ngại khác cho việc phổ biến tiền điện tử là giá trị các vụ hack trong năm 2024 có khả năng vượt năm 2023, khi quý đầu năm 2024 ghi nhận 542,7 triệu đô la tài sản bị đánh cắp, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023.

Các sàn giao dịch tập trung (CEX) vẫn là mục tiêu lớn nhất của hacker xét về tổng giá trị bị đánh cắp. Top 10 vụ hack DeFi lớn nhất trong năm 2023 và 2024 chiếm gần 579 triệu đô la tài sản bị lấy cắp.

 

Twitter (X): 

Tiktok: 

Đình Đình

Theo Cointelegraph

Những nhà đầu cơ gửi 4 tỷ USD đến các sàn giao dịch khi giá Bitcoin có nguy cơ mất mốc $70.000


Một số nhà đầu cơ Bitcoin đã hoảng loạn khi thị trường giảm xuống dưới $70.000.

Dữ liệu từ công ty phân tích Glassnode cho thấy những holder ngắn hạn (STH) đã bán ra 54.000 BTC vào ngày 31 tháng 10, mức cao nhất kể từ tháng 4.

Lợi nhuận của STH giảm mạnh khi BTC thoái lui sau đợt tăng trưởng

Trader Bitcoin tận dụng cơ hội ngắn hạn nhanh chóng mất bình tĩnh khi BTC/USD đảo ngược từ mức ATH trong tuần này.

Theo Glassnode, đơn vị theo dõi khối lượng chuyển tiền từ các thực thể STH sang các sàn giao dịch, chỉ riêng ngày 31 tháng 10 đã chứng kiến ​​54.352 BTC (khoảng 3,76 tỷ USD) được gửi đến các sàn.

Khối lượng di chuyển BTC của STH sang các sàn giao dịch | Nguồn: Glassnode

STH là ví nắm giữ một lượng BTC nhất định trong tối đa 155 ngày. Họ thường có hành vi giao dịch theo phản ứng của thị trường, trái ngược với những holder dài hạn (LTH) với dòng tiền có thể nằm im trong ví trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Biến động giá là tác nhân kích hoạt đối với nhóm STH và Glassnode tiết lộ rằng biên lợi nhuận gộp của họ đang nhanh chóng bị xóa sổ, có khả năng làm tăng thêm cảm giác cần phải bán BTC gấp.

Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra đã chi tiêu của STH (SOPR) hiện dưới mức 1,01, với 1 là điểm hòa vốn. Vào ngày 29 tháng 10, con số này gần ngưỡng 1,04.

Bitcoin STH-SOPR | Nguồn: Glassnode

Glassnode cũng chỉ ra rằng, phần lớn BTC được gửi đến các sàn giao dịch vào ngày 31 tháng 10 là từ các thực thể STH đang thua lỗ.

Khối lượng di chuyển Bitcoin từ STH và LTH đến các sàn giao dịch | Nguồn: Glassnode

Bitcoin có nguy cơ “chệch hướng” trên $70.000

Dữ liệu thanh khoản sổ lệnh giao dịch từ CoinGlass cho thấy khu vực quan tâm tiếp theo nằm quanh mức $68.000. Thanh khoản bên bán đã quay trở lại nằm giữa giá giao ngay hiện tại và mức ATH.

Biểu đồ thanh lý BTC | Nguồn: CoinGlass

Phân tích những động thái mới nhất, các trader dường như đang tranh cãi về hành động giá của BTC. Trong khi một số người cảnh báo toàn bộ đà tăng vượt qua mức $73.000 có thể là “sự chệch hướng”, những người khác lại cho rằng hành vi giá BTC vẫn tiếp tục phản ánh những năm halving trước đó.

“Việc giảm rủi ro trong vòng 5-6 ngày trước cuộc bầu cử đã xảy ra vào cả năm 2020 và 2016”, tài khoản HornHairs nói với những người theo dõi.

“Sau đó, giá tiếp tục tăng mạnh và không bao giờ kiểm tra lại mức đáy được thiết lập vào tuần trước cuộc bầu cử nữa. Hãy cẩn thận với những gì mà mọi người bán ra vào thời điểm hiện tại”.

Nguồn: Keith Alan

Trong khi đó, báo cáo kinh tế vĩ mô quan trọng của Hoa Kỳ trong tuần dưới dạng dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào ngày 1 tháng 11 và đang được các trader tài sản rủi ro theo dõi chặt chẽ.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Twitter (X):

Tiktok:

Việt Cường

Theo Cointelegraph

Paxos hợp tác với DBS Bank tung ra stablecoin tuân thủ quy định mới


Công ty cơ sở hạ tầng blockchain Paxos đã ra mắt Global Dollar (USDG), một loại stablecoin tuân thủ quy định của Singapore, được bảo lãnh và quản lý bởi DBS Bank.

Vào ngày 31 tháng 10, Paxos thông báo về việc ra mắt stablecoin thứ hai tại Singapore, USDG, chỉ năm tháng sau khi giới thiệu Lift Dollar (USDL) do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất quản lý.

Hỗ trợ đổi mới stablecoin thông qua quy định rõ ràng

Paxos Digital Singapore, chi nhánh của Paxos tại Singapore, đã nhận được sự chấp thuận từ Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho USDG vào tháng 7. Evy Theunis, giám đốc tài sản kỹ thuật số tại DBS Bank, cho biết:

“Các đơn vị phát hành stablecoin sẽ thấy rằng các giải pháp của chúng tôi giúp họ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà cơ quan quản lý và khách hàng kỳ vọng. Quan hệ đối tác này mở rộng sự tham gia của DBS trong hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số.”

USDG tuân thủ khuôn khổ stablecoin mới được MAS công bố vào tháng 8 năm 2023. Hiện tại, USDG đã có mặt trên blockchain Ethereum và sẽ được mở rộng sang các chain khác khi có sự điều chỉnh về quy định.

Kế hoạch phân phối USDG toàn cầu

Paxos cho biết USDG được thiết kế nhằm thúc đẩy làn sóng áp dụng stablecoin toàn cầu tiếp theo, phục vụ cho cả hệ sinh thái tiền điện tử và các tổ chức tài chính tuân thủ tiêu chuẩn cao. Công ty dự kiến hợp tác với các sàn giao dịch, ví điện tử và nền tảng giao dịch toàn cầu để cung cấp USDG cho cá nhân và tổ chức.

Sygnum Bank, một ngân hàng tiền điện tử của Thụy Sĩ, nhấn mạnh rằng sự gia tăng minh bạch trong quy định đang khuyến khích các tổ chức tài chính truyền thống phát hành stablecoin. Ngân hàng nhận định:

“Những nhà cung cấp stablecoin tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý đang phát triển sẽ có lợi thế khi việc sử dụng stablecoin trong các giao dịch thực tế gia tăng.”

USDG được bảo đảm theo tỷ lệ 1:1 bằng đô la Mỹ, bao gồm tiền gửi đô la, chứng khoán chính phủ Hoa Kỳ ngắn hạn và các khoản tiền mặt tương đương khác, đảm bảo người dùng có thể chuyển đổi token thành tiền fiat.

Ronak Daya, giám đốc sản phẩm tại Paxos, cho biết quan hệ đối tác với DBS sẽ thúc đẩy việc áp dụng stablecoin ở cấp doanh nghiệp. Các sản phẩm tài sản kỹ thuật số khác của Paxos bao gồm PayPal USD (PYUSD), Pax Dollar (USDP) và Pax Gold (PAXG).

 

Twitter (X): 

Tiktok: 

Itadori

Theo Cointelegraph

Tòa án Hoa Kỳ ra lệnh SEC nộp hồ sơ tóm tắt vụ kiện Ripple trước ngày 15/1


Tòa Phúc thẩm Hoa Kỳ tại Khu vực 2 (2nd Circuit) đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) nộp hồ sơ tóm tắt trong vụ kiện giữa SEC và Ripple cùng các giám đốc điều hành, với hạn chót là ngày 15 tháng 1 năm 2025. Nếu SEC không nộp hồ sơ trước thời hạn này, tòa án sẽ bác bỏ đơn kháng cáo của họ.

James K. Filan, một luật sư bào chữa và cựu công tố viên liên bang, đã thông báo rằng SEC đã gửi thông báo lên lịch cho vụ kiện Ripple và các giám đốc điều hành của công ty. Trong hồ sơ gửi đến tòa, Ủy ban đã yêu cầu gia hạn thời gian nộp hồ sơ do không đáp ứng được thời hạn trước đó.

Tòa Phúc thẩm đã chấp thuận yêu cầu gia hạn và nhấn mạnh rằng bất kỳ động thái gia hạn nào hoặc việc tìm kiếm biện pháp khắc phục khác sẽ không làm chậm tiến trình nộp đơn. 

Cơ quan quản lý đã kháng cáo phán quyết của Thẩm phán Analisa Torres, trong đó xác định rằng Ripple không vi phạm luật chứng khoán khi bán XRP cho các nhà đầu tư bán lẻ. 

Ngày 18 tháng 10, SEC đã nộp đơn kháng cáo dân sự (Biểu mẫu C) chống lại Ripple, yêu cầu kháng cáo về các hoạt động bán XRP trên các nền tảng giao dịch tiền điện tử và việc phân phối XRP cho nhân viên của công ty.

Cộng đồng Ripple đã chỉ trích SEC vì cố gắng kéo dài cuộc chiến pháp lý với công ty thanh toán tiền điện tử cho đến năm 2025. Nhiều người trong cộng đồng tiền điện tử đã bày tỏ sự thất vọng về tình trạng kéo dài này, cho rằng SEC đã cố tình nộp đơn vào phút chót để gây khó khăn cho các bị đơn và toàn ngành.

Một người dùng trên X đã nhấn mạnh rằng SEC dường như đang tìm cách trì hoãn điều không thể tránh khỏi một cách vô vọng. Người dùng này còn bày tỏ sự kỳ vọng vào việc cựu tổng thống Donald Trump sẽ sa thải Gary Gensler và rút lại đơn kháng cáo liên quan đến vụ kiện XRP. Ứng cử viên tổng thống này đã hứa sẽ cách chức Chủ tịch SEC Gary Gensler trong một phát biểu tại Hội nghị Bitcoin 2024 vào ngày 27 tháng 7 nếu ông tái đắc cử.

Stuart Alderoty, giám đốc pháp lý của Ripple, cùng với giám đốc điều hành Brad Garlinghouse, đã khẳng định trước đó rằng Ripple sẽ thắng trong vụ kháng cáo. Alderoty đã chỉ trích chiến lược của SEC là gây nhầm lẫn và đánh lạc hướng cả Ripple lẫn toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử. Garlinghouse cũng cho biết ông tin tưởng vào khả năng thắng lợi của Ripple trong vụ kháng cáo này.

 

Twitter (X): 

Tiktok: 

Itadori

Theo Cryptopolitan

Donald Trump hứa chấm sẽ dứt cuộc chiến của Kamala Harris với tiền điện tử nhân kỷ niệm 16 năm whitepaper Bitcoin


Donald Trump đã gửi một thông điệp trực tiếp đến những người ủng hộ Bitcoin nhân dịp kỷ niệm 16 năm ngày Satoshi Nakamoto phát hành whitepaper.

“Tôi xin gửi lời chúc mừng tới những người sử dụng Bitcoin tuyệt vời nhân dịp kỷ niệm 16 năm ngày Satoshi công bố whitepaper. Chúng ta sẽ chấm dứt cuộc chiến của Kamala với tiền điện tử, và Bitcoin sẽ được sản xuất tại Hoa Kỳ”.

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2008, Satoshi Nakamoto đã công bố whitepaper mang tên “Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng.” Tài liệu này đã đặt nền tảng cho Bitcoin và giới thiệu một loại tiền tệ không phụ thuộc vào ngân hàng hay cơ quan trung ương.

Giải pháp độc đáo của Bitcoin cho “vấn đề chi tiêu hai lần” – ngăn chặn việc sử dụng đồng tiền một cách trái phép – đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực tài chính. Nakamoto đã đề xuất sử dụng một sổ cái công khai, gọi là blockchain, nơi mọi giao dịch được ghi lại, có dấu thời gian và được bảo mật bởi các node mạng giải các câu đố mật mã.

Cách tiếp cận của Nakamoto cho phép Bitcoin tồn tại mà không cần đến ngân hàng hay bất kỳ thực thể kiểm soát nào. Whitepaper đã phác thảo ba ý tưởng chính: Đầu tiên là phi tập trung – Bitcoin hoạt động theo mô hình ngang hàng, cho phép người dùng giao dịch trực tiếp với nhau. Thứ hai, proof of work – thợ đào cạnh tranh để xác thực giao dịch, bảo mật mạng lưới và nhận phần thưởng Bitcoin. Cuối cùng, là timestamping – mọi giao dịch đều liên kết với giao dịch trước đó, tạo thành một chain không thể thay đổi.

Nakamoto đã chỉ ra rằng “vấn đề gốc rễ của tiền tệ truyền thống là cần phải có lòng tin để nó hoạt động,” đồng thời nêu ra những rủi ro trong hệ thống tài chính tập trung.

Dù trải qua nhiều thăng trầm, Bitcoin vẫn là một lực lượng đáng kể trong thế giới tài chính hiện đại.

Đã có nhiều suy đoán về danh tính của Nakamoto, với một số người cho rằng ông là một cá nhân, trong khi những người khác tin rằng đó là một nhóm. Những giả thuyết về danh tính của Nakamoto đã tồn tại trong nhiều năm, với Hal Finney, người nhận giao dịch Bitcoin đầu tiên từ Nakamoto, trở thành một ứng cử viên tiềm năng. Nick Szabo, người đã phát triển khái niệm “bit gold” tương tự Bitcoin, cũng được đề cập.

Ngoài ra, Dorian Nakamoto, một người Mỹ gốc Nhật, đã phủ nhận mọi sự liên quan, trong khi Craig Wright, một người Úc tự nhận mình là Satoshi, đã thất bại trong vụ kiện vào năm 2024, với phán quyết không công nhận tuyên bố của ông. Bí ẩn xung quanh danh tính của Nakamoto càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của Bitcoin.

Nakamoto sử dụng tiếng Anh Anh trong các bài viết của mình, khiến một số người nghi ngờ rằng ông có thể đến từ Anh hoặc Hoa Kỳ, thay vì Nhật Bản. Sự tò mò về danh tính của ông, kết hợp với ngày kỷ niệm của whitepaper, đã giữ cho sự quan tâm đến Bitcoin luôn ở mức cao trong cộng đồng nhà đầu tư.

Kho Bitcoin ước tính của Nakamoto nằm trong khoảng từ 750.000 đến 1,1 triệu BTC, hiện trị giá hơn 70 tỷ đô la. Những đồng tiền này chưa bao giờ được di chuyển kể từ khi ông khai thác chúng, làm tăng thêm huyền thoại xung quanh nhân vật này. Nếu Nakamoto còn sống, ông sẽ là một trong những người giàu nhất thế giới.

Tài sản chưa được sử dụng này phù hợp với bản chất phi tập trung và không có người lãnh đạo của Bitcoin. Bằng cách rút lui, Nakamoto đã đảm bảo rằng Bitcoin có thể hoạt động như một dự án mã nguồn mở thực sự, không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào.

 

Twitter (X): 

Tiktok: 

Itadori

Theo Cryptopolitan