Chuyên mục lưu trữ: Kiến thức

Kiến thức về cách sử dụng Sàn giao dịch, Công cụ và kinh nghiệm Đầu tư tiền mã hoá. Hướng dẫn sử dụng các sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu như: Binance, OKX, Kucoin, MEXC…Với các bước: Mở tài khoản, chọn phương thức thanh toán và bắt đầu giao dịch.

Đầu tư tiền mã hoá là một trong những xu hướng kiến thức được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hoạt động đầu tư này cũng đi kèm với rủi ro rất lớn. Nếu như chưa có kinh nghiệm, nhiều vốn thì chuyên mục này sẽ giúp bạn. 

05 Kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá dành cho nhà đầu tư F0

Trong đầu tư, bạn không thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro phát sinh, dù là nội tại hay ngoại lực. Đối với thị trường tiền mã hoá cũng vậy, nếu bạn gia nhập mà không lường được các rủi ro khôn lường, nguy cơ phá sản rất cao. Tham khảo ngay 5 kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá của chuyên gia trong bài viết dưới đây để từ đó chủ động đầu tư hiệu quả hơn.

Những rủi ro khi đầu tư tiền mã hoá

Rất nhiều người đã phải rơi vào hoàn cảnh phá sản vì tiền mã hoá, kể cả những “cá mập” cũng phải vượt cạn nếu thị trường có sự rung lắc. Thị trường tiền kỹ thuật số luôn thay đổi liên tục, chỉ trong tích tắc tiền của bạn có thể “bốc hơi”.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, hàng trăm triệu phú tiền mã hoá đã biến mất chỉ sau một đêm. Để có thể vượt qua được những biến động của thị trường, bạn cần hiểu và lường trước được những rủi ro tiềm ẩn: 

  • Rủi ro từ thị trường: Sự tăng – giảm giá của đồng tiền kỹ thuật số thể hiện cung – cầu của thị trường. Các tác động từ lãi suất, chính sách ban hành, điều khoản dự án ICO, tin tức nội bộ, đột phá công nghệ,… làm giá trị tiền mã hoá thay đổi bất ngờ. Có những yếu tố kiểm soát được hoặc không kiểm soát được mà chỉ có thể giảm sự tác động của nó tới tài chính của mình.
  • Rủi ro bảo mật: Tham gia vào thị trường tiền mã hoá, vấn đề bảo mật luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì mọi hoạt động đều được thực hiện trên internet, nếu bạn không thiết lập bảo mật tài khoản, ví lưu trữ, … thì nguy cơ bị đánh cắp tiền rất cao. Việc giao dịch trên những sàn không uy tín, truy cập phần mềm độc hại cũng có thể khiến bạn bị hack, mất mã khóa riêng tư, lộ thông tin, …
  • Rủi ro pháp luật: Tiền điện tử vẫn chưa thật sự được chấp nhận là tiền tệ đối với nhiều quốc gia. Nhà nước và chính phủ luôn tìm cách để điều chỉnh, áp đặt pháp luật dưới nhiều hình thức nhằm hạn chế sử dụng tiền điện tử trong giao dịch để ngăn chặn hoạt động rửa tiền, mua bán trái phép, trốn thuế, …

5+ Sai lầm dẫn tới việc phá sản vì tiền mã hoá

Việc theo dõi những sai lầm trong quá trình đầu tư tiền mã hoá giúp bạn rút ra kinh nghiệm quý giá. Biết được mình sai ở đâu, sai chỗ nào thì điều chỉnh và thay đổi đúng đắn hơn, từ đó có được những kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá cho riêng mình. 

Dù bạn là một nhà đầu tư mới hay là nhà đầu tư đã có thâm niên trên thị trường tiền mã hoá, bạn cũng cần lưu ý 5+ sai lầm nghiêm trọng dẫn tới việc phá sản khi đầu tư tiền mã hoá dưới đây:

Không nghiên cứu thị trường

Đây là sai lầm dễ mắc phải, nhất là với một F0 mới gia nhập thị trường. Nhiều người chưa biết cách chọn lọc thông tin, tìm và phân tích thông tin bởi vì có quá nhiều thứ mà một nhà đầu tư mới sẽ phải tiếp cận, từ thông tin dự án, chi tiết giao dịch, biến động giá, hoạt động đầu tư trong thị trường,… hay đơn giản là những bài học về cách đầu tư, chọn tiền mã hoá, đặt lệnh, lời khuyên, cách chọn sàn, tạo ví.

Do đó, nhiều người không thể nắm bắt được thị trường đang biến động như thế nào, tăng hay giảm, sự thay đổi này do điều gì gây nên, sẽ có những ảnh hưởng gì nếu tham gia đầu tư. Không nghiên cứu thị trường mà đã vội đặt lệnh giao dịch, bạn sẽ bị mất tiền khi thị trường đang suy thoái, điều này dẫn đến phá sản trong thời gian ngắn.

Đầu tư theo phong trào

Hình thức đầu tư này rất quen thuộc với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi mà bạn đang phải chắt lọc thông tin giữa hàng nghìn, hàng vạn dữ liệu thì chợt thấy một đồng coin hot được nhiều anh em hô hào, kêu gọi đầu tư.

Bạn có thể không tin tưởng nhưng nếu có quá nhiều người lựa chọn đồng coin đó, bạn sẽ nghi vấn và tự hỏi liệu có nên tham gia không? Và thường tới bước này phần lớn nhà giao dịch quyết định đầu tư theo đám đông. 

Thực tế cũng có những trường hợp theo tâm lý đám đông lại thành công, nhưng con số này rất ít so với việc bị thua lỗ. Nhất là khi bạn bị lừa đảo bởi một nhóm người có kế hoạch tinh vi để dụ dỗ nhà đầu tư tham gia đầu tư vào một đồng coin “rác”.

Không cắt lỗ ngay khi vượt ngưỡng an toàn

Việc cắt lỗ không hề đơn giản nếu chưa có kinh nghiệm trên thị trường. Nhưng nếu bạn chịu khó tìm tòi, học hỏi sẽ sử dụng cắt lỗ để bảo vệ tài sản của mình. Rất nhiều nhà đầu tư tiền mã hoá rơi vào cảnh phá sản do không cắt lỗ khi vượt ngưỡng an toàn. Thị trường này biến động rất mạnh theo từng giây, chậm một giây thôi cũng đủ để tiền biến mất.

Dù ở thị trường nào, bạn nên xác định ngưỡng an toàn trong quá trình đầu tư, đặc biệt là thị trường tiền kỹ thuật số. Nhiều nhà giao dịch tâm lý rằng, nếu đồng coin đã giảm giá qua khỏi ngưỡng an toàn, họ vẫn cố gắng gồng lỗ vì kỳ vọng giá quay đầu. 

Theo lịch sử giao dịch thực tế thì giá các đồng coin mạnh sẽ tăng trở lại, nhưng để hòa vốn cần một khoản thời gian rất dài. Chưa kể những đồng coin mới, coin rác chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất. Nếu bạn cắt lỗ trước khi vượt ngưỡng an toàn, ít nhất bạn vẫn giữ được một phần tài chính của mình.

Không sử dụng các biểu đồ phân tích kỹ thuật

Các biểu đồ kỹ thuật, phân tích rất quan trọng trong quá trình đầu tư, vì nó giúp bạn có được cái nhìn chi tiết về danh mục, đánh giá hiệu quả dự án, đưa ra quyết định mua/bán phù hợp.

Rất nhiều nhà đầu tư lâu năm dựa vào biểu đồ để đánh giá một đồng coin cụ thể, từ đó tìm kiếm cơ hội để đạt lợi nhuận mong muốn. Sẽ rất tiếc nếu bạn không vận dụng các biểu đồ này trong quá trình đầu tư của mình.

Bên cạnh đó, các F0 mới tham gia chưa biết cách sử dụng biểu đồ vì rất khó để vận dụng và hiểu hết, dễ bị nản vì mất thời gian và công sức. Nên mọi người bỏ qua biểu đồ mà tập trung vào các thông tin khác hoặc giao dịch theo tâm lý đám đông. Điều này rất nguy hiểm và rủi ro khi chơi tiền mã hoá.

Luôn mong muốn nhận được lợi nhuận nhanh và dễ

Ai tham gia đầu tư mà không muốn có lợi nhuận nhanh chóng, nhất là tại một thị trường năng động, giao dịch 24/24 như tiền mã hoá. Bạn có thể nhanh lời hoặc nhanh lỗ, trước khi bạn kịp nhận ra thì giao dịch đã thành công. Chính vì vậy, quan niệm đầu tư tiền mã hoá nhanh giàu hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng đã là đầu tư phải có thời gian và công sức.

Hàng nghìn người tạo tài khoản đầu tư mỗi ngày, hàng nghìn người đặt lệnh, nhưng có bao nhiêu người có được mức lợi nhuận mong muốn và trở nên giàu có nhờ tiền mã hoá? Bạn không nên đặt cược tiền của mình vào một lĩnh vực chứa đầy rủi ro, nhất là khi bản thân không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức.

Tâm lý mong muốn lợi nhuận nhanh và dễ sẽ gây ra sự tổn thất tài chính lớn cho nhà đầu tư. Đến lúc mất hết, bạn chỉ có thể rời bỏ thị trường và tìm một cơ hội khác chứ không thay đổi được gì cả.

05 Kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá đắt giá 

Để không mắc phải các sai lầm nói trên, bạn nên dành thời gian tìm tòi và nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư. Tham khảo ngay 5 kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá đắt giá sau đây:

Lựa chọn hình thức đầu tư tiền mã hoá phù hợp

Nếu trong chứng khoán, bạn có thể mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, … thì tại thị trường tiền kỹ thuật số, bạn có thể giao dịch đồng coin trực tiếp trên sàn giao dịch, stake coin, gửi tiết kiệm coin, đào coin, … Hàng loạt hình thức đầu tư tiền mã hoá được tung ra để thỏa mãn nhu cầu của từng nhà giao dịch.

Tùy vào khẩu vị rủi ro mà bạn sẽ tìm và chọn ra loại hình đầu tư hợp lý.Nếu thích giao dịch trực tiếp để hưởng giá chênh lệch thì tham khảo hình thức mua – bán trực tiếp trên sàn; Nếu thích sự an toàn, lợi nhuận dài hạn có thể tham gia hình thức stake coin, gửi, cho vay coin, …

Nhà đầu tư nên trải nghiệm hết các hình thức đầu tư để biết nó là gì, liệu có phù hợp với bản thân hay không. 

Theo dõi, chắt lọc thông tin đầu tư đúng đắn

Mỗi ngày có hàng trăm dự án ICO mới được giới thiệu, rất nhiều đồng coin lên sàn, tin tức về thị trường tiền điện tử càng bao la. Bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể đọc hết các tin tức trong lĩnh vực này, nếu không có sự chọn lọc kỹ lưỡng thì sẽ chỉ càng lãng phí quỹ thời gian của mình mà thôi.

Tìm đúng thông tin mình cần, đọc và nghiên cứu đúng trọng tâm giúp bạn hiểu vấn đề, đưa ra kết luận chính xác. Trong đầu tư, nắm bắt được thời cơ nhanh hơn người khác mới kiếm được lợi nhuận hoàn hảo, nếu biết chắt lọc thông tin, tìm và phát hiện những dữ liệu đáng tin cậy, nhà đầu tư sẽ nâng cao hiệu quả trong việc tìm kiếm lợi nhuận của mình.

Bạn có thể học cách tìm kiếm thông tin, đọc bài phân tích có sẵn, theo dõi trang website hoặc báo chí của những dự án ICO, đồng coin, sàn điện tử,… Rất nhiều trang báo chuyên cập nhật tin tức về thị trường tài chính mỗi ngày, đây là kho tàng dữ liệu tuyệt vời để bạn biết được mọi ngóc ngách của tiền mã hoá.

Dưới đây là một số website uy tín, đem tới các thông tin hữu ích được nhiều nhà đầu tư lựa chọn: 

  • Finhay: Đây là website về tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán, tiền điện tử hữu ích, được nhiều người lựa chọn. Các nội dung tại Finhay rất đa dạng, được cập nhật liên tục, đem tới cho nhà đầu tư những thông tin nóng hổi nhất về thị trường tài chính/tiền điện tử và các kinh nghiệm đầu tư, lời khuyên của các chuyên gia. Bên cạnh đó, Finhay còn cung cấp giải pháp đầu tư tài chính an toàn dành cho các nhà đầu tư có nguồn vốn vừa và nhỏ.  
  • Coin68: trang web này cung cấp các thông tin mới nhất về hầu hết các loại tiền mã hoá trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các chỉ số thị trường, các chủ đề chuyên sâu được phân tích, nhận định bởi các chuyên gia. Coin68 cũng có kênh Youtube, đem tới cho nhà đầu tư những video hướng dẫn đầu tư, trading cực kỳ dễ hiểu và thú vị. 
  • TienMaHoa: đây là kênh thông tin được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi tham khảo các kiến thức về đầu tư tiền mã hoá. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về crypto. Các thông tin của TienMaHoa được cập nhật liên tục, có độ chính xác cao. 

Theo kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá của nhiều chuyên gia trong việc tìm kiếm thông tin, bạn nên xác định mục tiêu đầu tư của mình là gì, chọn một hình thức phù hợp, đồng coin mong muốn, sau đó đi sâu vào nghiên cứu thay vì đọc trong mơ hồ, gặp cái nào đọc cái đó. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, hiểu rõ đối tượng đầu tư, phân tích chi tiết hơn và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn.

Tập trung trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm trước

Như đã nói ở trên, nếu bạn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh và dễ trên thị trường tiền mã hoá, rủi ro phải đối mặt rất cao. Cách tốt nhất là đi chậm mà chắc, tập trung vào trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm trước.

Trong quá trình thực hành đầu tư, bạn sẽ phát hiện nhiều trường hợp, tình huống do sự biến động của thị trường. Bạn hiểu rõ các thao tác trong đặt lệnh, cách sử dụng biểu đồ phân tích, đọc dữ liệu thị trường, … Khi đã quen, vấp phải nhiều sai lầm sẽ có kinh nghiệm, không để bản thân mắc phải lỗi đó nữa, rút ra được nhiều bài học có ích.

Kinh nghiệm là một phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc đầu tư, nhất là tại một thị trường quá năng động, tâm lý muốn thắng nhanh, ăn nhanh cần được thay đổi. Những bài báo về kinh nghiệm đầu tư của nhiều người đi trước cũng là cách để bạn tránh mắc phải sai lầm nghiêm trọng.

Học cách phân tán rủi ro 

Trong đầu tư, bạn không nên bỏ trứng vào một rổ, tức là không nên dồn tiền vào một đồng coin duy nhất. Điều này sẽ phân tán rủi ro đáng kể, bạn cần xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả để “sống sót” sau cơn chấn động của thị trường. Đây là một kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá quan trọng nhưng lại thường bị nhiều người bỏ qua.

Chẳng hạn như, nếu bạn có danh mục gồm 4 đồng coin ETH, BTC, BNB, ADA. Giả sử đồng BTC bị giảm giá do FED – ngân hàng dự trữ Liên Ban Mỹ tăng lãi suất, lúc này mặc dù tiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng nhưng ít nhất vẫn còn 3 đồng coin khác để bạn tồn tại trên thị trường. Ngược lại nếu bạn chỉ tập trung vào mỗi BTC, tiền của bạn sẽ bị sụt giảm sau sự biến động này và phải chờ rất lâu để có thể hoàn vốn.

Làm cách nào để phân tán rủi ro mà vẫn đạt hiệu quả đầu tư tốt? Tức là dù chia nhỏ tài chính của mình thì lợi nhuận mang lại vẫn tốt so với việc tập trung vào một đồng coin. Cách tốt nhất là bạn nên tìm và chọn ra danh sách các đồng coin uy tín: 

  • Cần tìm, nghiên cứu, phân tích kỹ để chọn ra đồng coin trong số hàng nghìn đồng khác trên thị trường.
  • Xây dựng một danh mục phù hợp với tài chính của bản thân, đánh giá khẩu vị rủi ro để thiết lập tỷ lệ chia vốn phù hợp. Bạn có thể dành 40 – 50% vốn cho những đồng coin lớn, ổn định, 20% cho các đồng coin có tiềm năng, 10% cho các đồng coin mới, … Tỷ lệ này tùy theo đánh giá và nhu cầu của mỗi người.
  • Cần có sự điều chỉnh, thay đổi sau một thời gian để loại bỏ và thay thế bằng những đồng coin tốt hơn. Bạn cũng giám sát được hiệu quả đầu tư, ngưỡng an toàn của danh mục và thực hiện loại trừ, thêm vào khi cần thiết.

Lựa chọn sàn giao dịch tiền mã hoá uy tín

Sàn giao dịch là nơi diễn ra hoạt động đầu tư tập trung với số lượng người tham gia khổng lồ. Hoạt động mua/bán tiền điện tử diễn ra hoàn toàn trực tuyến nên nguy cơ bị hack tài khoản, đánh cắp dữ liệu có thể xảy ra.

Nếu bạn tham gia đầu tư vào một sàn kém uy tín, lừa đảo, khi thực hiện liên kết với địa chỉ ví chứa tiền điện tử của mình, tiền của bạn sẽ bị mất sạch lúc nào không hay. Để giải quyết vấn đề này, trước hết bạn phải tự bảo mật thông tin của mình: từ tài khoản, địa chỉ ví, mã OTP, … Nhiều người lựa chọn sử dụng ví lạnh hoặc lưu trữ trong sổ, giấy chứ không giữ trên máy tính.

Tiếp theo, cần tìm được một sàn giao dịch uy tín để yên tâm giao dịch, quyền lợi người dùng được bảo vệ nếu có vấn đề xảy ra. Bạn có thể tham khảo sàn Binance, Coinbase Exchange, Gate.io,… Đây là các sàn giao dịch có số lượng người dùng đông đảo, được đánh giá uy tín cao và an toàn để đầu tư.

Dành thời gian để tìm hiểu kỹ về một lĩnh vực cụ thể giúp bạn cảm thấy yên tâm cho tài chính của mình, sau đó tự tin hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Với 5 kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá nói trên, TienMaHoa hy vọng bạn đọc sẽ tìm kiếm được mức lợi nhuận mong muốn trên thị trường tiền mã hoá. Đừng quên lưu ý những sai lầm khi đầu tư tiền mã hoá để không mắc phải, tốn tiền và tốn thời gian bạn nhé!

Theo FinHay

Halving Bitcoin đã hoàn thành 85%

Thị trường tiền điện tử đang bước vào một giai đoạn rất thú vị. Halving Bitcoin, dự kiến ​​​​sẽ diễn ra vào giữa năm 2024, là một sự kiện ngày càng thu hút trí tưởng tượng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu lịch sử trùng khớp thì thị trường bò trưởng thành sẽ không bắt đầu sớm nhất cho đến năm sau.

Theo dữ liệu mới nhất, halving Bitcoin đã hoàn thành được 85%. Đồng thời, nguồn cung do hodler dài hạn (LTH) nắm giữ cũng gần đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH). Trong các chu kỳ trước, đây là tín hiệu về vùng lân cận của đáy vĩ mô, sau đó là giai đoạn đầu của chu kỳ mới.

Nguồn cung được nắm giữ bởi hodler dài hạn tiếp cận ATH

Chỉ báo về nguồn cung BTC trong tay những hodler dài hạn trước đây luôn là thước đo tốt về sức khỏe của thị trường tiền điện tử. Trong lịch sử, số liệu này có mối tương quan nghịch với hành động giá dài hạn của tiền điện tử lớn nhất.

LTH giữ (HODL) tài sản của họ không bị di chuyển trong thời gian thị trường chạm đáy. Hơn nữa, mức tăng nguồn cung lớn nhất trong tay LTH xảy ra trong các thị trường gấu dữ dội (mũi tên đỏ). Đây là lúc các nhà đầu tư mạnh tay, thấy giá BTC lao dốc nên không muốn bán. Họ giữ coin của mình vì họ tin rằng thị trường tiền điện tử sẽ phục hồi trở lại trong tương lai và khoản đầu tư của họ sẽ mang lại lợi nhuận.

Điều ngược lại sẽ đúng trong một thị trường tăng giá. Giá BTC tăng vọt khiến LTH ngày càng sẵn sàng bán tài sản của mình để kiếm lời. Trong lịch sử, trong mỗi thị trường bò lớn, chúng ta đều chứng kiến ​​​​sự sụt giảm đáng kể nguồn cung do LTH nắm giữ. Đương nhiên, các coin sau đó sẽ chuyển vào tay những hodler ngắn hạn (STH), những người tham gia thị trường ở giai đoạn muộn, được thúc đẩy bởi mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng.

Nhà phân tích @therationalroot đã công bố biểu đồ về nguồn cung Bitcoin trong tay hodler dài hạn kết hợp với từng halving Bitcoin trên X. Trong biểu đồ của anh ấy, có thể nhận thấy tỷ lệ nguồn cung BTC trong tay LTH gần với mức ATH khoảng 76% – được thiết lập vào cuối năm 2015 khi giá BTC kết thúc giai đoạn tích lũy trước đợt halving thứ hai.

Nguồn: X

Mỗi lần, chỉ báo đều đạt đến đỉnh của một chu kỳ nhất định vài tháng trước khi sự kiện halving Bitcoin (vòng tròn màu xanh lá cây) xảy ra. Sau mức đỉnh cục bộ này, nguồn cung trong tay LTH giảm dần và đi ngang cho đến vài tháng sau đợt halving tiếp theo. Phải đến khoảng 6 tháng sau sự kiện này, chỉ số này mới có sự sụt giảm mạnh mẽ và tiền điện tử mới bước vào một thị trường tăng giá trưởng thành.

Halving Bitcoin đã hoàn thành 85%

Nhà phân tích cũng công bố một biểu đồ khác cho thấy tiến trình phần trăm halving của Bitcoin. Nó so sánh các khoảng thời gian giữa halving lịch sử của 3 chu kỳ trước đó.

Theo @therationalroot, đợt halving Bitcoin hiện tại đã hoàn thành được 85%. Hơn nữa, khoảng thời gian kết thúc chu kỳ tương đối nhỏ 15% được đặc trưng bởi hành động giá BTC đi ngang tương tự. Trong cả hai trường hợp – vào năm 2016 và 2020 – giá của loại tiền điện tử lớn nhất vẫn tương đồng.

Sự khác biệt là 2 chu kỳ trước, Bitcoin đã trải qua xu hướng đi ngang với xu hướng tăng. Mặt khác, ở chu kỳ trước, sự kiện thiên nga đen do Covid-19 gây ra đã mang đến cho nhà đầu tư thêm một cơ hội. Họ có thể có được vị thế hấp dẫn ngay trước đợt halving theo kế hoạch.

Nếu lịch sử lặp lại, thì thị trường tiền điện tử có thể phải đối mặt với xu hướng đi ngang kéo dài khoảng một năm. Sự kiện halving Bitcoin, dự kiến ​​diễn ra vào giữa tháng 4 năm 2024, có thể không tác động ngay lập tức đến giá BTC. Tác động của nó có thể chỉ trở nên rõ ràng trong quý cuối cùng của năm 2024 và trong suốt năm 2025.

Dự đoán này phù hợp với các xu hướng được thấy trên biểu đồ nguồn cung do LTH nắm giữ. Chỉ báo hiện đang tiến gần đến ATH. Nó cũng sẽ cần khoảng 12 tháng để đảo ngược xu hướng và chuyển sang giai đoạn phân phối. Khi LTH bắt đầu bán sau khi Bitcoin giảm một nửa, đó sẽ là một trong những tín hiệu đầu tiên về sự bắt đầu của một đợt tăng giá tiền điện tử.

Itadori

Theo BeinCrypto

Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch crypto


Bollinger Bands là chỉ báo sử dụng biến động giá để cung cấp các cơ hội mua và bán trong giao dịch. Nó được tạo thành từ hai dải ngoài và đường trung tâm (đường SMA 20 ngày), mở rộng và co lại để đáp ứng với những thay đổi về giá. Để phân tích thị trường kỹ lưỡng, nhà phân tích thường kết hợp chỉ báo với các chỉ báo kỹ thuật khác.

Bollinger Bands (BB)

Bollinger Bands (BB) được John Bollinger tạo ra vào những năm 1980. Nó là một công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích được sử dụng trong giao dịch tiền điện tử và các thị trường tài chính khác để đánh giá mức độ biến động giá, xác định các điểm đảo chiều có thể xảy ra và đưa ra quyết định giao dịch.

Ba dải giúp xây dựng Bollinger Bands bao gồm:

Dải trên

Dải trên được tạo bằng cách nhân dải giữa với độ lệch chuẩn của giá. Sự biến động của giá được định lượng bằng độ lệch chuẩn. Các trader thường sử dụng hệ số nhân là 2 cho độ lệch chuẩn (SD), nhưng hệ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái thị trường và sở thích cá nhân.

Dải giữa (SMA)

Dải giữa thường biểu thị giá của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định dưới dạng đường trung bình động đơn giản (SMA). Nó đóng vai trò là trục và mô tả giá trung bình của tiền điện tử trong khung thời gian đã chọn.

Dải dưới

Từ dải giữa, bội số của độ lệch chuẩn được trừ đi để xác định dải dưới.

Mục đích của Bollinger Bands trong giao dịch tiền điện tử

Trong giao dịch tiền điện tử, Bollinger Bands đóng vai trò là một chỉ báo phân tích kỹ thuật quan trọng cho phép các trader:

Đánh giá biến động giá

Các trader có thể đánh giá mức độ biến động giá trong thị trường tiền điện tử bằng cách sử dụng BB. Khi dải mở rộng, nó cho thấy khả năng giao dịch với mức độ biến động cao hơn. Mặt khác, sự thu hẹp của các dải biểu thị ít biến động hơn, gợi ý sự củng cố hoặc đảo ngược xu hướng.

Xác định các điều kiện mua quá mức và bán quá mức

Bollinger Bands được sử dụng để giúp các trader phát hiện tình trạng quá mua và quá bán của một tài sản. Cơ hội bán tiềm năng xuất hiện khi giá đạt hoặc vượt qua dải trên vì đó là dấu hiệu cho thấy giá đang ở trạng thái quá mua. Mặt khác, nếu giá đạt hoặc giảm xuống dưới dải dưới, nó có thể được coi là quá bán, cho thấy cơ hội mua tiềm năng.

Xác định xu hướng

Các trader có thể sử dụng chỉ báo BB để xác định hướng của xu hướng hiện hành. Tài sản có xu hướng tăng khi nó liên tục di chuyển dọc theo dải trên cùng. Mặt khác, nếu nó thường xuyên chạm hoặc vẫn ở gần dải dưới thì đó có thể là dấu hiệu của một xu hướng giảm.

Tín hiệu đảo chiều

Chỉ báo BB có thể được sử dụng để tìm kiếm tín hiệu đảo chiều của một xu hướng. Ví dụ: khả năng đảo chiều từ một điều kiện mở rộng quá mức có thể được biểu thị khi giá di chuyển ra ngoài dải và sau đó quay trở lại.

Chiến lược giao dịch tiền điện tử với Bollinger Bands

Các chiến lược giao dịch tiền điện tử khác nhau với chỉ báo BB được các trader sử dụng bao gồm:

Chiến lược Bollinger Bands Squeeze cho tiền điện tử

Phương pháp tiếp cận Bollinger Bands Squeeze dựa trên ý tưởng rằng những thời điểm giá tiền điện tử có mức độ biến động thấp (được gọi là “sự siết chặt”) thường được theo sau bởi những thời kỳ biến động cao (được gọi là “sự mở rộng”). Nó hoạt động như sau:

Bollinger Bands thiết lập điểm vào và thoát trong giao dịch tiền điện tử

Khi giao dịch tiền điện tử, cho dù là đầu tư dài hạn hay giao dịch trong ngày, chỉ báo BB có thể được sử dụng để tìm điểm vào và ra tốt nhất.

Điểm vào lệnh

Khi giá đạt hoặc phá vỡ dải dưới của Bollinger Bands thì nó sẽ báo hiệu kịch bản bán quá mức, các trader có thể tìm kiếm tín hiệu mua. Ngược lại, họ xem các điều kiện mua quá mức là tín hiệu bán khi giá đạt hoặc vượt qua dải trên của BB. Tuy nhiên, có thể cần phải tiến hành kiểm tra và xác nhận nhiều tín hiệu kỹ thuật hơn.

Điểm thoát lệnh

Bollinger Bands có thể được các trader sử dụng để xác định thời điểm đóng vị thế. Ví dụ: đây có thể là một dấu hiệu để chốt lời nếu giá tiền điện tử tiếp cận dải trên. Ngược lại, có lẽ đã đến lúc đóng vị thế bán nếu giá tiến gần đến dải dưới.

Kết hợp BB với các chỉ báo kỹ thuật khác

Bollinger Bands thường được các trader sử dụng cùng với các chỉ báo khác để bổ sung cho chiến lược giao dịch của họ.

Bollinger Bands và RSI

Việc kết hợp chỉ báo BB và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) có thể hỗ trợ các trader phát hiện những sự đảo chiều có thể xảy ra. Ví dụ: một sự sụt giảm có thể xảy ra nếu giá ở dải trên của Bollinger Bands và chỉ báo RSI cho thấy tình trạng quá mua.

Phân tích khối lượng

Bollinger Bands và phân tích khối lượng giao dịch có thể được sử dụng để chứng thực sự biến động giá. Việc tăng khối lượng trong khoảng thời gian giá đột phá ra khỏi chỉ báo BB có thể củng cố tính xác thực của tín hiệu.

Bollinger Bands và đường trung bình động

Các đường trung bình động được các trader sử dụng kết hợp với Bollinger Bands để bổ sung thêm bối cảnh cho phân tích xu hướng. Ví dụ: Bollinger Bands và tín hiệu giao nhau giữa các đường trung bình động có thể hỗ trợ việc xác nhận những thay đổi trong xu hướng.

Hạn chế của Bollinger Bands đối với các trader tiền điện tử

Bollinger bands là một công cụ hữu ích cho các trader tiền điện tử, nhưng nó cũng có một số hạn chế. Thứ nhất, nó có thể tạo ra tín hiệu sai trong khoảng thời gian thị trường biến động rất nhỏ hoặc rất mạnh, điều này có thể dẫn đến thua lỗ. Thứ hai, các trader phải sử dụng các chỉ báo hoặc kỹ thuật phân tích khác để xác nhận hướng di chuyển tiếp theo vì chỉ báo BB không tự cung cấp thông tin định hướng.

Hiệu quả của Bollinger Bands cũng có thể khác nhau tùy theo các loại tiền điện tử và khung thời gian khác nhau. Ngoài ra, các tin tức hoặc sự kiện bất ngờ trên thị trường có thể dẫn đến khoảng trống giá không được phản ánh trong các dải, điều này có thể khiến các trader mất cảnh giác.

Chiến lược quản lý rủi ro khi sử dụng Bollinger Bands

Giống như bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác, Bollinger Bands phải được các trader tiền điện tử sử dụng kết hợp với việc quản lý và phân tích rủi ro kỹ lưỡng. Để giảm tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp giá đi ngược với dự đoán, các trader nên thiết lập lệnh dừng lỗ rõ ràng.

Độ lớn của vị thế cũng rất quan trọng. Các trader nên phân bổ một lượng tiền mặt nhất định cho mỗi giao dịch để tránh tiếp xúc quá nhiều. Hơn nữa, rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa các loại tiền điện tử khác nhau và hạn chế tỷ lệ phần trăm vốn có thể bị mất trong một giao dịch.

Cuối cùng, Bollinger Bands phải luôn được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác để xác nhận bức tranh thị trường lớn hơn. Để có được thành công lâu dài với Bollinger Bands thì các trader phải duy trì kỷ luật và tuân theo chiến lược quản lý rủi ro rõ ràng.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

SN_Nour

Theo Cointelegraph

Nhiều nhà đầu tư vẫn nhầm lẫn khái niệm tiền mã hóa, tiền ảo

Dù nằm trong top 3 thế giới về chỉ số chấp nhận và sử dụng tiền điện tử, người Việt đầu tư vẫn lẫn lộn khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa

Khảo sát công bố hồi tháng 9 của Chainalysis về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) trên 154 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy Ấn Độ, Nigeria và Việt Nam được xếp hạng là 3 quốc gia hàng đầu về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2023, trong đó các quốc gia có thu nhập trung bình thấp dẫn đầu trong việc chấp nhận tiền điện tử ở cấp cơ sở.

Một khảo sát khác của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy 41% người Việt được hỏi khẳng định đã mua tiền điện tử, 20% trong số đó mua Bitcoin. Đây là mức cao nhất trong tất cả quốc gia được khảo sát.

Tuy vậy, không ít người chưa phân biệt rõ khái niệm tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa, dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi, thậm chí có nhiều trường hợp bị lừa vì nhầm lẫn giữa các loại tiền.

Ông Trần Dinh, quản trị viên diễn đàn Phổ cập Blockchain kiêm CEO Alpha True, cho rằng một trong những lý do gây ra sự nhầm lẫn là sự phát triển quá nhanh của tiền điện tử. Thứ hai là việc chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt chưa được nhất quán. “Một nguyên nhân khác khiến nhiều người gom tất cả tiền ‘phi truyền thống’ vào chung một loại ‘tiền ảo’ là do có nhiều dự án lừa đảo làm ảnh hưởng xấu đến toàn thị trường”, ông nói.

Theo ông Dinh, đầu tiên phải làm rõ rằng tiền mã hóa hay tiền ảo đều được xây dựng trên một hệ thống máy tính hoặc mạng lưới của một tổ chức hoặc cá nhân. Tất cả thuật ngữ này đều nằm trong một khái niệm chung là Digital Currency – Tiền điện tử/Tiền số.

Trong khái niệm tiền điện tử lại chia ra thành các loại khác nhau và mỗi loại có một thuộc tính riêng biệt tạo nên giá trị của đồng tiền:

Tiền mã hóa (Crypto Currency) là từ ghép của mã hoá/mật mã (cryptography) với tiền tệ (currency). Đây là tiền điện tử được bảo mật bằng kỹ thuật mã hóa dựa trên cơ sở khai thác sức mạnh của máy tính kết hợp Internet. Công nghệ này gọi chung là blockchain – nền tảng của tiền mã hoá.

Tiền mã hóa thường hoạt động trong một hệ sinh thái mở và có thể được chuyển đổi sang các dạng tiền tệ khác. Đa số tiền mã hóa được phát hành bởi tổ chức/cá nhân nhưng họ không có quyền kiểm soát toàn bộ lượng tiền này mà do chính cộng đồng quản lý thông qua cơ chế mã hóa, phân quyền trong hệ thống. Các loại tiền mã hóa phổ biến, được nhiều tổ chức trên thế giới công nhận là Bitcoin, Ethereum…

Tiền điện tử pháp định là loại tiền điện tử được sử dụng phổ biến nhất nhưng nhiều người nhầm lẫn định nghĩa của nó với tiền ảo và tiền mã hoá. Đây là loại tiền tương đương với tiền tệ quốc gia, được phát hành bởi các tổ chức phát hành tiền tệ nhưng ở hình thức điện tử, kỹ thuật số. Ví dụ tiền trong tài khoản ngân hàng được công nhận ở Việt Nam, hay tiền trong ví điện tử được công nhận như Momo, Viettel Pay…

Tiền ảo (Virtual Currency) được nhiều người Việt biết đến từ các trò chơi trong game và xuất hiện trước thuật ngữ tiền mã hóa. Tiền ảo được phát hành nội bộ bởi các tổ chức, công ty và họ có toàn quyền kiểm soát số tiền này; không được hoặc rất hạn chế đổi ra các loại tiền pháp định và chỉ quy đổi ở trong một cộng đồng hẹp với nhau. Một vài ví dụ của tiền ảo là tiền sử dụng trong game để mua bán vật phẩm, tiền khuyến mãi ở các nền tảng mua sắm…

Không ít người Việt từng mất hàng tỷ đồng khi đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo như Binary Option, Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex, GardenBO… do nhầm lẫn giữa khái niệm tiền ảo và tiền mã hoá. Đây thực chất là những giao dịch nhị phân, núp bóng các dự án tiền mã hoá. Hồi tháng 8, Bộ Công an cảnh báo các sàn tiền ảo này có dấu hiệu kinh doanh đa cấp, lừa đảo người chơi.

Theo ông Trần Dinh, hiểu đúng khái niệm sẽ giúp hạn chế các cuộc tranh cãi trên mạng, cũng như nhận thức khách quan hơn về công nghệ blockchain và tiền điện tử. Từ đó, nhiều người cũng tránh được các dự án núp bóng tiền mã hóa để lừa đầu tư tiền ảo.

Theo Khương Nha

Friend.tech Là Gì? Tổng Quan Về Friend.tech

Base là một Layer được xây dựng bởi đội ngũ Coinbase đã mainnet một thời gian gần đây và nhận được sự ủng hộ rất nhiều từ cộng đồng cũng như các developer, một trong những dự án nổi bật nhất có lẽ là Friend.tech khi đón nhận một lượng người dùng lớn. Vậy Friend.tech là gì? Cùng Hak Research đi tìm hiểu về dự ans trong bài viết này.

Friend.tech là gì

Friend.tech Là Gì?

Friend.tech là một ứng dụng mạng xã hội phi tập trung được xây dựng trên Layer 2 Base và sử dụng cơ sở dữ liệu người dùng được lấy từ X (Twitter). Vì vậy một người dùng mới khi tham gia Friend.tech sẽ không cần phải thiết lập lại toàn bộ thông tin từ đầu.

Nhờ việc sử dụng một cơ chế mới lạ cùng với đó lôi kéo được nhiều người nổi tiếng tham gia sử dụng sản phẩm của mình mà Friend.tech đã nhanh chóng đạt được một cột mốc người dùng lên tới hàng trăm ngàn người. Cùng với đó là việc đã có hàng chục ngàn ETH được chuyển vào nền tảng cũng như khối lượng giao dịch hàng ngày có lúc vượt cả NFT.

Cơ chế hoạt động của Friend.tech

Nhìn chung thì Friend.tech là một nền tảng cho phép người dùng trò chuyện với các KOL (người nổi tiếng) trong một group riêng tư. Tuy nhiên để trò chuyện với một KOL bất kỳ thì trên Friend.tech người dùng bắt buộc phải mua “key” của người nổi tiếng đó.

Về bản chất thì key không khác gì một token ERC nhưng thông tin lại được lưu trữ dưới dạng off-chain, tổng cung của những key này sẽ bị biến động dựa theo nhu cầu mua bán của người dùng trên thị trường. KOL là người phát hành key tuy nhiên nó sẽ không có quyền tự mint ra key mà cũng phải mua trên thị trường như những người dùng bình thường.

Các key sẽ không được mua bán trên một AMM DEX như những token thông thường khác vì vậy giá của các key sẽ được tính toán theo một công thức bording curves như sau:

y = x^2 / 16000

Trong đó:

  • y: Là giá của key, được tính bằng ETH.
  • x: Là tổng cung của token key ở thời điểm hiện tại ( x có thể thay đổi tăng hoặc giảm tuỳ theo số lượng key mua hoặc bán nhiều hay ít).

Để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ lấy một ví dụ như sau: 

  • KOL A vào ngày hôm nay có 100 người sở hữu key, như vậy giá của key cho người mua tiếp theo sẽ là: 100^2/16000 = 0.625 ETH.
  • Nếu số lượng người mua key tăng lên 120 thì giá của key lúc này sẽ là: 120^2/16000 = 0.9 ETH.
  • Tuy nhiên nếu số lượng người bán key tăng lên và tổng cung giảm về mức 80 thì giá của key lúc này sẽ là: 80^2/16000 = 0.4 ETH.

Ngoài ra, khi mỗi giao dịch mua bán key xảy ra trên Friend.tech thì một mức phí 10% sẽ được áp dụng vào tổng khối lượng giao dịch và chia sẻ theo các sau:

  • 5% được trả cho KOL.
  • 5% được trả cho giao thức.

Cơ hội khi sử dụng Friend.tech

Tuy Friend.tech đã đón nhận được một lượng lớn người dùng sử dụng sản phẩm tuy nhiên nếu so sánh với các dự án Social khác thì vẫn còn khá thấp, vì vậy chúng ta sẽ có một số cơ hội  lớn như sau:

  • Đầu tư key các KOL lớn từ sớm với mức giá rẻ hơn rất nhiều.
  • Trở thành một KOL với những nội dung chất lượng và nhận được phí giao dịch người mua bán key.
  • Cơ hội nhận được airdrop trong tương lai khi dự án ra mắt token.

Rủi ro khi sử dụng Friend.tech

Mặc dù tiềm năng nhưng mọi người cũng cần phải cân nhắc một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng nền tảng Friend.tech như sau:

  • Rủi ro lừa đảo: Rất nhiều đối tượng xấu sẽ giả danh các KOL nổi tiếng từ đó thu hút mọi người mua key, vì vậy mọi người cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành mua bán.
  • Rủi ro bảo mật: Vì dự án còn khá mới và chưa trải qua audit nên các rủi ro liên quan đến bảo mật và thông tin sẽ có thể xảy ra trong tương lai.

Tại sao Friend.tech bùng nổ?

Đầu tiên chúng ta không thể không nhắc đến việc nền tảng này úp mở sẽ airdrop cho người dùng sản phẩm bằng point vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Tuy ở thời điểm hiện tại Friend.tech chưa công bố mục đích sử dụng chính cho point tuy nhiên thì cộng đồng cũng đã đoán được rằng khả năng cao sẽ trở thành tiêu chí nhận token trong tương lai.

Tiếp theo đó chính là việc dự án đã công bố Paradigm đã đầu tư vào vòng Seed của mình, tuy chưa có bất kỳ công bố chính thức nào từ cả hai bên nhưng một vài thành viên trong quỹ đầu tư này cũng đã ngầm xác nhận về điều đó.

Friend.tech gần đây cũng đã cho ra mắt một bản cập nhập mới cho phép các KOL gửi hình ảnh lên nhóm chat kín của mình. Bước đi này đã thu hút một lượng lớn các KOL từ thị trường truyền thống, nhất là những KOL với nội dung người lớn từ Only Fan chuyển sang sử dụng Freind.tech kéo theo một lượng lớn người hâm mộ của họ.

Hệ Sinh Thái Của Friend.tech

Friend Index

Friend Index là mảnh ghép đầu tiên xây dựng trên hệ sinh thái của Friend.tech, dự án được lập ra với 2 mục đích chính như sau:

  1. Mua key của người nổi tiếng sau đó chia sẻ nội dung của họ về với những nắm giữ key của chính dựa án.
  2. Chia sẻ lại tất cả phần thưởng airdrop từ Friend.tech đến với tất cả những ai nắm key.

Nhìn chung thì ý tưởng của Friend Index là rất mới và sáng tạo khi chuyển giao gần như toàn bộ quyền lợi mà họ nhận được từ Friend.tech, ngoài ra với việc số điểm airdrop mà dự án nhận được ở thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 43K nên người dùng cũng rất fomo để mua và đẩy giá key lên tới 1.85 ETH.

FriendMEX

FriendMEX là một sàn giao dịch mã nguồn mở cho phép tất cả mọi người có thể giao dịch key của người dùng trên Friend.tech mà không phải đăng ký một tài khoản nào. Ngoài ra thì FriendMEX cũng cung cấp rất nhiều các thông số khác về key như vẽ chart giá để dễ quan sát hay hiển thị tất cả các giao dịch mua bán theo thời gian thực.

Người đứng sau phát triển FriendMEX là Anish Agnihotri, một lập trình viên người Ấn Độ đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong thị trường Crypto. Trước đây thì Anish Agnihotri đã từ làm researcher tại Paradigm, xây dựng hệ thống giao dịch hiệu quả tại Polychain Capital và nhiều công việc khác.

Các dự án khác

Ngoài các dự án kể trên thì hệ sinh thái Friend.tech cũng còn có rất nhiều dự án khác chưa hoàn thiện sản phẩm:

  • Friend Stake: Cho phép mọi người giao dịch key với mức phí rẻ hơn, chỉ 1%
  • Friend Lend: Cho phép người dùng Lending & Borrowing key từ Friend.tech
  • Friend Farm: Cho phép người dùng tham gia farming bằng key từ Friend.tech
  • The Creator Fund (3,3): Chia sẻ lại airdrop cho người nắm giữ key tương tự Friend Index.

Theo Buu Tran

Hakresearch

Tiền Mã Hóa Là Gì?

Tiền mã hóa là gì?

Tiền mã hóa là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung sử dụng mật mã để bảo mật. Nó có thể hoạt động độc lập với các trung gian như các ngân hàng và bộ xử lý thanh toán.

Bản chất phi tập trung này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngang hàng (P2P) trực tiếp giữa các cá nhân. Thay vì thông qua ví tiền vật lý và tài khoản ngân hàng, mọi người truy cập tiền mã hóa của họ thông qua các ví tiền mã hóa riêng biệt hoặc các sàn giao dịch tiền mã hóa.

Bạn có thể đã nghe rằng tiền mã hóa được “lưu trữ” trong các ví. Tuy nhiên, các đồng tiền mã hóa không thực sự tồn tại trong ví hoặc các sàn giao dịch tiền mã hóa — trên thực tế, chúng luôn tồn tại trên blockchain. Với một sàn giao dịch tiền mã hóa, sàn giao dịch giữ các khóa riêng tư cho phép người dùng truy cập vào các khoản tiền đó.

Tiền mã hóa đầu tiên và nổi tiếng nhất là Bitcoin, được tạo ra vào năm 2009 bởi một cá nhân hoặc một nhóm người lấy tên là Satoshi Nakamoto. Kể từ đó, hàng ngàn loại tiền mã hóa đã xuất hiện, mỗi loại có những đặc điểm và mục đích riêng.

Giống như các loại tiền pháp định truyền thống, tiền mã hóa có thể được sử dụng làm phương tiện trao đổi. Tuy nhiên, các trường hợp sử dụng của tiền mã hóa đã mở rộng đáng kể trong những năm qua bao gồm các hợp đồng thông minh, tài chính phi tập trung (DeFi), kho lưu trữ giá trị, quản trị và các token không thể thay thế (NFT). 

Tiền mã hóa hoạt động như thế nào?

Chúng ta đã đề cập rằng tiền mã hóa sử dụng mật mã cho mục đích bảo mật, nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì? Nói một cách đơn giản, tiền mã hóa sử dụng các thuật toán toán học tiên tiến để bảo mật các giao dịch và bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập hoặc thao tác trái phép. Các thuật toán này phục vụ hai chức năng chính: duy trì quyền riêng tư của danh tính người dùng và xác minh tính xác thực của các giao dịch.

Các giao dịch blockchain được công khai và các địa chỉ ( các khóa công khai) là bí danh, mặc dù không hoàn toàn ẩn danh. Nói cách khác, trong khi các giao dịch có thể nhìn thấy trên blockchain, thì không dễ dàng nhận dạng được những người dùng đằng sau chúng. Tiền mã hóa đạt được điều này thông qua việc sử dụng các kỹ thuật mã hóa như các hàm băm mật mã và chữ ký số.

Tiền mã hóa đạt được quyền tự chủ thông qua một mạng máy tính phân tán được gọi là blockchain, về cơ bản là công nghệ sổ cái phân tán lưu trữ dữ liệu giao dịch trên nhiều máy tính chuyên dụng trên mạng.

Mỗi máy tính này — còn được gọi là các node — duy trì một bản sao của sổ cái và thuật toán đồng thuận bảo vệ blockchain bằng cách đảm bảo các bản sao giả mạo hoặc không nhất quán sẽ bị từ chối. Kiến trúc phân tán này làm tăng tính bảo mật của mạng vì không có điểm lỗi duy nhất nào, chẳng hạn như một kho tiền ngân hàng, để các tác nhân độc hại khai thác.

Tiền mã hóa cho phép các cá nhân chuyển tiền trực tiếp cho nhau. Trong một giao dịch tiền mã hóa điển hình, người gửi bắt đầu chuyển tiền bằng cách tạo chữ ký số bằng khóa riêng của họ. Giao dịch sau đó được gửi đến mạng, nơi các nút xác thực nó bằng cách xác minh chữ ký số và đảm bảo người gửi có đủ tiền.

Sau khi được xác minh, giao dịch này sẽ được thêm vào một khối mới, khối này sau đó sẽ được thêm vào blockchain hiện có. Mặc dù điều này có vẻ phức tạp, nhưng những thợ đào sẽ thực hiện các bước này để người dùng không phải lo lắng về chúng.

Điều gì làm cho tiền mã hoá trở nên độc đáo?

Tiền mã hóa đã tác động đến nhiều hệ sinh thái khác nhau, từ tài chính đến công nghệ, bằng cách giới thiệu các tính năng sáng tạo giúp phân biệt chúng với các giao thức và tiền tệ truyền thống. Một số khía cạnh độc đáo của tiền mã hóa bao gồm:

1. Tính phi tập trung

Kiến trúc phi tập trung của tiền mã hóa loại bỏ sự cần thiết của một cơ quan trung ương. Điều này cho phép quyền tự chủ cao hơn, cũng như ít bị lỗ hổng hơn trước sự thao túng hoặc kiểm soát của một thực thể duy nhất.

2. Tính minh bạch và bất biến

Công nghệ blockchain ghi lại tất cả các giao dịch trên một sổ cái minh bạch và chống giả mạo. Do đó, khi một giao dịch được thêm vào blockchain, bất kỳ ai cũng có thể xem giao dịch đó nhưng nó không thể bị thay đổi hoặc bị xóa.

3. Khả năng lập trình

Các loại tiền mã hóa, chẳng hạn như ETH, có thể lập trình được, cho phép các nhà phát triển triển khai các hợp đồng thông minh để tạo ra các ứng dụng phi tập trung (DApp) và các giải pháp sáng tạo khác trên các blockchain. Ngoài ra, vì các blockchain không cần cấp phép là mã nguồn mở, nên bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu triển khai code trên blockchain và tạo các DApp của riêng họ.

4. Không biên giới

Tiền mã hóa dễ dàng được chuyển và trao đổi trên toàn cầu, cho phép mọi người sử dụng chúng cho các giao dịch và chuyển tiền quốc tế.

5. Nguồn cung tiền được xác định trước

Nhiều loại tiền mã hóa có nguồn cung tiền hạn chế, có nghĩa là các đội ngũ đằng sau chúng sẽ chỉ tạo ra một số lượng tiền hữu hạn. Khía cạnh giảm phát này của tiền mã hóa có thể có tác động tích cực theo thời gian, vì sự khan hiếm thúc đẩy cầu.

Ngược lại, các đồng tiền pháp định thường gây lạm phát vì các ngân hàng trung ương có thể in thêm tiền. Tuy nhiên, với nguồn cung hạn chế, lạm phát tiền mã hóa có thể được kiểm soát tốt hơn vì tổng số tiền được xác định trước. 

Các loại tiền mã hóa

Trong vô số loại tiền mã hóa, bốn ví dụ điển hình bao gồm Bitcoin (BTC) và các altcoin phổ biến như ether (ETH), Binance Coin (BNB) và Tether (USDT).

Bitcoin (BTC)

BTC là loại tiền mã hóa phổ biến nhất. Nó sử dụng một cơ chế đồng thuận được gọi là proof-of-work (PoW), trong đó những thợ đào cạnh tranh để xác thực các giao dịch và duy trì hoạt động của mạng. Ngoài ra, nguồn cung hạn chế 21 triệu coin khiến BTC tương đối khan hiếm và giúp duy trì giá trị của nó theo thời gian.

Ether (ETH)

ETH là loại tiền mã hóa phổ biến thứ hai, được Vitalik Buterin và đội ngũ của anh ra mắt vào năm 2015. Ngoài việc chuyển giao giá trị, ETH cho phép lập trình thông qua các hợp đồng thông minh. 

Giống như BTC, ETH ban đầu sử dụng cơ chế đồng thuận PoW nhưng đã chuyển sang mô hình proof-of-stake (PoS) thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng hơn. Sự thay đổi này đã cho phép những người dùng xác thực các giao dịch và bảo mật mạng bằng cách tham gia stake ETH của họ thay vì thông qua các node sử dụng sức mạnh tính toán.

BNB

Trước đây được gọi là Binance Coin, BNB (viết tắt của Build and Build) đã được sàn giao dịch tiền mã hóa Binance giới thiệu vào năm 2017 dưới dạng token ERC-20 trên blockchain Ethereum. Vào năm 2019, nó đã chuyển sang blockchain của riêng mình – BNB Chain, dưới dạng token BEP-2.

Sau đó, Binance Smart Chain (BSC; hiện có tên là BNB Smart Chain) đã được tạo ra và ngày nay tiền mã hóa BNB tồn tại trên cả BNB Chain dưới dạng token BEP-2 và BSC dưới dạng token BEP-20. Cũng cần lưu ý rằng BNB Chain bao gồm hai chuỗi: BSC tương thích với EVM, cũng như BNB Beacon Chain (trước đây được gọi là Binance Chain) – chuỗi được dùng để quản trị, stake và bỏ phiếu.

BNB Chain cung cấp một môi trường để tạo các hợp đồng thông minh và các DApp, đồng thời có phí giao dịch thấp hơn và thời gian xử lý nhanh hơn nhiều blockchain khác.

BNB có nhiều trường hợp sử dụng khác nhau, một số trường hợp bao gồm thanh toán phí giao dịch trên BNB Chain và phí giao dịch trên Binance, tham gia các đợt mở bán token và stake để xác thực mạng trên BNB Chain. Binance cũng sử dụng cơ chế đốt token định kỳ, điều này hạn chế nguồn cung tổng thể của BNB.

Tether (USDT)

USDT là một loại stablecoin được neo bằng USD do Tether Limited Inc. ra mắt vào năm 2014. Stablecoin là ccs loại tiền mã hóa được thiết kế để duy trì giá trị nhất quán so với tài sản dự trữ, chẳng hạn như tiền pháp định. Trong trường hợp USDT, mỗi token này được đảm bảo bởi một lượng tài sản tương đương được giữ trong kho dự trữ của công ty. Do đó, USDT mang lại lợi ích như một đồng tiền mã hóa đồng thời giảm thiểu biến động giá.

Vốn hóa thị trường tiền mã hóa là gì?

Thuật ngữ “vốn hóa thị trường tiền mã hóa” là bản dịch của “cryptocurrency market capitalization”, đây là một số liệu được sử dụng để xác định quy mô và giá trị tương đối của tiền mã hóa. Bạn có thể tính toán nó đơn giản bằng cách nhân giá hiện tại của một coin với tổng số coin đang lưu hành. Tuy nhiên, bạn thậm chí không cần phải làm như vậy vì đã có nhiều nền tảng tiền mã hóa đã tính toán thay cho bạn.

Vốn hóa thị trường tiền mã hóa thường được sử dụng để xếp hạng các loại tiền mã hóa. Vốn hóa thị trường cao hơn thường cho thấy một loại tiền mã hóa ổn định hơn và được chấp nhận rộng rãi hơn. Ngược lại, giá trị vốn hóa thị trường thấp hơn thường báo hiệu một tài sản có tính đầu cơ hoặc biến động hơn.

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng đây chỉ là một trong nhiều yếu tố cần xem xét khi đánh giá tiềm năng của tiền mã hóa. Một số yếu tố khác, chẳng hạn như công nghệ, đội ngũ, token và các trường hợp sử dụng, cũng nên được xem xét khi nghiên cứu về tiền mã hóa.

Cách đầu tư an toàn vào tiền mã hóa

Giống như các tài sản tài chính khác, đầu tư vào tiền mã hóa có thể gặp rủi ro và có thể dẫn đến tổn thất tài chính. Dưới đây là năm mẹo cần thiết để mua và bán tiền mã hóa an toàn hơn:

1. DYOR

Từ viết tắt DYOR là viết tắt của “do your own research”(tự mình nghiên cứu). Điều quan trọng là phải hiểu những kiến thức cơ bản về công nghệ blockchain — chẳng hạn như các loại tiền mã hóa khác nhau và động lực thị trường — trước khi đầu tư vào bất kỳ loại tiền mã hóa nào.

Sách, blog, podcast và các khóa học trực tuyến đều là những phương tiện tốt để bắt đầu học hỏi. Bạn cũng nên tìm hiểu về các dự án, đội ngũ và công nghệ đằng sau các loại tiền mã hóa khác nhau để đưa ra quyết định sáng suốt.

2. Bắt đầu từ quy mô nhỏ và đa dạng hóa

Thị trường tiền mã hóa có thể biến động và không thể đoán trước, đặc biệt là khi nói đến các đồng tiền ít phổ biến hơn. Do đó, bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến túi tiền của bạn là điều khôn ngoan. Cách tiếp cận này cho phép một người có được kinh nghiệm và phát triển sự hiểu biết tốt hơn về xu hướng thị trường mà không gặp rủi ro tổn thất tài chính đáng kể.

Sự đa dạng hóa cũng có thể hữu ích khi đầu tư vào tiền mã hóa. Thay vì tập trung vào một loại tiền mã hóa duy nhất, đầu tư vào các loại tiền mã hóa khác nhau có thể giảm thiểu rủi ro tổng thể của bạn và tăng cơ hội tăng trưởng dài hạn cho các khoản nắm giữ của bạn.

3. Luôn tham gia

Vì bối cảnh tiền mã hóa luôn thay đổi, chúng ta nên cập nhật tin tức, tiến bộ công nghệ và cập nhật quy định để có thể đưa ra quyết định kịp thời. Tham gia một cộng đồng tiền mã hóa là một cách tuyệt vời để làm điều này.

4. Chọn một sàn giao dịch tiền mã hóa uy tín

Ưu tiên hàng đầu của bạn về các biện pháp bảo mật là chọn một sàn giao dịch tiền mã hóa nổi tiếng và an toàn cho các khoản đầu tư tiền mã hóa của bạn. Bạn có thể tìm thấy sàn giao dịch tiền mã hóa phù hợp bằng cách nghiên cứu các tùy chọn khác nhau và so sánh phí, hỗ trợ khách hàng, giao diện và các loại tiền mã hóa có sẵn.

5. Thực hành quản lý rủi ro

Trước khi đầu tư vào bất kỳ loại tiền mã hóa nào, điều cần thiết là phải thực hiện một số kỹ thuật quản lý rủi ro. Ví dụ, các nhà đầu tư chỉ nên đầu tư những gì họ có thể chấp nhận để mất. Ngoài ra, việc đặt các lệnh dừng lỗ (stop-loss) để hạn chế các khoản lỗ tiềm ẩn và chốt lời ở các mức định sẵn để đảm bảo lợi nhuận có thể tạo ra sự khác biệt lớn. 

Tổng kết

Hệ sinh thái tiền mã hóa đại diện cho một cách tiếp cận mang tính cách mạng đối với tài chính và công nghệ. Tuy nhiên, tương lai của tiền mã hóa phụ thuộc vào người mà bạn hỏi.

Một số người tin rằng bitcoin sẽ thay thế vàng và phá vỡ hệ thống tài chính hiện tại, trong khi những người khác cho rằng tiền mã hóa sẽ luôn là hệ thống thứ cấp và là thị trường ngách. Cũng có những người tin rằng Ethereum sẽ trở thành một máy tính phi tập trung đóng vai trò là xương sống của một mạng Internet mới.

Mặc dù có rất nhiều khả năng có thể xảy ra, nhưng vẫn còn quá sớm để xác định những điều sẽ đến dù là chỉ trong một năm tới. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tác động của tiền mã hóa đối với các ngành công nghiệp khác nhau và nó có khả năng sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tới.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm và Cảnh báo rủi ro: Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở “nguyên trạng” chỉ nhằm mục đích thông tin chung và giáo dục, không có bất kỳ hình thức đại diện hay bảo đảm nào. Nó không nên được hiểu là tư vấn tài chính, pháp lý hoặc chuyên nghiệp khác, cũng như không nhằm khuyến nghị mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên của riêng bạn từ các cố vấn chuyên nghiệp thích hợp.

Theo Binance Academy

Công nghệ Blockchain sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào

Công nghệ blockchain thay đổi bối cảnh ngân hàng hiện tại như thế nào?

Các ngân hàng thường đóng vai trò trung gian trong nền kinh tế toàn cầu, quản lý và điều phối hệ thống tài chính thông qua sổ cái nội bộ của họ. Vì các sổ cái này không công khai để khách hàng kiểm tra, nên họ buộc phải tin tưởng vào các ngân hàng và cơ sở hạ tầng thường lỗi thời của họ.

Công nghệ blockchain có khả năng cải tiến không chỉ thị trường tiền tệ thế giới mà cả ngành ngân hàng nói chung bằng cách xóa bỏ những người trung gian này và thay bằng một hệ thống không cần dựa trên sự tin cậy, minh bạch, không bị cản trở về biên giới mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập.

Blockchain có khả năng tạo ra các giao dịch nhanh chóng hơn và ít chi phí hơn, tăng khả năng tiếp cận vốn, nâng cao bảo mật dữ liệu, thực thi các thỏa thuận không cần dựa trên sự tin cậy thông qua hợp đồng thông minh và giúp việc tuân thủ trở nên dễ dàng hơn cũng như nhiều ưu điểm khác.

Ngoài ra, nhờ vào tính chất đổi mới của blockchain, các sự tương tác giữa các khối tài chính cơ sở mới có thể có khả năng dẫn đến các loại dịch vụ tài chính hoàn toàn mới.

Blockchain đem lại những lợi ích chính nào cho ngành ngân hàng và tài chính?

  • Bảo mật: Kiến trúc dựa trên Blockchain giúp loại bỏ sự hư hỏng tại một điểm và giảm việc phải cung cấp dữ liệu cho các bên trung gian.
  • Tính minh bạch: Blockchain chuẩn hóa các quy trình được chia sẻ và tạo một nguồn sự thật được chia sẻ duy nhất cho tất cả những người tham gia mạng.
  • Sự tin tưởng:  Các sổ cái minh bạch giúp các bên dễ dàng hợp tác và đạt được thỏa thuận hơn.
  • Khả năng lập trình: Blockchain cho phép tự động hóa các quy trình kinh doanh đáng tin cậy thông qua việc tạo và thực hiện các hợp đồng thông minh.
  • Quyền riêng tư: Các công nghệ bảo mật được kích hoạt bởi blockchain cho phép việc chia sẻ dữ liệu có chọn lọc giữa các doanh nghiệp.
  • Hiệu suất: Các mạng được thiết kế để duy trì một số lượng lớn các giao dịch trong khi hỗ trợ khả năng tương tác giữa các chuỗi khác nhau, tạo ra một chuỗi các chuỗi khối được kết nối với nhau.

Thanh toán và nhận tiền nhanh nhờ blockchain

Gửi tiền trong hệ thống ngân hàng hiện tại có thể là một quá trình lâu dài và có thể phát sinh các chi phí khác nhau cho cả ngân hàng và khách hàng và cần thêm sự xác minh và quản trị. Trong thời đại kết nối ngay lập tức, hệ thống ngân hàng đến nay đã không thể theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Công nghệ blockchain mang đến một phương thức thanh toán nhanh hơn với mức phí thấp hơn và có thể cung cấp dịch vụ bất kỳ thời gian nào và không có rào cản về địa lý và vẫn bảo đảm một mức độ bảo mật như hệ thống ngân hàng.

Nếu bạn muốn đọc thêm về chủ đề này, chúng tôi khuyên bạn nên đọc bài viết Các trường hợp sử dụng Blockchain: Chuyển tiền

Gọi vốn trực tiếp trên blockchain

Trước đây, các doanh nhân đang tìm cách huy động vốn phải phụ thuộc vào các nhà tài chính bên ngoài, như các nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm hoặc các ngân hàng. Quá trình này có thể nghiêm ngặt và đòi hỏi các cuộc đàm phán kéo dài về định giá, chia tách vốn cổ phần, chiến lược công ty và nhiều hơn nữa.

Các sự kiện Initial Coin Offerings (ICO) (Huy động vốn ban đầu) và Initial Exchange Offerings (IEO) mang lại cho các dự án mới cơ hội huy động vốn mà không cần đến các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Được hỗ trợ bởi các blockchain, ICO cho phép các công ty bán token để nhận lại vốn với giả định rằng các token sẽ tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Theo truyền thống, các ngân hàng đã thu các khoản phí khổng lồ để tạo điều kiện thuận lợi chứng khoán hóa doanh nghiệp và các Initial Public Offerings (IPO), nhưng công nghệ blockchain có thể giúp tránh các khoản phí đó.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù các ICO có khả năng khiến việc gọi vốn trở nên dân chủ hơn, nhưng chúng cũng có một số vấn đề. Việc thiết lập một ICO đã cho phép các dự án gọi được số vốn đáng kể mà không có bất kỳ yêu cầu chính thức hoặc cụ thể nào để họ phải giữ lời hứa của họ. Thị trường ICO chủ yếu vẫn chưa được kiểm soát, và do đó, mang lại rủi ro tài chính đáng kể cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Token hóa (biến thành tài sản kỹ thuật số) tài sản trên blockchain

Mua và bán chứng khoán và các tài sản khác, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ và các công cụ phái sinh đòi hỏi sự phối hợp phức tạp giữa các ngân hàng, nhà môi giới, cơ quan thanh toán bù trừ và các sàn giao dịch. Quá trình này không chỉ phải hiệu quả mà còn cần phải chính xác. Tính phức tạp càng cao thì thời gian và chi phí xử lý càng lớn.

Công nghệ blockchain giúp đơn giản hóa quy trình này bằng cách cung cấp một lớp cơ sở công nghệ cho phép việc biến tất cả các loại tài sản thành tài sản kỹ thuật số (token hóa). Vì hầu hết các tài sản tài chính được mua và bán thông qua các nhà môi giới trực tuyến, nên việc token hóa chúng trên blockchain có vẻ như là một giải pháp thuận tiện cho tất cả những người liên quan.

Một số công ty blockchain sáng tạo đang nghiên cứu việc token hóa các tài sản trong thế giới thực, như bất động sản, nghệ thuật và hàng hóa. Điều này sẽ làm cho việc chuyển quyền sở hữu các tài sản có giá trị trong thế giới thực trở thành một quy trình rẻ và thuận tiện. Nó cũng sẽ mở ra con đường mới cho các nhà đầu tư có vốn hạn chế bằng cách cho phép họ mua quyền sở hữu một phần tài sản đắt tiền – các sản phẩm đầu tư mà có thể trước đây họ không thể mua được.

Cho vay tiền thông qua blockchain

Các ngân hàng và các công ty cho vay khác đã độc quyền lĩnh vực cho vay, điều này cho phép họ cung cấp các khoản vay với lãi suất tương đối cao, và hạn chế người vạy bằng cách dựa trên điểm tín dụng. Điều này làm cho quá trình vay tiền trở nên kéo dài và tốn kém. Trong khi các ngân hàng có lợi thế, nền kinh tế phụ thuộc vào các ngân hàng để có nguồn vốn cần thiết để sở hữu các mặt hàng chi phí cao, chẳng hạn như xe hơi và nhà ở.

Công nghệ blockchain cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào một loại hệ sinh thái cho vay mới, là một phần của phong trào thường được gọi là Tài chính Phi tập trung (DeFi). Để tạo ra một hệ thống tài chính dễ tiếp cận hơn, DeFi đặt mục tiêu đưa tất cả các ứng dụng tài chính lên đầu trong các blockchain.  

Blockchain cho phép khả năng cho vay tiền ngang hàng giúp người dùng có thể vay và cho vay một cách đơn giản, an toàn và không tốn kém mà không bị hạn chế tùy tiện. Trong bối cảnh thị trường cho vay trở nên cạnh tranh hơn, các ngân hàng cũng sẽ buộc phải đưa ra các điều khoản tốt hơn cho khách hàng của họ.

Tác động của Blockchain đến tài chính thương mại toàn cầu

Tham gia vào thương mại quốc tế có các bất tiện lớn do người tham gia phải nắm được một số lượng lớn các quy tắc và quy định quốc tế áp đặt cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Theo dõi hàng hóa và vận chuyển chúng qua từng giai đoạn vẫn đòi hỏi các quy trình thủ công và các loại tài liệu viết tay và sổ cái.

Công nghệ blockchain cho phép những người tham gia tài chính thương mại cung cấp mức độ minh bạch cao hơn thông qua một sổ cái chung có khả năng theo dõi chính xác hành trình di chuyển của hàng hóa trên toàn cầu. Bằng cách đơn giản hóa và hợp lý hóa thế giới phức tạp của tài chính thương mại, công nghệ blockchain có thể tiết kiệm cho các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc.

Các thỏa thuận an toàn hơn nhờ hợp đồng thông minh

Hợp đồng tồn tại để bảo vệ người dân và doanh nghiệp khi họ tham gia vào các thỏa thuận, nhưng họ cũng phải trả nhiều chi phí để có được sự bảo vệ đó. Do tính chất phức tạp của hợp đồng, việc lập một hợp đồng cần rất nhiều công việc thủ công từ các chuyên gia pháp lý.

Hợp đồng thông minh cho phép tự động hóa các thỏa thuận thông qua một mã tất định và chống giả mạo hoạt động trên blockchain. Tiền được giữ an toàn trong ký quỹ và chỉ được giải phóng khi đạt được một số điều kiện của hợp đồng.

Hợp đồng thông minh cho phép các bên không cần phải tin cậy lẫn nhau để đạt được thỏa thuận, điều này giúp giảm thiểu các rủi ro của thỏa thuận tài chính và khả năng các bên tham gia phải tranh cãi tại tòa án.

Dữ liệu bảo đảm tính toàn vẹn và bảo mật nhờ có blockchain

Chia sẻ dữ liệu với các trung gian đáng tin cậy luôn tạo ra nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính vẫn sử dụng các phương pháp lưu trữ trên giấy, làm tăng đáng kể chi phí lưu trữ hồ sơ.

Các công nghệ blockchain giúp tạo ra các quy trình hợp lý, có khả năng tự động hóa việc xác minh và báo cáo dữ liệu, số hóa các dữ liệu KYC (xác minh danh tính)/AML (chống rửa tiền) và lịch sử giao dịch, và cho phép xác thực các chứng từ tài chính ngay tức thời. Điều này giúp giảm rủi ro hoạt động, rủi ro gian lận và giảm chi phí xử lý dữ liệu cho các tổ chức tài chính.

Nếu bạn muốn đọc thêm về chủ đề này, chúng tôi khuyên bạn nên đọc bài viết Các trường hợp sử dụng Blockchain: Danh tính số.

Kết luận

Ngành tài chính ngân hàng là một trong những ngành chính sẽ bị ảnh hưởng bởi blockchain. Blockchain sẽ có rất nhiều trường hợp sử dụng tiềm năng, từ các giao dịch thời gian thực đến token hóa tài sản, cho vay, giúp quá trình thương mại quốc tế trở nên thuận tiện hơn, các thỏa thuận kỹ thuật số chặt chẽ hơn và nhiều hơn nữa.

Có vẻ như tất cả các rào cản về công nghệ và pháp lý sẽ sớm được giải quyết để có thể khai thác đầy đủ tiềm năng của cơ sở hạ tầng tài chính mới này.

Một hệ thống tài chính ngân hàng dựa trên lớp cơ sở minh bạch, không cần dựa trên sự tin cậy và không có rào cản về biên giới có vẻ sẽ giúp tạo ra một nền kinh tế cởi mở và kết nối hơn.

Theo Binance Academy

Giao dịch P2P Là Gì Và Mọi Người Sử Dụng Nó Như Thế Nào?

Giao dịch P2P (ngang hàng) là hoạt động mua và bán tiền mã hóa trực tiếp giữa những người dùng mà không qua trung gian. Các sàn giao dịch P2P kết nối người mua và người bán, đồng thời cung cấp một lớp bảo vệ thông qua các dịch vụ ký quỹ, hệ thống phản hồi/xếp hạng và giải quyết tranh chấp.

Ưu điểm của giao dịch P2P bao gồm khả năng truy cập toàn cầu, nhiều tùy chọn thanh toán, phí giao dịch bằng không và các ưu đãi được cá nhân hóa. Tuy nhiên, P2P cũng có nhược điểm, chẳng hạn như tốc độ giao dịch chậm và tính thanh khoản thấp hơn so với các sàn giao dịch tập trung (CEX).

Giới thiệu

Giao dịch P2P tiền mã hoá là một phương thức mua và bán tiền mã hoá trực tiếp giữa những người dùng mà không cần trung gian trung tâm. Người dùng có thể sử dụng một sàn giao dịch P2P để tiếp cận thị trường toàn cầu, nhiều tùy chọn thanh toán và ưu đãi được cá nhân hóa. Tuy nhiên, giao dịch P2P cũng có nhược điểm của nó, chẳng hạn như tốc độ giao dịch chậm và tính thanh khoản thấp hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về những ưu và nhược điểm của giao dịch P2P và cách mọi người có thể hưởng lợi từ nó.

Giao dịch P2P là gì?

Giao dịch tiền mã hóa P2P đề cập đến việc mua và bán tiền mã hóa trực tiếp giữa những người dùng mà không có bên thứ ba hoặc bên trung gian. Điều này không giống như mua và bán tiền mã hóa bằng CEX, nơi bạn không thể giao dịch trực tiếp với các đối tác.

CEX sẽ sử dụng biểu đồ và trình tổng hợp lệnh thị trường để đánh giá giá thị trường hiện tại và xác định thời điểm tối ưu để mua, bán hoặc giữ tiền mã hóa của bạn. Khi bạn sẵn sàng mua hoặc bán, sàn giao dịch sẽ thêm lệnh của bạn vào sổ lệnh và thay mặt bạn tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch.

Tùy thuộc vào loại lệnh mà bạn sử dụng, các tác động như trượt giá có thể khiến bạn không nhận được mức giá chính xác mà bạn muốn. Mặt khác, giao dịch P2P cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát giá cả, thời gian thanh toán và người mà bạn chọn bán và mua.

Sàn giao dịch P2P hoạt động như thế nào?

Hãy nghĩ về một sàn giao dịch P2P giống như cách bạn có thể làm trên Facebook Marketplace — chúng giống nhau ở chỗ đều kết nối người mua và người bán. Tuy nhiên, việc mua hoặc bán thứ gì đó trên Facebook Marketplace có thể phức tạp vì các đối tác là người lạ và rất khó để thiết lập lòng tin.

Điều gì xảy ra nếu người bán nhận được khoản thanh toán, sau đó tiến hành chặn người mua và không gửi cho họ sản phẩm mà họ đã mua? Trong trường hợp này, người mua bị mất tiền do gặp phải gian lận.

Các sàn giao dịch P2P không chỉ kết nối người mua và người bán mà còn cung cấp cho họ một lớp bảo vệ bằng cách đảm bảo giao dịch và giảm rủi ro gian lận. Người mua và người bán có thể duyệt quảng cáo tiền mã hóa và đăng quảng cáo của riêng họ trong khi tận hưởng sự bảo vệ này, có thể thực hiện được nhờ hệ thống đánh giá và phản hồi.

Ngoài ra, sàn giao dịch P2P sử dụng ký quỹ để đảm bảo tiền mã hóa được mua và bán cho đến khi cả hai bên xác nhận giao dịch. Ví dụ: nếu bạn đang bán Bitcoin để lấy tiền pháp định, Binance sẽ ký quỹ Bitcoin (BTC) của bạn. Khi bạn nhận được tiền pháp định, bạn có thể xác nhận giao dịch và BTC sẽ được giải phóng vào ví của người mua.

Nếu một trong hai bên không hài lòng với giao dịch, họ có thể gửi đơn khiếu nại để giải quyết vấn đề với đối tác hoặc nhờ bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance can thiệp. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng đơn kháng cáo phải được nộp trong quá trình đặt lệnh, trong khi lệnh vẫn đang chờ xử lý.

Lợi thế của sàn giao dịch P2P

Thị trường toàn cầu

Một lợi thế của việc sử dụng sàn giao dịch Bitcoin P2P là khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của người mua và người bán tiền mã hóa. Ví dụ: một số sàn giao dịch P2P có thể được truy cập từ hàng trăm quốc gia, cho phép bạn mua và bán tiền mã hóa với mọi người trên khắp thế giới chỉ trong vài phút.

Nhiều phương thức thanh toán

Các sàn giao dịch truyền thống có thể không cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán như các sàn giao dịch P2P. Ví dụ, Binance P2P cung cấp hơn 700 phương thức thanh toán, bao gồm cả thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Điều này có thể hữu ích cho những người thích giao dịch trực tiếp hoặc những người không có tài khoản ngân hàng.

Phí giao dịch bằng không đối với người mua

Mặc dù một số sàn giao dịch tiền mã hóa tính phí hoặc tỷ lệ phần trăm cố định trên mỗi giao dịch, nhưng một số khác cho phép các nhà giao dịch kết nối và thực hiện giao dịch miễn phí — hãy đảm bảo kiểm tra các điều khoản và điều kiện trước khi quyết định giao dịch P2P. 

Giao dịch an toàn qua ký quỹ

Như đã đề cập ở trên, một số sàn giao dịch tiền mã hóa sử dụng dịch vụ ký quỹ để bảo vệ cả người mua và người bán. Khi ký quỹ cho một giao dịch, Binance sẽ giúp lưu giữ số tiền/tài sản và chỉ giải phóng số tiền chỉ khi các điều kiện mà giao dịch yêu cầu được đáp ứng toàn bộ cho cả hai bên tham gia.

Các giao dịch phải được hoàn thành trong một khung thời gian nhất định; nếu người mua không thực hiện thanh toán tiền pháp định trong thời gian quy định, lệnh của họ sẽ bị hủy và tiền mã hóa được trả lại ví của người bán.

Các ưu đãi được cá nhân hóa

Người bán có toàn quyền kiểm soát giá bán, tỷ giá hối đoái, phương thức thanh toán và số tiền họ sẵn sàng bán cho mỗi giao dịch. Điều này cũng đúng đối với người mua (giá mua, phương thức thanh toán và số tiền họ sẵn sàng chi cho mỗi giao dịch). Miễn là các điều khoản của cả hai bên phù hợp, một thỏa thuận có thể được thực hiện.

Nhược điểm của việc giao dịch P2P

Tốc độ giao dịch chậm hơn

Dù giao dịch P2P có thể được thực hiện chỉ trong chớp mắt khi cả bên mua và bên bán xác nhận giao dịch, nhưng cũng có trường hợp một trong hai bên chậm trễ khi giao dịch với vô số lý do khác nhau. Với giao dịch truyền thống, bạn không cần phải đợi người mua hoặc người bán xác nhận giao dịch trước khi bạn có thể tiếp tục.

Tính thanh khoản thấp

Các sàn giao dịch P2P đương nhiên có tính thanh khoản thấp hơn các CEX do bản chất của quy trình. Vì lý do này, các nhà giao dịch lớn hơn có thể thích sử dụng các giao dịch mua bán tự do (OTC) hoặc mua/bán qua sàn giao dịch tiêu chuẩn.

Mọi người hưởng lợi từ giao dịch P2P như thế nào?

Giao dịch P2P là một cách thuận tiện để đầu tư vào tiền mã hóa. Nó không chỉ cho phép bạn mua hoặc bán tiền mã hóa trực tiếp với những người khác, nó còn cho phép bạn tránh một số phí giao dịch mà các sàn giao dịch truyền thống thường tính. Dưới đây là ba cách mà mọi người sử dụng giao dịch P2P để tạo lợi thế cho họ:

Kinh doanh chênh lệch giá với tiền pháp định

Giao dịch P2P cung cấp cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giá bằng tiền pháp định. Chẳng hạn, với hơn 100 loại tiền pháp định có thể lựa chọn trên Binance, bạn có cơ hội hưởng lợi từ chênh lệch giá giữa các loại tiền tệ pháp định này.

Người kinh doanh chênh lệch giá bắt đầu bằng cách tính toán chênh lệch giá và lợi nhuận tiềm năng trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch mua nào. Dưới đây là một ví dụ về cách một nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể tận dụng chênh lệch giá.

Giao dịch BTC/USD: Nếu giá mua là 21.000 USD hoặc 23.100 EUR (thị trường USD và EUR có giá khác nhau) và giá bán là 20.800 USD hoặc 22.880 EUR, việc mua Bitcoin và ngay lập tức bán lại bằng USD sẽ dẫn đến khoản lỗ 200 USD hoặc 220 EUR (giá bán – giá mua).

Giao dịch BTC/EUR: Nếu giá mua là 21.364 USD hoặc 23.500 EUR và giá bán là 21.182 USD hoặc 23.300 EUR, thì việc mua Bitcoin bằng USD và bán nó để lấy EUR sẽ mang lại lợi nhuận là 182 USD hoặc 200 EUR.

Ví dụ trên cho thấy việc mua BTC trên thị trường Hoa Kỳ và bán nó lấy EUR có thể thuận lợi hơn so với việc chỉ mua và bán trên thị trường nội địa.

Kinh doanh chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch khác nhau

Giao dịch P2P mang lại nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh chênh lệch giá, bởi vì thường có sự khác biệt đáng kể về giá giữa các sàn giao dịch. Nhiều người sử dụng giao dịch P2P để mua và bán tài sản mã hóa nhằm hưởng lợi từ những khác biệt này.

Họ có thể kinh doanh chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch khác nhau, thường thông qua việc mua và bán cùng một tài sản để tận dụng chênh lệch giá của nó trên các sàn giao dịch khác nhau.

Ví dụ: nếu Bitcoin được bán với giá 21.000 USD trên sàn giao dịch A và 21.100 USD trên sàn giao dịch B, thì việc mua nó trên A và bán ngay lập tức trên B sẽ dẫn đến việc người mua kiếm được 100 USD cho mỗi Bitcoin.

Xuất bản quảng cáo mua và bán

Phương pháp này cho phép bạn đăng quảng cáo trên nền tảng giao dịch P2P, nêu bật nội dung mà bạn muốn mua hoặc bán và mức giá mà bạn sẵn sàng giao dịch. Sau khi quảng cáo của bạn được đăng, những người dùng nền tảng khác nhìn thấy quảng cáo đó sẽ quyết định xem họ có muốn giao dịch với bạn hay không.

Nếu một người dùng P2P khác quyết định giao dịch với bạn, anh ta sẽ gửi cho bạn một yêu cầu giao dịch. Sau khi bạn chấp nhận yêu cầu, cả hai bên có thể hoàn tất giao dịch. Chọn đặt giá cao hơn giá thị trường sẽ đảm bảo rằng bạn tạo ra nhiều doanh thu hơn.

Ví dụ: bạn có thể xuất bản một quảng cáo để mua Bitcoin với giá 20.000 USD và một quảng cáo khác để bán Bitcoin với giá 20.200 USD. Bằng cách này, bạn có thể kiếm được 200 USD cho mỗi 1 Bitcoin mà bạn giao dịch.

Rủi ro khi kinh doanh chênh lệch giá là gì?

Mặc dù kinh doanh chênh lệch giá có thể mang lại lợi ích cho nhà giao dịch, nhưng nó đi kèm với rủi ro và chi phí riêng. Chẳng hạn, sự thay đổi tỷ giá hối đoái có thể làm giảm giá trị của một loại tiền tệ hoặc tài sản. Trong trường hợp này, một nhà giao dịch có thể bị tổn thất tài chính nếu giá trị tài sản của họ giảm trước khi họ có thể bán nó trên một thị trường khác.

Ngoài ra, còn có phí ngân hàng liên quan đến việc chuyển tài sản giữa các thị trường, có thể ăn vào lợi nhuận. Cũng có thể có các chi phí gián tiếp khác, chẳng hạn như chi phí giao dịch tài chính và chi phí cơ hội của việc không đầu tư tiền vào nơi khác.

Giao dịch P2P có an toàn không?

Giao dịch P2P nhìn chung là an toàn nhưng điều này thường phụ thuộc vào sàn giao dịch và các biện pháp an toàn mà sàn giao dịch áp dụng. Trong khi các sàn giao dịch P2P cũ có nguy cơ xảy ra tình trạng trộm cắp và lừa đảo cao hơn, nhiều nền tảng giao dịch P2P mới hơn đã cải thiện đáng kể các biện pháp bảo mật của họ.

Một sàn giao dịch P2P hàng đầu hiện nay sẽ có dịch vụ ký quỹ, cập nhật bảo mật thường xuyên và quy trình xác minh danh tính nghiêm ngặt (trong số các biện pháp khác) để giữ an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, ngay cả khi có các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ, tất cả các hoạt động giao dịch đều có rủi ro — và giao dịch P2P cũng không ngoại lệ.

Tổng kết

Giao dịch P2P là một cách để mua và bán tiền mã hóa mà không cần đến trung gian. Với giao dịch P2P, bạn kiểm soát giá cả, đối tác và thời gian giao dịch của mình. Sàn giao dịch P2P có thể được ví như Facebook Marketplace nhưng có thêm một lớp bảo mật thông qua hệ thống phản hồi, xếp hạng và dịch vụ ký quỹ.

Thị trường toàn cầu này cung cấp quyền truy cập vào nhiều tùy chọn thanh toán, bao gồm cả các giao dịch tiền mặt trực tiếp. Mặc dù các giao dịch P2P có thể chậm và kém thanh khoản hơn so với các giao dịch trên CEX, nhưng vẫn có những người sẵn sàng chờ đợi và muốn cá nhân hóa các giao dịch có thể hưởng lợi từ chênh lệch giá và các cơ hội khác mà việc giao dịch P2P mang lại.

Theo Binance Academy

So sánh “King” Bitcoin và “Queen” Ethereum

Ethereum là một nền tảng blockchain mã nguồn mở phi tập trung đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây.

Nó được tạo ra bởi lập trình viên người Canada gốc Nga Vitalik Buterin vào năm 2013 và ra mắt vào năm 2015. Ethereum đã trở thành một nhân tố chính trong thế giới tiền điện tử và công nghệ blockchain, với tiền điện tử gốc của nó, Ether, là loại tiền điện tử lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, chỉ đứng sau Bitcoin.

Trong bài viết này, hãy cùng Tạp chí Bitcoin xem xét kỹ hơn về lịch sử của Ethereum, từ khi thành lập đến trạng thái hiện tại là nền tảng blockchain hàng đầu. Bên cạnh đó, hãy cùng khám phá các sự kiện quan trọng, các cột mốc đáng nhớ và sự phát triển đã định hình Ethereum như ngày nay.

Sự ra đời của Ethereum

Ethereum, loại tiền điện tử lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, được sinh ra từ tầm nhìn tận dụng công nghệ blockchain ngoài các giao dịch tài chính.

Không giống như Bitcoin được hình thành chủ yếu cho mục đích sử dụng tài chính, mục đích của Ethereum là đóng vai trò là nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung (dapps), một khái niệm được nêu chi tiết trong báo cáo chính thức xuất bản năm 2013. Báo cáo chính thức đã làm sáng tỏ các nguyên tắc cơ bản của công nghệ mới này và các ứng dụng tiềm năng của nó, đặt nền móng cho những gì sẽ trở thành một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp blockchain.

Buterin, cùng với các nhà đồng phát triển Gavin Wood và Jeffrey Wilcke, đã chính thức tuyên bố bắt đầu dự án Ethereum vào đầu năm 2014. Thông báo này đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình đầy tham vọng nhằm tạo ra một nền tảng nơi mọi nỗ lực có thể chia sẻ một tập hợp tương tác không cần tin cậy chung.

Sự phát triển của dự án được thúc đẩy bởi đợt chào bán tiền xu ban đầu (ICO) thành công vào năm 2014, huy động được hơn 18 triệu đô la và đưa Ethereum trở thành một đối thủ nặng ký trong không gian tiền điện tử. Lần phát hành công khai đầu tiên của Ethereum, được gọi là Frontier, diễn ra vào tháng 7 năm 2015, gần hai năm sau khi xuất bản báo cáo chính thức của nó. Điều này đánh dấu sự ra đời chính thức của Ethereum và hệ sinh thái blockchain của nó, được thiết kế để lưu trữ các loại ứng dụng phi tập trung.

Mặc dù mức phí sử dụng cao, Ethereum vẫn là nền tảng phổ biến nhất cho dapp, minh chứng cho thiết kế mạnh mẽ và tầm nhìn của những người tạo ra nó.

Hard fork của Ethereum: Tìm hiểu về nâng cấp và đồng thuận mạng

Lịch sử của Ethereum được đánh dấu bằng một số đợt hard fork, về cơ bản là các bản nâng cấp cho mạng. Các đợt fork này rất quan trọng cho sự phát triển của nền tảng vì chúng giới thiệu các tính năng mới, cải thiện tính bảo mật và giải quyết các vấn đề hiện có.

Đợt hard fork lớn đầu tiên xảy ra vào năm 2016 sau cuộc tấn công DAO khét tiếng, trong đó 3,6 triệu ETH đã bị đánh cắp do lỗ hổng trong mã của DAO. Sự cố này đã dẫn đến một quyết định gây tranh cãi về việc thực hiện hard fork, dẫn đến việc tạo ra hai chain riêng biệt: Ethereum và Ethereum Classic.

Hard fork là những sự kiện quan trọng trong dòng thời gian của Ethereum vì chúng thể hiện những thay đổi lớn trong sự đồng thuận của mạng. Chúng thường liên quan đến những thay đổi đáng kể đối với giao thức Ethereum và yêu cầu sự đồng ý của tất cả những người tham gia mạng. Nếu không đạt được sự đồng thuận, nó có thể dẫn đến việc chia tách mạng, tạo ra hai blockchain riêng biệt, như trường hợp của cuộc tấn công DAO.

Một đợt hard fork đáng chú ý khác là bản nâng cấp Beacon Chain vào năm 2022, đánh dấu quá trình chuyển đổi của Ethereum từ cơ chế bằng chứng công việc sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần. Nâng cấp lớn này được thiết kế để làm cho mạng an toàn hơn, có thể mở rộng và tiết kiệm năng lượng hơn.

Nó cũng thể hiện cam kết của Ethereum trong việc đổi mới và cải tiến liên tục, bất chấp những thách thức đi kèm với những thay đổi đáng kể như vậy.

Ethereum và Bitcoin: So sánh hai loại tiền điện tử hàng đầu

Khi chúng ta đi sâu vào so sánh giữa Ethereum và Bitcoin, điều quan trọng là phải hiểu rằng hai loại tiền điện tử hàng đầu này được phát triển với tầm nhìn và mục đích riêng biệt.

Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên được tạo ra vào năm 2009 bởi bút danh Satoshi Nakamoto. Nó được thiết kế như một giải pháp kỹ thuật số thay thế cho các loại tiền tệ truyền thống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngang hàng mà không cần đến cơ quan tập trung như ngân hàng hoặc chính phủ. Chức năng chính của Bitcoin là đóng vai trò như một kho lưu trữ giá trị, tương tự như vàng, do đó nó thường được gọi là “vàng kỹ thuật số”.

Mặt khác, Ethereum được thiết kế để vượt xa mục đích sử dụng tài chính của Bitcoin. Nó đưa ra khái niệm về hợp đồng thông minh, hợp đồng tự thực hiện với các điều khoản thỏa thuận được viết trực tiếp thành mã. Sự đổi mới này đã mở ra vô số khả năng, cho phép phát triển các dapp trên nền tảng của nó. Tiền điện tử gốc của Ethereum, Ether, không chỉ đóng vai trò là tiền kỹ thuật số mà còn là “nhiên liệu” để thực hiện các hợp đồng thông minh này.

Mặc dù cả Bitcoin và Ethereum đều sử dụng công nghệ blockchain nhưng cơ chế đồng thuận của chúng lại khác nhau. Bitcoin sử dụng bằng chứng công việc, trong đó các thợ đào cạnh tranh để giải các bài toán phức tạp nhằm thêm các khối mới vào blockchain. Ethereum, ban đầu cũng sử dụng bằng chứng công việc, hiện đang chạy bằng bằng chứng cổ phần. Cơ chế này được coi là tiết kiệm năng lượng hơn và cho phép thời gian xử lý giao dịch nhanh hơn.

Chính những khác biệt cơ bản về tầm nhìn, chức năng và cách tiếp cận công nghệ đã khiến Ethereum và Bitcoin trở nên khác biệt trong lĩnh vực tiền điện tử.

Tổng hợp và chỉnh sửa: ThS Phạm Mạnh Cường

Theo The Block